Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học tài chính marketing củ...

Tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học tài chính marketing của sinh viên

.PDF
112
842
115

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ------------------ NGUYỄN PHƯƠNG MAI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING CỦA SINH VIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: Quản trị kinh doanh MÃ SỐ: 60340102 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ------------------ NGUYỄN PHƯƠNG MAI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING CỦA SINH VIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: Quản trị kinh doanh MÃ SỐ: 60340102 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN XUÂN HIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính - Marketing của sinh viên” là công trình nghiên cứu độc lập của chính tác giả. Các số liệu trong bài luận văn này được thu thập và sử dụng một cách trung thực và được trích dẫn theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của người khác. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. HỌC VIÊN Nguyễn Phương Mai LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TS. Nguyễn Xuân Hiệp - Phó trưởng khoa Thương mại Trường đại học Tài chính - Marketing, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy không những đã hướng dẫn tôi về kiến thức và phương pháp luận khoa học mà tôi còn học được ở Thầy thái độ làm việc hết mình và nghiêm túc; tôi thật sự biết ơn những thông cảm, chia sẻ, động viên của Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu để bổ sung kiến thức trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên năm nhất – khoá 14D Trường Đại học Tài chính – Marketing đã trả lời bảng câu hỏi khảo sát và đóng góp ý kiến quý báu làm nguồn dữ liệu cho việc phân tích và hình thành kết quả nghiên cứu này. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và bạn bè; tham khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ quý Thầy, Cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN Nguyễn Phương Mai MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU .............................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................... 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 4 1.5. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ........... 5 1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ..................................................................................... 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 7 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG ............. 7 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU .............................................. 9 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ............................................................. 9 2.2.2. Thuyết hành vi hoạch định (TPB) ......................................................... 11 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG................................................................... 13 2.3.1. Nghiên cứu của Chapman (1981) .......................................................... 13 2.3.2. Nghiên cứu của Jackson (1982) ............................................................. 14 2.3.3. Nghiên cứu của Kee Ming (2010) ......................................................... 16 2.3.4. Nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) ......................... 18 2.3.5. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) ...................................... 19 2.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................... 20 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 27 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 27 3.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................................................. 28 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 28 3.2.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ...................................................................... 29 3.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC................................................................ 33 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ....................................................................... 33 3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................. 35 3.3.3. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................... 35 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 36 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............. 42 4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................... 42 4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ....................................................................... 43 4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo .............................. 43 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................... 47 4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH BỘI .......................................... 50 4.3.1. Kiểm tra ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ................... 50 4.3.2. Kiểm định mô hình hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu .................... 51 4.3.3. Kiểm tra sự vi phạm các giả định mô hình hồi quy ............................... 54 4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN THEO ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU – XÃ HỘI HỌC (KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H6) .................................................................. 57 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của sinh viên theo giới tính ............................................................................................................ 57 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của sinh viên theo hộ khẩu .................................................................................................................. 57 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của sinh viên theo nhóm ngành học ............................................................................................... 58 4.5. ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN ........................... 59 4.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................... 61 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 65 5.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 65 5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 68 5.2.1. Nâng cao vai trò của các cá nhân có ảnh hưởng và những điều kiện ưu tiên của sinh viên trong việc chọn trường ........................................................ 69 5.2.2. Xây dựng chế độ học phí hợp lý và nâng cao danh tiếng nhà trường ... 69 5.2.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông ........................................................... 71 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ... 71 PHỤ LỤC 1 Dàn bài thảo luận ................................................................................. i PHỤ LỤC 2 Bảng phỏng vấn .................................................................................. ii PHỤ LỤC 3 Thống kê mô tả ................................................................................... v PHỤ LỤC 4 Kết quả Cronbach’s Alpha ............................................................... vi PHỤ LỤC 5 Kết quả phân tích nhân tố (EFA) ................................................... xiii PHỤ LỤC 6 Kết quả phân tích hồi quy............................................................... xix PHỤ LỤC 7 Kiểm định sự khác biệt ................................................................. xxiii PHỤ LỤC 8 Đo lường giá trị trung bình ............................................................ xxv DANH MỤC BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1. Thống kê số lượng thí sinh dự thi và trúng tuyển qua các năm 2 Bảng 3.1. Đặc điểm đáp viên tham gia thảo luận nhóm 28 Bảng 3.2. Khung mẫu nghiên cứu phân bổ cho các nhóm ngành 35 Bảng 4.1. Đặc điểm về giới tính của đáp viên 42 Bảng 4.2. Thông tin về nhóm ngành học của đáp viên 42 Bảng 4.3. Đặc điểm về hộ khẩu thường trú của đáp viên 43 Bảng 4.4. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố điều kiện học tập 44 Bảng 4.5. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố danh tiếng 45 trường đại học Bảng 4.6. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố truyền thông 45 Bảng 4.7. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố học phí hợp lý 46 Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố chuẩn chủ quan 46 Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo quyết định chọn trường 47 của sinh viên Bảng 4.10. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập 47 Bảng 4.11. Kết quả EFA thang đo quyết định chọn trường của sinh viên 49 Bảng 4.12. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ 50 thuộc Bảng 4.13. Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình 51 Bảng 4.14. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 51 Bảng 4.15. Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy bội 52 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 53 Bảng 4.17. Ma trận tương quan hạng Spearman’s Rho 56 Bảng 4.18. Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của sinh 57 viên theo giới tính Bảng 4.19. Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các biến hộ khẩu 58 thường trú Bảng 4.20. Kiểm định sự đồng nhất phương sai của các biến nhóm ngành 58 học Bảng 4.21. Kiểm định sự khác biệt việc chọn trường của sinh viên theo 59 nhóm ngành học Bảng 4.22. Giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn 60 trường của sinh viên Bảng 4.23. Tương quan giữa mức độ quan trọng và giá trị trung bình của 61 các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên i DANH MỤC HÌNH TÊN HÌNH TRANG Hình 2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) 10 Hình 2.2. Mô hình thuyết hành vi hoạch định (TPB) 11 Hình 2.3. Mô hình chọn trường đại học của Chapman 14 Hình 2.4. Mô hình chọn trường đại học của Jackson 15 Hình 2.5. Mô hình chọn trường đại học của Kee Ming 17 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi 18 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn 19 Hình 2.8. Mô hình “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên” 26 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu thực hiện 27 Hình 4.1. Phân phối chuẩn của phần dư 55 Hình 4.2. Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa 56 ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI AB Thái độ BI Hành vi CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học EFA Nhân tố khám phá PBC Nhận thức kiểm soát hành vi QH Quốc hội SN Chuẩn chủ quan TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông TPB Thuyết hành vi hoạch định TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA Thuyết hành động hợp lý iii TÓM TẮT Nội dung của đề tài tập trung tìm hiểu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường từ đó đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình lý thuyết 5 giả thuyết đo lường quyết định chọn trường của sinh viên (từ H1 đến H5) và 1 giả thuyết (H6) kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn trường của sinh viên theo đặc điểm nhân khẩu – xã hội học cùng 32 biến quan sát. Qua quá trình nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm vừa khám phá vừa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên, cùng các biến quan sát đo lường những yếu tố này. Đồng thời qua đó tác giả có thể thiết kế được bảng câu hỏi phù hợp cho quá trình nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin cần thiết. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ gồm có 6 thang đo lý thuyết với 32 biến quan sát (trong đó 28 biến quan sát của các biến độc lập và 04 biến quan sát của biến phụ thuộc), cụ thể là: Thang đo yếu tố điều kiện học tập - DK (gồm 9 biến quan sát), thang đo yếu tố danh tiếng trường đại học - DT (gồm 6 biến quan sát), thang đo yếu tố truyền thông - TT (gồm 5 biến quan sát), thang đo yếu tố học phí hợp lý - HP (gồm 4 biến quan sát), thang đo yếu tố chuẩn chủ quan - CQ (gồm 4 biến quan sát) và thang đo quyết định chọn trường - QĐ (gồm 4 biến quan sát). Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với một số công cụ gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, kiểm định sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là: nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên, đo lường mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến iv quyết định chọn trường Trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên, qua đó đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút sinh viên của nhà trường. v CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm các vấn đề như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu. 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, vì vậy đòi hỏi các trường đào tạo nguồn nhân lực phải có chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội thời kỳ hội nhập nhằm thu hút lượng học sinh thi vào trường mình ngày càng tăng. Lựa chọn trường để dự thi và theo học là một điều quan trọng, đây là ngưỡng cửa đầu tiên mở ra một định hướng tương lai nghề nghiệp của mỗi người học, cũng là thời gian chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho nghề nghiệp sau này và đó cũng là giai đoạn hình thành cơ sở nhận thức và phán đoán của mỗi người. Một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh hiện nay của các trường là chất lượng đào tạo và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ổn định. Trước bối cảnh như vậy, tính cạnh tranh của môi trường giáo dục đại học ngày càng thể hiện rõ nét về các mặt như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng của đội ngũ giảng viên,… Sự cạnh tranh giữa các trường đại học trong việc thu hút sinh viên đòi hỏi các trường cần hiểu được những gì ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên khi chọn các trường đại học là yếu tố quyết định sự thành công trong cạnh tranh nhằm thu hút người học. Ngày nay, người học thường gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định chọn trường, chọn trường nào phù hợp với năng lực, sở thích của mình, không biết chính xác mình muốn gì nên có nhiều bậc cha mẹ làm giùm luôn cho con cái. Bên cạnh đó lại có thêm ý kiến của những người khác mang tính chất tham khảo hoặc xu hướng chung của bạn bè tìm đến các trường có danh tiếng. Hoặc người học chỉ chọn trường dựa vào cảm tính, không có sự tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cần thiết về trường thi tuyển để rồi đưa đến tình trạng như chán nản trong việc học, bỏ học giữa chừng, ra 1 trường không có việc làm, không đam mê nghề nghiệp khiến cho người học càng ngày càng lúng túng khi chọn trường. Vấn đề chọn trường đại học hiện nay không chỉ của riêng người học hay phụ huynh mà nó còn là mối quan tâm lớn của các cơ sở giáo dục đại học và có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, vì vậy trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu những đề tài liên quan đến vấn đề này. Trong những năm vừa qua nhằm thu hút người học Trường Đại học Tài chính – Marketing đã có những nỗ lực trong cả công tác đào tạo chuyên môn, kỹ năng và ứng dụng thực tế, bên cạnh đó phải kể đến những cố gắng trong công tác tư vấn tuyển sinh của nhà trường thông qua số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ngày càng tăng và điểm tuyển ngày càng cao hơn. Bảng 1.1. Thống kê số lượng thí sinh dự thi và trúng tuyển qua các năm Năm Số đăng ký dự thi Cộng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khối Khối A A1 8474 9261 21402 20550 18238 8103 5475 7088 7301 Khối D1 7235 7371 14982 10992 14500 7925 9816 15709 16632 36384 31542 32738 21503 24205 Số lượng trúng tuyển và nhập học ĐH CĐ 1077 1021 1162 2209 3637 4040 3645 1115 1292 1386 1605 937 Chỉ tiêu Cộng 2192 2313 2548 3814 4574 4040 3645 Cộng ĐH CĐ 900 1000 1300 1800 2400 3900 3900 1200 1300 1000 1600 1600 2100 2300 2300 3400 4000 3900 3900 (Nguồn: Trường ĐH Tài chính – Marketing) Thực tế đa số sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm ổn định và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, hình ảnh và danh tiếng của trường ngày càng được nâng cao đồng thời tạo được uy tín trong xã hội. Hàng năm, nhà trường thực hiện các cuộc khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp đối với sinh viên đang thực tập tại công ty nhằm đánh giá mức độ thích ứng của sản phẩm đào tạo của nhà trường đối với nhu cầu của doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Tuy nhiên vẫn còn những điều nhà trường chưa đạt được như: Nhà trường đã thực sự thu hút sinh viên chưa? Điều gì khiến nhà trường thu hút sinh viên? Nhà 2 trường cần có những giải pháp, chính sách gì để tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên?, ... Từ những thực tế trên tác giả quyết định thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên” nhằm xác thực các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên, từ đó đề xuất một số kiến nghị làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút sinh viên của Trường Đại học Tài chính – Marketing. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ● Mục tiêu nghiên cứu Một là, xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. Ba là, đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút sinh viên của Trường Đại học Tài chính – Marketing. ● Câu hỏi nghiên cứu  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên?  Mức độ ảnh hưởng của các ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên được đánh giá như thế nào?  Trường Đại học Tài chính – Marketing cần làm gì trong việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút sinh viên? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là quyết định chọn trường của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên và những vấn đề khác có liên quan đến việc xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Cụ thể là: 3  Các lý thuyết về ý định hành vi như: hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi hoạch định (TPB), các nghiên cứu về quyết định chọn trường, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh, sinh viên.  Quy trình xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Đối tượng khảo sát là những sinh viên bậc đại học năm thứ nhất hệ chính quy đại trà của Trường Đại học Tài chính - Marketing. Kích thước mẫu là 480, được chọn bằng phương pháp lấy mẫu xác suất - hệ thống dựa theo danh sách sinh viên các ngành học với bước nhảy SI = N/n (N là tổng số sinh viên năm 1 hệ chính quy đại trà; n là kích thước mẫu). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2014 – tháng 06/2015. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quá trình nghiên cứu gồm các giai đoạn và sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây:  Giai đoạn tổng kết lý thuyết sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu mô tả bằng các kỹ thuật: Hệ thống hóa, thống kê, phân tích, tổng hợp, tham chiếu, đối chứng, điều tra xã hội học và tư duy hệ thống để tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên, đặt cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển các thang đo nháp. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm vừa khám phá vừa khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên, cùng các biến quan sát đo lường những yếu tố này. Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung dựa theo dàn bài do tác giả xây dựng, với sự tham gia của tác giả và 2 nhóm gồm 15 sinh viên năm nhất Trường Đại học Tài chính – Marketing. Đồng thời qua đó tác giả có thể thiết kế được bảng câu hỏi phù hợp cho quá trình nghiên cứu định lượng nhằm thu thập thông tin cần thiết. 15 sinh viên tham gia thỏa luận bao gồm 08 nữ và 07 nam là sinh viên đại học năm thứ nhất hệ chính quy đại trà đang theo học tại Trường Đại học Tài chính - Marketing được chia làm 2 nhóm, một nhóm gồm 07 thành viên và một nhóm gồm 08 thành viên (Trình bày chi tiết tại bảng 3.1 – Chương 3) 4  Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên; kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định có hay không có sự khác biệt của sinh viên trong quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing theo các đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn: + Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng vấn các sinh viên quyết định chọn Trường Đại học Tài chính – Marketing để thi tuyển và theo học (sinh viên đang theo học bậc đại học năm thứ nhất hệ chính quy đại trà tại Trường Đại học Tài chính – Marketing). Kích thước mẫu n = 480, được chọn bằng phương pháp lấy mẫu xác suất - hệ thống dựa theo danh sách sinh viên các ngành học với bước nhảy SI = N/n (N là tổng số sinh viên năm 1; n là kích thước mẫu). + Thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) qua đó tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo. + Phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường tầm quan trọng của các yếu tố. + Kiểm định T-Tests; Anova; Kruskal – Wallis nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên theo các đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của sinh viên (giới tính, hộ khẩu thường trú, ngành học) 1.5. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU Một là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Vì vậy, hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ đặt cơ sở cho việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển 5 Trường Đại học Tài chính – Marketing và các giải pháp thu hút sinh viên chọn trường để thi và theo học. Hai là, nghiên cứu này là một thể nghiệm xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và thang đo các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên. Vì vậy, hy vọng đây là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tương tự. Ba là, nghiên cứu vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp, từ những phương pháp nghiên cứu mô tả, sử dụng các kỹ thuật truyền thống như: thống kê, phân tích, tổng hợp v.v, đến các phương pháp hiện đại sử dụng định tính, định lượng như thảo luận nhóm tập trung, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến, kiểm định T-Tests, Anova, Kruskal – Wallis. Vì vậy, hy vọng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp luận, về thiết kế nghiên cứu, phát triển thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu. 1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài được kết cấu bao gồm 05 chương như sau: Chương 1 – Giới thiệu nghiên cứu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu gồm các vấn đề như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và những đóng góp mới của nghiên cứu Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày về những cơ sở lý thuyết của đề tài và đề xuất mô hình nghiên cứu, trong đó sơ lược về một số khái niệm và các mô hình, các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. Chương 3 - Thiết kế nghiên cứu: Trình bày quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất ở chương 2. Chương 4 - Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu: Thực hiện việc phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả thu được. Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã thực hiện được, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị về thực tiễn và những mặt còn hạn chế của đề tài. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ở chương này tổng kết các lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết và phát triển thang đo nháp 1 các khái niệm nghiên cứu. 2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỌN TRƯỜNG  Hành vi: là một loạt các hành động và tính cách của cá nhân, sinh vật, các hệ thống hoặc các tổ chức nhân tạo kết hợp với bản thân hay môi trường của họ, trong đó bao gồm các hệ thống khác hoặc các sinh vật xung quanh cũng như đặc điểm của môi trường sống. Dưới góc độ sinh học mặc dù có một số bất đồng về việc làm như thế nào để xác định chính xác hành vi trong một bối cảnh sinh học, một trong những giải thích thông thường dựa trên một phân tích gộp các tài liệu khoa học cho rằng "hành vi là trong nội bộ phối hợp phản ứng (hành động hoặc không hành động) của các sinh vật sống toàn bộ (hoặc cá nhân nhóm) với các kích thích bên trong và bên ngoài. Hành vi có thể được coi là bất kỳ hành động của một sinh vật thay đổi mối quan hệ của nó với môi trường. Dưới góc độ nhân khẩu học hành vi con người được cho là bị ảnh hưởng bởi hệ thống nội tiết và hệ thần kinh. Nó là một chuỗi các hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích bên ngoài.  Quyết định: theo từ điển tiếng Việt, quyết định là một động từ chỉ việc có ý kiến dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó, là kết quả lựa chọn một trong các khả năng, sau khi đã có sự cân nhắc. Theo Luật giáo dục đại học - Luật số 08/2012/QH13:  Đại học: là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.  Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp 7 đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác. Theo Hossler và các cộng sự (1989):  Chọn trường đại học: là một quá trình phức tạp, đa giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học, tiếp theo sau đó bởi một quyết định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến. Tại cuộc họp tại Lahabana (Cu Ba), trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 9 (Tháng 10/1980) những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các nước xã hội chủ nghĩa đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau: Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với những năng lực, sở trường và tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước. Theo Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) thì:  Lựa chọn: là thuật ngữ được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.  Hướng nghiệp: là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, từ đó giúp các em biết đến một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức các nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực của bản thân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hướng nghiệp là công tác hết sức quan trọng, thông qua hoạt động hướng nghiệp sẽ giúp các em hiểu về nghề, hiểu về chính bản thân mình để có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội. Do đó, hoạt động hướng nghiệp ngày càng được coi trọng. Hiện nay đã có nhiều hình thức hướng nghiệp cho học sinh, bước đầu 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan