Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm cho nướ...

Tài liệu Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm cho nước ngoài tại thành phố hồ chí minh

.PDF
111
6
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ………………………………… NGUYỄN THỊ THU BÔNG CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN GIA CÔNG PHẦN MỀM CHO NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.34.04.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Trần Khánh Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Minh Quang Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 9 tháng 7 năm 2015 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: TS. Lê Lam Sơn 2. Thư ký: TS. Nguyễn Thanh Bình 3. Phản biện 1: TS. Trần Minh Quang 4. Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên 5. Ủy viên: TS. Lê Thành Sách Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký tên) TS. Lê Lam Sơn TRƯỞNG KHOA KH&KT MT (Ký tên) ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆNAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THÁC SĨ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Bông ..................MSHV: 12321057 Ngày, tháng, năm sinh: 05/11/1982 ...............................Nơi Sinh: Quảng Nam Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý ...................Mã số: 60.34.04.05 I. TÊN ĐÈ TÀI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN GIA CÔNG PHẦN MỀM CHO NƯỚC NGOÀI TẠI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG  Xác định và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.  Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự thành công cho các dự án gia công phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015 IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14/06/2015 V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Đặng Trần Khánh Tp.Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 6 năm 2015 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ Tên và Chữ ký) TRƯỞNG KHOA KH & KTMT (Họ tên và Chữ ký) PGS.TS. Đặng Trần Khánh 1 LỜI CẢM ƠN Để có được bản luận văn tốt nghiệp như ngày hôm nay, tác giả đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của rất nhiều người. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy PGS.TS Đặng Trần Khánh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả với trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo của Trường Đại Học Bách Khoa – Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và quý Thầy Cô trong Khoa Khoa Học Máy Tính nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức và hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường trong thời gian qua. Tác giả cũng xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu, nhiệt tình của các bạn học viên lớp cũng như các bạn và anh chị đồng nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình học tập trong quá trình điều tra thu thập dữ liệu trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gởi tới các bạn và anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra thu thập dữ liệu trong giai đoạn thực hiện luận văn. Xin kính chúc quý thầy cô, anh chị và các bạn thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc! Trân trọng! Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 6 năm 2015 Nguyễn Thị Thu Bông 2 TÓM TẮT Cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (software outsourcing services) đang trở thành chiến lược phát triển của nhiều công ty trong ngành công nghiệp phần mềm hiện nay tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chiến lược thuê ngoài của các công ty lớn ở các nước phát triển cũng đang trở thành một xu hướng nhằm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm vốn đầu tư, giảm chi phí về nguồn nhân lực, và nhằm tập trung vào các kinh doanh chính yếu của doanh nghiệp để tăng lợi nhuận. Vì vậy sự thành công của một dự án gia công phần mềm không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn chiếm vị trí quan trọng trong đường lối kinh doanh của các công ty nước ngoài. Tuy nghiên, những nghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong bối cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh thì rất ít. Nghiên cứu thực nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích kiểm định mô hình lý thuyết về đo lường các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm cho nước ngoài tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm cho nước ngoài, đó là (1) Nhóm yếu tố liên quan đến Năng lực người quản lý dự án; (2) Nhóm yếu tố liên quan đến Truyền thông giao tiếp; (3) Nhóm yếu tố liên quan đến một số đặc điểm riêng của dự án; và cuối cùng là (4) Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực đội dự án. 3 ABSTRACT Nowadays, Software outsourcing services is being a business strategy of many companies in Vietnamese software industry. Besides, outsource service of many corporations also is becoming an effective strategy that brings considerable benefit to them such as decreasing investment and cost in human resource to focus on their major business for maximizing profit. So, Offshore Software Project Success play a major role in not only Vietnamese firm but also foreign company. However, there are not many research related to Offshore Software Project Success in Ho Chi Minh City. This study investigates the impact of Offshore Software Project Success on Project Manager’s Performance of Job, Communication Factors, Project Factors and Team Factors. A formative structural model is developed and tested using the data surveyed from IT industries in Ho Chi Minh City, Vietnam. Results show a positive impact of the Project Manager’s Performance of Job, Communication Factors, Project Factors and Team Factors on Offshore Software Project Success. 4 LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, kính thưa quý độc giả, Tôi là Nguyễn Thị Thu Bông, học viên Cao học - Khóa 2012 - Ngành Quản lý hệ thống thông tin - Trường Đại học Bách Khoa – Tp. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung và số liệu trong luận văn do chính tôi tự làm. Các cơ sở lý thuyết liên quan và trích dẫn trong luận văn tôi đều có ghi nguồn tham khảo rõ ràng. Những dữ liệu thu thập được xử lý, phân tích và ghi lại được thực hiện một cách khách quan và trung thực. 5 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ...................................................... 9 1.1. Lý do hình thành đề tài ...................................................................... 11 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 12 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu..................................................... 12 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 12 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu...................................................... 13 1.6. Bố cục của luận văn .......................................................................... 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......... 14 2.1. Giới thiệu cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài: ................................ 14 2.1.1. dự án Cơ sở lý thuyết liên quan đến việc đo lường sự thành công của 14 2.1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án phần mềm: .............................................................. 19 2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết: ............................................. 23 2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................... 23 2.2.2. Các giả thuyết của mô hình ........................................................ 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................ 28 3.1. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 28 3.2. Quy trình nghiên cứu......................................................................... 29 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................ 29 3.2.2. Nghiên cứu chính thức................................................................ 29 3.3. Các mốc đánh giá trong quy trình nghiên cứu .................................. 32 3.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo ............................................... 32 3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) 33 3.3.3. Phân tích tương quan .................................................................. 34 6 3.3.4. 3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính ....................................................... 35 Các biến quan sát trong thang đo ...................................................... 36 3.4.1. Danh sách các biến độc lập......................................................... 37 3.4.2. Danh sách các biến trung gian .................................................... 45 3.4.3 Danh sách các biến phụ thuộc........................................................ 46 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................... 48 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu thu thập ......................................... 48 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo .................................................................... 50 4.2.1. Phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ............ 50 4.2.2. Phân tích nhân tố (EFA) ............................................................. 53 4.2.2.1. tiếp EFA cho nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến Truyền thông giao ................................................................................................. 53 4.2.2.2. EFA cho thang đo Truyền Thông giao tiếp ............................. 54 4.2.2.3. EFA cho thang đo Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án: .......................................................................................... 54 4.2.3. Phân tích nhân tố cho thang đo Sự thành công của dự án .......... 56 4.3. Đặt tên biến và hiệu chỉnh mô hình .................................................. 57 4.4. Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh ............................................. 59 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết............................. 59 4.5.1. Mô hình hồi quy tuyến tính với các thang đo ảnh hưởng đến Truyền thông giao tiếp (COM) .................................................................. 60 4.5.1.1. Xét ma trận hệ số tương quan.................................................. 61 4.5.1.2. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn............................................. 61 4.5.1.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ..................................... 63 4.5.2. Mô hình hồi quy tuyến tính với các thang đo ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm ................................................ 65 4.5.2.1. Xét ma trận hệ số tương quan.................................................. 66 7 4.5.2.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội.............................................. 67 4.5.2.3. Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ..................................... 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 72 5.1 Kết luận................................................................................................. 72 5.2 Thảo luận kết quả và kiến nghị ............................................................ 73 5.2.1 Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực người quản lý ......................... 73 5.2.2 Nhóm yếu tố về truyền thông giao tiếp ............................................. 73 5.2.3 Nhóm yếu tố về các đặc điểm của dự án ........................................... 74 5.2.4 Nhóm yếu tố về năng lực đội dự án .................................................. 74 5.2.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ................. 75 PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .............................................. 76 PHỤ LỤC B: PHÂN TÍCH CRONBATCH’S ALPHA ............................... 84 PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ PHÂN NHÂN TỐ EFA ....................................... 89 PHỤ LỤC D: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON ......................... 100 PHỤ LỤC E: PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH .............................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102 8 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 Mô hình hệ thống thông tin thành công...................................................... 15 Hình 2 Khung logic định nghĩa sự thành công của dự án ..................................... 16 Hình 3 Đo lường quản lý dự án thành công – quan điểm truyền thống ................. 17 Hình 4 Thêm các yếu tố của quản lý dự án thành công vào mô hình của Delone & Mclean ............................................................................................................ 18 Hình 5 Mô hình đầy đủ hơn về thành công của dự án phần mềm .......................... 18 Hình 6 Bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ........................ 20 Hình 7 Mô hình ý niệm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm .............................................................................................. 22 Hình 8 Giới hạn mô hình nghiên cứu đề xuất cho việc đo lường sự thành công ... 23 Hình 9 Mô hình nghiên cứu đề xuất cho các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm. .............................................................. 26 Hình 10 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 31 Hình 11 Mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh ................................................... 58 Hình 12 Mô hình nghiên cứu cho thang đo truyền thông giao tiếp ........................ 60 Hình 13 Mô hình nghiên cứu cho thang đo sự thành công của dự án. ................... 65 Hình 14 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu theo hệ số chuẩn hóa ................. 72 9 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Danh sách các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án phần mềm được tổng hợp bởi Mohd Hairul Nizam Nasir and Shamsul Sahibuddin ........................................................................................................................ 22 Bảng 2 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm được đề xuất. ......................................................................................... 25 Bảng 3 Danh sách các biến độc lập ........................................................................ 44 Bảng 4 Danh sách các biến trung gian ................................................................... 45 Bảng 5 Danh sách các biến phụ thuộc .................................................................... 47 Bảng 6 Thống kê trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ........................................ 48 Bảng 7 Thống kê kinh nghiệm làm việc của mẫu nghiên cứu ............................... 48 Bảng 8 Thống kê vị trí/cấp bậc trong công việc của mẫu nghiên cứu ................... 49 Bảng 9 Thống kê theo chuyên môn nghiệp vụ của mẫu nghiên cứu ...................... 49 Bảng 10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha của các biến đạt yêu cầu ............................................................................................................ 52 Bảng 11 Bảng các biến bị loại sau khi chạy Cronbach Alpha ............................... 52 Bảng 12 EFA cho các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến Truyền thông giao tiếp ......... 53 Bảng 13 EFA của thang đo Truyền thông giao tiếp ............................................... 54 Bảng 14 EFA của thang đo nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án .................................................................................................................... 55 Bảng 15 EFA cho thang đo sự thành công của dự án............................................. 56 Bảng 16 Bảng tóm tắt các biến được đặt tên lại sau khi phân tích nhân tố ............ 58 Bảng 17 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong thang đo Truyền thông giao tiếp .................................................................................................................. 61 Bảng 18 Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn cho mô hình 1 ............... 62 Bảng 19 Bảng ma trận hệ số tương quan ................................................................ 66 Bảng 20 Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đơn cho mô hình 1 ............... 69 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do hình thành đề tài Công nghiệp phần mềm là một trụ cột quan trọng trong ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam. Với khát vọng biến Việt Nam thành thung lũng Silicon của khu vực ASEAN, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm, Chính phủ Việt Nam đang có rất nhiều chính sách, chủ trương lớn ưu tiên, có nhiều ưu đãi cho phát triển CNTT. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực phần mềm thì việc thuê ngoài thực hiện (outsourcing) nhằm giảm thiểu chi phí và cho phép doanh nghiệp tập trung tối đa vào các công việc trọng yếu của họ đã và đang trở thành xu hướng chung của toàn cầu. Điều này tạo cơ hội cho ngành gia công phần mềm Việt Nam có nhiều cơ hội gia tăng thị phần trong thị trường phần mềm toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần nâng cao tỉ lệ đảm bảo sự thành công của các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài là điều cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh trong thị trường cung cấp dịch vụ gia công phần mềm. Ngoài ra, tác giả là một thành viên có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực gia công phần mềm với các vai trò vị trí khác nhau trong nhiều dự án phần mềm, trong đó có những dự án đi đến thành công một cách dễ dàng, nhưng cũng không thiếu sự thất bại cho nhiều dự án mặc dù đã có sự cố gắng rất nhiều của các thành phần tham gia. Trải qua những giai đoạn đó, tác giả dần hình thành những suy nghĩ và trăn trở về các vấn đề liên quan đến sự thành công hay thất bại của một dự án gia công phần mềm, và đâu là mẫu số chung để đi đến sự thành công cho dự án. Từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh” đã được hình thành và tiến hành nghiên cứu. 11 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:  Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh  Thu thập dữ liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự thành công cho các dự án gia công phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh. 1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi sau:  Đối tượng nghiên cứu: Sự thành công của các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài.  Địa điểm: Các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài trong các công ty cung cấp dịch vụ gia công phần mềm tại Tp. Hồ Chí Minh.  Đối tượng khảo sát: nhà quản lý cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở và nhân viên có sự am hiểu và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gia công phần mềm cho nước ngoài. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.  Giai đoạn nghiên cứu định tính: Tiến hành phỏng vấn, thảo luận giữa người nghiên cứu với các đối tượng cần thu thập thông tin. Giai đoạn này nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án gia công phần mềm.  Giai đoạn nghiên cứu định lượng: Thực hiện thông qua kết quả của bảng khảo sát được gởi tới các đối tượng nghiên cứu để lấy mẫu. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và kiểm định sự phù hợp của mô hình đề xuất. 12 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ là tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý dự án nhằm thực hiện công việc của họ được tốt hơn để tăng tỉ lệ thành công cho các dự án gia công phần mềm. Kết quả cũng là nguồn tham khảo cho các đối tượng làm về dự án gia công phần mềm, hay cho những nhà tuyển dụng nhân sự cho dự án nhằm giúp họ biết được những điều kiện cần thiết để một dự án gia công phần mềm thành công, từ đó họ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. 1.6. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về đề tài. Nêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và Mô hình nghiên cứu. Nêu khái quát về dự án gia công phần mềm, định nghĩa và đo lường sự thành công của dự án, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án trong các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây liên quan đến lĩnh vực phần mềm, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết trong mô hình. Chương 3: Phương pháp và Thiết kế nghiên cứu. Trình bày các thông tin về mẫu nghiên cứu, về phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đề ra. Chương 4: Phân tích dữ liệu. Trình bày các phân tích để kiểm định các mô hình và kiểm định các giả thuyết. Chương 5: Kết luận và Kiến nghị. Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, các kết luận và kiến nghị. Những đóng góp và hạn chế của đề tài, so sánh với các nghiên cứu khác và hướng nghiên cứu tiếp theo. Các phụ lục. Tài liệu tham khảo. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài: 2.1.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến việc đo lường sự thành công của dự án Khái niệm về sự thành công của dự án hệ thống thông tin nói chung hay dự án phần mềm nói riêng là phức tạp và đa dạng. Tùy thuộc vào các mục tiêu khác nhau mà việc đo lường sự thành công của một dự án phần mềm cũng khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả chọn ra một số mô hình phù hợp ở các nghiên cứu trước và có liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu như sau:  Mô hình Hệ thống thông tin thành công (IS Success Model - William H. DeLone and Ephraim R. McLean, 2003)[1] : Để cung cấp một định nghĩa tổng quát và toàn diện hơn về sự thành công của một IS theo những quan điểm và đánh giá khác nhau, và dựa trên cơ sở của những định nghĩa trước về sự thành công của IS, DeLone and MacLean đã tổng hợp và đề xuất mô hình gồm 6 nhóm yếu tố để đo lường sự thành công của dự án Hệ thống thông tin (xem hình 1), bao gồm: o (1) Chất lượng hệ thống (System Quality): được đo lường bởi khả năng đáp ứng về mặt sử dụng hệ thống đối với những mong đợi của người dùng như sự tiện dụng, hiệu quả, độ chính xác của hệ thống… o (2) Chất lượng thông tin (Information Quality): đo lường những đặc tính mong muốn về đầu ra (output) của một hệ thống IS như tính chính xác, kịp thời của dữ liệu… o (3) Chất lượng dịch vụ (Service Quality): được đo lường bởi chất lượng của các hỗ trợ mà người sử dụng nhận được từ các phòng ban quản lý hệ thống thông tinh đó như các khóa đào tạo (training), đường dây nóng (hotline) hoặc hỗ trợ (helpdesk). o (4) Ý định sử dụng/Sử dụng (Intention to use/Use): đo lường mức độ sẵn sàng và tần suất sử dụng IS của người sử dụng. 14 o (5) Sự hài lòng của người sử dụng (User Satisfaction): đo lường mức độ hài lòng của người sử dụng khi họ sử dụng IS. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự thành công của một IS. o (6) Lợi ích ròng (Net benefits): yếu tố này đo lường những lợi ích mà một IS mang lại cho các tổ chức sử dụng nó như hiệu quả mang lại trong công việc, hay đơn giản hóa công việc… INFORMATION QUALITY INTENTION TO USE USE SYSTEM QUALITY NET BENIFITS USER SATISFACTION SERVICE QUALITY Hình 1 Mô hình Hệ thống thông tin thành công (Delone và Mclean, 2003) [1]  Phương pháp khung logic cho định nghĩa thành công của dự án (Logical framework method (LFM) - David Baccarini, 1999)[2]: Theo David Maccarini, dự án thành công là một khái niệm cốt lõi của quản lý dự án, nhưng định nghĩa của nó vẫn còn khó để xác định. Các nhóm dự án phải có một sự hiểu biết rõ ràng về mục tiêu thành công cho dự án của họ là gì khi muốn xác định điều này. David Maccarini đã sử dụng phương pháp khung logic (LFM) làm nền tảng để đưa ra khung chi tiết cho việc xác định sự thành công của dự án. Với phương pháp tiếp cận theo hướng từ trên xuống (top-down) của LFM, ông đã đưa ra 4 cấp độ cho mục tiêu của dự án 15 (project objectives) với tiêu chí mục tiêu của cấp độ thấp là phải hoàn thành những công việc nhằm giải quyết vấn đề cho mục tiêu ở cấp độ cao hơn. Cụ thể 4 cấp độ bao gồm: (1) Mục đích của dự án (project goal): là các định hướng chiến lược tổng thể mà dự án sẽ đóng góp và phù hợp với chiến lược phát triển của tổ chức. (2) Mục tiêu của dự án (project purpose): cung cấp các phương tiện, biện pháp hay cách thức hướng tới việc đạt được mục đích của dự án và xác định các đầu ra của dự án (project output). (3) Đầu ra của dự án (project output): là những kết quả tức thời, cụ thể và hữu hình, được tạo ra bởi các hoạt động của dự án. Kết quả đầu ra này sẽ giải thích những gì dự án sẽ tạo ra. (4) Đầu vào của dự án (project input): là nguồn lực, tài nguyên đưa vào để hoạt động và cung cấp sản phẩm cho đầu ra. Những hoạt động này giải thích dự án đã được thực hiện như thế nào, cấu trúc phân chia công việc như thế nào, tiến độ và ngân sách như thế nào… Và 4 cấp độ trên được gom nhóm vào 2 thành phần để đo lường sự thành công của dự án (hình 2), đó là: o Quản lý dự án thành công (đầu vào và đầu ra của dự án): tập trung vào quy trình quản lý và đạt được mục tiêu về chi phí, thời gian và chất lượng. o Sản phẩm thành công (mục đích và mục tiêu của dự án): tính hiệu quả của sản phẩm/phầm mềm được tạo ra trong quá trình thực hiện dự án. Project success = Project management success + Product success Hình 2 Khung logic định nghĩa sự thành công của dự án (David Baccarini, 1999) [2] 16  Mô hình dự án thành công (Project success model - Danie van der Westhuizen, 2005)[3] Trên cơ sở lý thuyết từ mô hình của DeLon and McLean [2] và khung logic định nghĩa về dự án thành công của David Baccarini [3] , Danie van der Westhuizen đã đề xuất một mô hình kết hợp việc đo lường sự thành công trong quản lý dự án với mô hình của Delon & McLean để đo lường sự thành công của dự án, đó là: Project success = dimensions of project management success + dimensions presented in the DeLone and McLean model Theo Danie van der Westhuizen, đo lường quản lý dự án thành công theo quan điểm truyền thống thường tập trung vào quy trình phát triển phần mềm dựa trên khía cạnh thời gian, chi phí và đáp ứng yêu cầu của phần mềm (chất lượng và chức năng) (Hình 3). PROJECT STAKEHOLDER SATISFACTOR QUALITY OF PROJECT MANAGEMENT PROCESS WITHIN BUDGET Hình 3 Đo lường quản lý dự án thành công – quan điểm truyền thống (Danie van der Westhuizen, 2005) [3] Sau khi kết hợp các yếu tố về quản lý dự án thành công vào mô hình của Delon và McLean, mô hình được vẽ lại như sau (hình 4): 17 INFORMATION QUALITY INTENTION USE TO USE PROJECT STAKEHOLDER SATISFACTOR + PROJECT SUCCESS SYSTEM QUALITY NET BENIFITS = USER SATISFACTION QUALITY OF PROJECT MANAGEMENT PROCESS SERVICE QUALITY WITHIN BUDGET SYSTEM CREATED SYSTEM EXPERIENCED ORGANIZATION BENEFITED Product success Project management success Hình 4 Thêm các yếu tố của quản lý dự án thành công vào mô hình của DeLone and McLean [3] Với mô hình trên (hình 4), Danie van der Westhuizen lại tiếp tục chia nhỏ yếu tố đáp ứng yêu cầu chất lượng của phần mềm gồm các yếu tố nhỏ hơn như chất lượng thông tin (information quality), chất lượng hệ thống (system quality) và chất lượng dịch vụ (service quality). Mô hình được vẽ lại chi tiết hơn như sau (hình 5): WITHIN TIME WITHIN BUDGET SPECIFIED INFORMATION QUALITY INTENTION TO USE QUALITY OF PROJECT MANAGEMENT PROCESS USE SPECIFIED SYSTEM QUALITY NET BENIFITS USER SATISFACTION SPECIFIED SERVICE QUALITY PROJECT STAKEHOLDER SATISFACTION SYSTEM CREATED Project management success SYSTEM EXPERIENCED ORGANIZATION BENEFITED Product success Hình 5 Một mô hình đầy đủ hơn về thành công của dự án phần mềm ( Danie van der Westhuizen, 2005) [3] 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan