Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Cái tôi tác giả trong nhật ký đặng thùy trâm và mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn...

Tài liệu Cái tôi tác giả trong nhật ký đặng thùy trâm và mãi mãi tuổi hai mươi của nguyễn văn thạc

.PDF
95
205
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc NGUYỄN THỊ HOA THÁI NGUYÊN 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: Cái tôi tác giả trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn : - Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên. - Các thầy, cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo sư Phong Lê, người đã động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình viết luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….. i LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………ii MỤC LỤC……………………………………………………………………..iii PHẦN 1 .........................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8 4.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 8 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9 6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 10 PHẦN 2: NỘI DUNG ............................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ VÀ LƯỢC KỂ VỀ HÀNH TRÌNH CỦA HAI CUỐN NHẬT KÝ TRONG HƠN 30 NĂM 10 1.1. Tác giả và cái tôi tác giả trong văn học .................................................. 10 1.1.1 Tác giả văn học ..................................................................................... 10 1.1.2. Cái tôi tác giả trong văn học ................................................................ 12 1.2. Giá trị văn học của hai cuốn nhật ký ...................................................... 15 1.3. Khái quát về hai tác giả, lược kể hành trình hai cuốn nhật ký trong hơn 30 năm ........................................................................................................... 18 1.3.1. Khái quát về hai tác giả ....................................................................... 18 1.3.2. Lược kể về hành trình hai cuốn nhật ký .............................................. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC ... 27 2.1. Cái nhìn yêu đời, lạc quan ...................................................................... 27 2.2. Niềm khao khát lý tưởng, ước mơ thực hiện lý tưởng và sự suy tư về đất nước và con người ......................................................................................... 37 2.3. Những suy tư trăn trở đời thường ........................................................... 48 2.4. Bức chân dung tinh thần trung thực và toàn diện về một thế hệ trẻ của Việt Nam trong chiến tranh ........................................................................... 53 CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC ... 59 3.1. Nhân vật .................................................................................................. 59 3.1.1. Một nữ trí thức tiêu biểu trong tư duy và hành động .......................... 60 3.1.2. Một thanh niên khao khát lý tưởng và có hoài bão văn chương ......... 63 3.2. Giọng điệu .............................................................................................. 65 3.2.1. Giọng thương cảm ............................................................................... 67 3.2.2. Giọng thức tỉnh .................................................................................... 69 3.2.3. Giọng triết lý ........................................................................................ 72 3.2.4. Giọng trữ tình ...................................................................................... 77 3.2.5. Giọng trăng trối ................................................................................... 81 KẾT LUẬN................................................................................................................ 84 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Năm 2015 là một năm đặc biệt, kỷ niệm 40 năm đại thắng mùa xuân 1975. Chúng ta vẫn luôn tự hào khi nhắc đến ngày độc lập, nhắc đến chiến thắng kẻ thù hung hãn đế quốc Mỹ. Chiến tranh đã lùi vào quá vãng mấy chục năm nay nhưng sức hủy diệt, tàn phá cũng như ấn tượng khủng khiếp mà nó gây ra vẫn còn đọng mãi. Nhắc đến mùa xuân năm 1975 là nhắc đến thắng lợi vẻ vang của dân tộc nhưng đằng sau những vinh quang, thắng lợi ấy chúng ta đã phải trả một giá rất đắt đó là sự hi sinh của một thế hệ những người con ưu tú của dân tộc. Họ đã ra đi “không tiếc đời mình” để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Được sống trong hòa bình, độc lập, được kế thừa thành quả mà các thế hệ trước để lại, chúng ta hãy nhớ đến sự hi sinh lớn lao đó của những người anh hùng dân tộc đã ngã xuống cho chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay. Như một sự biết ơn sâu sắc góp phần vào việc tưởng nhớ đến những người anh hùng ấy nhân dịp kỷ niệm 40 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 chúng tôi chọn tiếp cận những trang nhật ký viết trong chiến tranh của những người lính đã từng tham gia trên chiến trường những ngày ác liệt đó là Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc. 1.2. Hai cuốn nhật ký đều ghi lại tương đối rõ nét cuộc sống, con người trong một giai đoạn lịch sử, giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc chiến đấu từ góc nhìn của những người trẻ tuổi trong năm tháng chiến tranh đang diễn ra hết sức ác liệt. Những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn tưởng chừng như đã bị nhạt nhòa trong nhịp sống hối hả của con người hiện đại ngày nay, nhưng dường như nó vẫn luôn tồn tại, và được xã hội tôn vinh nhiều đến như thế. Mãi mãi tuổi 20 và Nhật ký Đặng Thùy Trâm không chỉ cuốn hút những thế hệ từng mặc áo lính, cấm súng ra mặt trận để chiến đấu và bảo vệ tổ quốc mà nó còn thu hút rất nhiều những người trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh, chưa từng nếm trải trận mạc, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn máu và lửa, mất mát và hi sinh. Lý giải cho sức lan truyền kỳ diệu và mạnh mẽ của những cuốn sách không gì khác đó là sự chân thật tự nhiên như cuộc sống vốn có, sự chân thật vốn có đó đã được thể hiện thành công trong những trang viết đầy chất lý tưởng và tình người. 1.3. Thêm vào đó, có thể thấy rằng, từ đầu thế kỷ XX đến nay văn học Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng theo hướng đa dạng hóa. Thể ký nhờ đó mà cũng dần không còn xa lạ với bạn đọc. Trong dòng chảy văn học ấy, với thể loại ký, đặc biệt là nhật ký trong và sau chiến tranh, chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai cuốn nhật ký, đó là Nhật ký Đặng Thùy Trâm của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Hai cuốn nhật ký đều được viết bởi những người lính tham gia trong chiến tranh những năm chống Mỹ ác liệt. Mặc dù được viết trong chiến tranh, phản ánh chân thực về chiến tranh chống Mỹ nhưng nó không xuất hiện ngay trong thời điểm đó mà lại trải qua hành trình hơn 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc mới xuất hiện và trở thành một hiện tượng đặc biệt. Nhật ký Đặng Thùy Trâm (NXB Hội nhà văn, 2005) là cuốn nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được chị viết trong 3 năm (từ 8/4/1968 đến 20/6/1970). Cuốn nhật ký đã theo chị khắp những năm tháng mưa bom lửa đạn ấy, ngay cả trong phút giây cuối cùng của cuộc đời mình trên chiến trường Đức Phổ - Quảng Ngãi năm 1970. Cuốn nhật ký này đã được một sĩ quan quân báo của Mỹ tên là Frederic Whitehurst (thường gọi là Fred) trân trọng lưu giữ suốt 35 năm tại gia đình trước khi công bố tại hội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại trung tâm Việt Nam của trường đại học Texas vào trung tuần tháng 3 năm 2005. Thực chất Fred và anh trai của mình Robert Whitehurst mong muốn thông qua cuộc hội thảo này để tìm được gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm để trao lại cuốn nhật ký cho gia đình chị. Vì nghĩ không còn hi vọng tìm được gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm nên hai anh em Fred đã trao lại cuốn nhật ký cho viện lưu trữ Việt Nam Lubbock của trường đại học Texas để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn giữ gìn. Nhưng những nỗ lực tìm kiếm của hai anh em đã được đền đáp. Sau cuộc hội thảo đó, cuốn nhật ký đã tìm được đường về với quê hương xứ sở, với nơi nó được phôi thai và cần phải tồn tại. Trong bức thư gửi cô em gái của Đặng Thùy Trâm ngày 29/4/2005 Fred đã viết: “Sau bao năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ về việc tìm ra gia đình cô khiến tôi bật khóc. Một người mẹ phải được biết về những ngày tháng của con gái mình. Một đất nước phải được biết về một người anh hùng như bác sĩ Đặng” [45, tr. 20]. “Tất cả những ai đã từng được chúng tôi cho đọc cuốn nhật ký đều xúc động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một anh hùng của riêng ai – nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quí giá với cô cũng như đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị ấy còn rất ý nghĩa với mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời. Mặc dù chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng ta, nhưng ngay từ đầu những năm 1970, Fred và tôi đã cảm thấy chị cô vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một người tốt... theo một nghĩa nào đó chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan trọng, chị là của tất cả chúng ta”[26, tr. 24]. Trong thư Robert, anh trai Fred, gửi mẹ của Đặng thùy Trâm ngày 2/5/2005 có đoạn: “Và có thật chị ấy đã tốt nghiệp về chính trị cũng như đã tốt nghiệp về y khoa? Chị ấy lấy đâu ra khả năng để cảm thụ cái đẹp?... Chúng tôi muốn biết vì sao Thùy có thể kiên định đến thế, vì sao chị lại trở thành dũng cảm đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chứ được hỏi bà những câu hỏi ấy, đó là những bài học cho tất cả chúng tôi”. Còn cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi cũng là một cuốn nhật ký được viết trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam do Nguyễn Văn Thạc, sinh viên xuất sắc của khoa Toán - Cơ trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, viết. Anh đã từng đạt giải nhất cuộc thi học sinh giỏi văn lớp 10 toàn miền Bắc năm học 1969 - 1970. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Theo chủ trương chung, người thanh niên Hà thành đã từ giã trường Đại học với tương lai đầy hứa hẹn để lên đường làm nhiệm vụ của một người con đối với Tổ quốc. Anh nhập ngũ cuối năm 1971 và chỉ với chưa đầy 20 tuổi đời, 10 tháng tuổi quân, Nguyễn Văn Thạc đã anh dũng hi sinh trên chiến trường Thành Cổ - Quảng Trị. Trong những tháng ngày hành quân ra chiến trường, mặc dù gian khổ vất vả nhưng anh đã ghi chép được những điều tai nghe mắt thấy, những cảm nhận về con người, cuộc sống, chiến tranh và đặc biệt là những dự cảm về ngày 30/4/1975 trong cuốn sổ tay nhỏ của mình mang tên Chuyện đời mà sau này xuất bản có tên Mãi mãi tuổi hai mươi. Tưởng rằng cuốn nhật ký sẽ mãi là những kỷ niệm trên đường hành quân của Thạc mà chỉ có riêng anh biết. Nhưng chiến tranh lùi xa 30 năm, gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đọc lại những dòng nhật ký ấy và thấy rằng nó có thể góp phần phản ánh chân thực cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân ta, đồng thời thấy được chân dung tinh thần của một thế hệ thanh niên giác ngộ lí tưởng Cách mạng, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc cho nên đã gửi bản thảo cuốn nhật ký cho Nhà xuất bản Thanh Niên để in nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam. Khi hai cuốn nhật ký được xuất bản, đến tay công chúng, nó đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt năm 2005. Không chỉ độc giả Việt Nam mà rất nhiều độc giả trên thế giới biết đến, trân trọng và ngợi ca. Điều gì trong cuốn nhật ký của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm khiến cho những người bên kia chiến tuyến nâng niu, gìn giữ suốt 35 năm? Điều gì đã khiến hai anh em Fred đau đáu muốn tìm cho bằng được gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm để trao lại cuốn nhật ký như một hành động chuộc lỗi? Và điều gì khiến Mãi mãi tuổi hai mươi thu hút, hấp dẫn độc giả trở thành một cuốn sách làm trăn trở thế hệ trẻ Việt Nam? Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu hai cuốn nhật ký này dưới danh nghĩa những tác phẩm văn học thuộc thể ký, loại nhật ký. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Thông qua đó, chúng tôi sẽ phân tích những giá trị còn mãi của chúng để trả lời cho những câu hỏi chúng tôi đã nêu ra ở trên. Nghiên cứu Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi hai mươi không chỉ là nghiên cứu hai hiện tượng riêng biệt của văn học mà thực chất, chúng tôi hi vọng có thể tái hiện lại được không khí sống, chiến đấu, lao động của thời kỳ một đi không trở lại ấy; đồng thời hiểu về lối viết của thể ký, mà cụ thể ở đây là nhật ký trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Từ đó, chúng tôi hi vọng sẽ đặt nền móng cho con đường nghiên cứu văn học kháng chiến chống Mỹ sau này của chính mình. 2. Lịch sử vấn đề Như đã đề cập trong phần lý do chọn đề tài, khoảng hơn 30 năm sau thời gian tạo tác, hai cuốn nhật ký này mới được giới thiệu ra công chúng. Năm 2005 khi xuất hiện lần đầu tiên, nó đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả những ai yêu thích văn học. Có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này. Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm lần đầu tiên được xuất hiện trước công chúng là trong bài nói ở hội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam của trường đại học Texas – Mỹ do hai anh em Fred và Rob cung cấp. Họ đã lưu giữ cuốn nhật ký suốt hơn 30 năm để rồi những gì viết trong cuốn nhật ký thôi thúc họ, cảm hóa họ và làm cho hai anh em Fred trân trọng lưu giữ và mong muốn trả nó trở về với người chủ của cuốn nhật ký. Còn Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc, là nhờ vào người anh trai của liệt sỹ lần người anh trai của liệt sĩ - ông Nguyễn Văn Thục - thấy rằng cuốn nhật ký có thể góp phần phản ánh thực tế chiến tranh thời kỳ chống Mỹ đồng thời góp phần làm cho thế hệ trẻ hôm nay có một cái nhìn chân thực về chiến tranh để từ đó trân trọng,nên rất cần được in ra Chúng tôi cũng thấy một số bài phê bình nghiên cứu viết về hai cuốn nhật ký trên các bài báo và một số cuốn sách. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong bài Sống mãi những trang nhật ký sau khoảng lặng 30 năm in trong cuốn Cảm thức tân xuân – Giáo sư Phong Lê viết: “Đây là hai cuốn nhật ký người viết chỉ viết cho riêng mình, và giá có một mong mỏi xa xôi nếu mình còn sống hoặc nếu cuốn nhật ký còn lưu giữ được thì cũng chỉ là cho người thân của mình. Như vậy là nó được viết với sự trung thực tuyệt đối với bản thân, và tuyệt không bị chi phối bởi bất cứ áp lực nào khác – áp lực của sự in ra, sự phổ biến...” [18, tr.179]. Giáo sư Phong Lê cũng đã nhắc tới việc cuốn nhật ký được viết ra chân thực, không bị sự gò bó nào trong cách viết. Trong lời cuối cuốn 35 năm và 7 ngày nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm xuất hiện đã gây nên một hiện tượng xã hội đặc biệt: “... Sau hơn 30 năm chiến tranh kết thúc, việc công bố nhật ký của các liệt sĩ lại gây nên một cơn sốt đọc sách, gây nên trong tâm hồn mỗi người, nhất là thế hệ trẻ sự xáo trộn theo chiều hướng tốt đẹp” [27, tr. 183]. Đặng Kim Trâm, em gái nữ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong Bí mật cuộc đời người Mỹ làm “sống lại” Đặng Thùy Trâm cũng nhắc đến sự xuất hiện của cuốn nhật ký: “Trung tuần tháng 3 năm 2005, một cuộc hội thảo thường niên về chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam – Đại học Texas – Mỹ. Rất nhiều người đến dự. Tại hội thảo, người ta thảo luận về chiến tranh Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Frederic Whiterhurst và Robert Whiterhurst đã đến với bài nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt Cộng mà Frederic nhận được khi tham gia chiến tranh Việt Nam” [46, tr. 105-106]. Khi viết lời tựa cho cuốn Mãi mãi tuổi 20 nhà thơ Đặng Vương Hưng đã nhận xét về cuốn sách này: “Âm hưởng chung của tập nhật ký là tinh thần lạc quan, sẵn sàng ra trận, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc của một thanh niên trí thức. Nhưng không thể không nhắc đến điều này: Nếu ta đặt cương vị mình vào Nguyễn Văn Thạc – một thủ khoa của cuộc thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc mới thấy sức ép tâm lí luôn đè nặng và ghê gớm tới mức nào! Không chỉ một lần anh lo lắng tự hỏi “Liệu mình có thể làm được gì cho văn học chống Mỹ hay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn không? Biết bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào? Làm sao có được một bàn tay dẫn dắt của người trí thức?” [41, tr. 17]. Nhà thơ Phạm Tiến Duật trong lời cuối cuốn sách cũng có những dòng tâm sự về Thạc: “Trái tim Nguyễn Văn Thạc là trái tim của một nhà thơ, trước người yêu có thể rất mềm yếu đến ủy mị nhưng trước cái việc to lớn của đất nước, của nhân dân lại là người cả quyết, nồng nàn. Tôi muốn các bạn trẻ bây giờ đọc và nhớ đến anh. Tôi muốn các cây bút trẻ bây giờ đọc và nhớ đến anh. Có được điều đó, trái tim và ngòi bút của tuổi trẻ bây giờ sẽ dằm thắm hơn, tha thiết hơn và cương nghị hơn trước cuộc sống mà Nguyễn Văn Thạc và đồng đội đánh đổi tính mạng để giành lấy cho đời nay và mai sau” [41, tr. 316 – 317]. Báo chí những năm 2005 lấy hiện tượng này làm đề tài, có rất nhiều tờ báo, bài báo nói về sự xuất hiện của hai cuốn sách. Trên báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh ra ngày 21/5/2005: “Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn... Một tình yêu lí tưởng tiêu biểu của thanh niên thời chiến tranh ấy. Chàng trai ra trận, cô gái đi học xa, tình yêu vượt không gian và thời gian chín lên trong tình cảm nhớ thương mong ngóng đợi chờ hi vọng của hai người...” Sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký đã gây chú ý cho rất nhiều độc giả trong và ngoài nước, ở Việt Nam nó đã gây ra một cơn sốt đọc sách. Như đã nói, có rất nhiều bài báo, bài phê bình viết về hiện tượng văn học này. Và có lẽ công chúng văn học không rời mắt khỏi hai cuốn nhật ký kể từ năm 2005 đến nay. Không chỉ là đề tài để các nhà phê bình nghiên cứu văn học tìm hiểu, mà hai cuốn nhật ký cùng với số phận khá đặc biệt của nó tạo sức hút lớn đối vói độc giả và khi nó được chuyển thể thành phim thì sức hấp dẫn còn tăng lên gấp bội. Hai cuốn nhật ký đã khơi nguồn cảm hứng cho các đạo diễn để rồi hai bộ phim được chuyển thể từ nội dung hai cuốn nhật ký ấy đã ra đời. Đạo diễn Đặng Nhật Minh đã rất thành công khi dàn dựng bộ phim Đừng đốt dựa trên cuốn Nhật ký Đặng Thùy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trâm, sau khi công chiếu đã thu hút hàng vạn lượt khán giả theo dõi. Còn Mãi mãi tuổi hai mươi có nhắc nhiều đến Hoàng Nhuận Cầm và chính nhà thơ đã dàn dựng thành công bộ phim Mùi cỏ cháy dựa trên những ghi chép chân thực của Nguyễn Văn Thạc. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi mới tìm được những đánh giá, nhận xét, những bài phê bình riêng lẻ về hai cuốn nhật ký này. Điểm chung của các ý kiến là họ đều đi sâu vào khẳng định chất thực của chúng; rằng hai cuốn nhật ký dù được chúng tôi coi là những văn bản tác phẩm văn học, song được viết không nhằm mục đích sáng tạo nghệ thuật, công bố rộng rãi. Chính vì thế, giá trị của nó được khẳng định chủ yếu về nội dung hơn là nghệ thuật; về giá trị tư tưởng hơn là về kỹ thuật viết. Với luận văn này, chúng tôi đồng thuận với quan điểm đó song còn muốn đi sâu phân tích để trầm tích văn hóa, nghệ thuật bên dưới lớp ngôn từ ấy để thấy được tính chất nghệ thuật của chúng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cứu là “cái tôi tác giả” trong hai cuốn nhật ký: Nhật ký Đặng Thùy Trâm và Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng là cái tôi tác giả, luận văn sẽ sử dụng cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm Nhà xuất bản Hội nhà văn năm 2005, khổ 13*20,5cm; Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2005, khổ 13*19cm. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cái tôi tác giả trong hai cuốn nhật ký, chúng tôi hướng tới việc hiểu về tâm hồn của một thế hệ những chiến sĩ tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt của thế kỷ XX, đồng thời cũng khám phá những giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong hai cuốn nhật ký. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Hai cuốn nhật ký viết chân thực về chiến tranh Việt Nam những năm tháng chống Mỹ. Nó lại xuất hiện rất đặc biệt, 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Cho nên nghiên cứu hai cuốn nhật ký cũng hướng tới việc nhìn nhận, kiểm chứng văn học trong chiến tranh của Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện cụ thể của cái tôi tác giả trong hai cuốn nhật ký ở những phương diện như: Cái nhìn yêu đời, lạc quan; Niềm khao khát lý tưởng, ước mơ thực hiện lý tưởng, sự suy tư về đất nước và con người; Những suy tư trăn trở đời thường. Dựa trên cơ sở lý luận về cái tôi tác giả luận văn mong góp phần làm sáng tỏ hơn những biểu hiện của cái tôi tác giả qua một số những yếu tố, tín hiệu nghệ thuật của hai cuốn nhật ký như nhân vật, giọng điệu. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi có sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử - xã hội Phương pháp tiểu sử Phương pháp tiếp cận thi pháp học Phương pháp hệ thống Phương pháp thống kê, khảo sát Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp đối chiếu, so sánh 6. Đóng góp của luận văn Nhật ký chiến tranh là một thể loại khá mới mẻ. Cũng vì lẽ đó mà những đóng góp của nó với dòng văn học viết về đề tài chiến tranh còn chưa được đánh giá đúng mực. Nghiên cứu hai cuốn nhật ký này, luận văn mong muốn mang lại sự mới mẻ và những đóng góp của nhật ký trong đời sống văn học Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ VÀ LƯỢC KỂ VỀ HÀNH TRÌNH CỦA HAI CUỐN NHẬT KÝ TRONG HƠN 30 NĂM CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC CHƯƠNG 3: BIỂU HIỆN CỦA CÁI TÔI TÁC GIẢ TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM VÀ MÃI MÃI TUỔI HAI MƯƠI CỦA NGUYỄN VĂN THẠC PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN. KHÁI QUÁT VỀ HAI TÁC GIẢ VÀ LƯỢC KỂ VỀ HÀNH TRÌNH CỦA HAI CUỐN NHẬT KÝ TRONG HƠN 30 NĂM 1.1. Tác giả và cái tôi tác giả trong văn học 1.1.1 Tác giả văn học Nếu nhà văn là thuật ngữ có chức năng xác định nghề nghiệp thì tác giả là khái niệm xác định vai trò của chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo, với phong cách của nhà văn trong mỗi tác phẩm cụ thể. Phạm trù tác giả không chỉ dùng để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn xác định danh tính mà còn có ý nghĩa đánh giá chất lượng của sự sáng tạo. Nó gắn liền với ý thức về chủ thể sáng tạo, với phong cách cá nhân và sự độc đáo của cái thế giới nghệ thuật mà tác phẩm tạo ra trong sự cảm thụ của người đọc. Tác giả là một khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu và phê bình văn học. Tác giả thường được hiểu là người sáng tạo ra tác phẩm văn học. Đó có thể là một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của mình trước thực tại. Trong Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa tác giả: “Nhìn bề ngoài, tác giả là những người làm ra văn bản ngôn từ, bài thơ, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất, tác giả văn học là người làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt chước, mô phỏng, theo đuổi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực” [8, tr 190]. Tác giả văn học như vậy phải là những người có tư cách, có tài năng và có ý thức đầy đủ, sâu sắc về nghề nghiệp, phải coi sáng tạo nghệ thuật là máu thịt, là tâm huyết của đời mình. Như vậy tác giả mới thực sự trở thành tác giả của các sáng tác bất hủ, có sức sống không chỉ vói một thời mà với muôn đời. Tác phẩm văn học do quá trình tiếp nhận ở người đọc, có thể tham gia vào các môi trường xã hội khác nhau, thuộc các giai đoạn lịch sử khác nhau. Cũng từ đó tác phẩm nghệ thuật có sinh mệnh và có một đời sống lịch sử riêng. Hệ quả tất yếu của điều đó là: đời sống lịch sử của tác phẩm văn học là sự vận động, chảy trôi không ngừng trong cảm quan của mỗi thế hệ bạn đọc cũng như trong sự thăng trầm của lịch sử. Tác phẩm nghệ thuật đó khi đến tay người đọc cũng có nghĩa là nó được trả về với đời sống hiện thực, chịu sự kiểm nghiệm của công luận và thời gian. Một tác phẩm văn học thực sự có sức sống khi nó được tiếp nhận ở nhiều bình diện khác nhau. Một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là tấm gương phản ánh đời sống và nhận thức cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Việc tìm hiểu những vấn đề liên quan đến tác giả, đến quá trình sáng tạo của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn họ là việc cần thiết. Mỗi nhà văn đều có một xuất thân riêng, một hoàn cảnh riêng, chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục riêng. Thực tế sáng tác của các nhà văn đã cho thấy điều đó. Tất cả những vấn đề trên không ít thì nhiều cũng đều ảnh hưởng, tác động đến quá trình lao động nghệ thuật của tác giả, nó thể hiện trong tư tưởng của mỗi nhà văn trong tác phẩm của họ. Với những tác phẩm được sáng tạo trong những hoàn cảnh lịch sử văn hóa đặc biệt, rất cần thiết phải tìm hiểu thái độ và phản ứng của tác giả trước những biến cố lớn lao, những thăng trầm của lịch sử. Mỗi giai đoạn đều có những biến cố về lịch sử, chính trị, văn hóa, tư tưởng buộc người viết phải bày tỏ thái độ của mình bằng hành động cụ thể hoặc thông qua lao động sáng tạo nghệ thuật. 1.1.2. Cái tôi tác giả trong văn học Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp học hiện đại là sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Mọi loại hình nghệ thuật trong đó có văn học là sản phẩm trực tiếp của tư duy, của ý thức, và đương nhiên nó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (Lê nin). Tác phẩm văn học mặt khác, là một đơn vị sáng tác của nhà văn, là đối tượng tiếp nhận của người đọc, là chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học. Nó là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những hiện thực chủ quan trong tư duy và tâm hồn nhà văn thành những biểu hiện nghệ thuật cụ thể trên trang giấy. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của mỗi người cầm bút. Chúng được phôi thai, phát sinh, phát triển nhờ sự lao động miệt mài của mỗi người tạo tác. Chính vì thế, vô hình chung, dù vô tình hay cố ý thì dấu ấn của chủ thể sáng tạo sẽ được phản ánh dù ít dù nhiều trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Sáng tác văn chương là sản phẩm mang tính chủ quan cao độ. Thực tế được phản ánh qua cái nhìn chủ quan của tác giả. Tư tưởng, cảm xúc, cảm quan về thế giới thực tại, trí tưởng tượng, năng lực hư cấu, sự lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng thủ pháp nghệ thuật, cách sử dụng ngôn từ... đều đượm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn màu sắc chủ quan của người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm thể hiện rõ nét trong cái tôi tác giả. Tác phẩm văn chương – chỉnh thể nghệ thuật – trong sự vận động của nó đã biểu lộ sự nhìn nhận đánh giá cuộc sống của người nghệ sĩ. Sự nhìn nhận, đánh giá đó đối với hiện thực thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả. Cái tôi tác giả trong tác phẩm văn học tồn tại với tư cách là một trong những yếu tố quyết định của phong cách cá nhân nhà văn, của phong cách tác phẩm nghệ thuật. Qua sự tự thể hiện mình trong tác phẩm văn học, các nhà văn đã khẳng định phong cách nghệ thuật của mình. Dĩ nhiên khi xác định con đường đi theo nghệ thuật, các nhà văn không bao giờ muốn sáng tạo ra những tác phẩm nghèo nàn nhạt nhẽo bởi “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” (Victo Huygo). Trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, cá tính riêng biệt bao giờ cũng được đề cao. Không ai muốn mình giống người khác và cũng không ai muốn người khác giống mình. Nhà văn chân chính thực sự sẽ tìm mọi cách, bằng tài năng của mình, để tạo cho mình một phong cách cá nhân riêng biệt mà không thể tìm thấy ở bất kỳ một ngòi bút nào khác. Nhà văn Nga thế kỷ XIX Lep Tônxtoi trong Toàn tập tác phẩm đã nói: “...Khi chúng ta đọc hoặc quan sát một tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì câu hỏi chủ yếu nảy ra trong lòng chúng ta bao giờ cũng là như sau... “Nào anh ta là con người như thế nào đây? Anh có gì khác với tất cả những người mà tôi biết, và anh có thể nói cho tôi một điều gì mới về việc cần phải nhìn cuộc sống của chúng ta như thế nào?”(...) Nếu như đó là một nhà văn cũ đã quen thuộc thì câu hỏi không phải là “Anh là người như thế nào?” mà sẽ là “Nào, anh có thể nói cho tôi thêm một điều gì mới? Bây giờ anh sẽ lí giải cuộc sống cho tôi từ khía cạnh nào?” [15, tr. 201]. Lep Tônxxtoi còn nói: Khi đọc tác phẩm văn học, hứng thú chủ yếu chính là tính cách của tác giả thể hiện trong đó. Qua tác phẩm văn học của mình các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn nhà văn đã góp “tiếng nói của mình” (Turghenev) vào kho tàng văn học dân tộc. Ý niệm về tiếng nói của mình, theo nhà văn Acmeni Đêrênik Đêmirchian trong bài Suy nghĩ về văn học đăng trên báo Văn học (số 2/2/1957) thì: “Cái của riêng mình dù nó là nhỏ bé nhưng là của riêng mình – đó chính là cái có giá trị lớn trong văn học và đem lại sự thích thú cho độc giả” [15, tr. 91]. Nếu một nhà văn trong suốt quãng đường lao động nghệ thuật mà không tạo ra cái riêng, cái mới gây ấn tượng với độc giả, với thời đại thì đó không phải là một tác giả đáng chú ý cho dù anh ta có sáng tác bao nhiêu đi chăng nữa. Cho nên mỗi tác giả văn học đều để lại dấu ấn riêng thể hiện cái tôi cá nhân của mình từ đó đọng lại trong tâm trí bạn đọc. Tác giả L. Ghindơbua nghiên cứu tác giả trong thơ trữ tình đã chú ý đến cái “Tôi” trữ tình và nhận thấy trong thơ trữ tình, nhà thơ thường xuyên hình dung về mình, tự giới thiệu về mình. Quan điểm của L. Ghindơbua gặp gỡ với ý kiến của Hêghen khi cho rằng: Đối tượng cơ bản của thơ trữ tình là thế giới nội tâm của anh ta. Trong các thể loại văn học, thơ là thể loại mà cái tôi tác giả thể hiện rõ nhất. Còn Bonexkaia thấy tác giả biểu hiện qua nhân vật. Nhà lý luận văn học Mỹ W. Buxơ nhấn mạnh trong các tác phẩm khác nhau có thể gặp những “tác giả hàm ẩn” khác nhau. Vấn đề then chốt nghiên cứu “tác giả hàm ẩn” là xác định khoảng cách giữa nó và người trần thuật. Ở các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, người đọc muốn biết thái độ tác giả phải xuyên qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật trung tâm thì đối với ký, người đọc nắm bắt một cách trực tiếp. Chủ thể của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm ký chính là bản thân người viết. Chính vì lẽ đó người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức người kể chuyện xưng “tôi”. Với đặc trưng riêng của thể loại, ký bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả. Nếu cái tôi của nhà tiểu thuyết được ẩn vào trong những hình tượng nhân vật, vào cách đánh giá, cách nhìn đối với cuộc sống, được toát ra từ sự tương quan giữa nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn cái nhìn, nhiều quan niệm, từ sự phức điệu đa thanh đặc trưng cho tiểu thuyết, và ở thơ cái tôi tác giả phải bộc lộ qua thao tác chuyển hóa thế giới nội tâm vào nhân vật trữ tình thì ở ký cái tôi tác giả là cái tôi tự biểu hiện. Bằng cái tôi đó, tác giả đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống thực của họ – những gì mà nhà văn đã sống, đã trải qua, đã thấy, đã cảm bằng đôi mắt, bằng trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân mình. Không thể phủ nhận hư cấu nghệ thuật trong ký song xét cho cùng, những vấn đề chứa đựng trong tác phẩm ký phải giống như một thước phim tư liệu tạo ra khoái cảm đặc biệt đối với người đọc bằng những thông tin thực sự chính xác. Cái tôi trong tác phẩm ký văn học chính là cái tôi thẩm mỹ. Cái tôi ấy gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của tác giả. Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc, nó được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của tác giả. Trong thể ký, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng nghệ thuật cái tôi đi – nghe – kể – tả – suy ngẫm – ngợi ca – phê phán – đề nghị… do vậy, cái tôi tác giả cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm. Để có cái tôi nhập vai đó đòi hỏi người viết ký phải có tri thức, phải có bản lĩnh văn hóa hay nói đúng hơn là phải có chiều sâu về văn hóa và sự trải nghiệm cuộc sống. Bằng cách đó người viết ký mới có thể trình diễn tư duy của mình qua từng con chữ. 1.2. Giá trị văn học của hai cuốn nhật ký Năm 2005 có thể nói là một năm đáng nhớ của văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của hai cuốn nhật ký: Mãi mãi tuổi hai mươi và Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã tạo ra một cơn sốt đọc sách. Với văn hóa đọc, tưởng chừng như sách in đã bị xem nhẹ khi có sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng. Hai cuốn sách đã được tái bản nhiều lần và có sự ảnh hưởng sâu rộng khiến cho các nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan