Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng về đất nước trong thơ chế lan viên...

Tài liệu Cảm hứng về đất nước trong thơ chế lan viên

.PDF
128
560
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ THU HƢỜNG CẢM HỨNG VỀ ĐẤT NƢỚC TRONG THƠ CHẾ LAN VIÊN Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớn dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân, còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tận tình của quý thầy cô, gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và tri ân sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, người đã tận tâm hướng dẫn khoa học, giúp tôi giải quyết các vấn đề trong đề tài, định hướng, gợi mở, truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập. Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành và bảo vệ luận văn này. Sau cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Đỗ Thu Hường LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt được của luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong các công trình ngh ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2013 Tác giả Đỗ Thu Hường MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Bố cục luận văn ............................................................................................ 4 NỘI DUNG ...................................................................................................... 6 Chƣơng 1. Cảm hứng về đất nƣớc trong thơ ca Việt Nam nhƣ một truyền thống và hành trình sáng tạo của Chế Lan Viên ......................................... 6 1.1. Cảm hứng về đất nước trong thơ ca Việt Nam .......................................... 6 1.2. Hành trình sáng tạo của nhà thơ Chế Lan Viên ...................................... 24 Chƣơng 2. Những cảm hứng chủ đạo thể hiện tình yêu đất nƣớc trong thơ Chế Lan Viên ......................................................................................... 33 2.1. Cảm hứng ca ngợi đất nước đau thương và anh hùng ............................ 34 2.2. Cảm hứng ca ngợi đất nước tươi đẹp ...................................................... 45 2.3. Cảm hứng phủ định các thế lực thù địch với đất nước ............................ 51 Chƣơng 3. Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng đất nƣớc trong thơ Chế Lan Viên ................................................................................................................. 61 3.1. Sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc .......................................................... 61 3.2. Thể thơ .................................................................................................... 67 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu .......................................................................... 74 3.4. Hình ảnh và biểu tượng ............................................................................ 84 KẾT LUẬN ................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chế Lan Viên là một tác gia lớn của Văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông bao trùm lên thế kỷ XX và để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học nước ta. Chế Lan Viên đã để lại một di sản khá đồ sộ: làm thơ, viết văn, viết tiểu luận phê bình. Ông đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghệ thuật ở những giai đoạn khác nhau: Giai đoạn Thơ Mới với Điêu tàn; hoà bình với Ánh sáng và phù sa; thời chống Mỹ cứu nước với Hoa ngày thường, Chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc; giai đoạn đổi mới với Di cảo thơ. Hiện ông để lại 15 tập thơ ( kể cả Di cảo thơ Chế Lan Viên, 3 tập), 7 tác phẩm văn xuôi, 8 tập tiểu luận phê bình…Nghiên cứu sâu về Chế Lan Viên là một cách giúp ta hiểu thêm về nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến thơ Chế Lan Viên, người đọc sau này có thể nghĩ ngay đến tập thơ Điêu tàn viết bằng chất liệu của đầu lâu, xác chết, nấm mồ, xương khô ẩn trong tâm hồn một cậu học sinh tuổi 16, 17 ngồi cạnh tháp Chàm lẻ loi, bí mật, người đọc lại không quên giọng thơ đậm màu sắc trí tuệ, giàu tính chính luận sang sảng bay bổng của một nhà thơ lớn đại diện cho dân tộc đang chiến đấu và chiến thắng trong thời kỳ chống Mỹ. Sau cách mạng, Chế Lan Viên thực sự đem đến cho nền thơ hiện đại Việt Nam một tiếng nói riêng, một “chất mặn” đặc biệt, tạo nên một phong cách đa dạng, độc đáo. Chế Lan Viên là một nhà thơ có quá trình chuyển hoá sâu sắc, triệt để. Trong quá trình chuyển hoá, ông là người thành công, “đã chín lại một mùa thơ” trong thời đại bão táp cách mạng. Từ một nhà thơ tiền chiến lãng mạn, ông đã thực sự trở thành nhà thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Tâm hồn, tư tưởng, quan niệm sáng tác của ông đã được ánh sáng của Đảng, của thế giới quan mác xít và phù sa của đời bồi đắp, đổi thay. Quá trình chuyển mình của 2 ông tiêu biểu cho quá trình đổi thay của một loạt các nhà Thơ Mới như: Xuân Diệu yêu đương, Huy Cận sầu não, Hàn Mặc Tử điên loạn, Lưu Trọng Lư mơ màng, Tế Hanh nhớ nhung… Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, thơ Chế Lan Viên đã chín trong một mùa gặt rộ. Qua thơ ông có thể thấy được một số thành quả mà thơ chống Mỹ đã đạt được. Chế Lan Viên thực hiện được những bước tổng hợp toàn diện các yếu tố nghệ thuật. Nhiều bài thơ của ông là sự kết hợp nhuần nhị giữa các yếu tố anh hùng ca và trữ tình, hiện thực và lãng mạn, cảm xúc và trí tuệ, trữ tình và châm biếm…Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thơ Chế Lan Viên không phải là đường viền quanh đề tài thơ, cũng như không phải là một yếu tố được chắp nối vào đề tài để có thêm “tư tưởng tính”. Mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã làm nên sức đẩy bên trong của mỗi bài thơ, làm nên linh hồn của tác phẩm nghệ thuật. Bởi thế, qua thơ Chế Lan Viên ta bắt gặp một nét độc đáo của nền thơ Việt Nam chống Mỹ: Tiếng nói anh hùng đã trở thành tiếng nói tự nhiên của tâm hồn, chất trữ tình đã hoà quyện gắn bó với chất anh hùng ca. Những bài thơ hào hùng giàu chất trí tuệ, giàu tính chính luận khi viết về Tổ quốc, nhân dân, Đảng và lãnh tụ, về kẻ thù, tình yêu, đời thường…đã và đang sẽ mãi ngân vang trong lòng người đọc. Nói đến thơ Chế Lan Viên, người ta không quên nhắc tới thơ viết về đất nước - một trong những mảng đề tài được ông quan tâm nhiều nhất. Cảm hứng về đất nước trong thơ ca Việt Nam xưa nay vẫn được xem như một truyền thống. Cũng giống như các thi sĩ khác, thơ ca Chế Lan Viên không nằm ngoài truyền thống đó. Thơ viết về đất nước của Chế Lan Viên không chỉ góp phần thể hiện nhân cách nhà thơ mà còn góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện đầy đủ phong cách thơ Chế lan Viên. 3 Chế Lan Viên là một gương mặt độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Ngay từ tập thơ đầu tay Điêu tàn, Chế Lan Viên đã được đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình chú ý. Có nhiều bài viết đánh giá về Điêu tàn từ các nhà thơ như Xuân Diệu, Bích Khê, Hàn Mặc Tử… đến các nhà nghiên cứu như Hoài Thanh, Hoài Chân. Các tập thơ tiếp theo của Chế Lan Viên như: Gửi các anh, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường- Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới cũng rất được quan tâm chú ý. Nhiều bài viết, bàn luận, đánh giá xung quanh các tập thơ của ông như: Đọc ánh sáng và phù sa (Xuân Diệu), Những biển cồn hãy mang đến trong thơ (Lê Đình Kỵ), Chế Lan Viên những tìm tòi trong nghệ thuật thơ (Nguyễn Lộc), Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên (Nguyễn Xuân Nam), Đối thoại mới của Chế Lan Viên (Hoàng Lan), Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên (Phạm Hổ), … Các bài viết này tiếp tục khẳng định tên tuổi và những đóng góp của Chế Lan Viên cho nền văn học nước nhà. Sau chiến tranh, đặc biệt là sau đổi mới, nhu cầu nhìn lại, đánh giá lại nền văn học kháng chiến được đặt ra, các tác phẩm của Chế Lan Viên một lần nữa lại được quan tâm chú ý. Nhất là sau khi vợ ông, bà Vũ Thị Thường cho xuất bản 3 tập Di cảo thơ của ông thì sự chú ý của dư luận càng trở nên mạnh mẽ hơn. Nhân các dịp kỉ niệm 10 năm, 15 năm, 20 năm ngày mất, hay 90 năm ngày sinh của ông nhiều bài viết, đánh giá phê bình về thơ Chế Lan Viên lại tiếp tục xuất hiện. Các bài viết này cho thấy sức sống, tính thời sự của các tác phẩm thơ Chế Lan Viên. Năm 2000, Vũ Tuấn Anh đã cho ra đời công trình: Chế Lan Viên - về tác gia và tác phẩm. Trong công trình này, tác giả đã tuyển chọn và giới thiệu một cách hệ thống và khá toàn vẹn những công trình tiêu biểu nghiên cứu về thơ văn Chế Lan Viên. Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ lấy thơ Chế Lan Viên làm đối tượng nghiên cứu cũng có số lượng không hề nhỏ. Những luận án này đã cho chúng tôi nhiều gợi mở khi tiếp cận đối tượng nghiên cứu của mình. Nghiên cứu, đánh giá, phê bình về Chế Lan Viên nhiều về số lượng, đa dạng phong phú ở góc độ tiếp cận cũng như hình thức thể hiện. Tuy nhiên mảng thơ viết về cảm hứng đất nước còn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu một cách 4 đầy đủ và có hệ thống. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Cảm hứng về đất nước trong thơ Chế Lan Viên” nhằm góp phần nhỏ bé trong việc tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của ông. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là đi sâu tìm hiểu thơ viết về đất nước của Chế Lan Viên với những đặc sắc riêng, để thấy được đóng góp của nhà thơ vào thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và thơ viết về quê hương đất nước Việt Nam nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thơ viết về đất nước của Chế Lan Viên.Trên cơ sở tìm hiểu về cảm hứng đất nước trong thơ Chế Lan Viên, luận văn tập trung đi vào khảo sát toàn bộ mảng đó trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. 4. Đóng góp của Luận văn Luận văn nghiên cứu cảm hứng về đất nước trong thơ Chế Lan Viên ở cả hai phương diện nội dung và hình thức. Từ đó ghi nhận sự đóng góp của nhà thơ vào thơ ca Việt Nam hiện đại 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả các bài thơ viết về đất nước của Chế Lan Viên nằm rải rác ở các tập thơ khác nhau trong cả hai giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Luận văn tiến hành phân tích những đặc trưng tiêu biểu của thơ viết về đất nước của thi nhân. Đồng thời tổng hợp, khái quát hoá các kết quả phân tích để rút ra các kết luận cần thiết. 5.2. Phương pháp so sánh 5 Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các sáng tác của Chế Lan Viên qua các thời kỳ, sáng tác của Chế Lan Viên với các nhà thơ khác để thấy rõ nét độc đáo, đặc sắc và đóng góp của Chế Lan Viên trong thơ ca dân tộc. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cảm hứng đất nước trong thơ ca Việt Nam và hành trình sáng tạo của Chế Lan Viên. Chương 2: Những cảm hứng chủ đạo thể hiện tình yêu đất nước trong thơ Chế Lan Viên. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng đất nước trong thơ của Chế Lan Viên. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CẢM HỨNG VỀ ĐẤT NƢỚC TRONG THƠ CA VIỆT NAM NHƢ MỘT TRUYỀN THỐNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA CHẾ LAN VIÊN 1.1. Cảm hứng về đất nƣớc trong thơ ca Việt Nam nhƣ một truyền thống Lòng yêu nước vốn là truyền thống tinh thần tốt đẹp bao đời của dân tộc Việt Nam. “Đó là thứ của quý, bấy lâu nay phải cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nay nhờ cách mạng được đem ra trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê” (Hồ Chí Minh). Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, nhiều thế hệ người cầm bút luôn hướng về quê hương, đất nước. Vì thế, cảm hứng về đất nước trong văn học Việt Nam nói chung và trong thơ ca Việt Nam nói riêng xưa nay được xem như một truyền thống. Cảm hứng về đất nước trong thơ ca Việt Nam không phải đến thời kỳ văn học hiện đại mới xuất hiện. Từ thủa còn chưa có văn học thành văn, đất nước đã gợi cảm hứng dạt dào cho nhân dân ta, những người lao động bình thường trở thành thi sĩ. Có biết bao bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước mãi còn ngân vang trong lòng người đọc: - Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Ai vô xứ Nghệ thì vô - Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi tới đó thời không muốn về - Bình Định có núi Vọng Phu Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh Em về Bình Định cùng anh Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa ……………. 7 Trong văn học dân gian, những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên những vùng đất với những đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh… Tình yêu đất nước trong văn học dân gian thường gắn liền với tình yêu quê hương làng xóm. Tiếp nối truyền thống yêu nước từ trong văn học dân gian, cảm hứng về đất nước trong văn học trung đại trở thành một trong những cảm hứng chủ đạo.Văn học trung đại Việt Nam nếu hình dung như một thứ quả màu vàng, một vụ quả bội thu thì mảnh đất gieo trồng của nó đầy máu, mồ hôi và cả ước mơ của người gieo hạt. Thế hệ ông cha chúng ta đã cần mẫn xới vun bằng tình yêu của mình với mảnh đất ấy. Sự nghiệp giữ nước gian khổ mà vinh quang, và ý thức trách nhiệm của người cầm bút đã đem đến văn học trung đại một cảm hứng lớn: cảm hứng yêu nước. Cảm hứng này như một mạch ngầm chảy xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc. Từ văn học dân gian đến văn học viết, từ văn học trung đại đến văn học hiện đại không ở đâu, không lúc nào mạch ngầm ấy ngừng chảy. Dù với những diện mạo khác nhau, cách thể hiện khác nhau song có thể khẳng định chủ nghĩa yêu nước là cảm hứng lớn nhất của văn học Việt Nam. Trong văn học trung đại ngay từ những tác phẩm đầu tiên như Quốc tộ (Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) ta đã thấy dấu ấn của cảm hứng này. Có thể nói, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam thể hiện trước hết ở lòng tự hào dân tộc. Chúng ta đã từng thấy dõng dạc vang lên trong bài thơ thần của Lý Thường Kiệt là tiếng nói đầu tiên như âm vang từ khí thiêng sông núi dội về: đất nước Việt Nam do vua Nam làm chủ. Nước là của vua, vua là tượng trưng cho chủ quyền của nước: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời 8 Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Niềm tự hào ấy còn được tiếp nối trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như lịch sử văn học. Tự hào vì đất nước hùng vĩ tươi đẹp, tự hào về đất nước anh hùng hiên ngang, tự hào vì đất nước đã được dựng xây bởi biết bao thế hệ: Ngọc nhĩ hàn quang tẩm quảng đã, Tản Viên tễ sắc chiếu Thăng Long Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp Ông Trọng từ thâm vận đạm nùng (Phạm Sư Mạnh – Họa Minh sứ đề Nhĩ Hà) (Ánh sáng mát lạnh của dòng sông chảy quanh như vành tai ngọc thấm vào cánh đồng rộng lớn, Sắc đẹp rực rỡ của ngọn núi tròn như chiếc tán tròn chiếu xuống kinh đô rồng bay Núi lớp lớp vây quanh thành cổ Văn Lang Mây đậm nhạt che đền thắm Ông Trọng) Trong thơ trung đại, cảm hứng yêu nước còn thể hiện ở tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua thơ các thi sĩ thời Trần, thơ Nguyễn Trãi…Một trong những thành tựu quan trọng của thơ thời Trần là đã thể hiện được chủ nghĩa yêu nước, ý chí quật cường chống quân xâm lược của dân tộc ta. Chính cảm hứng này đã tạo ra Hào khí Đông Á trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc. Hào khí ấy vang lên hùng tráng mà tha thiết qua khúc ca khải hoàn Tụng giá hoàng kinh sư của Trần Quang Khải: Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan 9 Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang sơn. Bài thơ làm sống dậy một không gian trận mạc chiến trường, đao kiếm với ngựa thét quân reo ngất trời tráng khí. Một trong hai trận ấy do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy. Chương Dương, Hàm Tử nằm trong hệ thống chiến thắng mở màn có ý nghĩa chiến lược cho cuộc phản công thắng lợi, mạnh và nhanh, cường độ lớn và tốc độ phi thường đã tạo cho lời thơ khí thế hùng tráng, thiêng liêng. Yêu nước, căm thù giặc tất yếu phải chiến đấu đến cùng cho lí tưởng ấy. Trong thơ trung đại Việt Nam dường như vẫn còn văng vẳng tiếng mài giáo dưới ánh trăng của Đặng Dung (Cảm hoài), cái múa giáo đầy thách thức của Phạm Ngũ Lão. Sự mất còn của non sông đã đặt gánh nặng lên vai con người thời cuộc với thử thách nặng nề: giết giặc cứu nước. Vậy nên trong Thuật hoài Phạm Ngũ Lão đã xây dựng được hình tượng một con người tràn đầy khí thế, tầm vóc. Ở đó có cả sức mạnh của tướng sĩ ba quân trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đồng thời đó cũng là sức mạnh của cả dân tộc. Từ suy ngẫm khái quát về tư thế, tầm vóc và sức mạnh của dân tộc chuyển sang suy ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng, Phạm Ngũ Lão đã có cách khơi gợi thật khéo léo: nếu đấng nam nhi còn vương nợ tức là chưa có công trạng gì với núi sông thì sẽ luống thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đúng là cái thẹn của một của một nhân cách lớn, cái xấu hổ lớn lao rất đáng trân trọng của Phạm Ngũ Lão. Ông xấu hổ với bản thân, với cộng đồng nhất là với một nam nhi thời loạn. Đến như Gia Cát Lượng, một con người đã từng xuất thế để quên đi sự đời nhưng cũng dời liều cỏ giúp Lưu Bị chấn hưng nhà Hán thời Tam Quốc, còn với sĩ phu đời Trần, trước tình thế Tổ quốc ngàn cân treo sợi tóc há chỉ đứng nhìn và bình thản hay sao? 10 Múa giáo non sông trải mấy thâu Ba quân hùm khí nuốt Sao ngưu Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Có thể nói một bối cảnh lịch sử đặc biệt cùng với hào khí của con người thời đại đã mang đến cho văn học yêu nước thời Trần một bộ mặt riêng đặc sắc không thể trộn lẫn với bất kỳ giai đoạn văn học nào. Những chiến thắng oanh liệt trước quân Nguyên Mông mạnh như vũ bão khiến nhiều đất nước đã phải khuất phục càng làm cho niềm tự hào dân tộc, ý chí tự tôn, tự lực tự cường lên cao. Văn học thời kỳ này chủ yếu là những tác phẩm mang cảm hứng yêu nước thể hiện sâu sắc không khí thời đại. Tiếp nối hào khí Đông A với niềm tự hào dân tộc sâu sắc là những áng thơ văn bất hủ của văn học triều Lê sau chiến thắng quân Minh oanh liệt, trong đó không thể không nhắc tới Nguyễn Trãi với những tác phẩm kiệt xuất của ông. Bình Ngô đại cáo chính là một áng thiên cổ hùng văn vừa tố cáo kẻ thù tàn ác vừa thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước. Đó là niềm tự hào dân tộc, là ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ thù, là lòng căm thù giặc tột độ, là tư tưởng nhân nghĩa lấy dân làm gốc để dựng xây đất nước thái bình dài lâu. Sau những năm tháng kháng chiến chống giặc, nhà thơ Ức Trai trở về với cuộc sống điền viên tình yêu nước lại được thể hiện ở những cung bậc khác: Bui một tấm lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen Hay: Bui có một niềm ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng. Tình yêu đất nước hài hòa trong tình yêu thiên nhiên cảnh vật: 11 Dục Thúy vũ đình, phong tự ngọc Đại An triều tướng, thủy như thiên (Vọng doanh) (Núi Dục Thúy mưa tan đỉnh tựa ngọc Cửa Đại An triều nỏi nước như trời) Điều đặc biệt là Nguyễn Trãi thường hay gắn thiên nhiên kỳ vĩ của đất nước với lịch sử hào hùng của dân tộc: Sóc phong suy hải khí lăng lăng Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng Ngạc đoạn kình phầu sơn khúc khúc Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng (Bạch Đằng hải khẩu) (Gió bấc thổi trên mặt nước, hơi biển rùng rợn Nhẹ kéo buồm thơ để qua cửa Bạch Đằng Như cá sấu bị chặt, cá voi bị mổ, núi đứt khúc lại khúc Như mũi qua chìm cây kích gãy, bờ chồng tầng lại tầng) Cái làm sông Bạch Đằng trở nên kì vĩ không phải chỉ bởi cảnh vật tự nhiên mà còn bởi những chiến tích của ông cha đã in bóng trên dòng sông ấy. Với Nguyễn Trãi chính những chiến công kia mới là vẻ đẹp của Bạch Đằng. Có thể nói thơ văn Nguyễn Trãi chính là sự hội tụ của những ánh hào quang quá khứ, là sự tiếp nối của cảm hứng yêu nước đã được khơi nguồn từ các giai đoạn trước. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi đồ sộ và đa dạng nhưng những tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng với dân tộc với nhân dân là những tác phẩm đặc sắc và chiếm phần lớn gia tài nghệ thuật của ông. Đến giai đoạn sau các triều đại phong kiến gặp nhiều khủng hoảng, đất nước với sự phân chia đàng trong – đàng ngoài, với các cuộc nội chiến liên 12 miên cảm hứng yêu nước vẫn là một nội dung lớn của văn học song nó không ở bình diện thứ nhất mà thay vào đó là cảm hứng nhân đạo, thế sự. Tuy vậy mạch ngầm ấy vẫn chảy. Ở thế kỉ XVI, XVII và nửa đầu XVIII chúng ta thấy xuất hiện dòng thơ vịnh sử, thơ đi sứ thể hiện cảm hứng yêu nước một cách sáng tạo, uyển chuyển. Thơ vịnh sử thường ngợi ca những nhân vật lịch sử, những ông Vua hiền, nặng về mục đích giáo huấn, phê phán những tên bạo chúa, gian thần thể hiện nhân sinh quan và đạo lý chính nghĩa thời đại. Các bài thơ đi sứ thì khéo léo thể hiện niềm tự hào dân tộc. Tinh kỳ ảnh diệu sơn sơn nguyệt Cổ giác thanh huyên thụ thụ phong Nam phục phiên ly thiên lý tráng Bắc phương tỏa thược nhất phương hùng (Lạng Sơn hình thế - Nguyễn Tông Khuê) (Bóng cờ xí chói lọi núi non như có ánh trăng Tiếng trống ốc ầm rung cây cối tưởng chừng nổi gió Làm phên giậu cõi Nam, ngàn dặm mạnh Là then khóa cửa Bắc một phương hùng) Qua dòng văn học này một lần nữa chúng ta thấy được cảm hứng yêu nước với các nhánh, mạch của nó chảy qua các giai đoạn văn học khác nhau trong những hình thái khác nhau nhưng đều thể hiện chung một tình cảm cao đẹp đã trở thành truyền thống của người Việt Nam đó là tình yêu đất nước. Ngay cả ở nửa sau thế kỷ XVIII, giai đoạn mà chủ nghĩa nhân đạo chiếm bình diện thứ nhất thì tinh thần yêu nước vẫn là một dòng chảy không ngừng. Trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương ta đâu chỉ thấy hình ảnh người phụ nữ tài hoa, cá tính, khát khao sống, khát khao yêu, khát khao hạnh phúc mà còn có cái tự hào về bản thân về dân tộc: 13 Nghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái Thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống) Cái nghé mắt trông ngang ấy là cái nghé mắt của một người phụ nữ tự chủ kiêu hãnh và cũng là cái nhìn coi thường tướng giặc của một người con tự hào về dân tộc. Tình yêu đất nước ở giai đoạn này được biểu hiện thông qua những bài thơ tố cáo hiện thực xã hội, thể hiện sự cảm thương với những lầm than của người dân. Ta bắt gặp đâu đó trong những bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, trong những vần thơ của Cao Bá Quát tình cảm yêu nước sâu nặng thầm kín. Từ đó có thể khẳng định một lần nữa tình yêu đất nước là một cảm hứng vô tận với các nhà thơ ở mọi thời kỳ mọi hoàn cảnh. Đến khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của con người Việt Nam lại bật lên mạnh mẽ. Không thể cầm gươm tham gia nghĩa quân như các sĩ phu yêu nước khác, Nguyễn Đình Chiểu đã đánh giặc bằng ngòi bút: Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Nỗi lo lắng và niềm đau xót cho ách nước, nạn dân ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Mỗi bữa thấy, mỗi ngày trông kẻ thù trước mắt lấn thêm một bước, Đồ Chiểu đau đớn như bị cắt đi một phần máu thịt. Cảm hứng bao trùm bài Chạy giặc là sự sửng sốt, nỗi bàng hoàng, lo lắng cho vận nước nạn dân: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay…. Cho nên tinh thần quyết chiến, quyết thắng không chỉ biểu hiện nơi trận mạc sa trường. Nó còn là lẽ sống, một hạnh phúc được sẵn sàng xả thân 14 cho Tổ quốc. Tư thế của Đặng Dung là tư thế của một kẻ anh hùng, một chí trai thời loạn: Vai khiêng trái đất mong phù chúa Giáp gột sông trời khó vạch mây.. Trong thơ, chúng ta nhận thấy dường như còn có những nỗi buồn sâu kín của con người trước sự đổi thay của đất nước, những cảnh trớ trêu trong xã hội, nạn chiến tranh, cát cứ, xâm lựơc. Đó là trường hợp Sông lấp (Tú Xương), Hội Tây (Nguyễn Khuyến)…Nghe tiếng ếch vẳng bên tai mà Tú Xương giật mình. Cái giật mình của Tú Xương là cái giật mình chứa bao đau xót trước hiện thực phũ phàng. Đó là cái giật mình của lòng yêu nước, của tinh thần dân tộc sâu kín được ấp ủ, nung nấu nhưng không có cách nào giải tỏa được: Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò (Sông lấp) Còn với Nguyễn Khuyến thì sao? Ông xót xa trước những trò lố lăng, xúc phạm đến danh dự dân tộc do thực dân Pháp bày ra. Bài Hội Tây đã thể hiện sâu sắc nỗi đau đó: Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu. Tình yêu nước thầm kín được Tam Nguyên Yên Đổ gửi gắm qua bài thơ. Dẫu chỉ là vịnh cảnh thu mà sao lòng người thấy man mác một nỗi buồn: Nhân hứng cũng vừa toàn cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào 15 Cái thẹn với ông Đào là cái thẹn của một con người không thể làm gì cho đất nước trong một hoàn cảnh mới. Nguyễn Khuyến không thể trực tiếp đánh giặc như những chí sĩ theo phong trào Cần vương, cũng không thể dùng ngòi bút đánh giặc như Đồ Chiểu, không chịu ở lại làm quan, thoái lui ở ẩn Nguyễn Khuyến mang theo một tâm trạng nhiều day dứt trăn trở. Sự trăn trở day dứt đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước mà bất lực trước thời cuộc. Không chỉ có vậy, cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại còn thể hiện ở việc các nhà thơ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước. Trong thơ, thiên nhiên đất nứớc Việt Nam hiện lên thật đẹp đẽ, tráng lệ giàu đường nét, màu sắc. Với thơ thời Trần, qua cảnh trí thiên nhiên các thi sĩ đã gửi vào đó tình yêu quê hương đất nước của mình. Nguyễn Trung Ngạn khi đi sứ cũng đã viết nên những vần thơ xúc động về tình yêu quê hương đất nước với những phong vị riêng của một vùng đồng bằng Bắc Bộ: Dâu già lá rụng tằm vừa chín Lúa sớm bông thơm cua béo ghê Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt Dẫu vui đất khách chẳng bằng về (Quy Hứng) Kể cả một chiếc lá đỏ thưa, một cánh cò chao liệng, một tiếng chuông vẳng trong mây trời, một tiếng sáo, thuyền câu ngoài bến đậu…Tất cả đều trở thành nguồn thi hứng cho các thi sĩ thời Trần: Tiếng sáo thuyền câu ngoài bến đậu Trăng rơi đầy nước, móc đầy sông Còn Nguyễn Trãi, cảnh đẹp thiên nhiên, khí trời lúc sang xuân thật huyền hồ đầy âm thanh, màu sắc. Xuân về mang theo sự tươi tốt với những làn mưa. Cỏ ở bến xanh như màu khói bao la bát ngát: 16 Cỏ xanh như khói bến xuân tươi Lại có mưa xuân nước vỗ trời (Bến đò xuân đầu trại) Cảm hứng yêu nước trong thơ trung đại Việt Nam đã thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú và sâu sắc. Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khoải không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là vẫn sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của thơ Việt Nam thời trung đại. Yêu nước trong văn học trung đại gắn với trung quân với tư tưởng phong kiến nên mang một màu sắc riêng khác biệt với tinh thần yêu nước trong văn học dân gian. Tình yêu đất nước gắn với các tư tưởng của Phật giáo, Đạo giáo và đặc biệt là Nho giáo sau này. Tuy nhiên tựu chung tình yêu nước được thể hiện bằng niềm tự hào dân tộc, về lịch sử văn hiến lâu đời của đất nước, lồng trong tình yêu thiên nhiên, ca ngợi những chiến công, những nhân vật lịch sử vĩ đại. Đó là ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù, lòng căm thù giặc sâu sắc, là tư tưởng trung quân tấc đất ngọn rau ơn chúa (Nguyễn Đình Chiểu). Chủ nghĩa yêu nước phát triển trong dòng văn học viết có những dạng khác nhau tùy theo hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể. Nhưng nó đã đi cùng quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại với những khúc thăng trầm riêng. Sang đầu thế kỷ XX, văn học hình thành và phát triển trong sự chi phối của bối cảnh lịch sử xã hội nói chung (lịch sử dân tộc nằm trọn vẹn trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp) và sự chi phối của Tân thư nên văn học giai đoạn này không thuần nhất mà chia thành nhiều xu hướng. Trong đó có xu hướng văn học yêu nước và cách mạng (văn học
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan