Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến kết quả doanh nghiệp ...

Tài liệu Các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến kết quả doanh nghiệp

.PDF
174
3
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẶNG THẾ HOÀNG CÁC YẾU TỐ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ DOANH NGHIỆP THE SUPPLY CHAIN QUALITY MANAGEMENT FACTORS IMPACTING ON FIRM’S PERFORMANCE Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số học viên: 1670420 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2018 i Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu Luận văn được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. HCM ngày 18 tháng 07 năm 2018. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch : TS. Trương Minh Chương 2. Thư ký : TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan 3. Phản biện 1 : PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân 4. Phản biện 2 : PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu 5. Ủy viên : TS. Trần Thị Kim Loan Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------- ---------------------------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : Đặng Thế Hoàng Ngày tháng năm sinh : 13-12-1992 Nơi sinh : Bình Thuận Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 I. MSHV : 1670420 TÊN ĐỀ TÀI CÁC YẾU TỐ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHUỖI CUNG ỨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ DOANH NGHIỆP II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG  Xác định và đo lường tác động của các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng đến kết quả doanh nghiệp  Đề xuất hàm ý quản trị nâng cao các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng để mang lại kết quả doanh nghiệp III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 27-11-2017 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 11-05-2018 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên TP. HCM, ngày……tháng…….năm 2018 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA (Họ tên và chữ ký) iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên xin cảm ơn và tri ân đến TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Em xin chân thành cám ơn Qúy thầy cô khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại Học Bách Khoa TP HCM đã truyền đạt những kiến thức, tri thức quý báu trong suốt thời gian học MBA để giúp tôi có thể tự tin áp dụng những kiến thức vào công việc và cuộc sống. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các anh chị và bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thế Hoàng iv TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định “ Các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng tác động đến kết quả doanh nghiệp” thuộc lĩnh vực sản xuất tại TP.Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Nghiện cứu được thực hiện qua ba bước: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ: khảo sát bằng bảng câu hỏi với 121 mẫu. Nghiên cứu định lượng chính thức: khảo sát 259 mẫu sau khi có thang đo hoàn chỉnh. Tiến hành phân tích dữ liệu nhằm kiểm định thang đo, kiểm định mô hình và giả thuyết. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phầm mềm SPSS 23 và AMOS 20. Kết quả cho thấy các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng đều có tác động lên kết quả doanh nghiệp bao gồm: sự tham gia hỗ trợ của lãnh đạo, tập trung khách hàng, tập trung nhà cung cấp, phát triển nguồn nhân lực, quy trình tinh gọn bên trong và quan hệ nhà cung cấp chiến lược lên ba khía cạnh là sự hài lòng khách hàng, hiệu quả vận hành, hiệu quả tài chính. Đóng góp về mặt lý thuyết chỉ ra nghiên cứu đã kiểm định các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng lên kết quả doanh nghiệp trong bối cảnh của các công ty sản xuất tại thị trường Việt Nam. Về mặt thực tiễn, giúp nhà quản lý nhận ra những yếu tố chất lượng chuỗi cung ứng để có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu này để lập và thực hiện kế hoạch. Nghiên cứu cũng có mặc hạn chế về phạm vi nghiên cứu, tập trung vào lĩnh vực sản xuất mặc dù đạt được những kết quả nhất định. v ABSTRACT The purpose of this study was to determine supply chain quality management factors affecting on firm performance in the manufacturing sector in Ho Chi Minh City and surrounding areas. The research was conducted through three steps: qualitative research, preliminary quantitative research and formal quantitative research. Preliminary quantitative study: a questionnaire survey of 121 samples. Official quantitative study: survey of 259 samples after complete scale. Carry out data analysis to test the scale, test the model and hypothesis. Data collected were analyzed using SPSS 23 and AMOS 20 software. Results showed that the elements of quality management supply chain will have an impact on enterprise performance include: the involvement of leadership, customer focus, concentrate suppliers, development of human resources, Streamlined internal processes and strategic supplier relationships on three aspects are customer satisfaction, operational efficiency, financial efficiency. Contribute theoretically indicate researchers tested the quality management factors on the supply chain enterprise performance in the context of the manufacturing company in Vietnam market. Practically, it helps the manager to identify supply chain quality factors so that the results of this study can be used to develop and implement the plan. Research also wears limited scope of research, focusing on the field of production, although achieving certain results. vi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên, không sao chép kết quả từ nghiên cứu khác. TP.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Thế Hoàng vii MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. xiii CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ........................................................................................... 1 1.1 Lý do hình thành đề tài ....................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.3 Ý nghĩa ............................................................................................................... 5 1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6 1.6 Bố cục luận văn .................................................................................................. 7 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 2.1 Cơ sở nghiên cứu .................................................................................................... 8 2.1.1 Các quan điểm quản lý chất lượng chuỗi cung ứng ......................................... 8 2.1.2 Một vài khái niệm về quản lý chất lượng chuỗi cung ứng ............................. 10 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước liên quan đến các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng và kết quả doanh nghiệp ............................................................................. 18 2.3 Cơ hội nghiên cứu ................................................................................................. 27 2.4 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 28 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 28 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 30 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 34 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 34 3.2 Xây dựng thang đo sơ bộ ...................................................................................... 38 3.2.1 Quy trình xây dựng thang đo .......................................................................... 38 3.2.2 Thang đo khái niệm nghiên cứu ..................................................................... 38 3.2.3 Thang đo tham gia của lãnh đạo ( Top management support ) ...................... 39 3.2.4 Thang đo Tập trung vào khách hàng (customer focus) .................................. 40 3.2.5 Thang đo tập trung vào nhà cung cấp ( supplier focus) ................................. 40 viii 3.2.6 Thang đo phát triển nguồn nhân lực ( human resource development ) .......... 41 3.2.7 Thang đo quy trình tinh gọn bên trong ( Internal lean practices) ................... 42 3.2.8 Thang đo hợp tác nhà cung cấp chiến lược ( Strategic supplier partnership) ................................................................................................................................. 43 3.3.9 Kết quả doanh nghiệp ( Firm performance ) .................................................. 43 3.3 Thiết kế mẫu ......................................................................................................... 45 3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 46 3.4.1 Phương pháp kiểm định sơ bộ thang đo ......................................................... 46 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu chính thức ............................... 48 3.5 Đánh giá sơ bộ các khái niệm nghiên cứu ............................................................ 50 3.5.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ ............................................................................ 50 3.5.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................................... 57 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 63 4.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................... 63 4.1.1 Qúa trình thu thập dữ liệu định lượng chính thức .......................................... 63 4.1.2 Thống kê mẫu khảo sát ................................................................................... 63 4.2 KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA. ................................... 65 4.2.1 Phương pháp kiểm định.................................................................................. 65 4.2.2 Thang đo sự tham gia hỗ trợ của lãnh đạo. ................................................... 66 4.2.3 Thang đo tập trung khách hàng ..................................................................... 66 4.2.4 Thang đo tập trung nhà cung cấp .................................................................. 67 4.2.5 Thang đo phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 67 4.2.6 Thang đo quy trình tinh gọn ........................................................................... 67 4.2.7 Thang đo quan hệ nhà cung cấp chiến lược .................................................. 67 4.2.8 Thang đo sự hài lòng khách hàng .................................................................. 68 4.2.9 Thang đo hiệu quả vận hành .......................................................................... 68 4.2.9 Thang đo hiệu quả tài chính ........................................................................... 68 4.3.10 Kết quả phân tích EFA chung ...................................................................... 68 ix 4.2.11 Tóm tắt kết quả kiểm định sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................................... 72 4.3 Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA ....... 73 4.3.1 Kiểm định tính dơn hướng, độ giá trị và độ tin cậy ....................................... 73 4.3.2 Phương pháp ước lượng và độ thích hợp của mô hình .................................. 73 4.3.3 Quy trình kiểm định thang đo ........................................................................ 73 4.4 Kết quả CFA của các thang đo ............................................................................. 74 4.4.1 Thang đo biến độc lập .................................................................................... 74 4.4.2 Mô hình thang đo biến phụ thuộc................................................................... 77 4.4.3 Mô hình thang đo chung- kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu ............................................................................................................... 80 4.4.4 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng CFA ............................................. 82 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................ 84 4.5.1 Phương pháp kiểm định mô hình lý thuyết .................................................... 84 4.5.2 Kiểm định các giả thuyết mối quan hệ ........................................................... 85 4.6 Thảo luận kết quả.................................................................................................. 88 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 93 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................. 93 5.2 Đóng góp của nghiên cứu ..................................................................................... 94 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu ........................................ 96 PHỤ LỤC A- BẢNG KHẢO SÁT .............................................................................. 103 PHỤ LỤC B- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................... 121 LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................................... 160 x DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1 So sánh các định nghĩa về SCQM 11 Bảng 2-2. So sánh các định nghĩa về tập trung khách hàng 14 Bảng 2-3. So sánh một số định nghĩa về phát triển nguồn nhân lực 15 Bảng 2-4 Tổng kết các nghiên cứu trước về các yếu tố SCQM 21 Bảng 2-5 Tổng kết các nghiên cứu trước về kết quả doanh nghiệp 24 Bảng 3-1 Nội dung các biến quan sát của thang đo Sự tham gia hỗ trợ của lãnh đạo 37 Bảng 3-2 Nội dung các biến quan sát của thang đo tập trung khách hàng 38 Bảng 3-3 Nội dung các biến quan sát của thang đo tập trung với nhà cung cấp 39 Bảng 3-4 Nội dung các biến quan sát của thang đo Phát triển nhân sự 39 Bảng 3-5 Nội dung các biến quan sát của thang đo Quy trình tinh gọn bên trong 40 Bảng 3-6 Nội dung các biến quan sát của thang đo Hợp tác nhà cung cấp chiến lược 41 Bảng 3-7 Nội dung các biến quan sát của thang đo Kết quả doanh nghiệp 42 Bảng 3-8 Thống kê thang đo trước và sau hiệu chỉnh 52 Bảng 4-1. Đặc điểm mẫu khảo sát theo quy mô doanh nghiệp 62 Bảng 4-2 Đặc điểm mẫu khảo sát theo vị trí địa lý 62 Bảng 4-3 Đặc điểm mẫu khảo sát theo lĩnh vực hoạt động 63 Bảng 4-4 Kết quả kiểm định Hệ số Cronbach’s Alpha ( sau khi loại biến) 67 Bảng 4-5 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo chung 69 Bảng 4-6: Thống kê kết quả kiểm định sơ bộ 70 Bảng 4-7 Chỉ số độ phù hợp của các thang đo độc lập 72 Bảng 4-8 Kết quả phân tích CFA cho thang đo đơn hướng 72 Bảng 4-9 : Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng ( chuẩn hóa) 74 Bảng 4-10 Chỉ số độ phù hợp của các thang đo độc lập 75 Bảng 4-11 Kết quả phân tích CFA cho thang đo đơn hướng 76 xi Bảng 4-12 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo HQDN ( chuẩn hóa) 77 Bảng 4-13 Chỉ số độ phù hợp của các thang đo độc lập 78 Bảng 4-14 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của mô hình thang đo 78 Bảng 4-15 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng CFA 81 Bảng 4-16 Tác động giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ( chuẩn hóa) 84 xii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2-1 :Mô hình nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2015) 18 Hình 2-2 :Mô hình nghiên cứu của Soares và cộng sự (2017) 19 Hình 2-3 :Mô hình nghiên cứu của Nosratpour và cộng sự (2015) 20 Hình 2-4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 27 Hình 3-1:Quy trình nghiên cứu 35 Hình 4-1: Mô hình CFA cho các thang đo biến độc lập 74 Hình 4-2 :Mô hình CFA cho các thang đo biến phụ thuộc 77 Hình 4-3 :Mô hình CFA của mô hình tới hạn (chuẩn hóa) 80 Hình 4-4 :Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) 83 xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SCQM :quản lý chất lượng chuỗi cung ứng QM : quản lý chất lượng SCM: quản lý chuỗi cung ứng 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 Lý do hình thành đề tài Các doanh nghiệp ngày nay sử dụng ngày càng nhiều mạng lưới các nhà cung cấp để sản xuất, phân phối sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, chức năng cụ thể của chuỗi cung ứng trước đây là mua, sản xuất và vận chuyển hỗ trợ hoạt động logistics.Việc kiểm soát những gì xảy ra trong chuỗi cung ứng bên ngoài các doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến chất lượng ngày càng trở nên khó khăn. Việc tham gia các cộng đồng kinh tế ASEAN hiện tại hay hiệp định đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong tương lai,.. là những cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cho Việt Nam và cũng tạo nhiều thách thứ cạnh tranh về chi phí, chất lượng, cải tiến sản phẩm, tồn kho,….Các doanh nghiệp Việt Nam cần tự tin và chủ động trong việc tìm kiếm cơ hội để thiết lập quan hệ hợp tác tin cậy trong chuỗi cung ứng, coi đổi mới, sáng tạo là định hướng lớn để đầu tư vào công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trình độ cao. Nhưng một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp là “tư tưởng của DN nhỏ vẫn cố hữu, họ chỉ có suy nghĩ là tham gia chuỗi cung ứng, tức là lắp ráp, gia công” (Cao Sỹ Khiêm, 2015) và phải đối mặt là thiếu các nguồn lực và kiến thức về cách quản lý hiệu suất chất lượng chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp có thể đạt thành công nếu xây dựng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả như Vingroup, một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam, kinh doanh đa ngành, 2 năm gần đây phát triển mạng lưới với hàng trăm siêu thị trên cả nước và đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều địa phương. Hiện nay, Vingroup đã ký hợp đồng với 250 nhà cung cấp và hàng trăm hợp tác xã nông nghiệp (kiểu mới) để hợp tác áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, hướng dẫn nông dân canh tác, thu hoạch và tạo ra chuỗi cung ứng với chi phí thấp, thời gian rút ngắn từ nơi sản xuất đến siêu thị, do vậy người sản xuất, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, người tiêu dùng và Vingroup đều được hưởng lợi (Nguyễn Mại, 2016) 2 Bối cảnh chuỗi cung ứng: Báo cáo về chuỗi cung ứng nông sản của ngân hàng thế giới (WB) cho thấy trên thang điểm 100, Việt Nam hiện đạt 55,7 điểm về hoạt động chuỗi cung ứng; 60,6 điểm về quản lý chất lượng sản phẩm. So với Philippines, Việt Nam trội hơn về quản lý chất lượng nhưng kém hơn về hoạt động chuỗi cung ứng, tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ vận chuyển là bài toán khó với chuỗi cung ứng nông sản( Thế Trần, 2017). Đối với với trái cây và rau quả, tổn thất có thể lên đến 45% và 35% đối với các sản phẩm thủy sản, hải sản. Để nâng cao chất lượng không chỉ của sản phẩm xuất khẩu mà còn của sản phẩm tiêu thụ trong nước, ngành lương thực Việt Nam cần tập trung cải thiện chuỗi cung ứng lạnh. Các bên sản xuất nông phẩm, phân phối nông sản, các chuỗi nhà hàng và siêu thị cần hợp tác một cách chặt chẽ hơn với các bên dịch vụ chuỗi cung ứng lạnh tập trung vào các tiêu chí giá trị, chất lượng và mức độ xuyên suốt trên toàn chuỗi ( Thế Trần, 2017). Tại diễn đàn nông nghiệp mùa xuân 2018 với chủ đề “ Đổi mới chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hiệu quả nên nông nghiệp” do Liên minh nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên Cứu chính sách kinh tế (VEPR) tổ chức vừa qua, chuỗi nông sản vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như chi phí đầu vào quá cao do lạm dụng phân bón, nước và thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, chất lượng hiệu quả sản xuất thấp do sản xuất manh mún, quy trình kỹ thuật sai, chất lượng không đồng đều; chi phí sau thu hoạch cao do giao dịch qua nhiều khâu trung gian, thiếu kho chứa đảm bảo tiêu chuẩn và vận chuyển đóng gói còn kém(Thu Phương, 2018). Thì mục tiêu phát triển chuỗi giá trị nông sản ở Việt Nam nhằm cải thiện tiếp cận thị trường, giảm tình trạng “giải cứu nông sản” khi nguồn cung dư thừa, vượt quá nhu cầu; tăng giá trị của từng giai đoạn từ sản xuất – chế biến – kho bãi – vận chuyển – phân phối đó là cần tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để các bên có điều kiện áp dụng công nghệ quản trị hiện đại từ truy xuất nguồn gốc cho đến quản lý chuỗi, xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm (Thu Phương, 2018). 3 Theo nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Thúc đẩy cơ hội liên kết trong chuỗi cung ứng ngành điện tử” do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA), Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) để phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tao, nâng cao chất lượng lao động để cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Việc nâng cao năng suất không chỉ dựa vào việc đầu tư đổi mới công nghệ mà còn đòi hỏi tất cả nhân sự phải thực sự thay đổi tư duy, cải tiến cách làm nhằm giảm nguyên nhân gây lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao công suất hoạt động của máy móc và kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn (Xuân Anh, 2018). Sự hỗ trợ của nhà nước Xác định rõ được tầm quan trọng của “Chuỗi cung ứng”, Việt Nam đã xây dựng nhiều cơ chế cũng như thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tạo lập, tham gia và phát triển chuỗi cung ứng bền vững trong thời kỳ hội nhập. Đặc biệt gần đây nhất, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa được Quốc hội khóa 14 kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2017 đã quy định tại Điều 13, Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (Báo Tự Hào Hàng Việt Nam, 2017). Các nghiên cứu khoa học Trong thực tế chu kỳ sống của sản phẩm ( product life cycle ) ngắn hơn và nhu cầu tăng cao về các loại sản phẩm tạo ra sự phức tạp trong chuỗi cung ứng. Do đó, các đối tác trong chuỗi cung ứng đang cố gắng giảm thiểu chi phí và tối đa hóa mức độ dịch vụ. Theo đó, để tăng sức cạnh tranh việc đổi mới cần được đầu tư vào quản lý chuỗi cung ứng để tạo bước đột phá để đảm bảo thu hút khách hàng mới, tăng thị 4 phần và tấn công thị trường mới. Do đó, mỗi quá trình trong chuỗi cung ứng phải phối hợp và hội nhập với nhau ( Nguyên và cộng sự, 2017). Quản lý chất lượng trong chuỗi cung ứng ngày càng có tầm quan trọng trong các nghiên cứu quản lý. Một số nghiên cứu đã định nghĩa khái niệm quản lý chất lượng chuỗi cung ứng (SCQM) xác định các chủ đề quan trọng trong lĩnh vực này (Robinson và Malhotra, 2005), khám phá các lợi ích tiềm năng của việc áp dụng các nguyên tắc và phương pháp QM nếu được chấp nhận tốt như tổng thể quản lý chất lượng trong bối cảnh chuỗi cung ứng (Lee và Whang, 2005); mối quan hệ giữa thực hành QM và SCM và những ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động tổ chức hoặc chuỗi cung ứng (Flynn và Flynn, 2005; Kaynak and Hartley, 2008; Park et al., 2001; Yeung, 2008), cần phải đo lường hiệu quả hoạt động của các nỗ lực thực hiện liên quan đến chất lượng trong chuỗi cung ứng nếu các thực tiễn SCQM nhằm cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động của tổ chức (Uluskan et al., 2016; Prajogo và cộng sự, 2012). Như vậy, SCQM góp phần làm tăng hiệu kết quả doanh nghiệp, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh doanh cũng như quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Trước những cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, việc xác định các thành phần của SCQM lên kết quả doanh nghiệp, sẽ giúp nhà quản trị có cơ sở tiến hành SCQM để gia tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế và phát triển bền vững. Từ những yếu tố trên, cần thiết phải nghiên cứu những yếu tố góp phần tác động lên chất lượng chuỗi cung ứng cũng như kết quả doanh nghiệp. Tìm ra những yếu tố SCQM góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh doanh Với những vấn đề trên, với mục đích đo lường các thực tiễn SCQM để kiểm tra tác động vào hiệu quả chất lượng đã hình thành đề tài “Các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng đến kết quả doanh nghiệp” nhằm tiến hành giải quyết những câu hỏi nghiên cứu thông qua kiểm định mô hình trong bối cảnh Việt Nam đó là : 5 - Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, các thực tiễn SCQM có tác động lên kết quả doanh nghiệp không? Tác động như thế nào ? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng đến kết quả doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam. 1.3 Ý nghĩa - Lý thuyết : Phân tích các yếu tố : tham gia của lãnh đạo, tập trung vào khách hàng, tập trung vào nhà cung cấp, phát triển nguồn nhân lực, quy trình tinh gọn bên trong và hợp tác nhà cung cấp chiến lược tác động lên kết quả doanh nghiệp . - Thực tiễn : Việc nghiên cứu ảnh hưởng của quản lý chất lượng chuỗi cung ứng đối với hiệu quả chất lượng tại Việt Nam khuyến khích nhà quản lý mối quan hệ giữa các doanh nghiệp để đạt được hiệu quả chất lượng. Cung cấp cho các nhà quản lý một số cách quản lý hiệu quả các mạng lưới chuỗi cung ứng từ upstream, midstream và downstream có thể mang lại kết quả chất lượng mong muốn trên toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi lý thuyết, đề tài này tập trung vào các yếu tố quản lý chất lượng chuỗi cung ứng lên kết quả doanh nghiệp. Về phạm vi thực hiện nghiên cứu đề tài: - Đơn vị phân tích mẫu : các doanh nghiệp sản xuất tại khu vực Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương, Long An). - Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức cấp quản lý (là các trưởng bộ phận sản xuất, chất lượng, thu mua,..) có kiến thức về chuỗi 6 cung ứng của công ty đang làm việc và có kinh nghiệm trên 5 năm. Mỗi doanh nghiệp chỉ lấy 1 mẫu khảo sát. - Phương pháp thu thập dữ liệu : phát bảng câu hỏi khảo sát giấy hoặc thông qua google form tại các doanh nghiệp 1.5 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu bao gồm 2 bước : nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức - Nghiên cứu định lượng sơ bộ : Mục đích : hiệu chỉnh thang đo, xác định sơ bộ độ tin cậy, độ giá trị của các thang đo để bước vào nghiên cứu chính thức có kết quả cao về độ tin cậy Phương pháp thu thập thông tin : dựa vào các thang đo đã được dựng để thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài nghiên cứu. Sau đó tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia trong lĩnh vực tại các doanh nghiệp - Nghiên cứu định lượng chính thức : Mục đích : Sau khi hiệu chỉnh bảng câu hỏi ở giai đoạn khảo sát sơ bộ, tiến hành thu thập dữ liệu. Sau đó phân tích dữ liệu tìm ra các sự tương quan giữa các yếu tố, đáp ứng mục tiêu và ý nghĩa đề tài đề ra. Phương pháp thu thập thông tin : Tiến hành khảo sát thông qua gửi email đến các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 23 và AMOS 20. - Xây dưng bảng khảo sát : gồm 2 phần : Phần thông tin chính đề cập đến các nhân tố trong SCQM tác động lên kết quả doanh nghiệp, sử dụng thang đo Likert với 5 điểm, thể hiện biến thiên từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý Phân thông tin bổ sung được dùng để phân loại đáp viên như thông tin cá nhân, vị trí làm việc, quy mô công ty. Ở phần này sẽ dùng thang đo định danh, dạng câu hỏi 1 lựa chọn. - Phương pháp lấy mẫu :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan