Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới ở thành...

Tài liệu Chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới ở thành phố hà nội

.PDF
142
4
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------o0o------------ TRƢƠNG THỊ DIỆU HƢƠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------o0o----------- TRƢƠNG THỊ DIỆU HƢƠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Chu Tiến Quang PGS.TS. Trần Anh Tài Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2016 Học viên Trƣơng Thị Diệu Hƣơng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ quý báu của các th ầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp. Với lòng kiń h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c , tôi xin đươ ̣c bày tỏ l ời cảm ơn chân thành nhất tới: - Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy, cô giáo của Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này; - Ban lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội; các giảng viên của 04 cơ sở đào tạo Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; cùng với các cán bộ, công chức xã làm công tác xây dựng nông thôn mới và một số người dân ở các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. - Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Chu Tiến Quang, người hướng dẫn khoa học của Luận văn, đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ này. Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên luận văn có thể còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2016 Tác giả Luận văn Trƣơng Thị Diệu Hƣơng MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................i Danh mục bảng...........................................................................................................ii Danh mục hình............................................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................3 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu ....................................................................3 5. Kết cấu luận văn.............................................................................................................4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................5 1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ........................................................................................... 9 1.2.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 9 1.2.2. Tổ chức thực hiện đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới .................................................................................................................... 18 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới .................................................................................... 19 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới............................................................................................ 24 1.3. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam .............................................29 1.3.1 Kinh nghiệm đào tạo cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới ...................................................................................................... 29 1.3.2. Kinh nghiệm đào tạo cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ở Việt Nam ......................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................39 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................................39 2.1.1. Đặc điểm tình hình KT - XH ở TP Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay ............... 39 2.1.2. Khái quát về tổ chức đào tạo CBCC xã trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở Hà Nội .................................................................................. 44 2.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................46 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................48 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 48 2.3.2. Phương pháp phân tích ................................................................................... 51 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 52 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CBCC XÃ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HÀ NỘI ............... 53 3.1. Kết quả thực hiện đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ............................. 53 3.1.1. Kết quả về số lượng đào tạo ........................................................................... 53 3.1.2. Kết quả chất lượng đào tạo............................................................................. 55 3.2. Thực trạng chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở Hà Nội qua kết quả điều tra của luận văn .................................................................................... 59 3.2.1. Tổng hợp kết quả chung về chất lượng đào tạo CBCC xã ............................. 59 3.2.2. Chất lượng đào tạo CBCC xã theo các tiêu chí lựa chọn .............................. 61 3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở Hà Nội ................................................................................................ 74 3.3.1. Ảnh hưởng của nhận thức và năng lực tiếp thu của học viên về nội dung các chuyên đề trong chương trình đạo tạo CBCC xã xây dựng NTM ...................... 75 3.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố chương trình, giáo trình đào tạo .............................. 77 3.3.3. Ảnh hưởng của nhân tố đội ngũ giảng viên giảng dạy về xây dựng NTM ..... 79 3.3.4. Ảnh hưởng của nhân tố đánh giá kết quả học tập cuối khóa ......................... 81 3.3.5. Ảnh hưởng của nhân tố chất lượng CSVC, tài liệu, phương tiện học tập phục vụ khóa đào tạo ................................................................................................ 83 3.3.6. Ảnh hưởng của nhân tố chính sách của Nhà nước, vốn đầu tư cho công tác đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ....................................................... 84 3.4. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2012 -2015 ...................................... 86 3.4.1. Kết quả ............................................................................................................ 86 3.4.2. Hạn chế ........................................................................................................... 87 3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 89 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................. 92 4.1 Quan điểm về nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã xây dựng NTM đến năm 2020 ở Hà Nội ................................................................................................................. 92 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM…. ........................................................................................................................... 94 4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của CBCC xã về mục tiêu học tập và chương trình xây dựng NTM ..................................................................................... 94 4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình, giáo trình ĐTBD ................... 96 4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên tham gia chương trình ĐTBD .... 97 4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, tài liệu và phương tiện học tập phục vụ ĐTBD..................................................................................................... 98 4.2.5. Giải pháp về cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng đào tạo ................. 98 4.2.6. Giải pháp về đánh giá chất lượng sau mỗi khóa đào tạo ............................... 99 4.3. Kiến nghị .............................................................................................................. 100 4.3.1. Đối với Ban chỉ đạo ...................................................................................... 100 4.3.2. Đối với CBCC xã được cử đi học ................................................................. 101 KẾT LUẬN.................................................................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................105 PHỤ LỤC ....................................................................................................................109 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BQ Bình quân 2 CBCC Cán bộ, công chức 3 CSVC Cơ sở vật chất 4 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng 5 KT-XH Kinh tế - xã hội 6 KT-VH-XH Kinh tế - văn hóa – xã hội 7 MTQG Mục tiêu quốc gia 8 NTM Nông thôn mới 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 PTSX Phát triển sản xuất 11 UBND Ủy ban nhân dân 12 XHCN Xã hội chủ nghĩa i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 1.1 2 Bảng 2.1 3 Bảng 3.1 4 Bảng 3.2 5 Bảng 3.3 6 Bảng 3.4 Nội dung Tổng hợp 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM Kết quả phân bổ, sử dụng vốn thực hiện xây dựng NTM ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 Kết quả đào tạo CBCC xã trên địa bàn Hà Nội 4 năm giai đoạn (2012 – 2015) Tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo CBCC xã làm công tác xây dựng NTM của các huyện trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015 Nội dung đào tạo CBCC xã trên địa bàn Hà Nội trong các năm 2012-2013 Nội dung đào tạo CBCC xã trên địa bàn Hà Nội trong các năm 2014-2015 Đánh giá của giảng viên và học viên về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo CBCC thực hiện xây dựng NTM 7 Bảng 3.5 8 Bảng 3.6 9 Bảng 3.7 10 Bảng 3.8 11 Bảng 3.9 12 Bảng 3.10 Đánh giá của học viên về kết quả làm việc sau đào tạo xây dựng NTM Bảng 3.11 Đánh giá của người dân về năng lực tuyên truyền, vận động của CBCC xã thực hiện xây dựng NTM 13 Mức độ ứng dụng kết quả đào tạo của CBCC xã vào các hoạt động xây dựng NTM Đánh giá của giảng viên và học viên về mức độ tham gia khóa ĐTBD xây dựng NTM của CBCC xã Đánh giá của giảng viên và học viên về chất lượng giảng viên ĐTBD CBCC xã thực hiện xây dựng NTM Đánh giá của giảng viên và học viên về chất lượng cơ sở vật chất, tài liệu và phương tiện học tập phục vụ ĐTBD CBCC thực hiện xây dựng NTM ii Trang 12 42 53 54 56 57 62 63 64 67 69 70 72 14 Giảng viên đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhận Bảng 3.12 thức của CBCC xã tham gia đào tạo tới chất lượng đào tạo 75 15 Đánh giá của giảng viên về mức độ ảnh hưởng năng Bảng 3.13 lực tiếp thu của CBCC xã về nội dung các chuyên đề xây dựng NTM đến chất lượng đào tạo 76 16 17 18 19 Bảng 3.14 Đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của chương trình đào tạo tới chất lượng đào tạo Bảng 3.15 Đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của việc đánh giá kết quả đào tạo tới chất lượng đào tạo Đánh giá của giảng viên và học viên về mức độ ảnh Bảng 3.16 hưởng của CSVC, tài liệu, phương tiện học tập tới chất lượng đào tạo Bảng 3.17 Đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của nhân tố chính sách Nhà nước tới chất lượng đào tạo iii 78 81 83 84 DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 Hình Hình 2.1 Nội dung Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội 2 Hình 2.2 Cơ cấu sản xuất của Hà Nội năm 2015 43 3 Hình 2.3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 47 4 Hình 3.1 Chất lượng đào tạo qua mức độ tiếp thu nội dung các chuyên đề 61 5 Hình 3.2 Đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của giảng viên và phương pháp giảng dạy đến chất lượng đào tạo 80 iv Trang 40 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới (NTM) đang được triển khai tại Việt Nam. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM được xác định là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Đây là chương trình mang tính tổng hợp, có nội dung phát triển toàn diện về nông thôn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng, trong đó người dân được xác định là chủ thể chính thực hiện chương trình. Xác định được vấn đề này, Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM và nhiều địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chương trình xây dựng NTM. Để thực hiện được mục tiêu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, nhiều địa phương đã chú trọng tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo cán bộ làm công tác xây dựng NTM. Việc đào tạo này có phát huy được vai trò của nó không phải do ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng. Vì vậy, chất lượng đào tạo cán bộ ở các cấp, nhất là cán bộ công chức (CBCC) xã thực hiện xây dựng NTM được đánh giá là một trong những khâu quan trọng đối với sự phát triển NTM ở Việt Nam nói chung và trong đó có Hà Nội. Trong thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD) cho CBCC xã thực hiện xây dựng NTM. Tuy nhiên, việc đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM qua đánh giá vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính là khâu tổ chức thực hiện Chương trình này thời gian qua còn nhiều bất cập. 1 Việc nghiên nghiên cứu một cách tổng thể về chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện NTM để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho CBCC xã thực hiện NTM có năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chuẩn bị nguồn lực cán bộ thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết. Đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng đào tạo CBCC thực hiện xây dựng NTM, đặc biệt cho CBCC xã thực hiện xây dựng NTM tại Thành phố Hà Nội. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, học viên đã lựa chọn chủ đề “Chất lượng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Những hạn chế về chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội là gì? - Các nguyên nhân dẫn đến chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM chưa đạt yêu cầu ở thành phố Hà Nội là gì? - Những giải pháp nào cần áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn liên quan đến chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM; 2 - Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015; chỉ ra những mặt thành công, những hạn chế, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng đào tạo CBCC xã xây dựng NTM; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các xã khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM theo chương trình đã được phê duyệt. Thông qua cải thiện khâu tổ chức, quản lý thực hiện đào tạo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chất lượng đào tạo. - Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tài liệu, dữ liệu và khảo sát chủ yếu là giai đoạn 2012 - 2015; giai đoạn tham khảo để đề xuất giải pháp tính đến tầm nhìn 2020. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu - Luận giải một số vấn đề về cơ sở lý luận, góp phần làm rõ về chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM và ảnh hưởng của nó đối với thực hiện chương trình xây dựng NTM. - Phân tích làm rõ thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở thành phố Hà Nội, chỉ ra các mặt hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong thời gian qua. 3 - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tổ chức thực hiện đào tạo, từ đó tác động đến chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM ở Hà Nội, góp phần xây dựng được đội ngũ CBCC xã có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng NTM. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đã đề cập đến NTM và đào tạo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đó là những công trình, đề tài nghiên cứu về công tác xây dựng NTM, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành quản lý đất đai, cán bộ thông tin và đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học trong cả nước. Luận văn đã khảo cứu các công trình, bài viết sau: - Cuốn sách “Xây dựng NTM – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Văn Phúc [22] đã đề cập hai nội dung chính: Những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM và thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. Cuốn sách đã bàn đến những khía cạnh đa dạng của việc xây dựng NTM: vấn đề quy hoạch, an sinh xã hội, chính sách đất đai, bảo vệ môi trường đất đai... đặc biệt nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan về vấn đề này. Từ đó giúp Việt Nam có cách nhìn nhận để nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tổng hợp nhiều bài viết mang tính thực tiễn về xây dựng NTM ở một số tỉnh của nước ta. - Cuốn sách “Xây dựng NTM ở Việt Nam - Tầm nhìn mới, tổ chức quản lý mới, bước đi mới” của đồng tác giả Tô Xuân Dân, Lê Văn Viện, Đỗ Trọng Hùng [10] đã cập tới những nội dung đa dạng liên quan đến vấn đề xây dựng NTM gắn liền với quá trình CNH - HĐH và liên hệ chặt chẽ với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta nói chung và các địa phương khác nói riêng; đồng thời đề cập và làm rõ những yêu cầu và nhiệm vụ mới đặt ra cũng như gợi ý cách triển 5 khai việc tổ chức xây dựng NTM. Công trình cũng thể thiện, thực chất phát triển tam nông là xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, vấn đề tam nông phải được quản lý theo định hướng XHCN. Tam nông là một sự nghiệp lâu dài của nhiều thập kỷ và với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi cấp. - Bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của ngành để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý đất đai trong tình hình mới” của tác giả Quách Công Huân [16] đã khẳng định đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ĐTBD đội ngũ CBCC, viên chức là một nhiệm vụ quan trọng được xác định trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Thực hiện tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trong ngành Quản lý đất đai nhằm xây dựng được đội ngũ CBCC, viên chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng; đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống KT - XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Bên cạnh việc ĐTBD qua trường lớp, việc đào tạo cán bộ qua hoạt động thực tiễn cũng cần được quan tâm thực hiện liên tục trong quá trình sử dụng cán bộ. - Bài viết “Một vài suy nghĩ về chất lượng đào tạo và tiêu chí đánh giá chất lượng” (2007) của tác giả Hồ Lâm Hồng [15] đã bàn về các quan niệm về chất lượng, chất lượng đào tạo và công tác xây dựng hệ thống các chuẩn: chuẩn đầu vào, chuẩn thực hiện (chuẩn giảng viên sư phạm, chuẩn về cơ sở vật chất, chuẩn hệ thống quản lý, chuẩn người quản lý, chuẩn cán bộ nghiên cứu, chuẩn chương trình, chuẩn tài liệu dạy học, chuẩn sách giáo khoa…) và 6 chuẩn đầu ra của sản phẩm đào tạo (chuẩn giáo viên của các bậc học mà trường Sư phạm đào tạo); - Bài viết “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học Việt Nam hiện nay” (2010) của tác giả Đào Duy Huân [17]. Tác giả trình bày thực trạng chung của đào tạo từ đó đưa ra các giải pháp về chất lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra sát hạch đánh giá chất lượng giảng dạy, CSVC đảm bảo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. - Bài viết “Tổng quan khái niệm chất lượng và chất lượng giáo dục trong giáo dục đại học” của Nguyễn Thu Hà [13]. Tác giả đã đề cập đến các quan niệm về chất lượng cũng như cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng, các mô hình đảm bảo và quản lý chất lượng. Việc phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm và hệ thống đảm bảo là cần thiết và cũng là nội dung chính của chuyên đề. - Luận án tiến sĩ “Xây dựng NTM trong phát triển KT-XH ở tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Văn Hùng [18] đã hệ thống hóa những lý luận về xây dựng NTM trong phát triển KT-XH của địa phương cấp tỉnh. Trên cơ sở xác định những tiềm năng, thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh; đánh giá thực trạng xây dựng NTM trong phát triển KT-XH của địa phương; xác định kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp xây dựng NTM trong phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn đến năm 2020. - Luận văn thạc sỹ “Bồi dưỡng chương trình xây dựng NTM cho cán bộ quản lý cấp xã ở huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Duy Tiến [23] đã tập trung nghiên cứu các biệp pháp tổ chức bồi dưỡng chương trình xây dựng NTM cho cán bộ quản lý cấp xã làm công tác xây dựng NTM ở 7 huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về kỹ năng xây dựng NTM nhằm xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu trường hợp 2 xã đã tiến hành thí điểm xây dựng NTM nhằm đánh giá thực trạng xây dựng NTM và sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia khảo nghiệm tính hiệu quả đề xuất. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng xây dựng NTM, tác giả đã đề xuất hệ thống các biện pháp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp xã làm nhiệm vụ xây dựng NTM nhằm hoàn thiện và phát triển năng lực quản lý cho cán bộ cấp xã làm công tác xây dựng NTM. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc. - Luận văn thạc sỹ “Đánh giá của người học về chất lượng đào tạo và các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường đại học Đồng Nai” của Hồ Thị Thùy Trang [28] đã luận giải cơ sở khoa học về chất lượng và nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Đồng Nai từ năm 2008 - 2012, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và khả năng nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Đồng Nai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học Đồng Nai. - Luận văn thạc sỹ “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” của Nguyễn Sỹ Hùng [19]. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2010-2012; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn; 8 xác định kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sóc Sơn những năm tới. Như vậy, tuy đã có những nghiên cứu đề cập đến xây dựng NTM, nâng cao chất lượng đào tạo nhưng chưa có một nghiên cứu nào xem xét một cách hệ thống và cụ thể về chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM tại Hà Nội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu và bài viết trên đã cung cấp một số vấn đề về lý luận, thực tiễn liên quan đến chất lượng đào tạo, đào tạo CBCC, xây dựng NTM để có những gợi ý quan trọng cho học viên lựa chọn đề tài và đặc biệt là cung cấp các phân tích, đánh giá của các học giả Việt Nam làm cơ sở đánh giá tác động của chất lượng đào tạo CBCC xã thực hiện xây dựng NTM đến việc đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. 1.2. Cơ sở lý luận về chất lƣợng đào tạo cán bộ, công chức xã thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Các khái niệm liên quan 1.2.1.1. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới i). Nông thôn Nông thôn là một khái niệm mang tính tương đối và biến đổi theo thời gian. Đó là vùng lãnh thổ nằm ngoài khu vực đô thị của mỗi quốc gia, chuyển hóa thành đô thị theo sự phát triển KT - XH của mỗi quốc gia. Vì vậy, khái niệm về nông thôn có thể khác nhau ở mỗi quốc gia. Vùng nông thôn thường được định nghĩa bởi quy mô dân cư, mật độ dân số làm nông nghiệp, khoảng cách đến thành thị và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Có quan niệm cho rằng nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư, bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Cũng có quan điểm cho rằng nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Quan điểm khác lại cho rằng 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan