Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm hứng thế sự trong thơ nguyễn duy, đồng đức bốn...

Tài liệu Cảm hứng thế sự trong thơ nguyễn duy, đồng đức bốn

.PDF
124
599
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƢỜNG CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HƢỜNG CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành tại khoa sau đại học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, dƣới sự hƣớng dẫn của TS.Nguyễn Văn Nam. Tác giả xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Nam, ngƣời trực tiếp tận tình, chu đáo hƣớng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này. Đồng thời tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc những lời góp ý chỉ bảo chân thành, quý báu của các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành Lí luận văn học, thuộc khoa Ngữ văn trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và sự cổ vũ, động viên của gia đình, bạn bè để luận văn này đƣợc hoàn thành. Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự ệc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Hà Nội ngày 10 tháng 12 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hường MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 11 7. Đóng góp của luận văn............................................................................ 11 NỘI DUNG...................................................................................................... 12 Chƣơng 1: Cảm hứng thế sự trong văn học việt nam từ sau 1975 và hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ........................................ 12 1.1. Cảm hứng thế sự từ sau 1975............................................................... 12 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 12 1.1.2. Những tiền đề cho sự ra đời của cảm hứng thế sự trong thơ Việt Nam từ sau 1975 .............................................................................................. 13 1.1.2.1.Tiền đề lịch sử ................................................................................. 13 1.1.2.2.Tiền đề về sự đổi mới quan niệm sáng tác...................................... 13 1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ....................... 16 1.2.1. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy ............................................... 16 1.2.1.1. Giai đoạn trước 1975 ..................................................................... 16 1.2.1.2. Giai đoạn sau 1975......................................................................... 17 1.2.2. Hành trình sáng tạo của Đồng Đức Bốn ........................................... 21 Chƣơng 2: Những biểu hiện chính của cảm hứng nhân sinh, thế sự trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn................................................................... 28 2.1. Suy ngẫm về cuộc đời, xã hội, về nhân sinh thế thái ........................... 28 2.1.1. Sự “nhận thức lại” hiện thực đời sống .............................................. 28 2.1.2. Cảm hứng lí giải về những nghịch lí nhân sinh ................................ 32 2.1.3. Cảm hứng mô tả về các mối quan hệ đời thường ............................. 42 2.2. Những hình tượng thế sự, đời tư nổi bật trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn ........................................................................................................... 56 2.2.1. Hình tượng cái tôi thế sự, đời tư ....................................................... 56 2.2.2. Hình tượng quê hương ...................................................................... 63 Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện dòng cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn........................................................................................ 74 3.1. Giọng điệu ............................................................................................ 74 3.1.1. Giọng “hát ru” ................................................................................... 74 3.1.2. Giọng trào lộng ................................................................................. 78 3.1.3 Giọng triết lí ....................................................................................... 86 3.2. Thể thơ ................................................................................................. 89 3.3. Ngôn ngữ ............................................................................................ 102 KẾT LUẬN .............................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 116 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về cảm hứng thế sự đời tư Văn học Việt Nam nói chung, thơ ca nói riêng từ sau 1975 đã có những đổi thay rõ rệt cùng với sự đổi thay của đời sống xã hội. Sự thay đổi được thể hiện trên mọi bình diện từ quan điểm sáng tác, chủ đề, đề tài, tư tưởng... của nhà văn. Nếu như trong chiến tranh, thơ ca thường hiện lên với cái nhìn lãng mạn hóa, lí tưởng hóa; vấn đề phản ánh trong thơ phải là những vấn đề lớn lao, chứa đựng vận mệnh của cả dân tộc; “cái tôi” phải nhường chỗ cho “cái ta” chung ... thì giờ đây, trong thời đại mở cửa, con người có quyền tự do sáng tác, tự do bộc lộ cái tôi cá tính riêng. Trong thơ xuất hiện những mạch ngầm cảm xúc suy tư của tác giả. Cảm hứng thế sự đời tư trở thành cảm hứng chính của thơ ca Việt Nam sau chiến tranh. Sau chiến tranh, thơ quay về với những vấn đề nhân sinh, thế sự, với đời sống cá nhân và những góc khuất của con người. Cùng với đó là những tìm tòi, sáng tạo cách thể hiện mới để làm nên một diện mạo thơ ca đặc sắc và giàu tính nhân văn. 1.2.Về Nguyễn Duy Nguyễn Duy, tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948. Nguyễn Duy đến với làng thơ Việt Nam từ những năm đất nước còn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã góp một tiếng nói quan trọng làm nên diện mạo riêng của một thế hệ thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hòa mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc, Nguyễn Duy đã cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị và được công chúng nhiệt liệt đón chào. Chiến tranh đã kết thúc, trở về đời thường, bước vào cuộc sống mới, với mỗi người chiến sĩ, mỗi nhà văn quả không phải là điều đơn giản. Nhiều người trong số đó đã không tìm được lẽ sống và cảm hứng sáng tác, trở nên 2 lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với Nguyễn Duy lại khác, ông đã có nhiều sáng tạo, đổi mới chứng tỏ được bút lực dồi dào của mình. Nhiều tập thơ cà giá trị được ông tiếp tục hoàn thiện. Năm 1997, bằng một cuộc triển lãm thơ, Nguyễn Duy đã tuyên bố ngừng sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình. Tuy vây, theo thời gian, sức sống của thơ Nguyễn Duy dường như mỗi lúc một mãnh liệt và tỏa sáng. Cùng với Nguyễn Bính, thơ Nguyễn Duy là thứ “đặc sản” của Việt Nam với những câu thơ mang âm hưởng ca dao đi vào lòng người: Ta đi trọn kiếp con ngƣời Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - 1987) Đố em mua chịu nỗi đau Để anh hóa giá bảy màu giấc mơ (Bụi - 1997) Nguyễn Duy còn tự nhận là “thi sĩ thảo dân”, coi cuộc đời mình đích thị là thảo dân từ lúc nằm trong bụng mẹ và luôn tâm niệm quê hương và số phận của người dân lao động là nỗi trăn trở đau đáu trong tình cảm cũng như trong thơ mình. Ông được đánh giá cao ở thể thơ lục bát được viết theo phong cách hiện đại với những câu thơ vừa phóng túng, vừa uyển chuyển chặt chẽ và được giới phê bình đánh giá “là ngƣời góp phần làm mới thể thơ truyền thống”. Vì vậy, trong thơ Nguyễn Duy luôn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại từ nội dung đến hình thức biểu hiện. Đây là điều chúng ta dễ dàng nhận ra ở hầu hết mọi sáng tác của nhà thơ. Hiện nay, Nguyễn Duy còn là nhà thơ được lựa chọn giảng dạy trong nhà trường phổ thông với một số tác phẩm như: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng, Đò Lèn. Mỗi bài thơ đều mang trong mình những dư âm, 3 tình cảm không chỉ của bản thân tác giả mà còn mang điệu hồn riêng của tâm hồn Việt Nam với những hình ảnh trữ tình đằm thắm. 1.3. Về Đồng Đức Bốn Từ xưa đến nay, thơ ca luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học dân tộc cũng như trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt. Từ sau 1975, cùng với sự đổi mới của nền văn học, thơ ca cũng có những bước chuyển mình đáng kể. Thơ ca giai đoạn này tuy không còn giữ vị trí tiên phong, trụ cột trong đời sống văn học, nhưng vẫn rất phong phú và đa dạng, có nhiều tìm tòi, cách tân mạnh mẽ với nhiều phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo trong tiến trình phát triển của thơ hiện đại Việt Nam. Đồng Đức Bốn là nhà thơ đương đại nổi bật. Tuy tác phẩm của ông chưa được đưa vào giảng dạy ở trường Trung học phổ thông, nhưng tên tuổi đã được nhiều nhà phê bình và đông đảo độc giả chú ý, đánh giá cao. Bởi trong khi những cây bút đương đại đua nhau đi tìm cho thơ mình những hình thức thể hiện riêng, mới lạ thì Đồng Đức Bốn lại thực hiện quá trình “lội ngƣợc dòng” tìm về với những nguồn mạch trong trẻo của thể thơ lục bát truyền thống, với những hình ảnh thơ gần gũi, bình dị trong đời sống hàng ngày nhưng vẫn toát lên hơi thở rất “hiện đại”, vẫn thấy bên cạnh “chất tình trong trẻo” là cả một “nỗi đau đáu với đời và cả cái ngông của một thi sĩ”. Tất cả đã làm nên một thế giới nghệ thuật rất riêng, mang đậm phong cách đồng quê trong thơ thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Xuất phát từ sự yêu mến của bản thân và mong muốn góp thêm một cái nhìn về giá trị thơ ca của hai nhà thơ chúng tôi quyêt định thực hiện đề tài tìm hiểu “Cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn” trong khóa luận này. 4 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về cảm hứng thế sự Nghiên cứu cảm hứng thế sự trong thơ một vài tác giả văn học giúp người đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp của họ và những ẩn ức trong thơ. Đã có nhiều bài viết, công trình bàn về cảm hứng thế sự trong những giai đoạn văn học, tác giả văn học như: Cảm hứng đời tƣ thế sự trong văn học Việt Nam sau 1975 khi viết về đề tài gia đình (Phùng Việt Văn), Cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ Việt Nam 1975 – 2000 (Trịnh Thị Hằng), Cảm hứng thế sự - điểm gặp gỡ và khác biệt giữa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết của một số tác giả miền Bắc cùng thời (Nguyễn Văn Nở, Huỳnh Thị Lan Phương), Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (Lê Hồ Quang), Thơ Lƣu Quang Vũ “tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh” (Lê Hồ Quang), Cảm hứng thế sự đời tƣ trong thơ Trần Nhuận Minh (Chung Thi Thúy)… Cảm hứng thế sự đã xuất hiện từ văn học Trung đại, khi các nhà Nho tài tử lấy đó làm nơi gửi gắm những tâm sự riêng chung.Cảm hứng này từ khi xuất hiện đã được các nhà thơ, nhà văn chào đón qua từng thời kì sau đó và đặc biệt giai đoạn sau 1975 trong thời đại kinh tế thị trường, khi ý thức cá nhân được đề cao, con người được tự do giãi bày và thể hiện cá tính sáng tạo. Nó kế thừa và tiếp nối những giá trị truyền thống đã có trong văn học, tạo nên một mảng văn học phong phú trong nền văn học đa sắc màu. 2.2 Lịch sử nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, tác phẩm đầu tay của ông là bài thơ Trên sân trường được viết năm 1960 khi đang còn là học sinh trung học phổ thông ở Lam Sơn - Thanh Hóa, nhưng phải tới năm 1973 ông mới thực sự được biết đến với chùm thơ đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ tuần Báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Viêt Nam. Sự xuất hiện của thơ 5 Nguyễn Duy đã góp vào nền thơ ca một bản sắc riêng, một phong cách nghệ thuật độc đáo và thu hút sự chú ý của độc giả cũng như giới phê bình văn học. Hoài Thanh là một trong những người đầu tiên phát hiện ra tài năng thơ Nguyễn Duy qua chùm thơ ông gửi đăng trên tuần báo Văn nghệ (Số Tết Nhâm Tý và Văn Nghệ số 442). Trong bài viết: “Đọc một số bài Nguyễn Duy” đăng trên tuần báo văn nghệ số 442 ngày 14 - 4 - 1972, tác giả đã khẳng định: “Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh thƣờng hay cảm xúc trƣớc những chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở ngƣời khác thƣờng chỉ là thoáng qua thì ở anh nó lắng sâu và dừng lại…”[46]. Bài viết của Hoài Thanh đã giới thiệu Nguyễn Duy trước bạn đọc như một tiếng thơ đầy triển vọng, đầy “tiềm lực”. Lê Quang Hưng khi tìm hiểu thơ Nguyễn Duy cũng nhận ra nét độc đáo của thơ Nguyễn Duy: “Sự kết hợp giữa cụ thể và suy ngẫm, giữa riêng và chung, cảm xúc đằm nén gây đƣợc sự đồng cảm” [30, 156]. Nguyễn Quang Sáng cũng nhận thấy ở Nguyễn Duy: “Tƣ duy thơ thì hiện đại, hình thức thơ thì phẳng phất phong vị cổ điển phƣơng Đông” [49, 189]. Trên đây là những bài viết đánh giá khái quát nhất về thơ Nguyễn Duy. Ngoài ra còn rất nhiều bài phê bình, nghiên cứu của các tác giả đăng rải rác trên báo, tạp chí hay một số tuyển tập thơ. Nói chung, các nhà phê bình, nghiên cứu đều đi đến khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo ở Nguyễn Duy và những đóng góp quí báu của ông cho nền thơ ca Việt Nam. Bùi Thị Minh Tâm trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn về “Chủ đề quê hƣơng đất nƣớc trong thơ Nguyễn Duy” đã xem cảm hứng quê hương, đất nước là cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Duy. Đây là một cảm hứng quen thuộc của thi nhân từ xưa tới nay: “Nguyễn Duy bền bỉ hƣớng cảm xúc của mình về với cội nguồn quê hƣơng, cội nguồn dân tộc”[45,32]. 6 Vũ Văn Sĩ dù không trực tiếp đề cập đến sáng tác của Nguyễn Duy nhưng qua bài viết: “Nguyễn Duy - ngƣời thƣơng mến đến tận cùng chân thật” đã có những nhận xét rất tinh tế: “…thơ Nguyễn Duy không dừng lại ở đề tài, bởi đằng sau các lớp sự việc, sự kiện ấy là cái hồn của cuộc sống ẩn tàng các vấn đề xã hội và con ngƣời trong đó”[50,307]. Theo ông, nét độc đáo trong thơ Nguyễn Duy chính là “gợi cho ta nắm bắt đƣợc những nét vô hình, mong manh trong tiềm thức của mình. Và rồi ngay lập tức và đồng thời, bằng kinh nghiệm sống từng trải riêng của mỗi ngƣời để thiết lập mối liên hệ của nó với các hiện tƣợng tinh thần của đời sống xã hội”[22,310]. Nhận xét của Vũ Văn Sĩ là những gợi mở quí báu cho chúng tôi khi tìm hiểu cảm hứng sáng tác thơ Nguyễn Duy. Bởi đây chính là mạch ngầm triết lí theo kiểu tư duy thơ của Nguyễn Duy. Lại Nguyên Ân trong bài viết “Tìm giọng mới thích hợp với ngƣời thời mình”, qua giọng điệu riêng của tập thơ Ánh trăng, đã nhận thấy “Giai điệu trữ tình” với nhiều sắc thái biểu hiện trong giọng điệu thơ Nguyễn Duy: “Có giọng bông lơn, bỡn cợt, có tiếng cƣời khúc khích giữa dòng trữ tình nhƣ là để phá bớt đi cái vẻ rƣng rƣng thống thiết, cứ cao lên và làm căng thẳng mệt mỏi tâm lý cảm thụ” và sắc giọng mới “thủng thẳng ngang ngạnh và ƣơng bƣớng nữa”[5,310]. Hoàng Nhuận Cầm lại cho rằng giọng điệu thơ Nguyễn Duy là “Giọng điệu lời ru”, vừa hấp dẫn, vừa tinh quái hóm hỉnh trong một cái nhìn tinh tế nhƣ không có gì mà lại có gì” [11,6]. Còn Anh Ngọc thì nhận ra “Cái duyên trào lộng”, cùng với “Cách tạo từ mới có nội lực, sức sống” đã làm bật lên tiếng cười nhưng lại “Khiến mủi lòng, giễu cợt mà lại thêm thƣơng mến…”. Như vậy, chúng ta thấy đã có một số ý kiến đánh giá về cảm hứng thế sự trong một số bài thơ của Nguyễn Duy, nhưng chưa có một công trình nào 7 nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Vì vậy đây là một vấn đề hết sức lí thú còn bỏ ngỏ để chúng ta tiếp tục đi sâu tìm hiểu. Tài liệu nghiên cứu của các tác giả kể trên là những gợi ý vô cùng quý giá giúp chúng tôi thực hiện khóa luận này. Những ý kiến đánh giá trong các bài nghiên cứu là cơ sở, nền tảng cho chúng tôi tìm hiểu đề tài “Cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn” một cách cụ thể và sâu sắc hơn. 2.3 Lịch sử nghiên cứu về thơ Đồng Đức Bốn Về thơ Đồng Đức Bốn, đã có khá nhiều các nhà nghiên cứu, độc giả chú ý đến nhưng chỉ dừng lại ở những bài viết riêng lẻ xoay quanh một vài khía cạnh khác nhau của thơ Đồng Đức Bốn hay những cảm nhận chung về thơ Đồng Đức Bốn, chứ chưa có một chuyên luận hay một bài nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bốn nói chung và cảm hứng thế sự trong thơ nói riêng. Đầu tiên, có thể kể đến một số bài phê bình của các tác giả:Vương Trí Nhàn, Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Minh Tuấn, Lê Quang Trang, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Hương, Nguyễn Văn Quân, Phạm Tiến Duật được viết trước khi Đồng Đức Bốn qua đời, mà chủ yếu là trong thời gian nhà thơ đang lâm bệnh nặng. Các bài viết này đã được tập hợp và in trong tuyển tập Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006) của Đồng Đức Bốn. Ngoài ra, còn có một số bài được viết sau khi nhà thơ qua đời, đã được đăng tải trên các tạp chí, các website. Có thể kể đến như: bài viết "Đồng Đức Bốn và trận mƣa cuối cùng”của Nguyễn Văn Thọ trên báo điện tử Vietbao.vn, Chủ nhật, ngày 26-02-2006; bài viết "Nhớ bạn Đồng Đức Bốn" của Nguyễn Huy Thiệp trên báo Tiền Phong, số ra mồng 3 Tết Đinh Hợi, 2007. Các bài viết đã ít nhiều đề cập đến một vài khía cạnh nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Đồng Đức Bốn như: giọng điệu thơ, ngôn ngữ thơ, hình 8 ảnh thơ, ... Đó là những tư liệu rất có ý nghĩa đối với tác giả khoá luận trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp, trong bài viết "Đồng Đức Bốn - phiêu du vào lục bát" in trong tuyển tập Chuông chùa kêu trong mưa (2002) của Đồng Đức Bốn, đã dành một phần riêng để nói về tập thơ Trở về với mẹ ta thôi. Đó là phần 3: “Trở về với mẹ ta thôi. Có hay không sự cách tân trong thơ Đồng Đức Bốn?” Trong đó tác giả có đưa những nhận xét như sau: “Sự khác lạ trong thơ Đồng Đức Bốn là những cựa quậy trong những thể loại đã quen, đặc biệt là lục bát... ở lục bát Đồng Đức Bốn nó không mềm, ƣớt mà ấm lòng ngƣời là cái đọng lại ở phần sau, chìm xuống, đƣợc bọc ngoài bởi một vẻ đắng đót, tái tê, giông gió, gãy gập, buồn đau... Nó đƣợc phơi trải bằng sự hồn nhiên, bằng cách nói tƣởng nhƣ không đâu, rất vu vơ...” [17]. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Huy Thiệp trong bài viết "Khổ câu thơ cứ đến rồi lại đi" in trong tuyển tập Chuông chùa kêu trong mưa (2002), của Đồng Đức Bốn cũng đã đưa ra những cảm nhận chung về một số bài thơ ông cho là “cực hay, tài tử vô địch” trong tập thơ này. Nhà thơ Phạm Tiến Duật với giọng điệu tự nhiên, pha chút ngang tàn trong bài Đóng gạch nơi nao đã khẳng định: “một mình Đồng Đức Bốn tự làm một cuộc trƣờng chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này”. Nhà văn Trần Huy Quang trong bài Đồng Đức Bốn- Nhàu nát và trau chuốt cũng có những đáng giá về góc độ câu thơ, “Thơ Đồng Đức Bốn đấy, mỗi câu giống nhƣ lời nói của bà nông dân lam lũ, yếm trễ ngực, váy xắn quai cồng, đòn gánh oằn vai”. Ngoài các bài viết trên đây, còn phải kể tới bài viết của một số tác giả như: Nguyễn Ánh Ngân, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Việt Hà, Văn 9 Chinh… Đó đều là những bài viết, những ý kiến đánh giá về thơ Đồng Đức Bốn khá sâu sắc và xác đáng. Nhìn chung, các bài viết tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn bước đầu đã có những tìm tòi mới mẻ, nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở những nhận định chung chung, là cái nhìn ban đầu về hiện tượng thơ mới nổi, ít có sự đi sâu phân tích những biểu hiện cụ thể trong thơ ông, chưa có được cái nhìn toàn diện về vị trí của ông trong dòng chảy thơ ca Việt Nam đương đại. Nghiên cứu về cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn là một việc làm có ý nghĩa quan trọng để đánh giá xác đáng hơn vị trí của hai nhà thơ trên. Điều này đòi hỏi sự góp công, góp sức của nhiều nhà nghiên cứu. Dẫu biết rằng như muối bỏ bể, công trình nghiên cứu này của chúng tôi vẫn hi vọng được đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào đề tài này mục đích của chúng tôi là hướng vào tìm hiểu cụ thể những biểu hiện cụ thể của cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. So sánh, đối chiếu cảm hứng thế sự trong thơ hai ông với các tác giả khác, đặc biệt là các nhà thơ có thế mạnh về thơ lục bát để tìm ra điểm chung nhất và bản sắc, đặc trưng riêng của mỗi người. Bên cạnh đó luận văn mong muốn đạt một hiệu quả cao hơn, đó là có được cái nhìn khái quát về sự tồn tại, biến đổi của cảm hứng thế sự trong thơ Việt Nam đương đại. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Hướng vào những mục đích đã nêu trên đây, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Sơ lược tìm hiểu về đăc trưng thể thơ của hai nhà thơ. 10 - Tìm hiểu các văn bản thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn để tìm ra những nét nổi bật gắn liền với cảm hứng thế sự trong thơ của họ. - Đối sánh với nhiều tác giả khác để tìm ra sự đổi mới trong cái nhìn thế sự của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, để cho công việc được thuận lợi, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Chú ý tới toàn bộ các bài thơ của Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn trong khả năng cao nhất có thể. Riêng về Nguyễn Duy chú ý nhiều hơn tới tập thơ Ánh Trăng và tập Mẹ và Em, Cát Trắng, về Đồng Đức Bốn thì tập trung trong tập Trở về với mẹ ta thôi, Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm tìm hiểu sâu vấn đề, trong luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau đây. 5.1. Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Thông qua phương pháp này, luận văn sẽ nêu bật những đặc điểm của cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Đồng thời tránh được sự chủ quan, cảm tính khi đưa ra các nhận xét, kết luận. 5.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Đây là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong luận văn. Để thấy được cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn chúng tôi sử dụng phương pháp này để đối chiếu so sánh giữa thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn với một số nhà thơ khác. Qua đó làm nổi bật cảm hứng thế sự mới mẻ trong thơ hai tác giả trên một cách thuyết phục cao. 5.3. Phương pháp thống kê - phân loại Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp bổ trợ hữu ích cho hai phương pháp trên. Với sự thống kê, phân loại, luận văn sẽ tìm được 11 những yếu tố nội dung cũng như nghệ thuật tiêu biểu cho kết luận chính xác nhất, có cơ sở cho sự thuyết phục. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi phối hợp chặt chẽ giữa ba phương pháp trên để luận văn có tính khoa học và hệ thống, đạt được những hiệu quả cao nhất. 6. Cấu trúc của luận văn - Phần mở đầu - Phần nội dung Chương 1: Cảm hứng thế sự trong văn học Việt Nam từ sau 1975 và hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Chương 2: Những biểu hiện chính của cảm hứng nhân sinh, thế sự trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện dòng cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn. - Phần kết luận 7. Đóng góp của luận văn Làm nổi bật cảm hứng thế sự trong thơ Nguyễn Duy và Đồng Đức Bốn. Kết quả của luận văn một lần nữa khẳng định những sáng tạo độc đáo trong thơ và vị trí của hai tác giả trong nền thơ ca Việt Nam đương đại. 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975 VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN DUY, ĐỒNG ĐỨC BỐN 1.1. Cảm hứng thế sự trong văn hoc Việt Nam từ sau 1975 1.1.1. khái niệm về cảm hứng Cảm hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tƣ tƣởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngƣời tiếp nhận tác phẩm” [23,18]. Cảm hứng“lúc đầu chỉ yếu tố nhiệt tình say sƣa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau lí luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tƣ tƣởng, xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đƣợc miêu tả. Theo nghĩa này, cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tƣ tƣởng của tác phẩm” [23]. Bê-lin-xki – nhà lí luận văn học Nga cũng đã đề cao vai trò của cảm hứng chủ đạo trong sáng tác nghệ thuật, ông “coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực” bởi nó “biết sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tƣ tƣởng thành tình yêu đối với tƣ tƣởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành” [23, 18]. Cảm hứng có vai trò quan trọng trong việc chi phối cảm xúc và nội dung, hình thức tác phẩm. Pôxpêlôp trong Dẫn luận nghiên cứu văn học đã thống nhất khái niệm cảm hứng với các dòng văn học. Tác giả chia nội dung tác phẩm thành ba dòng: Dòng sử thi - dân tôc, dòng thế sự - đạo đức, dòng số phận - đời tư. Tìm hiểu cảm hứng trong tác phẩm nghệ thuật là vấn đề quen thuộc trong văn học. Giúp chúng ta thấy được rõ ràng hơn mối quan hệ giữa nó với các yếu tố nội dung, hình thức nghệ thuật trong tác phẩm, giữa 13 nhiều tác phẩm với nhau. Khóa luận sẽ phát triển cảm hứng thế sự theo quan niệm này. 1.1.2. Những tiền đề cho sự ra đời của cảm hứng thế sự trong thơ Việt Nam sau 1975 1.1.2.1. Tiền đề lịch sử Năm 1975 là một bước ngoặt lịch sử của đất nước. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc; kỉ nguyên của độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Nhân dân ta vĩnh viễn thoát khỏi ách nô lệ của các nước đế quốc, đất nước thoát khỏi thảm họa bị chia cắt, giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ được thành quả của Cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở miền Bắc. Kể từ đó, nước Việt Nam ta “Từ Muc Nam Quan đến Mũi Cà Mau / Bắc Nam liền một dải” (Tố Hữu). Hoàn cảnh lịch sử đã là điều kiện để văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng có những tiếng nói mới, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Sau chiến tranh, thơ Việt Nam có những bước chuyển biến rõ rệt, có những thay đổi và hình thành những xu hướng khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu phân chia, thơ giai đoạn này chia thành hai chặng: từ 1975 – 1985 và 1986 (Đại hội Đảng VI) đến nay. 1.1.2.2. Tiền đề về sự đổi mới quan niệm sáng tác văn học Sự thay đổi trong văn học diễn ra trên tất cả các bình diện: quan niệm về chủ thể sáng tạo, về hiện thực, về tư tưởng, đề tài, chức năng văn học trong giai đoạn mới, về độc giả, đội ngũ sáng tác... a) Sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật và con người Thơ ca nói riêng, văn học nói chung ở thời kì này có những đổi mới quan trọng về quan niệm nghệ thuật và con người. Sự khẳng định con người cá tính, đề cao cái tôi cá nhân có thể được hiện lên ngay trong nhan đề của các 14 bài thơ như: Ngƣời đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Tôi vẽ mặt tôi (Lê Minh Quốc), Tôi gọi tôi (Đinh Thu Vân)... Các nhà thơ thời kì này chú trọng phác họa chân dung tinh thần mang tính cá nhân giữa đời sống hiện đại trên tinh thần tôn trọng tự do và cá tính của mỗi người. Trong văn học Việt Nam, nếu trước đây cái tôi cá nhân được khắc họa phải mang tính đại diện cho cộng đồng, hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất thì trong văn học thời kì đổi mới này nó tồn tại với tư cách là cái tôi riêng biệt: “tôi nhỏ nhoi tồn tại chính mình, nhân danh chính mình tồn tại”. Con người cá nhân trong xã hội mới có những biến động nội tâm phức tạp. Sự khẳng định cá tính cũng gắn rất chặt với những yếu tố không gian và thời gian. Sự trôi chảy của thời gian là một nỗi ám ảnh lớn, gắn với sự mong manh, nhỏ bé, hữu hạn của kiếp người. Trong tập thơ Người hái phù dung của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “chúng ta cảm nhận đƣợc nỗi buồn từ tác giả, một nỗi buồn đƣợc nâng lên thành triết lí, có sự ám ảnh lớn về những điều muôn thuở liên quan đến sự hiện hữu của nhà thơ, rộng ra đến cả kiếp ngƣời về tình yêu - sự sống - cái chết... và tất cả đều đƣợc tƣ duy bằng kinh nghiệm buồn của chính nhà thơ, thông qua sự đối chiếu với thời gian, cuộc sống” [35,66]. Thậm chí một sợi tóc cũng gợi ra nỗi ám ảnh về thời gian: “nghe thời gian xõa sợi buồn xuống vai”. b) Đổi mới trong phương thức tái hiện đời sống Văn học thời kì này có sự du nhập nhiều yếu tố của những phương pháp sáng tác hiện đại như: Chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực. Một loạt những bài thơ lạ gây ám ảnh với người đọc: Ngƣời dệt tầm gai, Mùa thu mầm, Dấu vết, Đêm Linh, Phía ngày tắt nắng của Vi Thùy Linh; Nằm nghiêng, Điệp khúc sáng mùa đông, Buổi sáng… của Phan Huyền Thư. Chủ nghĩa tượng trưng đã ảnh hưởng tới các sáng tác của các nhà thơ Việt Nam trước 1945 qua các bài thơ củ u, Hàn Mặc Tử, Đoàn Phú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan