Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường đầu tư của doanh nghiệp việt ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường đầu tư của doanh nghiệp việt nam đã đầu tư trên địa bàn tỉnh lâm đồng

.PDF
141
1
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- TRƯƠNG THỊ ÁI XUÂN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐÃ ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 11 tháng 8 năm 2015. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: TS. PHẠM NGỌC THÚY 2. Thư ký: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN 3. Ủy viên: TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ 4. TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG 5. PGS. TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS. TS. PHẠM NGỌC THÚY PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên : TRƯƠNG THỊ ÁI XUÂN Ngày, tháng, năm sinh : 21/11/1988 Chuyên ngành Giới tính : Nữ Nơi sinh : Lâm Đồng : Quản trị kinh doanh MSHV : 13170782 Khoá (năm trúng tuyển): 2013 1- TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng. 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 18/3/2015 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/7/2015 5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TP.HCM, ngày 29 tháng 8 năm 2015 KHOA QL CHUYÊN NGÀNH PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU TRƯỞNG KHOA PGS. TS. LÊ NGUYỄN HẬU I LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô Khoa Quản lý Công Nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong suốt khóa học. Xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành chương trình học vừa qua. Lâm Đồng, ngày 29 tháng 8 năm 2015 Người thực hiện Trương Thị Ái Xuân II TÓM TẮT Đầu tư có vai trò quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng có một số vấn đề đáng lo ngại như: việc thu hút đầu tư mới thấp hơn giai đoạn trước; nhiều dự án được cấp phép đầu tư nhưng tiến độ triển khai chậm, chưa khai thác đúng mức lợi thế và tiềm năng của tỉnh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao. Để xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về môi trường đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” nhằm mục tiêu xác định các yếu tố của môi trường đầu tư và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng, từ đó đề xuất kiến nghị một số giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Từ các lý thuyết về đầu tư, môi trường đầu tư, sự hài lòng của khách hàng, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đây và tình hình thực tế tại Lâm Đồng, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu trước, nghiên cứu này đề cập đến 7 yếu tố thuộc môi trường đầu tư, gồm: (1) điều kiện tự nhiên, (2) tính linh hoạt của lãnh đạo tỉnh, (3) cơ sở hạ tầng, (4) thủ tục hành chính, (5) chính sách ưu đãi, (6) nguồn nhân lực, (7) môi trường sống và làm việc. Từ các yếu tố thuộc môi trường đầu tư, hiệu quả đầu tư kinh doanh và sự hài lòng của doanh nghiệp để phát triển thang đo, mỗi yếu tố có từ 03 đến 06 biến quan sát, hình thành nên thang đo nghiên cứu với 42 biến. Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu sơ cấp thu thập từ cuộc khảo sát 270 doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó nguyên tắc chọn mẫu dựa trên 3 tiêu chí gồm: lĩnh vực đầu tư, tổng vốn đầu tư và địa bàn đầu tư để gửi bảng khảo sát căn cứ theo tỷ lệ phân bổ thực tế tại địa phương. Ngoài các dữ liệu sơ cấp, đề tài còn sử dụng những số liệu thứ cấp được thu thập từ các sở, ngành liên quan của Tỉnh như: số liệu thu thập từ niên giám thống kê tỉnh từ năm 2011 đến năm 2014, các báo cáo của các Sở Kế hoạch và Đầu tư và mạng Internet... III Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng gồm: phân tích nhân tố EFA từng phần để kiểm định tính đơn hướng của thang đo, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá toàn phần để hiệu chỉnh mô hình, kiểm định tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến để kiểm định những giả thuyết thống kê. Qua phân tích, kết quả loại 10 biến và trích còn 6 biến độc lập, 01 biến điều tiết và 01 biến phụ thuộc. Theo đánh giá của doanh nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường đầu tư có xu hướng giảm dần là: nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, chính sách ưu đãi, môi trường sống, hỗ trợ của chính quyền địa phương, cơ sở hạ tầng. Qua đó tác giả đề xuất các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư như: phát triển nguồn nhân lực; đánh giá tiềm năng, khai thác đúng mức và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường để giảm thiên tai; ban hành các chính sách ưu đãi phù hợp và mang tính khả thi cao; cải thiện môi trường sống đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động; tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; phát triển cơ sở hạ tầng. Kết quả nghiên cứu là tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như cung cấp cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư cho các nhà lãnh đạo cấp cao của tỉnh Lâm Đồng, là quyển sách chiến lược để các nhà lãnh đạo Lâm Đồng vận dụng để cải thiện môi trường đầu tư và giải quyết khó khăn hiện tại của tình hình đầu tư vốn ngoài ngân sách của địa phương. IV SUMMARY Investment has an important role that determines the economic development. Howerver in the recents years, the investment in Lam Dong has some concerned problems such as: the new investment is lower than before, some projects are licensed but in slow progress, the advantages and potential of province is not explored appropriately, the effective of production and business is not high. To find the reason of the above problems, the author have searched the subject: “the factors influence the satisfaction with the investment environment of Vietnamese enterprises that have invested in Lam Dong” with the aim to define the elements of the investment environment and the degree of influence of each element to the satisfaction of investors for investment environment in Lam Dong province, then propose some measures to improve the investment environment. From the theories of investment, investment environment, customer satisfaction, the study in the country and abroad in the past and the actual situation in Lam Dong, the author used qualitative and quantitative research methods to study the topic. Based on theories and previous researches, this study refers to the 7 elements of the investment environment, including: (1) natural conditions, (2) the flexibility of provincial leaders, (3) infrastructure, (4) administrative procedures, (5) the preferential investment policies, (6) human resources, (7) living and working environment. The elements of the investment environment, business investment efficiency and satisfaction of enterprises develop the scale, each factor has from 03 to 06 observed variables which form the scale study with 42 variables. Research Data: Primary data is collected from a survey of 270 non-state enterprises in Lam Dong province, which pricipals of choosing sample bases on 3 criterias: investment sector, total capital of investment and investment areas to send surveys based on actual proportion allocated locally. In addition, the research also uses the secondary data collected from the departments concerned of province such as: data collected from Provincial Statistical Yearbook from 2011 to 2014, the V reports of the Department of Planning and Investment and the Internet ... The methods of data analysis are: to analyse EFA partly to verify the unidirection of the scale, to check the reliability of the scale by coefficient Cronbach's Alpha, to analyse the factor of discovering the whole section to calibrate the model, testing the Pearson correlation, multiple regression analysis to test the statistical hypotheses. After analyzing, the results remove 10 variables and extract types 6 independent variables, 01 regulate variables and 01 dependent variable. According to the enterprises, the factors affecting the satisfaction of environmental business investment is decreasing: human resources, natural conditions, incentives, habitat and do the ability to support local government, infrastructure.. Thereby author proposes solutions to improve the investment climate, such as human resource development; evaluation the potential, adequate and effective exploit of natural resources, environmental protection for disaster reduction; promulgation of appropriate incentives and higher feasible; improve the living environment to meet the needs of businesses; strengthen the support of the local government; infrastructure development. Research results are useful material for further research as well as provide an overview of the investment environment for the senior leaders of Lam Dong province, is a book of strategy to the leaders of Lam Dong to manipulate to improve the investment climate and resolve the current difficulties of the situation outside the capital investments of the local budget. VI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn. Tất cả những nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Lâm Đồng, ngày 29 tháng 8 năm 2015 Tác giả Trương Thị Ái Xuân VII DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm nội địa PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VCCI : Ban Pháp Chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ISO : Hệ thống quản lí chất lượng VIII DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố PCI tỉnh Lâm Đồng năm 2014………………………………24 Bảng 3.2: Thang đo sau nghiên cứu định tính ......................................................... 26 Bảng 4.1: Bảng tóm tắt phân bố mẫu ...................................................................... 35 Bảng 4.2: Kết quả phân tích nhân tố……………………………………………….35 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định thang đo..................................................................... 38 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố chung ............................................................. 39 Bảng 4.5: Các biến đại diện ..................................................................................... 44 Bảng 4.6. Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 46 Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................... 47 Bảng 4.8: Bảng tóm tắt của hồi quy đa biến ........................................................... 48 Bảng 4.9 Bảng hệ số của hồi quy đa biến ............................................................... 48 Bảng 4.10 Kết quả trung vị của biến điều tiết ......................................................... 49 Bảng 4.11 Kết quả hồi quy của nhóm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt ..... .49 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy của nhóm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt .............................................................................................................. 50 Bảng 4.13 Bảng so sánh kết quả hồi quy đa biến của hai nhóm doanh nghiệp ....... 52 Bảng 4.14 Giá trị trung bình của các biến ............................................................... 53 IX DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất……………………………………………...7 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 25 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .............................................................. 45 X MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………..I TÓM TẮT…………………………………………………………………………. II LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………… VI DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. VII DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... VIII DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... IX MỤC LỤC .................................................................................................................. X CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1. Cơ sở hình thành đề tài ......................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................3 1.5. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 5 2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và môi trường đầu tư.................................................5 2.1.1. Đầu tư ...............................................................................................................5 2.1.2. Môi trường đầu tư ...........................................................................................5 2.2. Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng .......................................................12 2.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu ...........................................................................13 2.3.1. Một số mô hình nghiên cứu về môi trường đầu tư.....................................13 2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết..................................................14 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................21 3.1. Tình hình thu hút đầu tư và đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Lâm Đồng ..........................................................................................................................21 3.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh ................................................21 XI 3.1.2. Đánh giá môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh ................................................................................................................22 Bảng 3.1: Các yếu tố PCI tỉnh Lâm Đồng năm 2014 ............................................. 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................23 3.2.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................24 3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ ...........................................................................................24 3.2.3. Nghiên cứu định lượng .................................................................................28 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 33 4.1. Tổng hợp số liệu mẫu khảo sát .......................................................................33 4.2. Kiểm tra tính đơn hướng của từng thang đo bằng phép xoay promax ......34 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .................................................................37 4.4. Kiểm định giá trị thang đo ..............................................................................39 4.5. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ......................................................................42 4.5.1. Tạo biến đại diện ...........................................................................................43 4.5.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ...................................................................44 4.5.3. Các giả thuyết ................................................................................................45 4.6. Kiểm định mô hình lý thuyết điều chỉnh........................................................45 4.6.1. Phân tích tương quan Pearson .....................................................................46 4.6.2. Phân tích hồi quy đa biến để kiểm tra tính phù hợp của thang đo và kiểm định giả thuyết .........................................................................................................47 4.7. Đánh giá các yếu tố và thảo luận kết quả ......................................................51 4.7.1. Giá trị trung bình ..........................................................................................51 4.7.2. Đánh giá các yếu tố và thảo luận về kết quả ...............................................53 4.8. Kiến nghị nhằm cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng .....................57 4.8.1. Kiến nghị về điều kiện tự nhiên ...................................................................58 4.8.2. Kiến nghị về hỗ trợ của chính quyền địa phương ......................................58 4.8.3. Kiến nghị về cơ sở hạ tầng ............................................................................59 XII 4.8.4. Kiến nghị về chính sách ưu đãi ....................................................................59 4.8.5. Kiến nghị về nguồn nhân lực........................................................................60 4.8.6. Kiến nghị về môi trường sống ......................................................................60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 62 5.1. Kết luận .............................................................................................................62 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................64 5.3. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ......................................................................65 5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết .............................................................................65 5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn .............................................................................65 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................................65 5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu .................................................................................65 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 70 Phụ lục I: Bảng phỏng vấn sâu ..............................................................................70 Phụ lục II: Bảng câu hỏi khảo sát ..........................................................................75 Phụ lục III: Mã hóa thang đo .................................................................................78 Phụ lục IV: Thống kê mẫu .....................................................................................80 Phụ lục V: Phân tích FEA từng phần....................................................................81 Phụ lục VI: Phân tích Cronbach’s Alpha .............................................................89 Phụ lục VII: Phân tích nhân tố toàn phân ............................................................92 Phụ lục VIII: Phân tích tương quan Pearson .......................................................94 Phụ lục IX: Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................95 Phụ lục X: Giá trị trung bình của các biến ...........................................................98 Phụ lục XI: Danh sách phỏng vấn sâu ..................................................................99 Phụ lục XII: Danh sách phỏng vấn chính thức ..................................................100 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài Đầu tư là một trong những vấn đề mang tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước, mở ra đời sống vật chất cho con người. Kết quả mà đầu tư mang lại có thể thông qua việc tăng thêm về tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, và nguồn lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao. Cũng như mô hình tăng trưởng Harrod Domar cho rằng muốn thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế điều tất yếu phải có đầu tư mới (Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Đầu tư và tăng trưởng xoay quanh chất lượng của môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng ban đầu trong việc lựa chọn quyết định đầu tư vốn của các nhà đầu tư. TS Kenneth Gabriel - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp, Đại học George Masan nhận định, Việt Nam sẽ là một trong những địa điểm đáng đầu tư nhất trong 20 năm tới. Ngoài ra, ở góc nhìn dài hạn, các chuyên gia cho rằng Việt Nam đang phát triển tốt. Năm 2015 là năm bản lề của chiến lược 10 năm và cũng là năm kết thúc kế hoạch giai đoạn 2011-2015, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương GS.TS Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều trong thời gian tới. Theo ông Vương Đình Huệ, các luật mới có hiệu lực trong năm 2015, thể chế kinh tế đã có bước cải thiện đáng kể, cộng thêm quyết tâm cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ, môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2015 sẽ được cải thiện nhiều, nếu việc thực thi được triển khai tốt. Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam, Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – là khu vực 2 năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Đối với một tỉnh trong thời kỳ mở cửa và hội nhập, khủng hoảng kinh tế thì việc thu hút vốn đầu tư ngoài tỉnh đều được coi là một trong những biện pháp thu hút ngoại lực, nhằm thúc đẩy nội lực để phát triển kinh tế xã hội. Qua công tác thu hút đầu tư có thể đánh giá được phần nào tính năng động, sáng tạo, hiệu quả về sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo địa phương và sức bật kinh tế của một địa phương. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá cao tầm quan trọng của môi trường đầu tư trong chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh. Lương Hữu Đức (2006) trong nghiên cứu “các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Lâm Đồng” đã khái quát Lâm Đồng có ba thế mạnh là du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng và thủy điện; tuy nhiên nhiều lợi thế tiềm năng chưa được khai thác đúng mức. Đồng thời theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2014 của tỉnh Lâm Đồng, tình hình thực hiện đầu tư dự án từ doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2011-2014 có phần chững lại so với giai đoạn 2006-2010(1). Kết quả mang lại, tỷ lệ vốn thực hiện so với tổng vốn đăng ký theo dự án còn thấp, nhiều dự án chậm triển khai, hiệu quả kinh doanh chưa cao, một số dự án đã đăng ký đầu tư nhưng doanh nghiệp không triển khai dự án nên tỉnh phải thu hồi chủ trương hay giấy phép đầu tư. Thực trạng trên đã thôi thúc UBND tỉnh Lâm Đồng rà soát và kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện các dự án để tìm hiểu nguyên nhân. Trong đó, đặc biệt chú trọng về các yếu tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện đầu tư, hiệu quả kinh doanh. Làm thế nào để các nhà đầu tư đã đầu tư dự án tại tỉnh Lâm Đồng quyết tâm tiếp tục đầu tư và để mang lại chất lượng đầu tư cho từng dự án, hạn chế tối đa tình trạng “dự án treo” trên địa bàn, điều tất yếu cần cải thiện môi trường đầu tư. Do vậy, việc tìm ) Cụ thể: giai đoạn 2011-2014, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 192 dự án với số vốn đăng ký 16.517 tỷ đồng, quy mô diện tích đất 14.902 ha. Giai đoạn 2006-2010, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư được 399 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư 78.380 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng 60.924 ha. 1 3 hiểu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về Môi trường đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được xem là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Lâm Đồng. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư dự án; đối tượng phỏng vấn là người đại diện pháp luật của Công ty tại Giấy chứng nhận đầu tư được cấp để thực hiện dự án (thông thường là CEO) hoặc nhà quản lý dự án. - Phạm vi về không gian: địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Phạm vi thời gian : thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 01/2015 và 05/2015. 1.4. Ý nghĩa thực tiễn Thực hiện đề tài này nhằm xác định các yếu tố đem đến sự hài lòng về môi trường đầu tư đối với doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư dự án tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng và cải thiện môi trường đầu tư hiện tại nhằm thu hút các nhà đầu tư. 1.5. Cấu trúc của luận văn Luận văn bao gồm 05 chương. Trong đó, chương mở đầu giới thiệu lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hướng đến. Từ đó định hướng đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tiếp theo, chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến môi trường đầu tư, dựa trên những mô hình tham khảo đó để đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư ở tỉnh Lâm Đồng. 4 Chương 3 trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu mà tác giả tiến hành với đề tài đã chọn, các bước xây dựng thang đo, đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình; từ đó tiến hành hiệu chỉnh thang đo và mô hình nghiên cứu thông qua nghiên cứu định tính. Chương 4 sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng với việc mô tả dữ liệu thu thập được, từ đó thực hiện đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu đã đề ra, đưa ra giải pháp cải thiện môi trường đầu tư. Cuối cùng, chương 5 trình bày tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ dữ liệu đã thu thập được thông qua phân tích thống kê dựa trên phần mềm SPSS 20.0, thống kê đề xuất cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài ra, luận văn cũng nêu lên những đóng góp cũng như hạn chế của đề tài và đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 đã trình bày tổng quan về cơ sở hình thành, mục tiêu, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về đầu tư, môi trường đầu tư, sự hài lòng của khách hàng. Từ những cơ sở lý thuyết này và các mô hình nghiên cứu trước đây, mô hình nghiên cứu được hình thành. 2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư và môi trường đầu tư 2.1.1. Đầu tư Theo Olivier Blanchard (2000), quan điểm của chủ đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận. Theo quan điểm xã hội (quốc gia) đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia. Các nhà kinh tế học dùng thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới, chẳng hạn như máy móc, nhà xưởng, nhà ở. Khi đề cập đến các tài sản tài chính, các nhà kinh tế nói là “đầu tư tài chính”. Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: khái niệm đầu tư là sự bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Có đầu tư sản xuất xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải và đem lại doanh lợi - và đầu tư dịch vụ - xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích công cộng như bệnh viện, trường học, thương mại, du lịch. Theo Luật đầu tư năm 2014 khoản 1 điều 3 cũng có khái niệm về đầu tư như sau: “đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư”. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới như mặt bằng, đầu tư xây dựng, mua, lắp đặt máy móc thiết bị, vốn lưu động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. 2.1.2. Môi trường đầu tư
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan