Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng & thực hiện thương mại điện tử của doa...

Tài liệu Các yếu tố tổ chức ảnh hưởng đến sẵn sàng & thực hiện thương mại điện tử của doanh nghiệp

.PDF
203
73
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA I HỌC BÁCH KHOA -------------- NGUYỄN THANH HÙNG ANH HÙNG CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẴN SÀNG & THỰC HIỆN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA DOANH NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI NGUYÊN HÙNG TS. BÙI NGUYÊN HÙNG Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2009 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI So với các nước phát triển, do những ràng buộc về quản lý, tổ chức và môi trường, doanh nghiệp tại các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn hơn khi thực hiện TMĐT (Molla và Licker, 2005). Mặc dù TMĐT tại các nước đang phát triển còn tương đối mới và điều kiện thực hiện thấp, nhưng TMĐT có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Một trong những rào cản lớn là nguồn lực tài chính. Nếu thực hiện TMĐT không thành công, doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có thể phải trả giá lớn hơn. Cho đến hiện nay, có rất ít nghiên cứu giải thích tại sao còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện TMĐT và chỉ ra được các yếu tố giải thích sự khác biệt về thực hiện TMĐT tinh vi hay đơn giản giữa các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Do đó, nghiên cứu về sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp được đặt ra. Thực tế đã xuất hiện một số nghiên cứu đánh giá sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp (Huang, 2004; Bộ Công Thương, 2008), và nghiên cứu nhân quả về sự sẵn sàng cũng đã xuất hiện tại các nước đang phát triển nhưng chưa nhiều (Ramayah, 2005). Như vậy, cần rất nhiều nghiên cứu về sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp tại các nước đang phát triển và đặc biệt là các nghiên cứu nhân quả. Tại Việt nam, cho đến hiện nay, với những cơ sở dữ liệu đã được tìm kiếm bởi tác giả thì chưa có nghiên cứu NHÂN QUẢ về sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu về thực hiện công nghệ thông tin và truyền thông mới (động lực công nghệ của TMĐT), Basole (2006) cho rằng sẽ không sáng suốt khi doanh nghiệp thực hiện mà chưa sẵn sàng cho công nghệ thông thông tin và truyền thông. Thiếu sự sẵn sàng, nhiều doanh nghiệp đã không thành công. Do đó, vấn đề chưa hay thiếu sẵn sàng cũng có thể là nguyên nhân gây thất bại cho doanh nghiệp khi 2 thực hiện TMĐT. Ở Việt Nam, tuy sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp đã tăng từ năm 2005 đến 2007 nhưng nhìn chung tình hình cũng chưa khả quan. Điều đó thể hiện rõ trong “Báo cáo thương mại điện tử năm 2007” của Bộ Công thương về mức độ sẵn sàng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam công bố vào tháng 2/2008. Cả nhà nước và doanh nghiệp đều mong muốn cải thiện tình trạng này (Bộ Công Thương, 2008). Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng kết quả còn khiêm tốn (Bộ Công Thương, 2008). Việc xác định những yếu tố tổ chức nào, mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp được đặt ra. Do đó, để giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định cải thiện tình trạng sẵn sàng và thực hiện TMĐT một cách có cơ sở và hiệu quả, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố chức ảnh hưởng đến sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp” để thực hiện luận án. 1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Doanh nghiệp TP HCM được chọn làm đối tượng nghiên cứu vì TP HCM được xem là trung tâm kinh tế phát triển nhất của cả nước. Kết quả nghiên cứu trong chừng mực nào đó cũng có thể đại diện cho cả Việt nam. Nghiên cứu tập trung vào cả doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư của nước ngoài nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu sẽ phản ảnh đầy đủ và toàn diện hơn. Về phạm vi ngành, nghiên cứu chọn kết hợp cả ba ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ như cơ khí, điện tử-công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, xây dựng, giáo dục đào tạo, và công nghiệp chế biến. Đây là những ngành kinh tế chủ chốt và/hoặc trong định hướng phát triển của thành phố đến năm 2010 (Minh Tú và Quang Trung, 2008). 3 Đây là một nghiên cứu lý thuyết nên luận án (1) Chỉ tập trung vào làm rõ các khái niệm trong mô hình lý thuyết bao gồm: • Các yếu tố tổ chức như định hướng học tập, định hướng thị trường, và tính đổi mới • Các yếu tố khác như nhận thức lợi ích TMĐT, sẵn sàng TMĐT, thực hiện TMĐT đơn giản, và thực hiện TMĐT tinh vi (2) Xác định các mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (3) Trình bày các hàm ý quản lý, gợi ý một số giải pháp nâng cao sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT, và đánh giá các giải pháp đó của doanh nghiệp TPHCM Do đó, nghiên cứu này sẽ không đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cần có để thực hiện TMĐT thành công. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hiện tại cố gắng đạt được ba mục tiêu sau: (1) nhận dạng các yếu tố tổ chức, nhận thức lợi ích TMĐT, sẵn sàng và thực hiện TMĐT trong doanh nghiệp; (2) xác định các mối quan hệ giữa các yếu tố định hướng thị trường, định hướng học tập và tính đổi mới, nhận thức lợi ích TMĐT, sẵn sàng và thực hiện TMĐT; (3) từ kết quả của nghiên cứu, trình bày các hàm ý quản lý, gợi ý một số giải pháp nâng cao sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT, và đánh giá các giải pháp đó của doanh nghiệp. Cụ thể, nhiệm vụ của nghiên cứu hiện tại là: • Tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu để nhận dạng các tiền tố ảnh hưởng đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp • Xây dựng mô hình lý thuyết và cung cấp các lập luận hợp lý cho các giả thuyết về ảnh hưởng của mỗi tiền tố lên sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp 4 • Hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo đạt độ tin cậy và giá trị cho các khái niệm trong mô hình lý thuyết • Kiểm định mô hình lý thuyết theo hệ mô hình thứ bậc và kiểm định các giả thuyết bằng các dữ liệu thực nghiệm thăm dò từ các doanh nghiệp TPHCM. • Trình bày các hàm ý quản lý, gợi ý một số giải pháp có được từ kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT, và đánh giá các giải pháp đó của doanh nghiệp 1.4 TỔNG QUAN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN Những đóng góp của luận án sẽ được trình bày chi tiết trong chương sáu. Sau đây là vài kết quả mới của luận án: • Xây dựng mô hình lý thuyết và hai mô hình cạnh tranh về tiền tố và kết quả của sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp, trong đó xét đến mối quan hệ đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau • Kiểm định mô hình lý thuyết đối với các doanh nghiệp Việt nam • Cung cấp các thang đo cho các nghiên cứu thực nghiệm sau này tham khảo • Trình bày một số hàm ý quản lý, gợi ý các giải pháp nâng cao sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT, và đánh giá các giải pháp đó của doanh nghiệp 1.5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Theo quan điểm nhận thức học (epistemological), nghiên cứu này thuộc trường phái thực chứng (positivism) vì nó nhằm kiểm định lý thuyết khoa học được trình bày trong mô hình lý thuyết đề nghị ở chương hai. Trường phái thực chứng chấp nhận phương pháp luận dựa trên phương pháp suy diễn (Neuman, 2000). Nghiên cứu định lượng gắn liền với việc kiểm chứng các lý thuyết dựa trên nguyên tắc suy diễn. Nghiên cứu định tính thường đi đôi với việc khám phá ra các lý thuyết khoa học (Ehrenberg, 1994). Qui trình nghiên cứu theo phương pháp suy diễn bắt đầu từ các 5 lý thuyết khoa học đã có để đề ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu và dùng quan sát để kiểm định các giả thuyết này (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Tuy nhiên, trường phái kết hợp giữa định tính và định lượng dần dần được chấp nhận trong nghiên cứu khoa học (Tashakkori và Teddlie, 1998). Do đó, phần tổng quan về các khái niệm liên quan đến văn hóa và hành vi tổ chức như định hướng thị trường, định hướng học tập, tính đổi mới trong tổ chức gắn với quá trình nghiên cứu định tính giúp xây dựng một mô hình lý thuyết thể hiện mối quan hệ giữa bảy khái niệm nghiên cứu, trong đó có hai khái niệm bậc hai là định hướng thị trường và định hướng học tập. Các giả thuyết của những mối quan hệ này được kiểm định thông qua bộ dữ liệu thực nghiệm với cở mẫu 328 trường hợp được thu thập từ các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Kỹ thuật thống kê chính được sử dụng để phân tích dữ liệu là phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS 15.0; phân tích yếu tố khẳng định (CFA), kiểm định mô hình lý thuyết theo mô hình thứ bậc thông qua phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) bằng phần mềm AMOS 5.0. 1.6 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ SẴN SÀNG 1.6.1 Thương mại điện tử Luận án giới thiệu ba định nghĩa TMĐT của tổ chức OECD (2002), Chaffey (2002), và Zwass (1998). Tổ chức OECD định nghĩa TMĐT1 theo hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, giao dịch điện tử là việc mua hay bán các sản phẩm hay dịch vụ, hoặc giữa các doanh nghiệp, các bà nội trợ, cá nhân, chính phủ, và các tổ chức công và tư nhân khác, được tiến hành qua các mạng máy tính. Các sản phẩm và dịch vụ được đặt hàng qua các mạng này, nhưng việc thanh toán và giao nhận các sản phẩm hay dịch vụ sau cùng có thể được tiến hành trực tuyến hay không trực tuyến. Việc 1 Source: OECD IT Outlook 2002, chap.4 6 nhận hay đặt các đơn hàng dựa trên bất kỳ ứng dụng trực tuyến nào được sử dụng trong các giao dịch tự động hóa như các ứng dụng Internet, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống điện thoại tương tác. Theo nghĩa hẹp, giao dịch điện tử là việc mua hay bán các sản phẩm hay dịch vụ, hoặc giữa các doanh nghiệp, các bà nội trợ, cá nhân, chính phủ, và các tổ chức công và tư nhân khác, được tiến hành qua Internet. Các sản phẩm hay dịch vụ được đặt qua Internet, nhưng thanh toán và giao nhận sản phẩm hay dịch vụ sau cùng được tiến hành trực tuyến hay không trực tuyến. Các đơn hàng nhận hay đặt dựa trên bất kỳ ứng dụng Internet nào được sử dụng trong các giao dịch tự động hóa như trang web, mạng Extranet2, và các ứng dụng khác chạy trên Intenet, như trao đổi dữ liệu điện tử trên Internet, điện thoại qua Internet hay bất kỳ ứng dụng nào dựa trên web như (như dùng điện thoại di động hay Ti vi để truy cập web, v, v…) nhưng không kể các đơn hàng nhận hay đặt qua điện thoại, fax hay thư điện tử qui ước. Chaffey (2002) định nghĩa TMĐT như “tất cả các giao dịch tài chính hoặc trao đổi thông tin hoặc các dịch vụ khác giữa các tổ chức và đối tác liên quan”. Định nghĩa của ông vượt trội hơn một số định nghĩa đã được sử dụng rộng rãi bởi vì ông bao gồm không những việc mua và bán sản phẩm mà còn kể cả các giao dịch thông tin và các dịch vụ khác giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Theo định nghĩa này, ông ngụ ý rằng TMĐT không bị giới hạn trong việc mua và bán thật sự các sản phẩm mà còn các khía cạnh khác như các hoạt động trước và sau khi bán trong chuỗi cung ứng. Loại định nghĩa rộng hơn này về TMĐT cũng đã được các nhà ứng dụng thực tiễn hỗ trợ, như Zwass (1998), TMĐT là sự chia sẻ thông tin kinh doanh, duy trì các quan hệ kinh doanh, và tiến hành giao dịch kinh doanh nhờ vào các mạng viễn thông (Zwass, 1998 và Chaffey, 2002). Như vậy, theo OECD, dù định nghĩa theo nghĩa rộng hay hẹp, TMĐT chỉ được hiểu là hoạt động mua bán các sản phẩm hay dịch vụ giữa các bên mà không bao gồm 2 Là mạng nối kết doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài (O’Brien, 1999) 7 các hoạt động khác trước hay sau giao dịch mua bán xảy ra. Trong khi đó, định nghĩa của Chaffey bao trùm luôn cả định nghĩa của tổ chức OECD, phản ảnh chính xác hơn hoạt động TMĐT của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Chaffey thể hiện bản chất của TMĐT nhưng có xem xét đến tình hình thực tế. Cụ thể: “TMĐT là tất cả các giao dịch tài chính hoặc trao đổi thông tin hoặc các dịch vụ khác giữa các tổ chức và đối tác liên quan, nghĩa là ngoài các hoạt động mua bán thật sự các sản phẩm và dịch vụ, TMĐT bao gồm các hoạt động khác trước và sau khi giao dịch xảy ra thông qua mạng Internet”. Việc nhận và đặt các đơn hàng từ điện thoại và fax không bao gồm trong định nghĩa này. 1.6.2 Sự sẵn sàng Webster định nghĩa sẵn sàng là sự chuẩn bị về tinh thần hay vật chất cho sự trải nghiệm hay hoạt động3. Theo lý thuyết quá trình (Markus và Robey, 1988), chuẩn bị (đầu tư tài nguyên, đào tạo nhân lực, v.v.) là giai đoạn ở giữa giai đoạn chấp nhận và thực hiện (Cooper và Zmud, 1990), tức là phải hành động cụ thể để có đủ điều kiện thực hiện một hoạt động khác nhằm đạt một mục tiêu nhất định. 1.7 KHUNG KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU Môi trường cạnh tranh đang ngày càng tăng nhanh chóng đã buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm những phương tiện sáng tạo và linh hoạt để đương đầu với cạnh tranh. TMĐT với các lợi ích của nó đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu trước trên thế giới, sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh (Humphrey và đồng sự, 2003). Molla và Licker (2005) cho rằng các tài nguyên như khả năng truy cập và kỹ năng nhân viên cần cho thực hiện TMĐT; cơ sở công nghệ thông tin của tổ chức, mức độ tin học hóa; và năng lực tài chính của các doanh nghiệp là khác nhau. Chính sự khác nhau này có thể dẫn đến sự biến thiên của mức độ thực hiện TMĐT của các doanh nghiệp. Điều này càng được củng cố bởi nhiều nghiên cứu nhận diện phẩm chất nhân viên (Wang và Cheung, 2004), mức độ trang 3 Xem http://www.merriam-webster.com/cgi-bin/dictionary?book=Dictionary&va=readiness 8 bị tài nguyên phần cứng và phần mềm (Chwelos và đồng sự, 2001), khả năng tài chính để xây dựng và duy trì hệ thống TMĐT (Wang và Cheung, 2004). Doanh nghiệp không thể tiến hành thực hiện công nghệ thông tin và truyền thông mà không có sự chuẩn bị về con người cũng như cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ (Basole, 2006). TMĐT dựa trên nền tảng là HTTT (Humphrey và đồng sự, 2003). Do đó, doanh nghiệp cũng sẽ không thực hiện TMĐT thành công nếu không có sự chuẩn bị cần thiết cho HTTT trong tổ chức. Các hoạt động trao đổi, tìm kiếm thông tin quảng cáo và khuyến mãi không thể hiệu quả, tiết kiệm và mang lại giá trị cao cho doanh nghiệp và khách hàng nếu vẫn được tiến hành bằng các phương pháp kinh doanh truyền thống mà không dựa vào nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ và con người đủ phẩm chất cho TMĐT. Các hoạt động liên quan đến đơn hàng và thanh toán càng đòi hỏi doanh nghiệp có sự chuẩn bị TMĐT kỹ lưỡng và chu đáo hơn với chi phí đầu tư và vận hành cao hơn. Molla và Licker (2005) tìm thấy sự sẵn sàng điện tử bên trong tổ chức ảnh hưởng chủ yếu lên sự thực hiện TMĐT. Do đó, sự sẵn sàng TMĐT có thể được xem như một chỉ số quan trọng của việc thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. TMĐT là phương thức kinh doanh còn tương đối mới so với phương thức kinh doanh truyền thống. Mặt khác các nghiên cứu khác nhau trên thế giới hầu hết tập trung vào đánh giá mức độ sẵn sàng TMĐT của quốc gia hay doanh nghiệp, còn ít nghiên cứu xác định các biến dự đoán (predictors) cho sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Ramayah (2005) xem xét hai yếu tố tổ chức, cam kết của quản lý cấp cao và sự chống lại thay đổi trong sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp, nhưng chỉ tìm thấy yếu tố cam kết của nhà quản lý cấp cao ảnh hưởng dương lên sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào điều tra về ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức lên sự sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai yếu tố tổ chức là định hướng thị trường và định hướng học tập là các tiền tố của dự định và sử dụng Internet của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ và Barrett, 2006b; Nguyễn Đình Thọ, 2007). Internet là công cụ hiệu quả để thực hiện TMĐT, 9 cho nên hai yếu tố này được kỳ vọng ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp lên sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này sẽ nổ lực làm giảm khoảng cách trong dòng nghiên cứu về sẵn sàng và thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Khung khái niệm nghiên cứu, minh họa trên Hình 1.1, được xây dựng nhằm mục đích cung cấp một cấu trúc tổng quát của luận văn. Đây là nền tảng để xây dựng mô hình lý thuyết sẽ trình bày trong chương hai. Biến trung tâm của nghiên cứu này là sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp. Khung khái niệm, minh họa các tiền tố và kết quả của sẵn sàng TMĐT, xuất phát từ lý thuyết tổ chức (ví dụ, định hướng thị trường, định hướng học tập, tính đổi mới), lý thuyết quá trình, lý thuyết phổ biến đổi mới, lý thuyết hành động hợp lý, và mô hình chấp nhận công nghệ (nhận thức lợi ích TMĐT, sẵn sàng và thực hiện TMĐT). CÁC TIỀN TỐ SẴN SÀNG TMĐT Hình 1.1: Sẵn sàng TMĐT, tiền tố và kết quả THỰC HIỆN TMĐT 10 1.8 BỐ CỤC LUẬN VĂN Mục đích của Chương một nhằm xác định sự cần thiết, phạm vi và đối tượng của nghiên cứu này, và đề nghị một khung nghiên cứu bao gồm khái niệm trung tâm là sẵn sàng TMĐT với các tiền tố như định hướng thị trường, định hướng học tập, tính đổi mới, và nhận thức lợi ích TMĐT, và kết quả là khái niệm thực hiện TMĐT của các doanh nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp luận thực hiện luận văn cũng được trình bày trong chương này. Chương hai trình bày tổng quan về thương mại điện tử và các nghiên cứu liên quan đến TMĐT tại các nước đang phát triển và Việt nam. Các lý thuyết tổ chức, lý thuyết quá trình và phổ biến đổi mới của Rogers (1995), lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975), mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1986). Mô hình lý thuyết và hai mô hình cạnh tranh được xây dựng, và các giả thuyết cũng được trình bày trong chương này. Chương ba giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng, bao gồm thiết kế nghiên cứu, chuẩn bị và điều chỉnh bảng câu hỏi, chuẩn bị thăm dò chính thức, và cụ thể hóa các biến. Chương bốn trình bày kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các thang đo đo lường các biến, và kết quả kiểm định mô hình đo lường nhờ phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kết quả kiểm định các mô hình cấu trúc nhờ cách tiếp cận hai bước trong phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM được trình bày trong Chương năm. Cuối cùng, chương sáu tóm tắt, rút ra các kết luận, trình bày hàm ý cho các nhà quản lý, gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao sự sẵn sàng và thực hiện TMĐT, đánh giá các giải pháp đó của doanh nghiệp, và đề nghị các hướng nghiên cứu tiếp theo. 11 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU Trước tiên, chương hai trình bày tổng quan về tình hình TMĐT tại các nước đang phát triển nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu trước liên quan đến TMĐT và mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến sẵn sàng và thực hiện TMĐT cũng được đề cập nhằm xác định khoảng cách nghiên cứu còn tồn tại. Các nghiên cứu về chấp nhận CNTT, email, Internet và TMĐT đều được hầu hết tác giả trích dẫn từ (1) Lý thuyết tổ chức, (2) Lý thuyết phổ biến đổi mới và lý thuyết quá trình, (3) Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), và (4) Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Adoption Model - TAM). Tổng quan về các khái niệm nghiên cứu như sẵn sàng TMĐT, thực hiện TMĐT đơn giản, thực hiện TMĐT tinh vi, nhận thức lợi ích TMĐT, tính đổi mới, định hướng học tập, và định hướng thị trường được trình bày cùng với các lập luận để xây dựng các mối quan hệ giữa chúng. Mô hình nghiên cứu và hai mô hình cạnh tranh cũng được đề nghị trong chương này. 2.1.1 Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển Tiến sĩ Mahmud (2006) cho rằng có bảy đặc điểm chung cho các nước đang phát triển. Đó là: mức sống thấp, sản lượng thấp, tỉ lệ tăng dân số cao và gánh nặng phụ thuộc, mức thất nghiệp cao và ngày càng tăng, sự phụ thuộc vào sản lượng nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm cơ bản, sự phổ biến của thị trường không hoàn hảo và thông tin không đầy đủ, sự thống trị, phụ thuộc và yếu thế trong các mối quan hệ quốc tế. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa các nước đang phát triển và phát triển. TMĐT có thể càng làm tăng sự khác biệt này nếu doanh nghiệp tại các nước 12 đang phát triển không sử dụng TMĐT, và ngược lại sự khác biệt đó sẽ giảm đi khi TMĐT được thực hiện bởi doanh nghiệp tại các nước đang phát triển (Trung tâm Thông tin và Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2004). Thật vậy, xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới là tất yếu do lợi ích to lớn của nó (Davis, 1999). Ở hầu hết các nước phát triển, TMĐT đã chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế kể từ khi Internet ra đời năm 1990 (O’Brien, 1999). Điều đó cho thấy, trong thế kỷ XXI, sự phát triển TMĐT sẽ là một trong những xu thế kinh tế chủ đạo, có sức lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia, tạo ra những thay đổi căn bản không chỉ trong đời sống kinh tế và xã hội mà cả trong tương quan lực lượng cũng như vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế. Điều đó đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nước đang phát triển - những nước mà cơ sở hạ tầng thông tin còn lạc hậu và yếu kém, trong đó có Việt Nam. Do vậy, một số nhà quan sát đã không lạc quan về tiềm năng TMĐT tại một số nước đang phát triển (Humphrey và đồng sự, 2003), và họ còn nhận định thống nhất rằng các doanh nghiệp tại đó chậm chấp nhận TMĐT (Tarafdar và Vaidya, 2004). 2.1.1.1 Động lực phát triển TMĐT Kalakota và Whinston (1997) cho rằng có ba động lực của TMĐT: động lực kinh tế là lợi ích kinh tế do TMĐT mang lại cho doanh nghiệp; động lực thị trường là những nhu cầu tiếp thị của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước; và động lực công nghệ mà nhân tố chính là sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông làm tăng trưởng TMĐT. Các nước đang phát triển thất bại trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi, không thể thiết lập cơ sở hạ tầng ở mức tối thiểu phù hợp với trình độ phát triển chung của các nước này. Do đó, có sự khác biệt giữa các nước đang phát triển ở động lực thứ ba của TMĐT. Các nước đang phát triển có cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông hạn chế sẽ chậm chấp nhận công nghệ thông tin và truyền thông mới hơn (Basole, 2006), và do đó sẽ chậm chấp nhận TMĐT. 13 Hiện nay, bản chất của công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại là Internet (Trung tâm Thông tin và Khoa học Công nghệ Quốc gia, 2004). Internet đã giúp cho doanh nghiệp các nước đang phát triển có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu, nơi mà họ cạnh tranh với các nước phát triển hơn (Humphrey và đồng sự, 2003). Nhiều nghiên cứu thừa nhận rằng trong kỷ nguyên thông tin, thương mại trên Internet là một công cụ hữu hiệu cho việc tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển và hiện nay đã có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia sử dụng Internet cho TMĐT (Andam, 2003). 2.1.1.2 Các hoạt động TMĐT phổ biến • Thư điện tử (e-mail) được xem như công cụ quan trọng của việc giao tiếp và trở thành một phương tiện duy trì mối quan hệ kinh doanh. Nó là bước đầu tiên trong TMĐT khi cho phép một công ty tiếp cận thông tin và duy trì giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp. Điều này có thể dẫn đến những hoạt động TMĐT cao hơn. • Tạo ra một trang web chủ yếu để quảng cáo công ty, sản phẩm và dịch vụ. • Sử dụng tính phổ biến của Internet cho nghiên cứu cơ bản • Tuy chưa phổ biến nhưng việc thực hiện mua bán qua mạng cũng đã áp dụng tại một số nước đang phát triển Tại phần lớn các nước đang phát triển, các hình thức thanh toán sẵn có cho giao dịch trên mạng là các phương pháp thanh toán truyền thống, bao gồm: • Thanh toán lúc giao hàng (Cash-on-delivery): Rất nhiều phương pháp thanh toán trên mạng liên quan tới việc đặt hàng trên mạng. Thanh toán bằng tiền mặt sau khi nhận được hàng thật sự • Thanh toán qua ngân hàng: Sau khi đặt hàng trên mạng, thanh toán được thực hiện bằng cách đặt cọc tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của công ty bán hàng. Giao hàng tương tự như cách đã quy ước 14 Các phương pháp thanh toán điện tử như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, máy rút tiền tự động (ATMs), thẻ lưu giữ giá trị và ngân hàng điện tử, tiền ảo (e-cash), séc ảo (echeck), thẻ thông minh (smart cards) và thẻ tín dụng mã hóa không thật phổ biến tại các nước đang phát triển. Chúng chỉ được chấp nhận bởi vài công ty lớn tại các kênh giao dịch an toàn. 2.1.1.3 Lợi ích TMĐT đối với doanh nghiệp Nhiều nghiên cứu cho thấy TMĐT cung cấp các lợi ích rõ ràng so với thương mại truyền thống nhờ giảm chi phí giao dịch và tìm kiếm, giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn (Bakos, 1991) và hiệu quả giao dịch được cải thiện hơn (Srinivasan, Kekre và Mukhopadhyay, 1994; Lee và Clark, 1996). Doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có thể nhận được nhiều lợi ích có ý nghĩa từ TMĐT. Chẳng hạn doanh nghiệp tại các nước đang phát triển có thể sử dụng “chợ điện tử” hay công cụ tìm kiếm trên Internet để biết giá cả thị trường sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn và thu hút thêm khách hàng mới (Humphrey và đồng sự, 2003). Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể có lợi thế cạnh tranh khi sử dụng Internet để nghiên cứu tiếp thị, tìm kiếm thông tin đối thủ, hay hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Theo Ghosh (1998), Internet cho phép các tổ chức xây dựng mối quan hệ tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng, chuyển giao sản phẩm và dịch vụ có chi phí rất thấp. Thật vậy, cả nhà cung cấp và người mua đều hưởng lợi từ việc gia tăng sử dụng Internet cho hoạt động mua hàng của họ, lợi ích đó là tiết kiệm chi phí đáng kể, cải tiến hiệu quả và năng suất (Deerter-Schmelz và đồng sự, 2001). TMĐT không chỉ hiệu quả trong cực tiểu chi phí mà còn ở cả khả năng truy cập, có nghĩa là mọi người ở mọi cấp độ đều dễ dàng truy cập vào mạng Internet (Deerter-Schmelz và đồng sự, 2001). Ghosh (1998) cũng trình bày bốn loại cơ hội do Internet mang lại. Cơ hội thứ nhất là các tổ chức có thể thiết lập liên kết trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp hay nhà phân phối để hoàn tất giao dịch hay trao đổi thông tin dễ dàng hơn. Thứ hai, 15 Internet cho phép các tổ chức bỏ qua một số trung gian trong chuỗi cung ứng, có nghĩa chuỗi cung ứng sẽ gọn và ít phức tạp hơn. Chẳng hạn, nhà sản xuất có thể bán hàng trực tiếp cho khách hàng mà không liên quan đến nhà bán lẻ và nhà phân phối. Thứ ba, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng mới. Cuối cùng, nhờ Internet, doanh nghiệp có thể trở thành người giữ vai trò thống trị trong một phân khúc cụ thể, kiểm soát khách hàng và thiết lập nguyên tắc kinh doanh mới. TMĐT giúp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng nhờ việc cung cấp thông tin thời gian thực đối với sản phẩm, mức tồn kho, tình trạng giao hàng và yêu cầu tồn kho. Dựa vào thông tin phù hợp và chính xác, các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể xem xét cả yếu tố bên trong và bên ngoài để ra quyết định đúng liên quan trực tiếp đến khách hàng (Simatupang và Sridharan, 2002). Crouch (2003) cũng cung cấp một số lợi ích khi thực hiện TMĐT như quá trình xử lý mua hàng hiệu quả hơn (giảm chi phí giao dịch, chi phí mua hàng, thời gian chu kỳ, giảm tồn kho) và từ đó giảm chi phí tồn trữ. Theo Min và Galle (1999), TMĐT cũng mang đến những lợi ích tác nghiệp trong thực tiễn mua sắm. Ví dụ về những lợi ích đó là tiết kiệm chi phí do giảm giao dịch bằng giấy tờ, thời gian chu kỳ đặt hàng ngắn hơn và giảm tồn kho do tốc độ truyền thông tin về đơn đặt hàng nhanh hơn và tăng cường mối quan hệ đối tác giữa nhà cung cấp và khách hàng nhờ sự trang bị mạng truyền thông B2B (doanh nghiệpdoanh nghiệp) dựa vào Internet. Theo nghiên cứu của Croom (2000), các tổ chức thực hiện TMĐT cũng nhận được các lợi ích bao gồm hiệu quả xử lý dơn hàng tăng lên, giảm chi phí nhờ quản lý tồn kho đúng thời điểm (just-in-time) và tăng khả năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ theo ý muốn của họ. 16 Van der Veen (2004) quan niệm lợi ích TMĐT thể hiện qua giá trị tổ chức và giá trị chiến lược. Giá trị tổ chức bao gồm tiết kiệm thời gian/tiền bạc, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện dịch vụ khách hàng, vv. Giá trị chiến lược từ TMĐT mang lại với việc mở ra thị trường mới, bổ sung kênh mua bán, cải thiện doanh số, và cung cấp sản phẩm hay dịch vụ mới. 2.1.2 Thương mại điện tử tại Việt Nam Theo Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam (Bộ Công Thương, 2008), tình hình phát triển của TMĐT hiện nay có thể được tóm tắt thành năm điểm lớn sau đây: 1. Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng Kết quả điều tra cho thấy một phần ba doanh nghiệp có doanh thu nhờ các đơn hàng qua phương tiện điện tử ở mức trên 15% so với tổng doanh thu, và so với 8% của năm 2005, và 63% số doanh nghiệp tin rằng tỉ lệ này tiếp tục tăng. Trong năm 2007, tỉ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website đạt tới 38%, 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch TMĐT (e-marketplace), 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có đến 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL. 2. Thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng Toàn ngành ngân hàng đã có mười lăm ngân hàng lắp đặt và đưa vào sử dụng 4.300 máy ATM, 24.000 máy POS. Hai mươi chín ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành các liên minh thẻ. Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước và đang liên kết với nhau để từng bước thống nhất toàn thị trường thẻ. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng lộ trình để chuyển dần từ công nghệ sử dụng thẻ từ sang công nghệ chip điện tử. Hầu hết các 17 nghiệp vụ từ Ngân hàng Nhà nước tới các Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng đã được ứng dụng CNTT. Hiện có khoảng hai mươi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Mô hình cổng thanh toán (payment gateway) đã được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động. Đặc biệt, năm 2007 là năm đầu tiên một số website TMĐT Việt Nam triển khai cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, bao gồm Pacific Airlines, 123mua!, Viettravel và Chợ điện tử. 3. Hoạt động phổ biến, tuyên truyền và đào tạo về TMĐT tiếp tục được coi trọng và bắt đầu đi vào chiều sâu Nhiều doanh nghiệp không chỉ nhận thức được lợi ích to lớn của TMĐT mà còn nhìn thấy được sự cần thiết phải tập hợp lại để hỗ trợ nhau trong việc triển khai. Bộ Công Thương vẫn coi trọng hoạt động tập huấn ngắn hạn cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp về TMĐT. Với sự phối hợp và giúp đỡ của nhiều Sở Thương mại và các đơn vị khác, bao gồm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều khóa tập huấn về quản lý nhà nước cũng như kỹ năng ứng dụng TMĐT đã được tổ chức. Đào tạo chính quy về TMĐT tiếp tục được nhiều trường đại học quan tâm. 4. Hệ thống pháp luật cho TMĐT cơ bản đã được xác lập Năm 2007, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quan trọng: Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, Nghị định số 63/2007/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 18 5. Nhiều địa phương đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển TMĐT Tính tới cuối năm 2007 đã có trên ba mươi Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển TMĐT tại địa phương giai đoạn đến năm 2010. Nhiều kế hoạch được xây dựng với chất lượng tốt và có tính khả thi cao, chẳng hạn như Chương trình phát triển TMĐT Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010. 2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến thương mại điện tử Cho đến hiện nay, cả trong và ngoài nước, có rất nhiều nghiên cứu về TMĐT của doanh nghiệp. Năm 2005, xuất hiện nghiên cứu của hai tác giả Ramayah và Molla, chủ yếu ở mức tác nghiệp và đều dựa vào các nghiên cứu về sự chấp nhận4 TMĐT/kinh doanh điện tử (KDĐT) của doanh nghiệp đã thực hiện trước đó. Thật vậy, có đến hơn bốn mươi nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ thông tin (CNTT), Email, Web, Internet, TMĐT, KDĐT tiến hành ở mức cá nhân và doanh nghiệp từ năm 1996 đến 2007, nhưng còn ít nghiên cứu liên quan đến sẵn sàng TMĐT mức doanh nghiệp được thực hiện trong hai năm 2004 và 2005 (xem Phụ lục 1). Ramayah (2005) kết hợp cả ba sự sẵn sàng điện tử, TMĐT, và công nghệ số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ phía Bắc Malaysia trong cùng một mô hình nghiên cứu bao gồm năm yếu tố: hạ tầng và công nghệ, vốn con người, sự quan tâm đến bảo mật thông tin, cam kết của quản trị cấp cao, rào cản đối với sự thay đổi, ảnh hưởng lên sự sẵn sàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ cụ thể hóa (operationalisation) các khái niệm nhiều hơn và mang tính khám phá nên không kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. 4 Trong những nghiên cứu loại “phương sai” (variance) liên quan đến TMĐT, nhiều tác giả sử dụng thuật ngữ “chấp nhận” hoàn toàn tương đương với “sử dụng” hay “thực hiện” TMĐT. Một số tác giả khác, khi thực hiện nghiên cứu loại “quá trình” (process), họ phân biệt rõ “chấp nhận” với “thực hiện” và xem đó là hai giai đoạn khác nhau trong quá trình. Do đó, nghiên cứu này thuộc loại nghiên cứu “phương sai” nên sự “chấp nhận” được xem như đồng nghĩa với với “thực hiện”. 19 Molla và Licker (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của sẵn sàng điện tử của tổ chức gồm sáu thành phần: sự nhận biết (Awareness), tài nguyên con người (Human resource), tài nguyên công nghệ (Technology resource), tài nguyên kinh doanh (Business resource), sự cam kết (Commitment) và sự quản lý (governance) lên sự chấp nhận hay thực hiện TMĐT của doanh nghiệp. Nói cách khác, Molla và Licker xem sáu thành phần này là các tiền tố (antecedents) tác động lên sự chấp nhận hay thực hiện TMĐT, còn những yếu tố nào ảnh hưởng lên sẵn sàng điện tử của doanh nghiệp thì tác giả chưa xem xét đến. Huang (2004) đã thực hiện một nghiên cứu ứng dụng dựa trên hướng dẫn đánh giá mức độ sẵn sàng TMĐT của tổ chức APEC nhằm đo lường sự sẵn sàng TMĐT của các doanh nghiệp Trung Quốc bằng cách sử dụng phương pháp AHP (Analytic Hierachy Process). Hướng dẫn của APEC có nhược điểm là không linh hoạt và không phù hợp với đặc thù của từng quốc gia và bộ tiêu chí của nó cũng chỉ thể hiện các thành phần của sự sẵn sàng TMĐT mà thôi. Chang và Shaw (2004) xây dựng chỉ số sẵn sàng CNTT cho sự hợp tác chuỗi cung ứng bằng một mô hình phân tích hồi qui đa biến từ các biến độc lập (đo lường hai khái niệm tiềm ẩn bậc một là sẵn sàng CNTT và sẵn sàng của chuỗi cung ứng) tác động lên các biến phụ thuộc gắn liền với năm khái niệm bậc một thể hiện hiệu quả của sự hợp tác giữa các doanh nghiệp. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều sử dụng thang đo đa hướng (multidimensional) để mô tả cho TMĐT trong doanh nghiệp. Để đo sự chấp nhận hay thực hiện TMĐT, nhiều tác giả dựa vào các phép đo từ nhiều quan điểm khác nhau để có được bức tranh mô tả hiện tượng phong phú hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết là những quan sát thực nghiệm và ít có đóng góp về mặt lý thuyết. Như đã trình bày ở trên, hai nghiên cứu của Ramayah (2005) và Molla và Licker (2005) có liên quan đến sẵn sàng TMĐT của doanh nghiệp. Ramayah sử dụng năm khái niệm độc lập và ba khái niệm phụ thuộc trong mô hình, trong đó có khái niệm phụ thuộc là sẵn sàng TMĐT. Trong khi đó, Molla và Licker cho rằng khái niệm sẵn sàng điện tử là khái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan