Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất hài hước trong thơ nguyễn duy...

Tài liệu Chất hài hước trong thơ nguyễn duy

.PDF
110
422
118

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN  CHẤT HÀI HƯỚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Sư phạm Ngữ Văn Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Thị Hồng Hạnh TẠ CHÍ HÀO MSSV: 6060841 Khóa: 32 Cần Thơ, 04/ 2010 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT ĐỀ TÀI : CHẤT HÀI HƯỚC TRONG THƠ NGUYỄN DUY A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Nguyễn Duy – Cuộc đời và sự nghiệp I. Nguyễn Duy 1. Tác giả 2. Tác phẩm II. Đặc điểm thơ Nguyễn Duy 1. Đặc điểm nội dung 2. Đặc điểm nghệ thuật Chương 2 : Hài hước và biểu hiện của chất hài hước trong tác phẩm văn học I.Giới thuyết chung về chất hài hước 1. Chất hài hước xét ở góc độ lí luận văn học 2. Chất hài hước xét ở góc độ thi pháp học 3. Chất hài hước xét ở góc độ nghiên cứu văn học 4. Nhận xét chung II.Biểu hiện chất hài hước trong tác phẩm văn học 1. Biểu hiện chất hài hước trong thơ ca dân gian 2. Biểu hiện chất hài hước trong thơ ca trung đại 3. Biểu hiện chất hài hước trong thơ ca hiện đại Chương 3 : Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy I. Những biểu hiện của chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy 1. Hài hước trong nhìn nhận về thực tại xã hội 2. Hài hước trong cuộc sống đời thường 3. Hài hước trong cuộc sống chiến đấu 4. Hài hước trong cuộc sống gia đình a. Tình yêu lứa đôi b. Tình cảm gia đình c. Tuổi thơ trong sáng II. Những yếu tố hình thức trong mối tương quan với chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy 1. Thể thơ 2. Ngôn ngữ 3. Giọng điệu 4. Các biện pháp nghệ thuật khác C. PHẦN KẾT LUẬN 2 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Tiếng cười rất có ý nghĩa trong đời sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta. Dân gian thường ví von về tác dụng của tác dụng tiếng cười “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Nhân dân ta từ ngày xưa đã thấy rõ tác dụng của tiếng cười. Nó bồi bổ thêm cho tinh thần lạc quan đi đến các chặng đường lịch sử mở nước, dựng nước và nó làm mềm dẻo, bền dai hơn cho cuộc sinh tồn của một dân tộc luôn luôn phải tránh khó, vượt lên đầu mọi cái khổ. Ý thức được điều này, trong kho tàng văn hoá dân gian của dân tộc ta có vô vàn những câu chuyện cười, những bài ca dao hài hước. Tất cả làm phong phú hơn dáng vẻ của tiếng cười. Tiếng cười thật sự rất cần thiết cho con người Việt Nam, những con người luôn phải chống bão, chống hạn, chống sâu, chống lụt và đặc biệt là chống lại sự xâm lược của kẻ thù. Tiếng cười cũng cần thiết cho mọi thời đại. Trong bản báo cáo tổng quát của Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ ba, nhà văn Đặng Thai Mai đã đưa ra nhận định về cái cười của nhà văn hài hước trong thời đại mới “Nhà văn hài hước của chế độ chúng ta ngày nay không phải là vai hề của chế độ phong kiến bôi nhọ mặt mũi để cho bọn quí tộc mua vui, cũng không phải lối cười xỏ xiên (…) và chán chường của xã hội tư bản”.[31, 887] Cùng góp phần khẳng định tầm quan trọng của tiếng cười, Nguyễn Tuân viết hẳn một một chuyên đề với nhan đề Cần cười (sau đổi thành nhan đề Nhân đọc tiếu lâm). Chuyên luận này đã được đọc trước Đại hôi Nhà văn Việt Nam lần thứ hai, ngày 11 tháng giêng năm 1963 tại Hà Nội, Chuyên luận làm rõ vốn cười trong văn học dân tộc, nêu lên ý nghĩa và sự cần thiết của tiếng cười trong văn học thời đại mới. “Kế thừa cái cười vui sống của dân tộc, chúng ta sẽ cười bằng tiếng cười của những người đã từng quăng liệng đi cái ngai của ông vua, và đã từng dồn thực dân Pháp từ núi Điện Biên băng luôn ra biển Đông. Trên cơ sở vốn cười của dân tộc ta sáng tạo cái cười mới.(…) Theo tôi nghĩ, vui cười, hài hước và phong cách dí dỏm, hóm hỉnh không làm hại câu văn, chất văn của một nhà văn (…) cái cười này không phải là cái cười vô tội vạ, thứ cười vô phạt, thưởng mà thứ cười để thưởng, để khen cho sự sống” [31; 885]. Nền văn học Việt Nam sau 1975 có nhiều đổi mới vận động theo xu hướng dân chủ hoá. Trong hoàn cảnh lịch sử mới, xuất hiện nhiều hiện tượng thơ mang giọng điệu khác nhau, đa âm, đa thanh trong bản đồng ca của thơ ca Việt Nam sau 1975. Nguyễn Duy cũng là một hiện tượng thơ độc đáo xuất hiện vào những năm đầu thập kỷ 70 thế 3 kỷ XX. “Sau khi Đảng phát khởi tư tưởng đổi mới, thơ Nguyễn Duy có khuynh hướng hài hước. Điều đáng quý trọng là sự hài hước ở thơ Nguyễn Duy là cơ bản có mức độ, đôi khi có lạm dụng ở một số bài nhưng nhìn chung là không đến mức quá trớn” [9, 98]. Khảo sát các công trình nghiên cứu về Nguyễn Duy, chúng tôi nhận thấy vấn đề tìm hiểu chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy được rất nhiều người quan tâm ở những mức độ khác nhau nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và công phu. Hơn nữa đây là một khía cạnh rất đáng quan tâm. Với những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Đó là cũng là cách để chúng tôi góp phần tìm hiểu về vốn cười của dân tộc và chất hài hước đậm đà bản sắc dân tộc trong thơ ca. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Duy là nhà thơ xuất hiện từ đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, khi nhà thơ được tuần báo văn nghệ trao giải nhất với chùm thơ gồm các bài: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Hơi ấm tổ rơm, Giọt nước mắt và nụ cười, Bài hát người làm gạch, Tiếng chim bạn bè và nhà xuất bản Nhân dân xuất bản tập thơ Cát trắng (1973). Trải qua hơn 30 năm, đã có nhiều tác giả nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, nhiều bài thơ đã được xuất bản và giới thiệu trên các tạp chí chuyên ngành của Trung ương và địa phương. Nhìn chung, vấn đề chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy chưa được khám phá một cách hệ thống cụ thể, sâu sắc, có chăng chỉ xuất hiện ở dạng tiểu mục hoặc một vài ý kiến đan xen trong những công trình nghiên cứu cụ thể. Bàn về vấn đề này có một số ý kiến nhìn nhận ở một số góc độ khác nhau. Trong chuyên luận Đặc điểm thẩm mỹ thơ Nguyễn Duy (NXB Văn học, 2009), Lê Thị Thanh Đạm trong phần nghiên cứu về đặc điểm thẩm mỹ của hình tượng thơ Nguyễn Duy đã đưa ra những lý giải về vẻ đẹp đời thường và chất hài hước đậm đà bản sắc dân tộc trong thơ ông. Đây là chuyên luận dành nhiều lý giải, chứng minh cho chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy. Trong chuyên luận này, tác giả có lý giải hiện tượng xuất hiện chất hài hước trong thơ trữ tình và xem nó như cái vốn của nền văn học. “Hài hước là một thuộc tính thẩm mỹ có trong đời sống khách quan và đời sống văn học [9, 93]. Tác giả đã đưa ra những mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn tới tiếng cười hài hước và xác định đặc điểm thẩm mỹ của chất hài hước đậm đà bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Duy. Lê Thị Thanh Đạm nhận xét: “Trước hết, trong thơ Nguyễn Duy ta thấy có yếu tố 4 tự trào. Ông cười cho cái mơ mộng, hoang tưởng, đời cần cơm áo gạo tiền mà mình cứ mê mẩn với thơ, vô tích sự, vô thực tế” [9, 97]. Bên cạnh yếu tố tự trào, chuyên luận còn xác định tiếng cười xã hội trong thơ Nguyễn Duy. “Trong tiếng cười, ông ngầm ý trách cứ sự đời (…) trào lộng như thế bằng nghệ thuật, là thể hiện thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực” [9, 99]. Từ nhận định chung đó, Lê Thị Thanh Đạm xác định đối tượng tiếng cười trong thơ Nguyễn Duy là hết sức phong phú đa dạng. “Đối tượng hài hước trong thơ Nguyễn Duy khá đa dạng, nhưng là để những con người đó, sự vật, sự việc đó hiện lên trước mắt chúng ta nhẹ nhàng hơn, thấm thía hơn, bề bộn hơn, nhưng siêu thoát hơn để rồi chúng ta cảm thông chia sẻ, góp phần thanh lọc tâm hồn, thanh lọc cuộc sống. Dường như tư chất Nguyễn Duy, chất hài hước thấm vào máu, tạo nên nguồn mạch trong tư duy thơ, cho nên anh nhìn vào đâu, vào bất cứ cái gì cũng hé lộ sự hài hước, âu đó cũng là phần bản chất của đối tượng”. [9, 102]. Sự phong phú về đối tượng, được tác giả chuyên luận nêu ra rất chi tiết, cụ thể “với sự hài hước kiểu hề chèo của Nguyễn Duy, những bà mẹ, những người vợ, những bến đò, những phiên chợ, những hoa hậu đồng quê…hiện lên sinh động như vốn có, vốn tồn tại”. [9, 103]. Tạp chí văn học, số 7 năm 1998, trong bài viết Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy, Phạm Thu Yến tập trung khảo sát sự vận dụng ca dao và tính hài hước dân gian khi Nguyễn Duy sáng tác thơ lục bát. Khuynh hướng hài hước, trào lộng trong thơ Nguyễn Duy chiếm một tỷ trọng khá cao trong bài viết. Tác giả Phạm Thu Yến khảo sát chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy theo năm vấn đề: - Hài hước tự trào: “tác giả hay tự cười (tự trào) cười cái mộng mơ, cái vô tích sự, hoang tưởng. Kiểu này làm người đọc nhớ đến các vai “hề áo ngắn” trên sân khấu chèo truyền thống.” [34, 80]. - Xác định mâu thuẫn gây cười, “cười người cũng là cười mình, cười những mâu thuẫn song hành khó tồn tại giữa hiện thực và ước muốn, giữa khả năng và hiện thực, giữa nghiệp và nghề” [34, 81]. - Xác định đối tượng cười thơ Nguyễn Duy, “Đối tượng gây cười nhiều vẫn là những đối tượng của tiếng cười truyền thống. Đó là sự mê tín dị đoan, cầu cúng, đồng bóng” [34, 81]. - Xác định sắc thái hài hước trong thơ Nguyễn Duy: “màu sắc hài hước ở cách đánh giá lại “nhân vật số phận” trong văn học dân gian” [34, 81] 5 - Nghệ thuật hài hước trong thơ Nguyễn Duy, “chất hài hước trong những bài vè nói ngược của thơ ca dân gian được Nguyễn Duy khai thác, sử dụng”. [34, 82]. Tuy nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của bài viết Ca dao vọng về trong thơ Nguyễn Duy nên Phạm Thu Yến chỉ dừng lại phân tích, khái quát, chưa đi sâu vào khai thác vấn đề này. Cùng bàn về chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, Nguyễn Thị Bông trong quyển Phê bình văn học: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy cũng nhận định về giọng điệu hài hước trong thơ Nguyễn Duy khi tìm hiểu tác giả này qua bài viết Điểm gặp nhau thú vị của Tú Xương với Nguyễn Duy. “Trong thơ Tú Xương ta thấy ông khen bà nhiều lắm: bà tần tảo, bà chịu thương, chịu khó nhưng có cái gì bộc lộ sự lầm lũi, cam chịu của người phụ nữ thời phong kiến và cũng có lẽ là do tính thời đại mà ông khen bà kín đáo hơn. Còn ở Nguyễn Duy, ông ca ngợi vợ mình qua giọng điệu tươi vui hóm hỉnh khiến ta thấy bà đảm đang mà còn tài ba lắm. “Nghìn tay nghìn việc không tên/ mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng” [22, 330-331]. Lại Nguyên Ân trong quyển Văn học 1975-1985: Tác phẩm và dư luận. Trên cơ sở Tìm giọng mới thích hợp với người thời mình đã tìm tòi những lối cải biến thơ lục bát của Nguyễn Duy “bằng lối diễn tả bằng nghịch lí” đã nhận định: “những ý thơ như thế ở Nguyễn Duy thường chỉ mới đủ tạo tiếng cười khúc khích, giọng bông lơn, bỡn cợt ngay giữa dòng trữ tình, như là để phá bớt cái trầm bổng qúa ư xuôi ngọt, phá bớt cái vẻ rưng rưng thống thiết cứ dâng cao lên làm căng thẳng và mệt mỏi tâm lý cảm thụ” [32, 205] Cũng trong quyển “Phê bình văn học: Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy”, Lê Quang Hưng nhận xét: “nếu như với Mưa trong nắng, nắng trong mưa, Xuồng đầy, chúng ta bắt gặp một tâm hồn trẻ trung, có duyên thì Qua sông Thao, Gởi Huế, Đà Lạt một lần trăng, chúng ta lại thấy một giác quan của nhà thơ đang mở rộng trong một cách cảm mới về thiên nhiên, về cuộc đời. Những nhà thơ này được nhiều bạn đọc ưa thích còn vì dường như ở đó thấp thoáng một nụ cười, một cách nói hóm hỉnh mà không kém phần đằm thắm.”[22, 291] Hài hước trong thơ Nguyễn Duy còn thể hiện ở lối ghẹo. Chu Văn Sơn trong bài viết: Nguyễn Duy thi sĩ thảo dân, tạp chí Hội nhà văn, số 3 năm 2003 nhận định về lối ghẹo của Nguyễn Duy: “cũng thương rát lòng, cũng đau thắt ruột, cũng cười ra nước mắt (…) gã thảo dân đời mới này ngay trong lúc cực mủi lòng cũng chả thích than đâu. 6 Trái lại cái tạng của gã khoái ghẹo hơn. Không chỉ ghẹo trong tình tang, gã ghẹo trong tình đời. Lối ghẹo dân gian chỉ bóng gió vòng vo, đến gã đã đa dạng, đa thanh và đầy sinh khí hiện đại. Gã trêu hoa ghẹo nguyệt rõ khéo, mà ghẹo thế bỡn đời còn điệu nghệ hơn”[26, 76]. Trên đây là những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu bàn về vấn đề chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy. Mặc dù không ít nhưng hầu hết các ý kiến đều chỉ đề cập một cách chung chung, khái quát chứ chưa hề đi vào nghiên cứu, phê bình cụ thể. Bởi những công trình ấy, họ chỉ tập trung nghiên cứu vào vấn đề khác còn chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy chỉ mang tính chất đề cập, mở rộng. Ở đây, với đề tài này, chúng tôi thực hiện với niềm say mê, nghiêm túc để mong muốn làm rõ và phát hiện thêm những điều mới lạ, đóng góp một phần công sức vào công việc nghiên cứu chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy. 3. Mục đích nghiên cứu Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, mục đích đề ra là làm rõ biểu hiện và phương thức nghệ thuật biểu hiện của chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, đồng thời thấy được tài năng với phong cách và những biểu hiện độc đáo, phong phú, đa dạng của chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy. Thêm vào đó, chúng tôi có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu một hiện tượng thơ độc đáo sau năm 1975 này. Để từ đó có cái nhìn trân trọng đối với cây bút đã in đậm dấu ấn cá nhân trong mảng thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975 này. Nghiên cứu đề tài này còn là một cách để chúng tôi thấy được những biểu hiện kế thừa và cách tân độc đáo của tiếng cười trong thơ ca. Từ đó có nhận thức đúng hơn, sâu sắc hơn về ý nghĩa của tiếng cười trong đời sống đương đại. Là giáo viên trong tương lai, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn mong muốn sẽ tìm hiểu và tích luỹ một lượng kiến thức khá phong phú cùng với những kinh nghiệm của quá trình thực hiện đề tài để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Do yêu cầu về thời gian nghiên cứu cũng như mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ hướng giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ở những nội dung sau: chất hài hước và biểu hiện của chất hài hước trong tiến trình thơ Việt Nam; những biểu hiện của chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy và những phương thức thể hiện chất hài hước 7 trong thơ ông. Trong các nội dung nghiên cứu trên chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu, làm rõ từng khía cạnh nhỏ để đề tài thêm sâu sắc và hoàn thiện. Ở phạm vi hẹp chúng tôi tiến hành khảo sát ở các tập thơ của Nguyễn Duy như: Cát trắng, Ánh trăng, Mẹ và em, Qùa tặng, Về, …Rộng hơn nữa, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu trong mối quan hệ tương quan với những biểu hiện của chất hài hước trong tiến trình thơ Việt Nam, cùng với một số công trình nghiên cứu có liên quan làm phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài Chất hài hước trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp với nhau. Trước hết chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại, tổng hợp tư liệu. Phương pháp này giúp người viết có cái nhìn bao quát về đối tượng nghiên cứu để từ đó khái quát vấn đề một cách có hệ thống. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng phương pháp kết hợp so sánh, đối chiếu hiện tượng thơ Nguyễn Duy trong mối tương quan với các tác giả khác nhằm làm bật nổi nội dung nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với các thao tác phân tích, bình giảng, bình luận, chứng minh, giải thích như một phương tiện đắc lực để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 8 Chương 1: Chất hài hước và biểu hiện của chất hài hước trong tiến trình thơ Việt Nam 1.1.Giới thuyết chung về chất hài hước 1.1.1. Một số quan niệm về chất hài hước Hài hước là một loại của phạm trù cái hài. Vì vậy, khi nghiên cứu về hài hước, các nhà nghiên cứu thường đi từ phạm trù cái hài. Cái hài được nghiên cứu rất sớm. Các nhà tư tưởng thời cổ đại Hy Lạp như Platon, Arixtot đã xem xét và nêu lên những tư tưởng sâu sắc về đặc điểm của cái hài. Trong triết học và mỹ học trước chủ nghĩa Mác, quan niệm của Kant, Điđrô, Sinlê, Hêghen về cái hài, tuy có khác nhau nhưng vẫn có những nhận xét hết sức độc đáo về cái hài. Platon, Aristot cho rằng cái hài có nguyên nhân từ lòng đố kị. “Platon cho rằng: lòng đố kị ấy là tâm lí tìm cái vui trong tai hoạ của kẻ khác. Aristot thì cho rằng: những tính cách mà hài kịch mô phỏng, so ra nó thấp kém hơn chính bản thân chúng ta, nhưng nó thấp kém không phải toàn là hung ác. Tính chất của sự buồn cười chỉ là một thứ xú ác”. [3,52] Hobbes, triết gia Anh quốc, quan niệm: “Mỗi khi chúng ta bắt gặp một người hay một sự vật với tình cảm khập khễnh hay không vững vàng là có thể phát thành tiếng cười”[3, 53]. Nguyên nhân tình cảm của tiếng cười là do kẻ phát ra tiếng cười đột nhiên thấy mình, hay nghĩ đến tài cán của mình. Khi người ta cười kẻ khác là lúc người ta tự thấy tài năng của mình. Nghe người khác nói mà mình cười cũng do mình nghĩ kẻ nói đã nói điều chưa chính xác, không phù hợp. Nhà mỹ học Kant trong “thuyết ngang trái” đã cho rằng: “sự vật khiến chúng ta cười là do sự phối hợp bất bình thường, ta kì vọng vào sự bất bình thường đó, nhưng kết quả khác đi, tiếng cười biểu hiện kì vọng bị tan biến”.[3, 54]. Chẳng hạn nghe tiếng động trong tủ ta tưởng chuột, mở ra, nào ngờ một cậu bé nấp trong ấy, ta bật cười. Sulle (Anh), Dugas (Pháp), Boris Sidis (Mỹ) cho rằng tiếng cười do chơi đùa. Quan niệm này có phần khả thủ. Tuy nhiên, cười là một thứ chơi đùa nhưng hoàn toàn không vui đùa hẳn. Vì, tiếng cười không do ta ý thức trước, nó bất ngờ xảy đến, có tính chất bị động. Còn vui đùa có tính chủ động từ trước. 9 Tất cả các học thuyết trên đều cố tìm kiếm để kiến giải nguyên nhân của tiếng cười. Mỗi thuyết đều có cái đúng nhưng cái sai của các thuyết này là đã dùng cái nhìn phiến diện mà bao quát toàn bộ chân lí. Đem cái đa phần phức tạp của vấn đề mà quy vào một công thức đơn giản, ngắn gọn. Cái hài thường gắn bó với cái cười. Không thể hình dung cái hài thiếu cái cười. Song cũng không phải cái cười nào cũng mang tính chất hài. Khi bị cù, khi trong lòng cảm thấy vui thích, thoả mãn người ta có thể cười. Đó là tiếng cười thiên về bản năng, sinh lí. Cái cười mang tính hài đòi hỏi, trước hết, phải có một đối tượng cười, tức cái có thể gây cười và bị cười. Tiếp đó, phải có chủ thể cười. Bản thân đối tượng cười không thể gây nên tiếng cười nếu chủ thể không nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Cái hài, do vậy, là một sự nhận thức. Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cười là sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tượng và quan sát chúng ở một số bình diện khác, từ một phía khác, từ góc độ của cái buồn cười. Đồng thời, cái hài cũng mang khuynh hướng xã hội, cười cái xấu là dám tin, dám khẳng định cái đẹp. Cái hài là một sự đánh giá, thực hiện thái độ của người làm chủ đối tượng, làm chủ bản thân mình. Cái hài là vũ khí đấu tranh xã hội. Cái hài có nhiều loại. Sự đa dạng này phụ thuộc vào tính chất nhiều màu, nhiều vẻ của đối tượng có thể gây cười lẫn chủ thể cười. Các nhà nghiên cứu thường chia cái hài ra thành các loại sau đây: Hài hước: ở đây cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn bề ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng thoải mái. Dí dỏm: cái hài ở đây có tính chất trí tuệ hơn, những sự đối lập gây cười nằm sâu trong bản chất sự vật, hiện tượng hơn. Tiếng cười trong trường hợp này thường mang ý nghĩa nhận thức. Châm biếm, mỉa mai: Tiếng cười ở đây bắt đầu mang màu sắc phê phán nhưng còn ở mức độ nhẹ nhàng, không mang tính chất thù địch, nó dành cho hiện tượng buồn cười, thậm chí mù quáng nhưng có thể sửa chữa được. Đả kích: loại hài này thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất. Sự phê phán ở đây mang tính chất phủ định. Trong trường hợp này có thể không có tiếng cười hoặc cười một cách nghiêm chỉnh. 10 Vì vậy, hài hước là một loại trong các loại biểu hiện của cái hài. Và hài hước cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã cố gắng lí giải tiếng cười hài hước này ở những khía cạnh khác nhau. Theo GS. TSKH. Lê Ngọc Trà, “Hài hước là cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn bề ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái”.[22, 162] Theo Lại Nguyên Ân: “Hài hước là một dạng của cái hài; một thái độ cảm xúc về tính mâu thuẫn của đối tượng, trong sự đánh giá thẩm mỹ có sự kết hợp tính nghiêm túc với cái đáng cười tiếng cười ở đây nghiêng về tính tích cực. Tuỳ theo giọng điệu, cảm xúc và trình độ văn hoá, hài hước có thể mang các sắc thái hiền hậu, tàn nhẫn, thân thiện, nhã nhặn, thô bạo, buồn bã, xúc động…Nói chung, hài hước có bản chất mềm mại, có khả năng chấp nhận mọi hình thức và giọng điệu, thích ứng với mọi tâm trạng của mọi thời đại. Trong sự đánh giá của nó, hài hước nhắm vào tính tổng thể của đối tượng, không lệ thuộc vào những khuôn khổ phiến diện của những ý niệm đã có về đối tượng ấy. [1, 134] Sách “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: hài hước là (tính từ) chỉ sự vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ).[24, 756 ] Sách “Từ điển thuật ngữ văn học” quan niệm: Hài hước là một dạng của cái hài, có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui.[ 16, 348] Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hoà, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, đặc biệt là lí tưởng và thực tế như dốt mà hay nói chữ, sợ vợ mà lên mặt làm chồng. Theo GS. Đỗ Huy, PGS. Vũ Trọng Dung thì “hài hước chỉ là sự bông đùa, bông lơn. Sự phát hiện ra tính hài hước của cuộc sống là thuộc về của những người thông minh, sắc xảo. Có liên tưởng và chủ động xúc cảm hài hước là luôn luôn dựa vào một lý tưởng cao quý [18, 233] 1.1.2.Nhận xét chung Tuy các quan niệm về hài hước có khác nhau về mặt này hay mặt khác do xuất phát từ mục đích nghiên cứu nhưng nhìn chung, quan điểm của các nhà nghiên cứu đều thống nhất hài hước phải gắn liền với tiếng cười. Hài hước so với các loại khác của cái hài như: dí dỏm, châm biếm, mỉa mai, đả kích thì hài hước được xem là tiếng cười thiện cảm nhất. Ở đây, tiếng cười thể hiện sự thoải mái và sự tán đồng hoặc nếu có phê phán chỉ là sự phê phán đầy thiện cảm của chủ thể cười đối với đối tượng cười. 11 Nếu hài hước, đằng sau cái bề ngoài tự nó đáng cười, người ta hiểu bằng trực giác cái bên trong bằng chính đối tượng ấy thì dí dỏm là cái cười trí tuệ hơn, mâu thuẫn cái cười nằm sâu trong bản chất sự vật, hiện tượng hơn. “Hóm hỉnh là “phán đoán chơi”, đóng vai trò luận cứ ở đây là hiệu quả gây cười do việc gắn kết lại lại một cách bất ngờ những hiện tượng vốn tự thân không đáng cười”. [1,134] Hài hước và châm biếm, mỉa mai khác nhau ở thái độ của chủ thể cười. Tuỳ theo mục tiêu, hiệu quả của tiếng cười mà chúng ta phân biệt được đó là tiếng cười hài hước hay tiếng cười châm biếm, mỉa mai. “Ở mỉa mai, cái đáng cười được giấu dưới mặt nạ, nghiêm trang, ưu thế thuộc về thái độ tiêu cực (chế nhạo) đối với đối tượng; ở hài hước cái nghiêm trang được giấu dưới mặt nạ của cái đáng cười, ưu thế nghiêng về thái độ tích cực (cười cợt)” [1, 134]. Vì vậy, hài hước là cái cười rất thoải mái, tự nhiên, không hề che đậy cái bề ngoài, tính chất phê phán của nó cũng hết sức nhẹ nhàng, không nhằm “hạ bệ” đối tượng cười. Hài hước rốt cuộc thường bênh che đối tượng tiếng cười của nó- nhất là kiểu hài hước thân ái- thường ngượng ngùng che giấu một sự khen tặng, đôi khi ca ngợi ,ví dụ câu ca dao của người Việt: “Có rửa thì rửa chân tay Chớ rửa lông mày, chết cá ao anh!” Đả kích là sự phê phán đối tượng mang tính chất phủ định. Đả kích công nhiên lật tẩy đối tượng, công nhiên cả về mục tiêu và tính khuynh hướng. Đả kích vạch ra các thói tật, khiếm khuyết của đối tượng còn “hài hước dường như chỉ xuất phát từ những ý tưởng cho rằng những thiếu sót, yếu kém của chúng ta thường là sự tiếp tục, sự quá đà hoặc là những mặt trái của những phẩm chất của chính chúng ta” [1, 135]. Vì thế, tiếng cười trong hài hước dù có tính chất chỉ ra những thói tât, khiếm khuyết của đối tượng nhưng cũng chỉ là tiếng cười có tính chất thoải mái, mong muốn đối tượng cười có thể sửa chửa những thói tật và khuyết điểm đó để hoàn thiện hơn. Xuất phát từ những tiền đề lí luận đó, chúng tôi xác định “hài hước là cái cười xuất phát từ những mâu thuẫn bề ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái” [22, 162]. Tiếng cười ở đây không công kích, phủ định đối tượng mà tiếng cười trong hài hước là tiếng cười chỉ xuất phát từ những ý tưởng cho rằng những thiếu sót, yếu kém của đối tượng là do sự khách quan hoàn toàn có thể sửa chữa được. Đôi khi hài hước chỉ nhằm mục đích ca ngợi đối tượng dưới cái cười ngượng ngùng, thân ái che giấu 12 một sự khen tặng. Vì thế, tiếng cười của hài hước được chúng tôi xác định là một kiểu cười đầy thái độ tích cực, mang tính chất cười cợt, thoải mái, nhẹ nhàng. 1.2. Biểu hiện của chất hài hước trong trong tiến trình thơ Việt Nam 1.2.1. Biểu hiện chất hài hước trong thơ ca dân gian Ca dao là một phận quan trọng trong văn học dân gian. Ca dao thường phản ánh những mặt khác nhau của đời sống xã hội và có tầm quan trọng rất lớn trong truyền thống văn hoá của dân tộc. Trong lao động, những điệu ca dao hay những lời đối đáp nam nữ làm cho công việc như vơi phần vất vả và tiếng cười làm cho con người Việt Nam trở nên lạc quan, yêu đời hơn. Dần dần, tiếng cười hài hước xuất hiện trong ca dao như một điều tất yếu, tự nhiên. Đồng thời, ca dao hài hước trở thành một bộ phận quan trọng kho tàng ca dao Việt Nam và nhiều bài ca dao hài hước đã và đang được tuyển chọn vào giảng dạy trong nhà trường. Điều này cho thấy tính hài hước cũng rất quan trọng trong ca dao. Ca dao hài hước thường là những câu hát vui đùa có chút ít màu sắc phê phán, nhưng không phủ định, đả phá đối tượng. Đó là những tiếng hát cười cợt bọn thầy bói đoán mò: “Hòn đất mà biết nói năng Thì thầy địa lý hàm răng không còn Thầy khoe thầy cứu được người Đến khi thầy ốm chẳng ai cứu thầy” Những hủ tục, những thói tật mê tín dị đoan đó được ca dao phản ánh một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Sự nói nước đôi của các ông thầy bói tạo nên tiếng cười hết sức thoải mái, nhưng gởi gắm lời cảnh giác chớ nên tin vào những lời đoán mò của các gã thầy bói: “Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà Số cô có mẹ có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông Số cô có vợ có chồng Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai” Tiếng cười ở trên bắt nguồn từ mâu thuẫn bề ngoài, đã là thầy bói thì phải nói những điều chưa thấy, chưa xảy ra nhưng ông thầy bói trong bài ca dao trên chỉ nói về 13 những cái tất yếu sẽ xảy ra (chẳng giàu thì nghèo, có mẹ có cha,…) nên tiếng cười ở đây xuất phát từ sự thiếu hiểu biết nhưng hay đoán mò của các ông thầy bói. Ca dao hài hước phóng đại sự vật để tạo ra tiếng cười, đôi khi hết sức ý vị, dễ thương: “Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo: “râu rồng trời cho” Đêm nằm thì ngáy o o… Chồng yêu chồng bảo: “ngáy cho vui nhà” Đi chợ thì hay ăn quà Chồng yêu chồng bảo: “về nhà đỡ cơm” Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo: “hoa thơm rắc đầu”!” Tiếng cười bật ra ở sự trái tự nhiên. Nhưng đây cũng là một hiện tượng bình thường của xã hội “yêu nên tốt, ghét nên xấu”. Ca dao thường diễn đạt ý theo lối này: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” Bài ca dao trên, nếu chúng ta bỏ qua tiếng cười có màu sắc phê phán thì sẽ thấy được tiếng cười khen ngợi rất đỗi trìu mến. Ở nhiều bài ca dao, chất hài hước nhiều lúc được bộc lộ ở sự thông minh của chủ thể cười khi phát hiện ra những nét nhiều khi rất đơn sơ của đời sống xã hội: “Sống còn thì chẳng cho ăn chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi” Tiếng cười xuất hiện ở mâu thuẫn giữa bề ngoài và thực chất. Mâu thuẫn ở đây chính là tiếng cười cho lối sống đạo đức giả, dạng như bất hiếu với cha mẹ chẳng hạn. Khi cha mẹ còn sống thì đối xử lạnh nhạt, không lo lắng được ca dao nói dí dỏm “chẳng cho ăn”, đến khi cha mẹ chết thì làm đình, làm đám nên bị ca dao hài hước lên án, chẳng khác gì “làm văn tế ruồi”. Trong bài ca dao trên, tiếng cười đã hướng vào sự trêu chọc, lên án đối tượng. Cưới vợ gả chồng cũng trở thành một đề tài khá phổ biến trong ca hài hước: “Một đôi cho đáng một đôi Anh thì sứt mũi chị tôi lẹo cằm” 14 Biện pháp tu từ đột giáng có tác dụng gây cười được sử dụng rất hiệu quả trong bài ca dao này. Điệp ngữ “một đôi” được nhắc lại hai lần, lại được nhắn mạnh là “đáng một đôi” làm người đọc tưởng rằng đây là đôi vợ chồng trai tài, gái sắc nhưng kết quả hoàn toàn khác. Nhưng đáng một đôi là chỉ sự không hoàn mỹ của cả hai vợ chồng “anh thì sứt mũi chị tôi lẹo cằm”. Sự sóng đôi này tạo nên tiếng cười rất thoải mái, vui vẻ cho người đọc. Chúng ta rất thường gặp những câu ca dao theo lối này: “Chồng còng lấy vợ cũng còng Nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa” Bên cạnh tiếng cười thoải mái, vui vẻ, ca dao hài hước cũng ý thức phản ánh tình trạng xã hội. Đó là những tập tục lấy vợ gả chồng lỗi thời, nạn tảo hôn thời phong kiến: “Bồng bồng cõng chồng đi chơi Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn chiếc gàu sòng Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên” Ngày nay, hình ảnh vợ cõng chồng đi chơi tạo nên một sự nghịch lý so với hiện thực. Sự mất cân đối này tạo nên tiếng cười giòn giã cho người đọc nhưng đã phản ánh được tình trạng tảo hôn trong xã hội xưa. Tình trạng “tảo hôn” này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao: “Chồng lên tám, vợ mười ba Ngồi rồi, nu nống nu na đỡ buồn Mười tám vợ đã lớn khôn Nu na nu nống chồng còn mười ba Mẹ ơi! Con phải gỡ ra Chồng con nu nống nu na suốt đời”. Cái đáng cười ở đây là sự không tương xứng của đối tượng. Cô vợ thì đã đến tuổi cập kê, lớn khôn còn anh chồng thì nu na nu nống như trẻ con suốt ngày. Ca dao hài hước đã khéo léo sử dụng từ láy tư “ nu na nu nống” có tác dụng gợi lên sự trẻ con của anh chồng, vừa tạo nên nhạc điệu cho bài ca dao. Ở ca dao hài hước, tiếng cười được phát ra hết sức đa dạng. Đó có thể là tiếng than của người vợ khi lấy phải ông chồng “có như không” “Cũng mang lấy tiếng sớm chồng 15 Mười đêm ấp những gường không cả mười” Cũng có thể là tiếng than ngược lại của người chồng khi lấy phải cô “vợ già” “Vô duyên lấy phải vợ già Ra đường người gọi rằng: bà thân sinh” Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng: “tiếng cười của hài hước xuất phát từ những ý tưởng cho rằng những thiếu sót, yếu kém của chúng ta thường là sự tiếp tục, sự quá đà hoặc là những mặt trái của những phẩm chất của chính chúng ta” [150, 135]. Ca dao hài hước cũng phản ánh những mặt trái của con người nhưng không hoàn phủ định đối tượng theo kiểu đả kích: “Lấy chồng cho đỡ nắng mưa Ai ngờ chồng lại ngủ trưa thế này” Ở đây, tiếng cười được bộc lộ cụ thể. Tính lười biếng của ông chồng cũng hiện ra rất cụ thể. Tiếng cười về thói lười biếng là tiếng cười xuất hiện với tần suất cao trong ca dao hài hước: “Cái cò lặn lội bờ ao Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng Chú tôi hay tửu hay tăm Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa Ngày thì ước những ngày mưa Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” Cái ăn, cái mặc từ lâu đã trở thành những nét văn hoá lớn. Đây cũng là một đề tài hấp dẫn của ca dao hài hước. Khi nói về vấn đề này, tiếng cười toát lên một ý nghĩa giáo dục sâu sắc: “Nghe tin anh nói nhọc nhằn Mẹ cho trái mít, anh mần cả xơ” Từ ngữ khẩu ngữ “mần” tức là ăn được đưa vào đúng chỗ tạo nên tính hài hước của bài ca dao trên. Tiếng cười trong bài ca dao tuy chưa phủ định đối tượng nhưng cũng nêu lên những thực tại có tác dụng cảnh báo đối tượng. Cô gái cũng là đối tượng thường được ca dao hài hước nhắc theo dạng này. “Chửa chồng nón thúng quai thao Chồng rồi nón rách, quai nào thì quai Chửa chồng yếm thắm hoa tai 16 Chồng rồi yếm rách, tóc dài biếng chăm” Tóm lại, tiếng cười trong ca dao hài hước rất đa dạng, phong phú. Tiếng cười ở đây mặc dù chưa có màu sắc phê phán, châm biếm, đả kích vào đối tượng nhưng cũng góp phần tạo nên tiếng cười ý thức, cảnh báo đối tượng. Nhiều lúc, đó là tiếng rất thoải mái, vui vẻ khen tặng đối tượng, nhưng có lúc lại pha chút màu sắc phê phán nhẹ nhàng mong muốn đối tượng sửa chữa để hoàn thiện hơn. Kết thúc bài viết chất hài hước trong ca dao, chúng tôi chọn một bài ca dao hài hước có chứa tiếng cười đầy ý vị của tác giả dân gian. Diễn nhiên, đi cấy bắt được cá trê đem về là chuyện đời thường nhưng cầm cổ lôi về là cách nói chỉ có ở ca dao hài hước: “Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con giếc con trê Cầm cổ lôi về bắt nước làm lông Miếng nạc thì để phần chồng Miếng xương mẹ gặm, miếng lòng con ăn”. 1.2.2. Biểu hiện hài hước trong thơ ca trung đại. Tiếp nối tiếng cười trong ca dao, tiếng cười trong thơ ca trung đại rất đa dạng. Trong thơ văn trào phúng Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh nhận xét: “bên cạnh những tiếng cười rộ, cười rầm, cười ồ, cười khanh khách, cười sằng sặc…,thơ ca trung đại lại còn cả những cái cười thầm, cười ruồi, cười nghệ, cười nửa miệng, cười tươi như mếu…” [21, 15]. Trong những tiếng cười ấy, tiếng cười có tính chất hài hước là tiếng cười nhẹ nhàng nhất trong việc nêu lên những mặt trái có tính phủ định, đả kích đối tượng. Đó là tiếng cười về những mâu thuẫn xã hội, “ngót nghìn năm qua, đã xảy ra bao nhiêu chuyện chứa đầy mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa dân tộc và lực lượng ngoại xâm, mâu thuẫn giữa phong kiến và nông dân, mâu thuẫn trong nội bộ các tầng lớp xã hội.(…) Bấy nhiêu hiện tượng xã hội là bấy nhiêu nguồn đề tài cho thơ văn trào phóng ra đời” [21, 25]. Trong thơ ca trung đại, thơ hài hước không phải là dòng thơ chính nhưng cũng góp phần tạo nên tiếng cười thoải mái cho người đọc nhằm mong muốn làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Vũ Ngọc khánh nhận xét: “sáng tác nên tiếng cười ấy là công lao của nhân dân lao động, mà cũng có phần tích cực của các nhà nho”[21, 25]. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mỉa mai, châm biếm, đả kích vào những mâu thuẫn của xã hội đã 17 chiếm một dung lượng khá lớn trong nền văn học giai đoạn này “chất châm biếm ở đây đã được nâng lên ở mức độ đả kích, khinh miệt nhiều hơn là hài hước’ [21, 31]. Nhưng không phải mỗi tiếng cười trong thơ ca trung đại đều là tiếng cười tố cáo, đả kích, “nhà nho cũng có những nụ cười phóng khoáng, sỗ sàng nhe cái cười trong tiếu lâm, tất nhiên là ít phần ngang tàng, ồ ạt hơn” [21, 34]. Những bài thơ có chất hài hước trong thơ ca trung đại dường như ít nhiều đã bị ảnh hưởng của tình trạng xã hội, làm cho tiếng cười hài hước đã có màu sắc của sự phê phán, đả kích. Cái tính bông lơn, bông đùa của hài hước [18,167] đã phản ánh được tình trạng xấu xa của xã hội dưới sự chi phối của thế lực đồng tiền. Tiếng cười về sự ngổn ngang, xô bồ của xã hội được thơ ca trung đại thường nhắc tới . Nhiều bài thơ Nôm có tính hài hước của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỉ XVI đã viết về tình trạng đảo lộn luân lý của xã hội dưới sự chi phối của đồng tiền: “Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thì hơn hết mọi lời. Trước đến tay không nào thốt hỏi, Sau vào gánh nặng lại vui cười. Anh anh, chú chú, mừng hơ hải, Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi. Người, của lấy cân ta thử nhắc, Mới hay rằng của nặng hơn người”. (Bài thơ số 80) Tiếng cười ở đây rất vui tươi, thoải mái nhưng sặc mùi đời của một nhà nho từng trải. Tiếng cười ở đây mang tính chất phát hiện: “mới hay rằng của nặng hơn người”. Sự phát hiện này làm cho bài thơ nhuốm màu sắc châm biếm. Nhưng tiếng cười hài hước vẫn là tiếng cười chủ đạo của bài thơ. Ở đây, đối tượng cười “của nặng hơn người” không ẩn giấu đằng sau câu chữ mà hiện rõ bề ngoài giúp người đọc dễ dàng phát hiện, tạo nên tiếng cười rất thoải mái. Bùi Quang Huy, khi nhận xét về thơ trào phúng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết: “Điểm phân biệt khá rõ giữa thơ châm biếm của Nguyễn Bỉnh Khiêm với các tác giả sau này là tuy mỉa mai, thậm chí lên án không thương tiếc những thói đời, nhưng không nhằm vào một cá nhân, hoàn cảnh cụ thể nào. Nhà thơ nhìn chúng như những thói hư tật xấu của con người và muốn mọi người hãy bình tâm nghĩ đến những gì vĩnh cửu, to lớn hơn mà thay đổi chúng đi” [17, 18 61]. Ý tưởng này, rất gần với nội dung phản ánh của phạm trù hài hước. Tương tự như thế, tiếng cười hài hước xuất hiện nhiều trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Thế gian biến cải vũng nên đồi Mặn nhạt, chua cay, lẫn ngọt bùi. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi Xưa, nay đều trọng người chân thực Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi Ở thế mới hay người bạc ác Giàu thì tìm đến, khó thì lui”. (Bài thơ số15) Phản ánh sự “lộn xộn” của xã hội là một đặc điểm lớn của thơ ca trào phúng Việt Nam. “Những nụ cười diễn ra, hoặc gay gắt, hoặc nhẹ nhàng, hoặc chỉ là cái cười gằn, cười nửa miệng, cười chua chát nhếch môi, cười say sưa khoái trá, ít nhiều cũng cho ta thấy cuộc sống ngày xưa, dù chưa hoàn toàn thoải mái” [21, 30]. Thơ Nguyễn Công Trứ bộc lộ tiếng cười hài hước để vạch ra thế tình đối với người nghèo”: “No thời ra bụt, đói ra ma Chẳng lạ nhân tình đất kẻ ta Khôn khéo chẳng qua thằng có của Yêu gì đâu đến đứa không nhà” (Thế tình đối với người nghèo) Sự đổi thay nhân tình thế thái cũng là một đề tài trong thơ trào phúng của Nguyễn Công Trứ: “Đứng núi này trông núi nọ cao Nhân tình ơ hỡ biết làm sao?” (Trách nhân tình) Tiếng cười hài hước được bộc lộ ở cách chơi chữ thông minh, dí dỏm trong thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ: “Thân bát văn tôi đã xác vờ Trong nhà còn biết bán chi giờ. Của trời cũng muốn không thang bắc, Lộc thánh còn mong lục sách chờ. 19 Thiên tử nhất văn rồi chẳng thiếu, Nhân sinh tam vạn hãy còn thừa! Đã không nhất sách kêu chi nữa, Ông lão tha cho cũng được nhờ!” (Khất nợ tổ tôm) Nhà thơ mắc nợ do đánh tổ tôm. Khi khất nợ thì cũng sáng tác một bài thơ mỗi câu đều có quân bài tổ tôm: bát văn, bán chi, không thang, lục sách, nhất văn, tam vạn, nhất sách, ông lão để khất nợ. Lẽ dĩ nhiên, chủ nợ sẽ cho khất nợ bởi tiếng cười hài hước của mỗi câu thơ. Cùng cái “tạng” như thơ Nguyễn Công Trứ nhưng tiếng cười trong thơ Cao Bá Quát lại có phần hiểm hóc, chua cay hơn khi chẳng màng đến “miệng thế gian”: “Xuống ngựa lên xe nọ tưởng nhàn Lợm mùi giáng chức với thăng quan. Điền viên dạo chiếc xe bò cái Sẵn tấm mo che miệng thế gian” (Che miệng thế gian) Nhà thơ dạo phố bằng cách cỡi bò cái, cỡi bò đi dạo phố đã là chuyện lạ, càng lạ lùng hơn đó lại là bò cái có một chiếc mo cau cột ở đuôi mà ông gọi là để che miệng thế gian. Đằng sau câu chữ chính là dáng dấp dám làm, dám ngông của một nhà nho tài tử. Càng về sau hài hước trong thơ ca trung đại càng pha đậm tính châm biếm, mỉa mai. Cái cười bông lơn của hài hước không còn thoải mái, vui vẻ nữa. Nguyễn Khuyến cười cợt về xã hội Tây Tàu giả tạo: “Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải Thằng bé lom khom nghé hát chèo”. (Hội Tây) Người đọc không khỏi bật cười trước cái điệu bộ ngồi “ tênh nghếnh” của bà quan, trong khi “thằng bé lom khom nghé hát chèo”. Bà quan được so sánh với thằng bé thì chẳng còn thể thống gì. Phép đối của thơ đường luật để chỉ hành động của bà quan và thằng bé ( tênh nghếnh- lom khom) gây được hiệu ứng thẩm mỹ rất lớn, đối 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan