Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân h...

Tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại ủy ban nhân dân huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

.PDF
99
746
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM XUÂN CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG MAI THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Hoàng Mai - Học viện Hành chính Quốc gia. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng Học viên Phạm Xuân Cường năm 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, Quý thầy cô Khoa Sau đại học, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng, thầy chủ nhiệm lớp thuộc Học viện Hành chính, đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện. Đặc biệt, em xin kính gửi lòng biết ơn đến TS. Hoàng Mai - Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ, tạo điều kiện để bản thân vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập, nghiên cứu. Do nhiều điều kiện chủ quan, khách quan và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, các anh, chị học viên và các bạn đồng nghiệp. Thừa Thiên Huế, ngày tháng Học viên Phạm Xuân Cường năm 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ..................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ............................................................. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG ............................................... 8 1.1. Khái quát chung về thủ tục hành chính ...................................................... 8 1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 8 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính............................................................ 9 1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. ............................................................ 11 1.1.4. Phân loại thủ tục hành chính ................................................................ 12 1.2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. ................. 14 1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 14 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của cơ chế một cửa liên thông .................................... 16 1.2.3. Mục đích và nguyên tắc trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông ....................................................................... 17 1.2.4. Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa liên thông ........................................ 18 1.2.5. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông ... 19 1.2.6. Các lĩnh vực quản lý được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông . 19 Chương 2. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UBND HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................................... 21 2.1. Tình hình cải cách hành chính tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ...... 21 2.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .................... 21 2.1.2. Tình hình cải cách hành chính huyện Lệ Thủy năm 2016 .................... 21 2.2. Phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ........................ 28 2.2.1. Quá trình triển khai triển khai mô hình một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình .................................................... 28 2.2.2. Về các lĩnh vực thủ tục triển khai thực hiện tại Bộ phận một cửa, quy trình giải quyết công việc và việc công khai thủ tục hành chính .................... 31 2.2.3. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông ..................................... 39 2.2.4. Tổ chức bộ máy và công chức tại Trung tâm giao dịch một cửa liên thông của Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy ................................................... 50 2.2.5. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị ............................................................ 55 2.2.6. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân ........................... 60 2.3. Đánh giá chung về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ........................ 66 2.3.1. Những kết quả đạt được trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” ...................................................................................... 66 2.3.2. Hạn chế, khó khăn trong cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông”................................................................................................ 68 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH ............................................................................................................... 70 3.1. Phương hướng .......................................................................................... 70 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình ..................................................................................................... 72 3.2.1. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành ................................................. 72 3.2.2. Nâng cao chất lượng công chức thực hiện cơ chế một cửa liên thông . 72 3.2.3. Nâng cao năng lực phục vụ nhân dân tại UBND cấp huyện ................ 75 3.2.4. Đẩy mạnh phân công, phân cấp............................................................ 78 3.2.5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền ....................................... 79 3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 81 3.3.1. Đối với Chính phủ ................................................................................. 81 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Bình ........................................................... 82 3.3.3. Đối với UBND huyện Lệ Thủy .............................................................. 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa 1. BC Báo cáo 2. BCĐ Ban chỉ đạo 3. BTC Ban tổ chức 4. CBCC Cán bộ, công chức 5. CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 6. CCHC Cải cách hành chính 7. CNTT Công nghệ thông tin 8. CP Chính phủ 9. CT Chỉ thị 10. GCN Giấy chứng nhận 11. GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 12. HCNN Hành chính nhà nước 13. HĐND Hội đồng nhân dân 14. HVHC Học viện hành chính 15. LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội 16. QLVB&ĐH Quản lý văn bản và điều hành 17. TN&TKQ Tiếp nhận và trả kết quả 18. TTHC Thủ tục hành chính 19. UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC 32 thuộc lĩnh vực TN-MT 2 Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC 34 thuộc lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch 3 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC 35 thuộc lĩnh vực TC-KH 4 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC 36 thuộc lĩnh vực LĐTB-XH 5 Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC 37 thuộc lĩnh vực Xây dựng 6 Bảng 2.6 Bảng so sánh tình hình giải quyết TTHC... 46 7 Bảng 2.7 Danh sách thiết bị và mục đích sử dụng 56 8 Bảng 2.8 Thiết lập hệ thống thiết bị chuyên dụng 58 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Số hiệu Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ 39 chế “một cửa, một cửa liên thông” tại Bộ phận một cửa liên thông Ủy ban Nhân dân huyện Lệ Thủy 2 Sơ đồ 2.2 Diễn giải quy trình tác nghiệp 40 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thực hiện cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và công dân. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta đã và đang có những chuyển biến hết sức tích cực. Điều này được thể hiện qua những quyết sách vô cùng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Đó là Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về việc kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 15/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, trên cơ sở kế thừa những quy định của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, một số nội dung đã được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh với mục tiêu nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhân dân. Ngày 25/3/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương, thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính Phủ và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2015. 1 Việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” là giải pháp để đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tỉnh Quảng Bình nói chung và Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Lệ Thủy nói riêng đã ban hành hàng nhiều Văn bản để chỉ đạo thực hiện, đó là: Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế một cửa liên thông tại Uỷ ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của UBND huyện về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.... Thông qua quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” của các cấp lãnh đạo, UBND huyện Lệ Thủy đã nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, giảm bớt thời gian, công sức của người dân khi đến giải quyết các loại hồ sơ, thủ tục hành chính. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện do những hạn chế về cơ sở vật chất, về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận “một cửa liên thông” và tính độc lập trong giải quyết công việc khiến hiệu quả vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Đối với cơ chế liên thông, có thể thấy sự “liên thông” trong xử lý các công việc cho tổ chức, cá nhân còn thấp do việc triển khai công nghệ thông tin (CNTT) còn hạn chế, nên mặc dù liên thông nhưng các tổ chức, cá nhân vẫn phải đến nhiều nơi để giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC). Thực hiện liên thông giữa các cấp hành chính còn khó khăn, liên thông giữa các UBND cấp xã và UBND huyện chưa có sự liên kết và chưa đồng bộ. 2 Do đó, việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại UBND huyện Lệ Thủy nhằm nâng cao nhận thức và đưa ra giải pháp tiếp tục thực hiện cơ chế này tốt hơn là việc làm có ý nghĩa, góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa liên thông tại UBND cấp huyện. Với lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban Nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề cải cách hành chính (CCHC) nhà nước nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng đã được một số tác giả nghiên cứu, có thể tổng quan một số công trình như sau: - Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Nam (HVHC quốc gia - năm 2006): “Xây dựng mô hình một cửa liên thông và một số giải pháp để tiếp tục cải cách hành chính về đầu tư theo mô hình một cửa tại tỉnh Bình Phước”; - Đánh giá hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa tại UBND Phường qua thực tiễn ở quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội, tác giả Bùi Thị Thắm Khóa 10; - Các giải pháp tăng cường cải cách hành chính tại tỉnh Lào Cai, tác giả Nguyễn Thị Hồng Hiếu - Khóa 12; Những nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc phân tích lý luận và thực tiển về cải cách hành chính, thủ tục hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa chỉ dừng lại ở những báo cáo, tổng kết mà chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực tiển hoạt động. 3 Ở nước ta, cho đến thời điểm hiện tại có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả như GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, Học viện Hành chính quốc gia với bài viết: “Cải cách hành chính ở Việt Nam: thành tựu và rào cản hiện nay”; Hoàng Chí Bảo với “Cải cách hành chính ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế - lý luận và thực tiễn” được đăng trên Tạp chí Phát triển nhân lực năm 2011; Trần Công Dũng “Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch một cửa” đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6 năm 2010. Bên cạnh đó, một số cơ sở lý thuyết khoa học cho CCHC nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng như: Cải cách hành chính nhà nước, sách chuyên khảo, do TS Thang Văn Phúc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2001; Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội; Đào Trí Úc (2007), đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Nhìn chung, các công trình, các đề tài khoa học trên chỉ đề cập CCHC, TTHC nói chung hoặc cải cách TTHC theo mô hình một cửa, một cửa liên thông của cấp xã, phường, quận, huyện của một số tỉnh, thành phố. Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi có kế thừa, có chọn lọc một số ý tưởng trong các công trình nghiên cứu có liên quan, kết hợp với việc phân tích thực trạng của việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nói chung và trong bối cảnh tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Luận văn xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông để đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông; - Hệ thống hóa các quy định, yêu cầu có liên quan đến cơ chế một cửa liên thông áp dụng tại Ủy ban nhân dân cấp huyện của tỉnh Quảng Bình; - Phân tích thực trạng triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, làm rõ các hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân tình trạng đó; - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Về thời gian: Từ năm 2010 đến nay (năm 2010 là thời điểm bắt đầu triển khai cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy theo Quyết định số 3580/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình). 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cải cách hành chính và một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, như: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề tài kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các nghiên cứu về CCHC nói chung, cải cách TTHC theo cơ chế cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói riêng. Phương pháp so sánh: Thông qua một số dẫn chứng về triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Phương pháp lịch sử: Xem xét CCHC nói chung và cải cách TTHC theo cơ chế cơ chế một cửa liên thông nói riêng trong từng giai đoạn. Phương pháp thống kê: Từ những kết quả thống kê, đánh giá về thực trạng triển khai công tác cải cách TTHC theo cơ chế cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa các quan điểm, đánh giá quá trình thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông nói chung. Là tài liệu tham khảo mang tính hệ thống về thực hiện cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Chỉ ra những ưu điểm, thành tựu cũng như bất cập, hạn chế của quá trình cải cách TTHC qua kinh nghiệm thực tiễn tại UBND huyện Lệ Thủy. Đề xuất những giải pháp có tính khả thi trong cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần phác họa bức tranh thực tiễn trong việc đẩy mạnh cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông tại 6 UBND huyện Lệ Thủy, nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa liên thông trong các dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận văn, có thể là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định, lập kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC theo cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chương 3. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG 1.1. Khái quát chung về thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ quy định: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của cơ quan Nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức, được uỷ quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Có thể nhận thấy, thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật quy định về trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức cá nhân công dân. TTHC là một bộ phận chế định của Luật hành chính. Nói cách khác, TTHC là một loại hình quy phạm mang tính công cụ để giúp các cơ quan Nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình. Nếu không có các quy định bắt buộc về thủ tục hành chính sẽ không có những căn cứ pháp lý để thực hiện các hoạt động công vụ, giao dịch hành chính gây cản trở một phần hoặc ngưng trệ hoàn toàn hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. TTHC được đặt ra để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các công sở, bổ nhiệm, bãi nhiệm, điều động công chức, viên chức, trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể và xử lý vi phạm, 8 trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính. Thủ tục hành chính là các quy tắc phải tuân thủ theo trong quá trình ra các quyết định hành chính của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. TTHC do các cơ quan Nhà nước ban hành để thực thi Hiến pháp và Pháp luật cũng như thực hiện chức năng quản lý của nền hành chính nhà nước và hoàn thiện nhiệm vụ của mình, đồng thời các cơ quan HCNN có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó để bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh trong xã hội khi thực thi pháp luật. Như vậy, TTHC vừa là công cụ thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước vừa là điều kiện để công dân, các tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính So với hệ thống các loại thủ tục trong ngành lập pháp và tư pháp, thủ tục hành chính có những điểm khác biệt sau: a. Thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước Thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý Hành chính Nhà nước. Các chủ thể quản lý Hành chính Nhà nước bao gồm các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân được nhà nước trao quyền; Trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ quan hành chính, các cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan này. Ngoài cơ quan Hành chính, các cơ quan Nhà nước khác cũng tiến hành thủ tục hành chính khi thực hiện hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước như khi các cơ quan đó xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ; Các cơ quan tổ chức, các nhân khi tiến hành các hoạt động quản lý Hành chính được Nhà nước trao quyền trong các trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. 9 b. Thủ tục hành chính do quy phạm pháp Luật hành chính quy định Căn cứ vào mối quan hệ được điều chỉnh, quy phạm pháp luật hành chính được chia thành quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Quy phạm thủ tục quy định cách thức thực hiện quy phạm nội dung, là yếu tố cần thiết và chiếm phần lớn trong các quy phạm pháp luật hành chính bởi vì: Thứ nhất, các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính. Thứ hai, thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành. Muốn tạo sự thống nhất trong hoạt động quản lý tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính cần được quy định cụ thể, rõ ràng để tránh sự lạm quyền, lộng hành hay không thực hiện hết thẩm quyền của chủ thể quản lý, tạo nên sự tin tưởng của người dân đối với việc tham gia thủ tục hành chính, ngăn ngừa khả năng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. c. Thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt Tính mềm dẻo và linh hoạt của thủ tục hành chính được thể hiện qua các biểu hiện sau: Biểu hiện đầu tiên đó chính là việc có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Mỗi thủ tục hành chính tương ứng với một hoạt động quản lý Hành chính Nhà nước cụ thể. Có thể lấy một ví dụ trong thủ tục tiến hành xử phạt vi phạm hành chính gồm hai thủ tục: Thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản. Việc áp dụng thủ tục nào thì cần dựa trên việc xác định việc vi phạm hành chính đó là gì. Do vậy không thể có thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà phải có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết một loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan