Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách h...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng tại đà lạt

.PDF
119
1
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÙI HOÀNG TRƯỜNG VĨ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG LẠI DỊCH VỤ DU LỊCH THỂ THAO CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐÀ LẠT Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015 i CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ NGUYỄN HẬU Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS TRẦN HÀ MINH QUÂN Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. PHẠM QUỐC TRUNG Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 11 tháng 08 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: PGS.TS PHẠM NGỌC THÚY 2. THƯ KÝ: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG 3. ỦY VIÊN: PGS.TS TRẦN HÀ MINH QUÂN 4. ỦY VIÊN: TS. PHẠM QUỐC TRUNG 5. ỦY VIÊN: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: BÙI HOÀNG TRƯỜNG VĨ MSHV: 13170774 Ngày, tháng, năm sinh: 07/03/1982 Nơi sinh: Đà Lạt Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh I. TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng tại Đà Lạt. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách tại Đà Lạt. - Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/07/2015 IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ NGUYỄN HẬU Lâm Đồng, ngày 10 tháng 07 năm 2015 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh Khóa 2013 tại Đà Lạt, Lâm Đồng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin cám ơn quý Th ầy Cô tại Văn phòng Đ ại diện Trường Đại học Bách Khoa tại Đà Lạt đã tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Nguyễn Hậu, người Thầy đáng kính và có tâm đã tận tình hư ớng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, công ty, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy Cô và các Anh Chị học viên. Lâm Đồng, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Học Viên BÙI HOÀNG TRƯỜNG VĨ iv TÓM TẮT Hiện nay, ngành công nghiệp du lịch thể thao đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, không những góp phần tăng trưởng GDP của mỗi quốc gia, mà còn giới thiệu nét đặc sắc nền văn hóa của các quốc gia khắp nơi trên thế giới. Tại Cao nguyên Langbiang - Đà Lạt, Lâm Đồng đang có đầy đủ điều kiện để phát triển loại hình du lịch thể thao này. Tuy nhiên, sự phát triển loại hình du lịch có nhiều lợi thế này tại Đà Lạt còn chưa phát huy được tiềm năng vốn có để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn địa phương theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lâm Đồng ngày 25/06/2010 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020. Việc phát triển của dịch vụ du lịch thể thao này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách du lịch. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao tại Đà Lạt. Mô hình lý thuyết và các giả thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống giá trị cá nhân của Schwartz và ctg (1992, 2012); Lý thuyết về nguồn lực tương tác của Lusch, Vargo và Wessels (2008), Arnould (2006, 2008) và Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991). Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp ịđnh lượng. Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là những khách hàng du lịch đã sử dụng dịch vụ du lịch thể thao. Số mẫu dùng cho phân tích là 201 mẫu. Kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố, tính giá trị tương quan, phân tích hồi quy cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao tại Đà Lạt, được thể hiện theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: (1) Chuẩn chủ quan (β = 0,371); (2) Hiểu rõ vai trò của khách hàng (β = 0,193); (3) Nguồn lực tương tác – năng lượng (β = 0, 144); (4) Gía trị cá nhân – thể diện và hưởng thụ tạo động lực (β = 0,126). Dựa trên kết quả này, các doanh nghiệp có thể nâng cao ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao bằng cách tập trung chính sách và các nguồn lực để cải thiện các yếu tố theo thứ tự trên. v Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, với thời gian và nguồn lực hạn chế, đề tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định, nhưng tác giả cũng hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích góp một phần nào vào việc giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch thể thao có những điều chỉnh trong chính sách chăm sóc khách hàng để gia tăng ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng trong thời điểm hiện nay. vi ABSTRACT Nowadays, the Sport Tourism Industry is growing fast all over the world, not only increase GDP but also introduce the culture of each nation to the world. In LangBiang highland - Dalat City, Lam Dong Province is well-conditioned to develope this sport tourism industry. However, the development of sport tourism industry in Dalat City is not good enough to be the leader of economic in Lam Dong Province followed by Decision No. 1369/QD-UBND dated June 25, 2010 of The People's Committee of Lam Dong Province about Master plan of Tourism Development of Lam Dong province up to 2020. The development of sport tourism industry is basic based on the customer’s intentions. And so, the purpose of this research is to discover the factors which affected to the customer’s intentions in using the tourism sport services again. Theoretical models and theories were built on the basis theories such as: The theory of the personal values system of Schwartz & ctg (1992, 2012); the theory of operant resources of Lusch, Vargo & Wessels (2008), Arnould (2006, 2008) and the theory of reasoned action of Ajzen (1991). This research was carried out through two main steps: Preliminary study and Formal study. Formal research was done by quantitative method. The survey was conducted among customers using sport tourism services. The number of valid samples for analysis is of 201 samples. The results of the analysis and assess the reliability, the factor analysis, the correlation value calculation, regression analysis have proved that the intention of using the sport tourism services again in Dalat which include four elements shown in the order of influence from high to low: (1) Subnorm (β = 0,371); (2) Task Clear (β = 0,193); (3) Operant Resources - Physical (β = 0,144); (4) Personal Values – Face and Hedonism (β = 0,126). Therefore, Sport tourism operators can improve and enhance the intention of using sport tourism services again of customers by focusing on policies and resources to improve the orders of the above elements. vii During doing the research, with limited time and resources, the research topic certainly has limitations, anyway the author hopes that the findings of the study may partly help businesses find proper ways in customer care services to improve and increase the customers intentions in services. viii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung trong luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của tôi. Số liệu trong luận văn được điều tra thực tế. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Học viên BÙI HOÀNG TRƯỜNG VĨ MỤC LỤC CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI .......................................................... I NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ........................................................................II LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ III TÓM TẮT .............................................................................................................. IV ABSTRACT ........................................................................................................... VI LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... VIII MỤC LỤC.................................................................................................................. DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC................................................................................ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .............................................................. 1 1.1. CƠ Sở HÌNH THÀNH Đề TÀI ........................................................................ 1 1.2. MụC TIÊU NGHIÊN CứU ............................................................................... 3 1.3. ĐốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU...................................................... 3 1.4. Ý NGHĨA THựC TIễN CủA Đề TÀI ............................................................... 3 1.5. CấU TRÚC LUậN VĂN ................................................................................... 4 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 5 2.1. CÁC ĐịNH NGHĨA Về DU LịCH THể THAO ............................................... 5 2.2. LÝ THUYếT Về GIÁ TRị CÁ NHÂN ............................................................. 7 2.2.1. CÁC ĐịNH NGHĨA ....................................................................................... 7 2.2.2. CÁC THÀNH Tố CủA GIÁ TRị CÁ NHÂN ................................................ 8 2.3. Sự NHậN THứC RÕ RÀNG Về NHIệM Vụ CầN LÀM ............................... 15 2.4. NGUồN LựC TƯƠNG TÁC CủA KHÁCH HÀNG ...................................... 16 2.5. LÝ THUYếT HÀNH VI Dự ĐịNH (TPB) ..................................................... 18 2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CứU .............................................................................. 20 2.7. TÓM TắT CHƯƠNG II .................................................................................. 21 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 22 3.1. THIếT Kế NGHIÊN CứU ............................................................................... 22 3.2. NGHIÊN CứU SƠ Bộ ..................................................................................... 23 3.2.1. NGHIÊN CứU SƠ Bộ ĐịNH TÍNH............................................................. 23 3.2.2. NGHIÊN CứU SƠ Bộ ĐịNH LƯợNG......................................................... 28 3.3. NGHIÊN CứU CHÍNH THứC ........................................................................ 30 3.3.1. MẫU KHảO SÁT.......................................................................................... 30 3.3.2. CÔNG Cụ THU THậP Dữ LIệU .................................................................. 31 3.3.3. PHÂN TÍCH NHÂN Tố KHÁM PHÁ EFA ................................................ 34 3.3.4. KIểM ĐịNH Độ TIN CậY CủA CÁC THANG ĐO .................................... 35 3.3.5. KIểM ĐịNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIả THUYếT........................................ 35 3.5.6. TÓM TắT CHƯƠNG III .............................................................................. 35 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 37 4.1. MÔ Tả MẫU KHảO SÁT ................................................................................ 37 4.1.1. KếT QUả KHảO SÁT CÁC BIếN MÔ Tả NHÂN KHẩU HọC .................. 37 4.1.2. KếT QUả KHảO SÁT Về LầN Sử DụNG DịCH Vụ DU LịCH THể THAO TRONG CHUYếN DU LịCH GầN ĐÂY CủA KHÁCH HÀNG TạI ĐÀ LạT 39 4.1.3. KếT QUả KHảO SÁT Về THờI GIAN Sử DụNG DịCH Vụ THể THAO ĐốI VớI NHữNG KHÁCH HÀNG ĐÃ Sử DụNG DịCH Vụ DU LịCH THể THAO TRONG CHUYếN DU LịCH GầN ĐÂY CủA Họ ........................... 40 4.1.4. KếT QUả KHảO SÁT Về MứC Độ THƯờNG XUYÊN THAM GIA CÁC HOạT ĐộNG THể DụC THể THAO ............................................................ 40 4.2. KIểM ĐịNH THANG ĐO ............................................................................... 40 4.2.1. PHÂN TÍCH NHÂN Tố KHÁM PHÁ EFA LầN 1 CHO TừNG THANG ĐO .......................................................................................................................... 41 4.2.2. PHÂN TÍCH Độ TIN CậY CủA CÁC THANG ĐO THÔNG QUA Hệ Số CRONBACH’S ALPHA ........................................................................................ 43 4.2.3. PHÂN TÍCH EFA LầN 2 CHO CÁC THANG ĐO .................................... 45 4.3. MÔ HÌNH ĐIềU CHỉNH ................................................................................ 47 4.4. KIểM ĐịNH MÔ HÌNH NGHIÊN CứU ......................................................... 48 4.4.1. KIểM ĐịNH Hệ Số TƯƠNG QUAN PEARSON ....................................... 48 4.4.2. PHÂN TÍCH HồI QUY ................................................................................ 51 4.4.3. KIểM ĐịNH CÁC GIả THIếT ..................................................................... 54 4.5. THảO LUậN KếT QUả ................................................................................... 55 4.6. TÓM TắT CHƯƠNG IV ................................................................................. 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 58 5.1. KếT LUậN VÀ ĐÓNG GÓP CủA Đề TÀI .................................................... 58 5.1.1. KếT LUậN .................................................................................................... 58 5.1.2. ĐÓNG GÓP CủA Đề TÀI ........................................................................... 58 5.2. KIếN NGHị CHO CÁC DOANH NGHIệP CUNG CấP DịCH Vụ DU LịCH THể THAO ............................................................................................................. 58 5.3. HạN CHế CủA Đề TÀI ................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 61 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 65 PHỤ LỤC 01: DÀN BÀI CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...................... 65 PHỤ LỤC 02: DANH SÁCH PHỎNG VẤN ........................................................ 68 PHỤ LỤC 03: PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................................... 69 PHỤ LỤC 04: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................ 75 PHỤ LỤC 05: THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................ 101 PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...................................................................... 103 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bốn nhóm khái niệm giá trị, 10 giá trị cơ bản và 19 giá trị giới hạn định nghĩa xác định giá trị cơ bản của con người ........................................... 8 Bảng 3.1 Thang đo gốc và thang đo sau nghiên cứu định tính..................... 24 Bảng 3.2 Kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy của thang đo các khái niệm .. 29 Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố các biến trong nghiên cứu sơ bộ ......... 29 Bảng 3.4 Tóm tắt thang đo các khái niệm và mã hóa dữ liệu ....................... 32 Bảng 4.1 Bảng tổng hợp các biến mô tả nhân khẩu học ............................... 37 Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả phân tích EFA lần 1 cho từng thang đo ........... 41 Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo .............. 43 Bảng 4.4 Kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2.3 cho các thang đo ............. 46 Bảng 4.5 Thang đo các khái niệm và mã hóa điều chỉnh sau khi phân tích EFA ............................................................................................................... 49 Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến ................................. 51 Bảng 4.7 Đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 .................................... 52 Bảng 4.8 Phân tích phương sai ANOVA với biến phụ thuộc Ý định sử dụng lại ................................................................................................................... 52 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter ...................................... 53 Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết X1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 ....... 54 DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC BẢNG 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN ĐỊNH TÍNH ........................................... 75 BẢNG 4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN ĐỊNH LƯỢNG....................................... 77 BẢNG 4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN 1 CHO TỪNG NHÓM BIẾN ... 78 BẢNG 4.4 KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA CHO TỪNG NHÓM BIẾN . 86 BẢNG 4.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA LẦN 2 CHO TOÀN BỘ CÁC BIẾN ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC ................................................................................ 91 BẢNG CHẠY EFA LẦN 2.1 ................................................................................ 91 BẢNG CHẠY EFA LẦN 2.2 ................................................................................ 93 BẢNG CHẠY EFA LẦN 2.3 ................................................................................ 95 BẢNG 4.6 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ............................................................ 97 BẢNG 4.7 PHÂN TÍCH HỒI QUY ...................................................................... 98 BẢNG 4.8 KIỂM TRA VI PHẠM GIẢ ĐỊNH ..................................................... 99 BẢNG 5.1 TỔNG HỢP THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN QUAN SÁT ........... 101 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ Viết Tắt Nội Dung QĐ Quyết định UBND Uỷ Ban Nhân Dân GDP Tổng sản phẩm quốc nội G-D logic Lý luận trọng hàng hóa (Good dominant logic) S-D logic Lý luận trọng dịch vụ (Service dominant logic) TRA Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TPB Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) VIF Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor) β Hệ số chuẩn hóa Mean Gía trị trung bình r Hệ số tương quan Pearson DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1a. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 21 Hình 1b. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .......................................................... 48 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Du lịch thể thao là một khái niệm mới trên thế giới. Đây là loại hình dịch vụ có sự tăng trưởng cao nhất trong ngành công nghiệp du lịch, đóng góp trực tiếp cho nguồn thu nhập chính của kinh tế nhiều quốc gia. Ở các nước công nghiệp phát triển, du lịch thể thao đóng góp khoảng 1 - 2%/năm vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (Swart và Bob, 2007). Mặc dù rất khó để đo lường tác động của mô hình thể thao du lịch trên toàn thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng cho ngành công nghiệp du lịch thể thao ước tính vào khoảng 10% mỗi năm. Du lịch thể thao cải thiện chất lượng cuộc sống của cá nhân. Bên cạnh đó, thể thao và du lịch ngày nay có liên quan với các hoạt động kinh tế quan trọng ở các nước phát triển và đang phát triển ( Swart và Bob, 2007). Du lịch thể thao mang lại sự tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm (Kasimati và Dawson, 2009). Thể thao ảnh hưởng đáng kể đến các dịch vụ du lịch, nó được coi là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tăng trưởng quốc gia và doanh thu trong thế kỷ 21 (Brown và Nagel, 2002). Nhìn chung, xu hướng du lịch thể thao đang phát triển trên toàn thế giới và đang rất được khách du lịch ưa chuộng vì những lợi ích của nó mang lại. Theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 25/06/2010 của UBND Tỉnh Lâm đồng về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm đồng đến năm 2020 với mục tiêu khai khác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, truyền thống và các giá trị văn hóa – lịch sử ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng theo hướng chất lượng cao và bền vững; nhanh chóng đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh; cùng cả nước xây dựng hình ảnh Việt Nam – Điểm đến an toàn và thân thiện; xây dựng Đà Lạt trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng Tây Nguyên và c ả nước. Cụ thể, phát triển du lịch của Lâm Đồng với tốc độ nhanh, thời kỳ 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 18,0 - 19,0%, thời kỳ 2016 -2020 đạt 16,5 - 17%. Gía trị GDP ngành du lịch đến năm 2015 chiếm 6,5 – 7,0% và năm 2020 chiếm 9,0 2 – 10,0% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh. Tập trung thu hút khách du lịch, đến năm 2015 đạt 4,5 triệu lượt khách, năm 2020 đạt 6,5 triệu lượt khách. Nâng cao nguồn thu từ du lịch, doanh thu du lịch năm 2015 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu du lịch, các tuyến, điểm du lịch, các loại hình và sản phẩm du lịch… Thực hiện các giải pháp tổng hợp nhằm tăng mức chi tiêu bình quân hàng ngày của khách quốc tế lên 150 USD vào năm 2015 và 200 USD vào năm 2020; kháchộin địa lên 40 USD vào năm 2015; 60 USD vào năm 2020 và chuy ển đổi cơ cấu tiêu dùng của du khách theo hướng giảm tỷ trọng chi cho lưu trú và ăn uống, tăng tỷ trọng chi cho các dịch vụ, giải trí và mua sắm. Ngoài ra, doanh thu xã hội từ du lịch năm 2010 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, đến năm 2020 đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng giá trị sản xuất toàn Tỉnh. Doanh thu thuần túy từ du lịch năm 2015 đạt khoảng 5.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt khoảng 13.000 tỷ đồng. Đặc biệt, tập trung phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch có nhiều lợi thế như du lịch sinh thái, đặc biệt sản phẩm du lịch dưới tán rừng, du lịch thể thao, mạo hiểm (leo núi, vượt thác ghềnh, nhảy dù, vượt địa hình…). Với những điều kiện thuận lợi về địa hình bình sơn nguyên, núi cao, những thung lũng nhỏ bằng phẳng và các yếu tố tự nhiên khác về khí hậu, thổ nhưỡng, những cảnh quan kỳ thú...Tại Đà Lạt hiện nay cũng đang cung cấp các loại hình sản phẩm du lịch thể thao, đặc biệt là các sản phẩm du lịch thể thao như leo núi, vượt thác ghềnh, nhảy dù, vượt địa hình, đua xe địa hình, chạy bộ, đánh golf, chèo thuyền, đạp vịt, tập yoga… Để đạt được những mục tiêu phát triển du lịch theo quy hoạch của UBND Tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; thay đổi cơ cấu chi tiêu của du khách và thu hút du khách sử dụng các sản phẩm dịch vụ du lịch thể thao tại Đà Lạt thì phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch . Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch thể thao tại Đà Lạt cần hiểu rõ về khách hàng của mình mới khai thác hiệu quả tiềm năng của loại hình du lịch thể thao. Theo quan sát, một số khách hàng chủ động sử dụng dịch vụ du lịch 3 thể thao ngay khi nghe thông tin có dịch vụ. Ngược lại, có một số khách hàng lại hoàn toàn không thích, không phản ứng hay quan tâm gì khi biết có loại dịch vụ này được cung cấp tại Đà Lạt. Vì sao có sự khác biệt này ở mỗi khách hàng khác nhau đối với dịch vụ du lịch thể thao mà các doanh nghiệp cung cấp? Ở mỗi cá nhân có mỗi tính cách khác nhau, có người tính cách năng động, tính cách thụ động, trầm tính, lãng mạn… các tính cách đóảnh hưởng như thế nào đến việc tạo ra động lực thúc đẩy họ có ý định sử dụng lại dịch vụ thể thao? Khi cá nhân đã có động lực thúc đẩy để có ý định tham gia dịch vụ thì họ cần có những khả năng gì về tài chính, thời gian, sức khỏe, kiến thức về môn thể thao và nhận thức rõ ràng về nhiệm vụ của mình trong dịch vụ đó không? Vấn đề nghiên cứu để hiểu rõ về hành vi của khách du lịch thể thao cần được xem xét, cụ thể là hệ thống giá trị của cá nhân khách hàng. Chính ý tưởng này, đã hình thành nên đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách tại Đà Lạt”. Đề tài nghiên cứu với mong muốn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng tại Đà Lạt từ đó giúp cho các nhà quản lý du lịch có những chiến lược phát triển phù hợp và khả năng thành công cao. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách tại Đà Lạt. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ du lịch có thể thúc đẩy ý định sử dụng lại dịch vụ của khách hàng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát của đề tài là các khách hàng đã sử dụng dịch vụ du lịch thể thao. Phạm vi nghiên cứu là tại thành phố Đà Lạt. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao. Các nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ du lịch thể thao đã được 4 thực hiện nhiều trên thế giới nhưng hầu như chưa thấy có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện trong nước. Nghiên cứu này sẽ kiến nghị các giải pháp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch thể thao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như có các chiến lược giúp gia tăng ý định sử dụng lại các dịch vụ du lịch thể thao. 1.5. Cấu trúc luận văn Bố cục luận văn này gồm các nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về dịch vụ du lịch thể thao và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách hàng, xây dựng mô hình đo lường và lý thuyết cho nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu, các ph ương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích và đo lường các khái niệm nghiên cứu, xây dựng thang đo. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu. Trình bày thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định mô hình và đo l ường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết quả thu được. Chương 5: Kết luận – Kiến nghị, nêu bật ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, qua đó từ kết quả nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp nhằm khuyến khích ý định sử dụng lại dịch vụ du lịch thể thao của khách tại Đà Lạt. Đồng thời nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan