Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải tiến băng thông anten khe dual band trong ứng dụng wlan ...

Tài liệu Cải tiến băng thông anten khe dual band trong ứng dụng wlan

.PDF
89
2
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- NGUYỄN VĨNH THÀNH CẢI TIẾN BĂNG THÔNG ANTEN KHE DUAL-BAND TRONG ỨNG DỤNG WLAN Chuyên ngành : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2011 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học :.......................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 :................................................................................ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 :................................................................................ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày tháng năm 2011 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. 2. 3. 4. 5. Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Bộ môn quản lý chuyên ngành ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ---------------- ---oOo--Tp. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2011 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: NGUYỄN VĨNH THÀNH Giới tính : Nam / Nữ  Nơi sinh : Cần Thơ Ngày, tháng, năm sinh : 17/12/1983 Chuyên ngành : Kỹ thuật điện tử Khoá (Năm trúng tuyển) : 2009 1- TÊN ĐỀ TÀI: Cải tiến băng thông anten khe DUAL-BAND trong ứng dụng WLAN 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Nghiên cứu cải tiến anten khe vi dải trong ứng dụng WLAN. - Mô phỏng bằng phần mềm CST Microwave Studio 2009. - Thi công anten thực tế. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : ngày tháng năm 2011 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : ngày tháng năm 2011 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHAN HỒNG PHƯƠNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN (Họ tên và chữ ký) QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) KHOA QL CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Hồng Phương đã truyền đạt các kiến thức quý báu và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình hoàn tất luận văn này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn các bạn đồng khóa cũng như các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, nhưng chắc chắn không thể tránh sai sót, tôi rất mong tiếp tục nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô. Tp HCM, tháng 12 năm 2011 Nguyễn Vĩnh Thành TÓM TẮT LUẬN VĂN Truyền thông không dây đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, theo đó các thiết bị di động ngoài việc tích hợp thêm nhiều tính năng còn phải thoả mãn nhu cầu ngày càng nhỏ gọn. Anten gắn trên thiết bị đầu cuối cũng phải thu nhỏ kích thước. Gần đây, nhiều anten phẳng đã được nghiên cứu và thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về băng thông, bao gồm GSM (Global System for Mobile communication, 890 – 960 MHz), DCS (Digital Communication System, 1710 – 1880 MHz), PCS (Personal Communication System, 1850 – 1990 MHz), UMTS (Universal Mobile Telecommunication System, 1920 – 2170 MHz) và thiết bị truyền thông cho hệ thống mạng cục bộ không dây (Wireless Local Area Network, WLAN) trong các dải tần 2.4 GHz (IEEE 802.11b/g, 2.4 – 2.484 GHz) và 5.2/5.8 GHz (IEEE 802.11a, 5.15 – 5.35/ 5.725-5.825 GHz ). WLAN là một mạng truyền dữ liệu mở rộng từ hệ thống mạng LAN có dây. Trước tiên nó được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp, nơi mà các nhân viên luôn di chuyển hoặc những nơi gây cản trở việc thi công đường dây cáp cho hệ thống mạng LAN. Từ đó, WLAN bắt đầu được sử dụng ngày càng nhiều trong các văn phòng, nhà ở… Năm 2008, khoảng 90% máy tính xách tay được tích hợp thiết bị WLAN. Sự phát triển đó song hành cùng nhu cầu cải tiến về tốc độ truyền và dung lượng truyền. Luận văn tập trung nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một anten khe (slot antenna), có khả năng hoạt động tại dải tần WLAN. Anten được chế tạo trên chất nền có hằng số điện môi εr = 4.6, độ dày là 1.6 mm. Cấu trúc luận văn này chia làm 3 phần chính:  Phần I - Lý thuyết cơ bản: Chương 1: Trình bày các nội dụng lý thuyết cơ sở liên quan đến vấn đề cần giải quyết - Giới thiệu và định nghĩa anten. - Nêu ra một số tham số cơ bản để đánh giá chất lượng của anten như: : giản đồ bức xạ, công suất bức xạ, hệ số định hướng, hệ số tăng ích, phân cực, trở kháng vào Chương 2: Giới thiệu về Anten Patch vi dải (MSA). Chương 3: Giới thiệu về Anten khe vi dải (MSAs): các ưu điểm, nhược điểm so với anten Patch vi dải.  Phần II - Cấu trúc anten, mô phỏng và kết quả thực nghiệm Chương 4: Cấu trúc anten - Mô tả cấu trúc anten dựa trên một số lý thuyết và công thức Chương 5: Mô phỏng và kết quả thực nghiệm - Các bước mô phỏng, kết quả mô phỏng và thực nghiệm  Phần III – Kết luận và hướng phát triển Chương 6: Kết luận và hướng phát triển của luận văn. Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i DANH SÁCH HÌNH VẼ................................................................................... iv DANH SÁCH BIỂU BẢNG............................................................................. vii CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... viii PHẦN I LÝ THUYẾT CƠ SỞ ........................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................... 2 1.1. Lý thuyết chung về anten ..........................................................................2 1.2. Hệ phương trình Maxwell .........................................................................3 1.3. Quá trình vật lý của sự bức xạ sóng điện từ ...............................................5 1.4. Các thông số cơ bản của anten...................................................................6 1.4.1 Trở kháng vào của anten ....................................................................8 1.4.2 Hiệu suất của anten ............................................................................8 1.4.3 Giản đồ bức xạ và góc bức xạ của anten.............................................8 1.4.4 Hệ số định hướng và hệ số tăng ích................................................. 13 1.4.5 Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương .................................... 14 1.4.6 Tính phân cực của anten.................................................................. 14 1.4.7 Dải tần của anten............................................................................. 14 1.4.8 Các hệ thống anten.......................................................................... 14 CHƯƠNG 2 ANTEN VI DẢI......................................................................... 19 2.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động anten vi dải ...........................................19 2.1.1 Cấu tạo anten vi dải..........................................................................19 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành i CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử 2.1.2 Nguyên lý hoạt động anten vi dải.....................................................24 2.2. Tính phân cực anten vi dải ......................................................................26 2.3. Băng thông anten vi dải...........................................................................28 2.4. Phương pháp phân tích và thiết kế anten vi dải........................................28 2.5. Nhược điểm anten vi dải và hướng phát triển ..........................................29 CHƯƠNG 3 ANTEN KHE VI DẢI ............................................................... 30 3.1. Cấu tạo và phương pháp phân tích anten khe vi dải.................................30 3.1.1 Cấu tạo............................................................................................. 30 3.1.2 Phương pháp phân tích.....................................................................34 3.1.2.1 Phân tích sấp xỉ........................................................................... 35 3.1.2.2 Sự phân cực của trường từ .......................................................... 36 3.1.2.3 Bước sóng khe dẫn ..................................................................... 36 3.1.3 Công thức dạng mẫu ........................................................................37 3.1.4 Đồ thị bức xạ anten khe....................................................................40 3.1.5 Anten khe vòng................................................................................41 3.1.6 So sánh anten khe và anten patch vi dải............................................42 PHẦN II CẤU TRÚC ANTEN, MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................................................................ 44 CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC ANTEN ............................................................... 45 4.1 Giới thiệu ................................................................................................ 45 4.2 Cấu trúc khe bức xạ.................................................................................46 4.3 Đường truyền cấp nguồn vi dải ............................................................... 49 4.3.1 Thiết kế dựa vào lý thuyết đường truyền vi dải ................................ 49 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành ii CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử 4.3.2 Trở kháng đặc trưng.........................................................................50 4.3.3 Bước sóng trên đường truyền vi dải λ...............................................52 CHƯƠNG 5: MÔ PHỎNG VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ..................... 55 5.1 Mô phỏng................................................................................................ 55 5.2 Kết quả mô phỏng...................................................................................56 5.3 Thi công và đo đạc ..................................................................................64 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ..................... 68 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỀN.............................. 69 6.1 Kết luận ..................................................................................................69 6.2 Hướng phát triển đề tài............................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 71 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành iii CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử DANH SÁCH HÌNH VẼ Chương 1: Hình 0.1: Anten như một thiết bị truyền sóng ............................................................ 2 Hình 1.2: Mạch tương đương cho hệ thống anten ...................................................... 6 Hình 1.3: Các vùng trường của một anten.................................................................. 9 Hình 1.4: Hệ thống tọa độ để phân tính đặc tính bức xạ của anten ............................. 10 Hình 1.5: Đồ thị phương hướng trong toạ độ cực...................................................... 11 Hình 1.6: Đồ thị phương hướng trong không gian 3 chiều ......................................... 12 Hình 1.7: Đồ thị phương hướng trong toạ độ góc..................................................... 12 Chương 2: Hình 2.1: Cấu trúc của anten vi dải dạng chữ nhật và dạng tròn .............................. 19 Hình 2.2: Các hình dạng của anten vi dải dạng tấm .................................................. 20 Hình 2.3: Cấu trúc anten dipole vi dải........................................................................ 21 Hình 2.4: Các hình dạng của anten vi dải sóng chạy .................................................. 21 Hình 2.5: Tiếp điện bằng cáp đồng trục .................................................................... 22 Hình 2.6: Sơ đồ tương đương khi tiếp điện bằng cáp đồng trục.................................. 23 Hình 2.7: Tiếp điện bằng đường vi dải....................................................................... 23 Hình 2.8: Sơ đồ tương đương khi tiếp bằng đường vi dải........................................... 23 Hình 2.9: Tiếp điện bằng ghép khe ............................................................................ 24 Hình 2.10: Sơ đồ tương đương tiếp điện bằng ghép khe............................................. 24 Hình 2.11: Trường bức xạ E và H của anten vi dải .................................................... 25 Hình 2.12: Tiếp điện bằng 1 đường vi dải.................................................................. 26 Hình 2.13: Đồ thì bức xạ 3 chiều ............................................................................... 26 Hình 2.14: Tiếp điện bằng 2 đường vi dải vào hai cạnh của anten.............................. 27 Hình 2.15: Đồ thị bức xạ 3 chiều ............................................................................... 28 Chương 3 Hình 3.1: Khe vi dải cơ bản ....................................................................................... 30 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành iv CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử Hình 3.2: Trường điện và trường từ trên khe vi dải.................................................... 31 Hình 3.3: Các dạng cơ bản của anten khe mạch dải ................................................... 31 Hình 3.4: Anten khe vi dải được đặt một mặt phản xạ để tránh bức xạ lưỡng hướng.. 31 Hình 3.5: Cấp nguồn đường vi dải ngắn mạch ........................................................... 33 Hình 3.7: Cấp nguồn lệch khe và xiên khe................................................................. 33 Hình 3.8: Ba phương pháp cấp nguồn đối với anten khe vòng (CPW, đường vi dải và khe dẫn sóng)........................................................................................................ 34 Hình 3.9: Trường điện Eφ của slot............................................................................. 35 Hình 3.10: Dạng đồ thị bức xạ của anten khe vi dải .................................................. 41 Hình 3.11: Dạng anten khe cấp nguồn bằng đường vi dải với mặt phẳng phản xạ để đạt được bức xạ đơn hướng ....................................................................................... 41 Hình 3.12: anten khe vòng với cấp nguồn bằng đường vi dải..................................... 42 Chương 4 Hình 4.1: Mặt trên (mặt ground) của anten gồm khe tròn và hai khe dạng chữ T ....... 46 Hình 4.2: Mặt dưới (đường cấp nguồn vi dải) anten khe ............................................ 47 Hình 4.3: Thay đổi giá trị lm để phối hợp trở kháng cho anten .................................. 47 Hình 4.4: Hình dạng đường truyền vi dải và mô hình dẫn sóng phẳng tương ứng ...... 50 Chương 5 Hình 5.1: Hệ số phản xạ S11 của anten mô phỏng ..................................................... 56 Hình 5.2: Hệ số phản xạ S11 tại tần số cộng hưởng 2.4 GHz ..................................... 56 Hình 5.3: Hệ số phản xạ S11 tại dải tần 5 GHz.......................................................... 57 Hình 5.4: Đồ thị bức xạ dạng 3D ở tần số 2.455 Ghz................................................. 58 Hình 5.5: Đồ thị bức xạ dạng 3D ở tần số 5.215 Ghz................................................. 59 Hình 5.6: Đồ thị bức xạ dạng 3D ở tần số 5.885 Ghz................................................. 60 Hình 5.7: Giản đồ bức xạ ở 2.455 Ghz....................................................................... 61 Hình 5.8: Giản đồ bức xạ ở 5.215 Ghz....................................................................... 61 Hình 5.9: Giản đồ bức xạ ở 5.885 Ghz....................................................................... 62 Hình 5.10: Giản đồ độ lợi IEEE ở 2.455 GHz............................................................ 63 Hình 5.11: Giản đồ độ lợi IEEE ở 5.215 GHz............................................................ 63 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành v CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử Hình 5.12: Giản đồ độ lợi IEEE ở 5.885 GHz............................................................ 64 Hình 5.13: Anten sau khi thi công ............................................................................. 65 Hình 5.14: Đồ thị S11 của anten trong thực nghiệm tại tần số 2.4GHz ...................... 66 Hình 5.15 a và b: Đồ thị S11 của anten trong thực nghiệm tại tần số 5GHz ............... 68 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành vi CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử DANH SÁCH BIỂU BẢNG Bảng 1.1: Quy ước về các dải tần số .................................................................... 18 Bảng 2.1: So sánh ưu và khuyết điểm anten patch và khe vi dải ........................... 43 Bảng 5.1: Kích thước chi tiết anten....................................................................... 55 HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành vii CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử CÁC CHỮ VIẾT TẮT WLAN: Wireless Local Area Network HPBW: Half Power Beamwidth EIRP: Equivalent Isotropically Radiated Power FDTD: Finite-Difference Time-Domain CPW: Coplanar Waveguide CST: Computer Simulation Technology HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành viii CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử PHẦN I LÝ THUYẾT CƠ SỞ HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 1 CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.1. Lý thuyết chung về anten Antenna là một bộ chuyển đổi dòng điện di chuyển ở tần số cao thành sóng điện từ, hoặc ngược lại chuyển sóng điện từ thành dòng điện xoay chiều. Antenna có thể được dùng để bức xạ năng lượng ra không gian, hoặc nhận năng lượng từ không gian. Antenna và đường dây dẫn (feeder) đóng vai trò thiết bị ghép giữa các mạch điện tử và không khí. Các antenna tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài còn feeder (bộ phận cấp nguồn) là bộ phận giao tiếp giữa antenna với mạch điện tử. Ngõ vào của feeder phải phối hợp trở kháng với máy phát, còn antenna phát nhận năng lượng từ máy phát qua feeder và bức xạ ra không gian. như thể hiện trong hình 1.1: Hình 1.1: Anten như một thiết bị truyền sóng [3] HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 2 CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử 1. 2 Hệ phương trình Maxwell Lý thuyết anten được xây dụng trên cơ sở những phương trình cơ bản của điện động lực học: các phương trình Maxwell. Trong phần này ta coi các quá trình điện từ là các quá trình biến đổi điều hoà theo thời gian, nghĩa là có thể biểu diễn qui luật sin, cos dưới dạng phức  E  Re( E e it )  E cos(t ) e it (1.1a)  hoặc E  Im( E e it )  E sin(t ) (1.1b) Các phương trình Maxwell ở dạng vi phân được viết dưới dạng:  rotH  i p E  J e (1.2a) rotE  iH (1.2b) e div E   (1.2c) divH  0 (1.2d) E là biên độ phức của vecto cường độ điện trường (V/m) H là biên độ phức của vecto cường độ từ trường (A/m)     p   1  i  (1.3)    (hệ số điện thẩm phức của môi trường) ε : hằng số điện môi tuyệt đối của môi trường (F/m) HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 3 CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử µ : hệ số từ thẩm của môi trường (H/m) σ : điện dẫn xuất của môi trường (Si/m) J e là biên độ phức của vecto mật độ dòng điện (  e là mật độ khối của điện tích. ( A ) m2 C ) m3 Biết rằng nguồn tạo ra trường điện từ là dòng điện và điện tích. Nhưng trong một số trường hợp, để dễ dàng giải một số bài toán của điện động lực học, người ta đưa thêm vào hệ phương trình Maxwell các đại lượng dòng từ và từ tích. Khái niệm dòng từ và từ tích chỉ là tượng trưng chứ chúng không có trong tự nhiên. Hệ phương trình Maxwell tổng quát được viết lại như sau: rotH  i p E  J e (1.4a) rotE  i H  J m (1.4b) m divE   (1.4c) e divH    (1.4d) Giải hệ phương trình Maxwell ta được nghiệm là E, H. Trong phương trình nghiệm sẽ cho chúng ta biết nguồn gốc sinh ra E, H và cách thức lan truyền. HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 4 CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử 1.3 Quá trình vật lý của sự bức xạ sóng điện từ Về nguyên lý, bất kỳ hệ thống điện từ nào có khả năng tạo ra điện trường hoặc từ trường biến thiên đều có bức xạ sóng điện từ, tuy nhiên trong thực tế sự bức xạ chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định. Để ví dụ ta xét một mạch dao động thông số tập trung LC, có kích thước rất nhỏ so với bước sóng. Nếu đặt vào mạch một sức điện động biến đổi thì trong không gian của tụ điện sẽ phát sinh điện trường biến thiên, còn trong không gian của cuộn cảm sẽ phát sinh từ trường biến thiên. Nhưng điện từ trường này không bức xạ ra ngoài mà bị ràng buộc với các phần tử của mạch. Năng lượng điện trường bị giới hạn trong khoảng không gian của tụ điện, còn năng lượng từ trường chỉ nằm trong một thể tích nhỏ trong lòng cuộn cảm. Nếu mở rộng kích thước của tụ điện thì dòng dịch sẽ lan toả ra càng nhiều và tạo ra điện trường biến thiên với biên độ lớn hơn trong khoảng không gian bên ngoài. Điện trường biến thiên này truyền với vận tốc ánh sáng. Khi đạt tới khoảng cách khá xa so với nguồn chúng sẽ thoát khỏi sự ràng buộc với nguồn, nghĩa là các đường sức điện sẽ không còn ràng buộc với điện tích của 2 má tụ nữa mà chúng phải tự khép kín trong không gian hay là hình thành một điện trường xoáy. Theo qui luật của điện trường biến thiên thì điện trường xoáy sẽ tạo ra một từ trường biến đổi từ trường biến đổi lại tiếp tục tạo ra điện trường xoáy hình thành quá trình sóng điện từ. Phần năng lượng điện từ thoát ra khỏi nguồn và truyền đi trong không gian tự do được gọi là năng lượng bức xạ (năng lượng hữu công). Phần năng lượng điện từ ràng buộc với nguồn gọi là năng lượng vô công. HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 5 CBHD: TS. Phan Hồng Phương Luận Văn Thạc Sĩ - Kỹ Thuật Điện Tử 1.4 Các thông số cơ bản của anten Trong thực tế, một anten bất kỳ đều có các thông số về điện cơ bản sau đây: - Trở kháng vào - Hiệu suất - Hệ số định hướng và độ tăng ích. - Đồ thị phương hướng. - Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương. - Tính phân cực - Dải tần của anten. 1.4. 1 Trở kháng vào của anten Trở kháng vào của anten ZA bao gồm cả phần thực và phần kháng là tỷ số giữa điện áp UA đặt vào anten và dòng điện IA trong anten. Hình 1.2: Mạch tương đương cho hệ thống anten [3] HVTH: Nguyễn Vĩnh Thành 6 CBHD: TS. Phan Hồng Phương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan