Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp tình huốn...

Tài liệu Các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp tình huống nghiên cứu doanh nghiệp chăn nuôi heo tại việt nam

.PDF
239
1
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------------NGUYỄN TỐNG PHƯƠNG CÁC YẾU TỐ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO TẠI VIỆT NAM SUPPLY CHAIN RISK FACTORS IMPACT ON FIRM PERFORMANCE: A STUDY ON PIG FARMING IN VIETNAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HCM, tháng 12 năm 2021 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Thành Lưu Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM ngày 30 tháng 12 năm 2021 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: PGS.TS Lê Nguyễn Hậu 2. Thư ký: TS. Lê Thị Thanh Xuân 3. Phản biện 1: TS. Đỗ Thành Lưu 4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng 5. Uỷ viên: TS. Phan Triều Anh Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Tp. HCM, ngày 06 tháng 11 năm 2021 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Nguyễn Tống Phương MSHV: 1970742 Ngày sinh: 10/08/1979 Nơi sinh: Hà Tĩnh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 I. TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO TẠI VIỆT NAM II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: 1. Nhận dạng các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam. 2. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam. 3. Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/05/2021 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/11/2021 V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt các kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học vừa qua. Sự quan tâm, nhiệt huyết của Quý Thầy/Cô là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành chương trình học và tích lũy nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên đã tận tình hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Những lời góp ý và sự hướng dẫn tận tình của cô đã truyển lửa cho tôi có thêm động lực, niềm tin để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý đối tác, chuyên gia, đồng nghiệp, tất cả người thân, bạn bè, những người luôn sẵn sàng hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn tất cả tình cảm, sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô, Anh/Chị và các bạn trong thời gian qua. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Tống Phương iii TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Mục tiêu của nghiên cứu là nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam, từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu tác động của các yếu tố rủi ro đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn bán cấu trúc với 8 chuyên gia để hiệu chỉnh biến quan sát; nghiên cứu định lượng sơ bộ: thực hiện khảo sát 100 doanh nghiệp chăn nuôi heo để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo; nghiên cứu định lượng chính thức: thực hiện khảo sát 250 doanh nghiệp chăn nuôi heo để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả tiến hành phân tích dữ liệu nhằm kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo bị tác động âm bởi 5 yếu tố là rủi ro thể chế, rủi ro nguồn cung, rủi ro thảm họa, rủi ro hậu cần, rủi ro vận hành và không chịu tác động của 2 yếu tố là rủi ro nhu cầu và rủi ro chia sẻ thông tin. Ngoài ra, kết quả kiểm định cũng cho thấy có sự khác biệt về mức độ rủi ro đối với qui mô doanh nghiệp và không có sự khác biệt về mức độ rủi ro đối với kinh nghiệm của các đáp viên. Nhìn chung, nghiên cứu này tổng hợp các nghiên cứu trước liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng và hiệu quả doanh nghiệp, từ đó, xây dựng và kiểm định giả thuyết nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp chăn nuôi heo tại Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý của doanh nghiệp chăn nuôi heo nhận diện được các yếu tố rủi ro về nguồn cung, vận hành, thảm họa, thể chế và hậu cần có tác động âm đến hiệu quả doanh nghiệp. Nhà quản lý có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu này để tập trung quản trị rủi ro, lập các kế hoạch và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các rủi ro trên. iv ABTRACT The objective of the study is to identify and measure the influence of risk factors on the performance of pig farmings in Vietnam, thereby proposing managerial implications to minimize the impact of risk factors on the performance of pig farmings in Vietnam. This study was conducted through semi-structured interviews with 8 experts to calibrate variables; preliminary quantitative research: conduct a survey of 100 pig farmings to complete the research model and calibrate the scale; formal quantitative research: conduct a survey of 250 pig farmings to test the research models and hypotheses. The author conducts a data analysis to test the scale, the research model and the hypothesis. Collected data were analyzed using SPSS 20 and AMOS 20 software. The research results show that the firm performance of pig farming is negatively affected by 5 risk factors: Regulatory/legal risk, supply side risk, catastrophic risk, logistics risk, operational risk and not affected by 2 risk factors: demand side risk and information sharing risk. In addition, the test results also show that there is a difference in the level of risk for the size of the enterprises and there is no difference in the level of risk for the experience of the respondents. In general, the study synthesizes previous studies on supply chain risks and firm performance, thereby, builds and tests the hypothesis that supply chain risks affect performance of pig farmings in Vietnam. Besides, the study results help managers of pig farming to identify supply side, operational, catastrophic, regulatory/legal and logistics risks that affect the firm performance. The managers can use the results of this study to focus on risk management, make plans and offer solutions to minimize the impact of these risks. v LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên, không sao chép kết quả từ nghiên cứu khác. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích thực tế chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ nội dung nào mâu thuẫn với cam kết này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 11 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Tống Phương vi MỤC LỤC  NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................... iii ABTRACT ................................................................................................................ iv LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................v DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................x DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... xi DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................8 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................8 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................10 1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................10 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................13 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................13 2.1.1. Chuỗi cung ứng .....................................................................................13 2.1.2. Các thành phần của chuỗi cung ứng .....................................................14 2.1.3. Rủi ro (Risk) .........................................................................................16 2.1.4. Phân biệt “rủi ro thực sự” và “cảm nhận rủi ro” ...................................18 2.1.5. Rủi ro chuỗi cung ứng (Supply chain risk) ...........................................19 2.1.6. Nguồn rủi ro chuỗi cung ứng ................................................................20 2.1.6.1. Rủi ro thể chế (Regulatory, legal risk)..................................................21 2.1.6.2. Rủi ro phía nhu cầu (Demand side risks)..............................................21 2.1.6.3. Rủi ro phía nguồn cung (Supply side risks)..........................................22 vii 2.1.6.4. Rủi ro thảm họa (Catastrophic risks) ....................................................22 2.1.6.5. Rủi ro hậu cần (Logistics risk)..............................................................23 2.1.6.6. Rủi ro chia sẻ thông tin (Information sharing risk) ..............................23 2.1.6.7. Rủi ro vận hành (Operational risk) .......................................................24 2.1.7. Hiệu quả doanh nghiệp .........................................................................25 2.2. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ..................26 2.3. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP ................................................28 2.3.1. Mô hình nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng ..........................................28 2.3.2. Tổng hợp các nghiên cứu trước về các yếu tố rủi ro chuỗi cung ứng có ảnh hưởng hiệu quả doanh nghiệp......................................................................30 2.3.3. Mô hình nghiên cứu hiệu quả doanh nghiệp ........................................34 2.3.4. Tổng hợp các nghiên cứu trước về đo lường hiệu quả doanh nghiệp ..35 2.4. NHẬN DIỆN CÁC CƠ HỘI NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG ............................................................................................38 2.5. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .....................................................................................................................39 2.5.1. Cách hình thành mô hình nghiên cứu: ..................................................39 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................41 2.5.3. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................42 2.5.4. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu .....................................................45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................47 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................47 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐO ..........................................................................51 3.2.1. Quy trình xây dựng thang đo ................................................................51 3.2.2. Thang đo Likert ....................................................................................51 3.2.3. Thang đo sơ bộ......................................................................................52 3.3. THIẾT KẾ MẪU .........................................................................................60 3.3.1. Tổng thể mẫu ........................................................................................60 3.3.2. Đơn vị lấy mẫu......................................................................................61 viii 3.3.3. Xác định kích thước mẫu ......................................................................61 3.3.4. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................62 3.4. THU THẬP DỮ LIỆU ................................................................................62 3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu .......................................................................62 3.4.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................63 3.4.3. Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu...........................................63 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................................................64 3.5.1. Phân tích mô tả .....................................................................................64 3.5.2. Phân tích độ tin cậy thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) .....................64 3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................64 3.5.4. Kiểm định mô hình đo lường CFA .......................................................66 3.5.5. Kiểm định mô hình cấu trúc SEM ........................................................67 3.5.6. Đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình nghiên cứu Bootstrap.............................................................................................................67 3.5.7. Phân tích cấu trúc đa nhóm (phân tích thêm trong nghiên cứu này để làm rõ hàm ý quản trị) ...............................................................................................67 3.6. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ................................................................................69 3.6.1. Kỹ thuật phỏng vấn sâu ........................................................................69 3.6.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ...................................................81 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................87 4.1. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT ....................................................87 4.1.1. Quá trình thu thập dữ liệu định lượng chính thức ................................87 4.1.2. Thống kê mẫu khảo sát .........................................................................87 4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHUƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .....................89 4.3. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA .......................................................................................96 4.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM) ..........................................105 4.5. KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP......................................................................111 4.6. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................112 ix 4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ..........................................................................113 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................136 PHỤ LỤC ................................................................................................................153 PHỤ LỤC 01: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ................................................153 PHỤ LỤC 02: TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU................................163 PHỤ LỤC 03: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...................................................176 PHỤ LỤC 04: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ..............................................................................182 PHỤ LỤC 05: KIỂM ĐỊNH EFA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ .............................................................................................................................190 PHỤ LỤC 06: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .................................................................194 PHỤ LỤC 07: KIỂM ĐỊNH EFA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ..................................................................................................................201 PHỤ LỤC 08: KIỂM ĐỊNH CFA CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ..................................................................................................................207 PHỤ LỤC 09: KIỂM ĐỊNH SEM CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ..................................................................................................................213 PHỤ LỤC 10: KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC .....................................................................................................217 PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM ....................220 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .....................................................................................224 x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Top 10 quốc gia sản xuất thịt heo năm 2020 ..............................................3 Hình 1.2: Qui mô hộ chăn nuôi heo tại Việt Nam 2020 .............................................3 Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng chăn nuôi heo......................................................9 Hình 2.1: Chuỗi cung ứng cơ bản .............................................................................14 Hình 2.2: Chuỗi cung ứng mở rộng ..........................................................................15 Hình 2.3: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.4: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.5: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.6: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.7: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.8: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................29 Hình 2.9: Mô hình rủi ro chuỗi cung ứng .................................................................30 Hình 2.10: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp..............................................................34 Hình 2.11: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp..............................................................35 Hình 2.12: Mô hình hiệu quả doanh nghiệp..............................................................35 Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................41 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................50 Hình 4.1: Kết quả CFA của mô hình nghiên cứu......................................................98 Hình 4.2: Kiểm tra các chỉ số Model Validity Measures từ phần mềm AMOS .....100 Hình 4.3: Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu ...................................................106 Hình 4.4: Kết quả mô hình nghiên cứu và các mối quan hệ ...................................113 xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các định nghĩa về rủi ro ............................................................16 Bảng 2.2: Bảng so sánh giữa Rủi ro và tính không chắc chắn ..................................18 Bảng 2.3: Bảng tổng hợp quan điểm nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng ..................27 Bảng 2.4: Tổng hợp các nghiên cứu về biến độc lập ................................................31 Bảng 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu về biến phụ thuộc ............................................36 Bảng 2.6: Tổng kết các giả thuyết nghiên cứu ..........................................................45 Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu áp dụng thang đo Likert ..................................51 Bảng 3.2: Tổng hợp các lý do hình thành thang đo nghiên cứu ...............................53 Bảng 3.3: Thang đo rủi ro thể chế .............................................................................54 Bảng 3.4: Thang đo rủi ro phía nhu cầu ....................................................................55 Bảng 3.5: Thang đo rủi ro phía nguồn cung .............................................................56 Bảng 3.6: Thang đo rủi ro thảm họa .........................................................................56 Bảng 3.7: Thang đo rủi ro hậu cần ............................................................................57 Bảng 3.8: Thang đo rủi ro chia sẻ thông tin ..............................................................58 Bảng 3.9: Thang đo rủi ro vận hành..........................................................................59 Bảng 3.10: Thang đo biến phụ thuộc ........................................................................60 Bảng 3.11: Tóm tắc các vấn đề giải quyết trong quá trình phỏng vấn sâu ...............70 Bảng 3.12: Hiểu chỉnh thang đo sau phỏng vấn sâu .................................................74 Bảng 3.13: Tổng hợp đánh giá độ tin cậy Cronback’s Alpha ...................................81 Bảng 3.14: Tóm tắt kết quả đánh giá độ tin cậy mẫu sơ bộ ......................................83 Bảng 3.15: (*) Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo rủi ro thảm họa .....................83 Bảng 3.16: Tổng hợp đánh giá nhân tố khám phá (EFA) .........................................84 Bảng 3.17: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu định lượng sơ bộ ................86 Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Chức vụ đáp viên ......................88 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Kinh nghiệm đáp viên ...............88 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát – Qui mô doanh nghiệp ................89 Bảng 4.4: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro thể chế .........................89 Bảng 4.5: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro nhu cầu ........................90 Bảng 4.6: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro nguồn cung ..................90 xii Bảng 4.7: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro thảm họa ......................91 Bảng 4.8: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro hậu cần ........................91 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro chia sẻ thông tin ..........92 Bảng 4.10: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Rủi ro vận hành ....................92 Bảng 4.11: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Hiệu quả doanh nghiệp ........93 Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả đánh giá độ tin cậy chính thức .....................................93 Bảng 4.13: Tóm tắt kết quả đánh giá nhân tố khám phá (EFA) chính thức .............94 Bảng 4.14: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu định lượng chính thức .......96 Bảng 4.15: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định CFA .............................97 Bảng 4.16: Kết quả hệ số hồi quy chuẩn.................................................................100 Bảng 4.17: Kết quả thể hiện mức ý nghĩa ...............................................................101 Bảng 4.18: Kết quả tổng hợp phân tích CFA cho mô hình nghiên cứu ..................103 Bảng 4.19: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu chính thức ........................104 Bảng 4.20: Tổng hợp nhân tố và biến quan sát kiểm định SEM ............................105 Bảng 4.21: Các chỉ số Model Fit Summary của kiểm định SEM ...........................105 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định quan hệ các khái niệm trong mô hình lý thuyết .....107 Bảng 4.23: Bảng trích kết quả các giả thuyết được chấp nhận ...............................108 Bảng 4.24: Bảng giá trị R2 (Squared multiple Corrections) ....................................108 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Bootstrap với 1.000 mẫu ........................................111 Bảng 4.26: Tóm tắt quá trình loại biến của nghiên cứu ..........................................112 Bảng 4.27: So sánh kết quả với các nghiên cứu liên quan ......................................114 xiii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ tiếng Anh Tên đầy đủ tiếng Việt AMOS Analysis of a moment structures Phần mềm AMOS CFA Confirmation Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá EVFTA European Union - Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam Im Impact Tác động KMO Kaiser-Meyer-Olkin Hệ số KMO SEM Structural Equation Modeling Phân tích mô hình mạng SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm SPSS 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam và là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân. Thịt cá trứng là thành phần chính của bữa ăn của người Việt có điều kiện, trong đó thịt heo và thịt gà chiếm tỷ trọng cao, thịt lợn chiếm tới 65% cơ cấu thực phẩm trong các bữa ăn của các gia đình Việt Nam, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm từ 22%, số còn lại là thịt bò và thủy hải sản (Phan Hậu, 2020). Chăn nuôi cũng là ngành kinh tế giúp cho người nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu. Một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu như thịt lợn choai, lợn sữa, thịt gia cầm, trứng muối, mật ong, tổ yến, tơ tằm, sữa và các sản phẩm từ sữa… khẳng định giá trị thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi trong nước với khu vực và trên thế giới. Nhiều lĩnh vực chăn nuôi đã có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới như chăn nuôi lợn đứng vị trí thứ 5 về đầu con, thứ 6 về sản lượng; đàn thủy cầm đứng thứ 2 thế giới; năng suất bò sữa và sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đứng số 1 trong khu vực Đông Nam Á… Chăn nuôi đã tạo sinh kế cho 6,0 - 6,5 triệu nông hộ trong 8,6 triệu doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, góp phần thay đổi bộ mặt của khu vực nông thôn (DeHeus, 2020). Ngày càng nhiều doanh nghiệp, nhiều thành phần kinh tế đầu tư lớn trong phát triển chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi theo mô hình chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh những thành tựu trên, ngành chăn nuôi đang còn bộc lộ những tồn tại như chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số; công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và môi trường còn nhiều bất cập nhất là khu vực chăn nuôi nông hộ và giết mổ nhỏ lẻ; tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; hoạt động nghiên cứu khoa học chăn nuôi chưa có nhiều đột phá; công tác dự báo, dự tính về thị trường sản phẩm chăn nuôi còn nhiều hạn chế, v.v. (DeHeus, 2020). Vì vậy, 2 ngành chăn nuôi cần thay đổi kịp thời để thích ứng với tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh và thay đổi ngày càng lớn của khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ. Tại Hội nghị chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 15 tháng 09 năm 2020, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược phát triển ngành ngành chăn nuôi là hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh, đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực. Theo Thanh Thúy (2020), sản phẩm chăn nuôi được sản xuất chủ yếu trong các trang trại chăn nuôi chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể: - Tăng trưởng giá trị sản xuất từng ngành mục tiêu trung bình 4-5% trong giai đoạn 2020-2025, từ 3-4% trong giai đoạn 2026- 2030. - Trong đó, chăn nuôi heo là ngành hàng chính trong ngành chăn nuôi Việt Nam, có vai trò đảm bảo an ninh thực phẩm cho đất nước. Sản lượng thịt heo dự kiến từ 3,15 triệu tấn đến 3,58 triệu tấn đến năm 2025; từ 3,54 triệu tấn đến gần 4 triệu tấn đến năm 2030. - Đến năm 2030, định hướng phát triển chăn nuôi heo với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp đồng thời mở rộng qui mô đàn heo chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống heo bản địa, heo lai giữa giống cao sản và giống bản địa. - Tổng đàn heo có mặt thường xuyên ở mức từ 20 đến 30 triệu con, trong đó đàn heo nái từ 2,5 đến 2,8 triệu con; đàn heo được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%. Như vậy, sẽ có sự dịch chuyển lớn trong ngành chăn nuôi heo, giảm số hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ như hiện nay – chiếm gần 90% và tăng số lượng các trang trại công nghiệp (doanh nghiệp) trong thời gian tới, với tổng đàn heo tại các doanh nghiệp chăn nuôi 3 từ 10% (tương đương 3,7 triệu con) như hiện nay tăng lên 70% (tương đương 25 triệu con) trong thời gian tới. Hình 1.1: Top 10 quốc gia sản xuất thịt heo năm 2020 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Hình 1.2: Qui mô hộ chăn nuôi heo tại Việt Nam 2020 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 4 Trong thời gian qua, doanh nghiệp và hộ chăn nuôi heo của Việt Nam đã chịu tác động bởi các yếu tố rủi ro như dịch tả heo Châu Phi, đại dịch Covid-19, Luật chăn nuôi Việt Nam được ban hành năm 2020, sự cạnh tranh mạnh mẽ của thịt heo nhập khẩu từ Châu Âu do thuế suất nhập khẩu thịt heo giảm về 0% theo lộ trình 10 năm của hiệp định EVFTA mà Việt Nam đã tham gia, v.v. (Thy Lê, 2020). Các yếu tố rủi ro này đã tác động đến hiệu quả chăn nuôi heo. BIỂU ĐỒ DIỄN BIẾN GIÁ HEO HƠI TẠI VIỆT NAM TỪ 2018-2021 120,000 100,000 VND 80,000 60,000 40,000 20,000 - Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec 2018 31,00 Jan 29,50 29,00 38,50 48,00 49,00 55,00 53,00 53,00 51,00 49,00 50,00 2019 52,00 50,00 42,00 43,00 35,00 40,00 39,00 48,00 47,00 62,00 75,00 92,00 2020 85,00 79,00 83,00 89,00 100,0 89,00 91,00 82,00 82,00 80,00 78,00 72,00 2021 82,00 78,00 76,00 74,00 72,50 70,00 65,00 56,00 50,00 43,00 45,00 50,00 Về cơ chế chia sẽ rủi ro trong nông nghiệp: Bảo hiểm nông nghiệp là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện hành trên thị trường bảo hiểm thế giới (bao gồm hơn 250 sản phẩm bảo hiểm tài sản, gần 200 sản phẩm bảo hiểm con người và xấp xỉ 100 sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm) (Nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Điện tử, 2020). Ông An Văn Khanh, Phó cục trưởng Cục Kinh tế và Hợp tác phát triển nông thôn cho biết: Mặc dù là nước nông nghiệp nhưng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Được khởi động từ sớm (1982) song cho đến nay phí bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất ít trong doanh thu phí bảo hiểm phi 5 nhân thọ, chiếm 0,069% (2004), khoảng 0,008% (2005), gần 0,012% (2006) và 0,01%/năm (2007-2010). Năm 2013, chương trình bảo hiểm nông nghiệp được triển khai rộng trên cây lúa, vật nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm) và thuỷ sản (cá tra, tôm sú, tôm chân trắng) ở 20 tỉnh, thành phố (Nhóm phóng viên báo Quân đội Nhân dân Điện tử, 2020). Rất ít doanh nghiệp tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Hầu như các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản đều không được bảo hiểm. Thực tế này khiến cho bảo hiểm nông nghiệp hiện chưa đóng góp nhiều cho sản xuất nông nghiệp. Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan khiến cho việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam còn lúng túng và chưa thành công, trong đó phải kể đến: Thứ nhất, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào muốn chọn bảo hiểm nông nghiệp vì nguy cơ thua lỗ cao. Nếu triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm hoặc tiến hành một cách cầm chừng; Thứ hai, bảo hiểm nông nghiệp là bảo hiểm những rủi ro khó xác định. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi chấp nhận và bồi thường bảo hiểm. Đối tượng được bảo hiểm là những cơ thể sống chịu tác động mạnh của các yếu tố thiên nhiên dẫn đến công tác quản lý rủi ro gặp rất nhiều khó khăn; Bên cạnh đó, công tác đánh giá rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại trong bảo hiểm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; Ví dụ, khi bảo hiểm vật nuôi, doanh nghiệp bảo hiểm đeo vòng, đeo số vào những con vật được bảo hiểm, khi xảy ra rủi ro - con vật chết không chắc chắn đó chính là con vật đã được bảo hiểm. Ngoài ra, phải kể đến sự mâu thuẫn trong việc lựa chọn rủi ro và đối tượng. Doanh nghiệp bảo hiểm chọn loại rủi ro, đối tượng có mức độ rủi ro thấp để nhận bảo hiểm, ngược lại người tham gia bảo hiểm chỉ chấp nhận bảo hiểm với mức độ rủi ro cao, thường dễ dẫn đến nhiều thiệt hại. Vì vậy, để giải bài toán bảo hiểm nông nghiệp thì cần phải xây dựng cơ chế chính sách riêng cho bảo hiểm nông nghiệp bao gồm: hỗ trợ người dân, hỗ trợ doanh nghiệp, trợ giúp của các tổ chức (tín dụng, xuất khẩu), nhà nước nhận tái bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nông nghiệp; nghiên cứu mức độ rủi ro cho từng đối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan