Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các sáng kiến hợp tác kinh tế trung –việt ( 2011 2016 ) thực tiễn và triển vọng...

Tài liệu Các sáng kiến hợp tác kinh tế trung –việt ( 2011 2016 ) thực tiễn và triển vọng

.PDF
79
159
109

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ với đề tài “Các sáng kiến hợp tác kinh tế Trung –Việt ( 2011-2016 ) thực tiễn và triển vọng” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS.Phạm Sỹ Thành đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện khoa học xã học , khoa kinh tế học đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2018 Người viết luận văn Wang Shang Fen MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC KINH TẾ TRUNG – VIỆT 10 1.1. Những cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế quốc tế 10 1.2. Thực tiễn hợp tác kinh tế Trung Quốc – Việt Nam hiện nay 18 Chƣơng 2: THỰC TIỄN CÁC SÁNG KIẾN HỢP TÁC KINH TẾ TRUNG – VIỆT (2011 – 2016) 32 2.1. Sáng kiến “hai hành lang một vành đai” 33 2.2. Khu vực hợp tác kinh tế qua biên giới Trung – Việt 37 2.3. Hợp tác Lan Thương – Mê Kông 49 2.4. Sáng kiến “một vành đai một con đường” 52 2.5. Hợp tác năng lực sản xuất của Trung Quốc và Việt Nam 55 Chƣơng 3: CÁC KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ TRUNG – VIỆT TRONG THỜI KỲ MỚI 58 3.1. Những yếu tố hạn chế trong hợp tác kinh tế Trung – Việt 58 3.2. Các kiến nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt - Trung trong thời kỳ mới 60 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GMS: Great Mekong Subregion Cooperation Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng CAFTA: China–ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc BOT: Build–operate–transfer Mô hình xây dựng- Vận hành- Chuyển giao PPP: Point-to-point Protocol Mô hình hợp tác công tư GNP: Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia EU: The European Union Liên minh châu âu AEC: ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN RCEP: Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương TPP: The Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng1.1: Tình hình thương mại Trung – Việt (2011 – 2016) Bảng 1.2: Chỉ tiêu kết hợp thương mại hai nước Trung Việt Bảng 1.3 : Tình hình du khách quốc tế du lịch Việt Nam năm 2011-2016 Bảng 1.4: Tình hình du khách Việt Nam du lịch Trung Quốc năm 2011-2016 Bảng 1.5: Năm 2011-2016 tình hình trung quốc dâu tư trực tiếp sang Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của toàn cầu hóa kinh tế thế giới thì hợp tác kinh tế quốc tế và hợp tác kinh tế khu vực đã trở thành xu thế tất yếu. Hợp tác kinh tế quốc tế thúc đẩy quan hệ kinh tế, tăng cường sự gắn kết, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia. Do điều có lợi của địa lý nên sự giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại từ rất lâu đời và sự giao lưu kinh tế này vẫn còn tồn tại cho đến nay, phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước phù hợp với lợi ích kinh tế của hai nước, phù hợp với xu thế hợp tác kinh tế khu vực và xu thế phát triển kinh tế thế giới. Có thể nói việc thúc đẩy kinh tế Việt - Trung không chỉ đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân hai nước mà còn nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, cải thiện trình độ kinh tế và phát triển văn hóa của khu vực biên giới. Là những người hàng xóm thân thiện, “núi liền núi, sông liền sông”, quan hệ hữu nghị của Việt Nam và Trung Quốc đã có từ rất lâu đời. Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sáng tạo mối quan hệ truyền thống “đồng chí anh em”, “hàng xóm tốt, người bạn tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” đã thành nhận thức chung trong quan hệ giữa hai nước. Bước vào thời kỳ mới, quan hệ đối tác chiến lược hợp tác toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển và gắn bó, hai bên đã trở thành một cá thể có cùng vận mệnh và chiến lược chung. Trước mắt, Việt Nam và Trung Quốc đều có điều kiện “thiên thời. địa lợi, nhân hòa” trong việc thúc đẩy phát triển ổn định đối tác chiến lược hợp tác toàn diện. Hai bên cùng nhau ký kết văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, giao thông, du lịch, năng lượng, văn hóa, đường sắt, năng lực sản xuất, tài chính, hợp tác địa phương. Càng đáng nói hơn là hợp tác sáng kiến “Một con đường một vàng đai”, “Hai hành lang một vành đai” đã trở thành hạng mục quan trọng mà hai nước cùng nhất trí thúc đẩy, với hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Tăng cường hợp tác kinh tế Việt - Trung phù hợp với lợi ích của hai nước, có lợi cho sự phát triển và giữ gìn hòa bình của khu vực này, đồng thời đưa ra một mô hình hợp tác mới cho các quốc gia Đông Nam Á đối tiếp chiến lược tự phát triển, ngoài ra việc hợp tác sáng kiến 1 này còn tăng cường cho các quốc gia Đông Nam Á về nhận thức chung trong “cộng đồng cùng chung vận mệnh”. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc có tương lai và tiềm lực to lớn. Quan hệ kinh tế Việt - Trung ngày một gắn bó, trong tương lai địa vị của Việt Nam trong kết cấu kinh tế đối ngoại của Trung Quốc sẽ được nâng cao rõ rệt. Từ sự thay đổi trong phát triển của mối quan hệ kinh tế Việt Trung có thể thấy rõ vẫn còn tồn tại một số vấn đề như không cân bằng trong thương mại, sự không tin tưởng lẫn nhau và tư tưởng chủ nghĩa dân tộc. Để thúc đẩy hơn nữa trong quan hệ giữa hai bên thì Việt Nam và Trung Quốc cần tăng cường sự giao lưu cấp cao, hoàn thiện chế độ hợp tác, tích cực kết nối chiến lược phát triển của hai nước. Trung Quốc cần thúc đẩy mạnh hơn trong phương diện ngoại giao đối với Việt Nam, thông qua hình thức giao lưu về kinh tế, văn hóa và trao đổi nhân viên để từ đó cải thiện nhận thức của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc. Vì vậy hai bên cần tăng cường hợp tác kinh tế Việt - Trung, thúc đẩy kết nối sáng kiến “Một con đường một vành đai” và “Hai hành lang một vành đai”, nâng cao trình độ hợp tác kinh tế, tăng cường hợp tác các lĩnh vực quan trọng, thúc đẩy năng lực sản xuất quốc tế, đổi mới phương thức hợp tác thương mại kinh tế, phát huy cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Kông, tăng cường hợp tác vĩ mô trong cân đối chính sách kinh tế, giao lưu giữa các chính đảng, khoa học kỹ thuật, nhân văn, cùng nhau xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh” Việt - Trung trong thời kỳ mới. 1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về nhóm học giả Trung quốc Lưu Trĩ (2006) cho rằng sáng kiến “Hai hành lang một vành đai” là kết quả của sự phát triển kinh tế toàn cầu hóa và nhất thể hóa kinh tế khu vực, là cầu nối liên kết khu thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, đồng thời cũng 2 là cơ hội phát triển kinh tế khu vực giữa Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam.1 Trương Hoành (2009) phân tích quá trình xây dựng và tình trạng tổng thể của sáng kiến “hai hành lang một vành đai” và khu tự do mậu dịch Trung Quốc – Đông Nam Á, đồng thời còn nghiên cứu sâu hơn về ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng cụ thể của sáng kiến “hai hành lang một vành đai” trong việc xây dựng khu tự do mậu dịch Trung Quốc – Đông Nam Á.2 Hòa Văn Hoa (2009) phân tích tình trạng hợp tác thương mại Việt Trung, đồng thời từ góc độ vị trí địa lý, sự tín nhiệm chính trị giữa hai bên, sự giao lưu văn hóa tiến hành nghiên cứu những nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên, chỉ rõ Việt Nam là cầu nối quan trọng trong thương mại kinh tế giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Cao Kiếm Bình (2010) từ góc độ lý thuyết “khoách trương tư bản chủ nghĩa” và lý thuyết không gian kinh tế học của Các Mác tiến hành phân tích vấn đề phân phối trong sáng kiến “hai hành lang một vành đai” như tài nguyên địa lý, tài nguyên sinh thái, tài nguyên văn hóa và năng lực cạnh tranh quốc tế trong phương diện liên kết kinh tế, hoàn cảnh chính trị, hoàn cảnh văn hóa của Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc và Việt Nam, đồng thời tác giả còn đưa ra kiến nghị và đối sách để có thể tận dụng và phát triển sáng kiến “hai hành lang và một vành đai” một cách có hiểu quả hơn.3 Nông Lập Phu (2011) cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đều trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế cho nên mỗi quốc gia đều có những yếu tố hạn chế 1 Lưu Trĩ (2006), The "two corridors and one circle" cooperation between China and Vietnam under economic globalization and regional integration, Journal of Contemporary Asia-Pacific Studies,2006 (10), tr :26-29 2 Trương Hoành (2009), The construction of “Two Corridors, One Eclý onomic Belt” and the relationship between ASEAN and China, Journal of Nanning College for Vocational Technology, 2009(02) 3 Cao Kiếm Bình (2010), A study of the economic philosophy of the "two corridors and one circle" strategy between China and Vietnam, NXB quảng lý kinh tế, Bắc Kinh 3 khác nhau, thông qua đổi mới cải cách kinh tế, cộng thêm sự bổ sung trong kết cấu kinh tế có thể thúc đẩy nâng cao toàn diện thương mại Trung – Việt.4 Dư Bá Minh (2011) chỉ rõ khu hợp kinh tế qua biên giới là một hình thức hợp tác kinh tế khu vực kiểu mới, có tác dụng tập trung và thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia và địa phương trong khu vực kinh tế. Trình bày những chuẩn bị ban đầu trong xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, đồng thời còn đưa ra kiến nghị trong việc xây dựng mạng lưới giao thông, hoàn thiện cơ chế hợp tác giao lưu kinh tế thương mại, đối với xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới tác giả còn kiến nghị nên tại khu hợp tác kinh tế qua biên giới Bằng Tường – Đồng Đăng tiến hành cải cách thí điểm, tận dụng cơ chế cân bằng và cơ chế đối thoại của tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy việc xây dựng khu hợp tác qua biên giới, phát huy tác dụng chủ đạo của chính phủ, doanh nghiệp là chủ thể và sự phối hợp tích cực của toàn xã hội, từ mọi tầng lớp thúc đẩy xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Lô Quang Thịnh (2016) chỉ rõ hành lang kinh tế Trung Quốc - Trung Nam bán đảo là một trong sáu hành lang kinh tế lớn của Trung Quốc, làm như thế nào để thúc đẩy kết nối việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc Trung Nam bán đảo và cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Kông, thực hiện cộng hưởng tư nguyên trở thành một đề nghị quan trọng, đồng thời dựa trên cơ sở quan hệ của Lan Thương – Mê Kông và hành lang Trung Quốc – Trung Nam bán đảo, tác giả còn đưa ra đối sách cụ thể trong việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc – Trung Nam bán đảo và cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Kông.5 Hoàng Vũ (2016) chỉ rõ vấn đề tồn tại trong tình hình phát triển của khu hợp tác qua biên giới Trung – Việt, đồng thời phân tích nguyên nhân mà tác giả phát hiện là do hợp tác chỉ dừng ở cấp độ thấp, không đủ vốn, cơ chế cân 4 Nông Lập Phu (2011), Analysison Economic and Trade Cooperation between China and Vietnam, tập chí Around sountheast Asia, 2011(11), tr 31-35. 5 Lô Quang Thịnh (2016), Mechanism of lancing - Mekong River and the construction of ChinaIndochina Peninsula Economic Corridor, tập chí Around sountheast Asia, tr 31-35. 4 bằng chưa hoàn thiện, thiếu thốn nhân tài và bảo hộ pháp luật. Từ đó tác giả dựa trên lý thuyết dựa vào nhau và sử dụng lý thuyết hợp tác kinh tế tiểu vùng kết hợp với thực tiễn và kinh nghiệm của Trung Quốc, tác giả đề xuất tăng cường cung cấp nhân tài, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ và xây dựng cơ chế cân bằng giữa các chính phủ. Trâu Xuân Manh (2016) ngoài việc trình bày, tổng kết tình trạng và vấn đề trong triển khai năng lực sản xuất giữa Trung Quốc và các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông, tác giả còn dựa trên khung sườn sáng kiến “một con đường một vành đai” đưa ra ý kiến về việc phát triển trình độ năng lực sản xuất giữa Trung Quốc và các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông, bao gồm việc coi trọng xây dựng cơ chế năng lực hợp tác tiểu vùng, kết nối nhu cầu, tận dụng khu hợp tác hải ngoại và khu hợp tác qua biên giới. Lô Quang Thịnh, Lưu Trĩ (2016) từ ba mức độ khác nhau giới thiệu, phân tích điểm nóng và vấn đề quan trọng của khu vực hợp tác tiểu vùng Mê Kông, triển vọng xu thế phát triển khu vực hợp tác tiểu vùng. Trong phần thứ nhất “tổng báo cáo” tác giả toàn diện phân tích, tổng kết và triển vọng đối với bước tiến mới trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông và đặc điểm của hợp tác Lan Thương – Mê Kông. Trong phần thứ hai “Chuyên đề” tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích sự hình thành của cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Kông, tiến triển và phương hướng phát triển, hợp tác năng lực sản xuất của các quốc gia thuộc khu hợp tác kinh tế tiểu vùng Lan Thương – Mê Kông, hợp tác xóa đói giảm nghèo, tận dụng điều kiện tự nhiên của khu kinh tế tiểu vùng và các hoạt động liên quan đến Trung Quốc cũng như sự phát triển các tổ chức phi chính phủ của Myanmar, phát triển mới trong quan hệ giữa Myanmar và Ấn Độ, các vấn đề ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế khu vực, đồng thời tác giả còn đưa ra kiến nghị, đối sách trong tình hình mới với việc Trung Quốc thúc đẩy đường lối, trọng điểm và chính sách hợp tác Lan Thương – Mê Kông. Ở phần thứ ba “Khu vực”, tác giả lại từ góc nhìn các quốc gia, địa phương có liên quan tham gia hợp tác Lan Thương – Mê Kông tiến hành phân tích, tác giả chủ yếu phân tích ảnh hưởng chính trị, kinh tế, tình hình ngoại giao và hợp tác năng lực sản xuất của các quốc gia thành viên, đồng thời giới 5 thiệu các biện pháp, tình hình phát triển của các quốc gia có liên quan và tham gia vào khu vực hợp tác kinh tế tiểu vùng, đồng thời triển vọng ảnh hưởng của các biện pháp này đối với khu hợp tác kinh tế tiểu vùng. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu về nhóm học giả Việt Nam Đỗ Tiến Sâm (2012) hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Trung Quốc – Việt Nam bao gồm hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ đã được lãnh đạo cao cấp hai nước thỏa thuận xây dựng. Đây là một sáng kiến trong hợp tác có tính liên vùng và xuyên quốc gia, nhằm tận dụng và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của các địa phương mà “Hai hành lang một vành đai kinh tế” đi qua, đồng thời phát huy vai trò lan tỏa của nó đối với các địa phương khác thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam và vùng Tây Nam Trung Quốc hướng tới mục tiêu chung là cùng có lợi và cùng phát triển bền vững. Nội dung cuốn sách được trình bày trong 2 phần. Phần thứ nhất: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Trung Quốc – Việt Nam: thực trạng, vấn đề và triển vọng. Phần thứ hai: Bối cảnh mới của hợp tác phát triển: “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Trung Quốc – Việt Nam.6 Trần Văn Thọ (2014), bàn về kinh tế biên giới Trung – Việt, phân tích sự trỗi dậy của Trung Quốc tại các tỉnh gần biên giới để thấy rõ hơn sự chênh lệch về quy mô và tốc độ phát triển của các tỉnh hai bên biên giới và từ lý thuyết về địa kinh tế thử suy nghĩ chiến lược đối phó của Việt Nam.7 Nguyễn Đình Liêm (2013), Quan hệ Việt - Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhằm nhận diện, đánh giá tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt - Trung trước tác động của một Trung Quốc trỗi dậy; phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra và đề xuất đối sách xử lý quan hệ Việt - Trung 6 Đỗ Tiến Sâm (2012),Hợp tác phát triển “Hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới,Nhà xuất bản Khoa học xã hội,Hà Nội. 7 Trần Văn Thọ (2014), Kinh tế biên giới Việt – Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, http://hoithao.viet-studies.net/HT2014_TVTho.pdf 6 trong 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy. Nội dung của cuốn sách được thể hiện trong 3 phần như sau: 1 là: Đánh giá thực trạng quan hệ Việt - Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 2 là Tác động của các nhân tố mới và những vấn đề đặt ra trong quan hệ Việt Trung. 3 là Quan hệ Việt - Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. 8 Nội dung những bài nghiên cứu trên của các học giả trong và ngoài nước có thể tóm lược như sau: Thứ nhất, nghiên cứu và phân tích mối quan hệ và tương lai của thương mại kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề mang tính khả thi trong xây dựng sáng kiến “hai hành lang một vành đai” giữa Việt Nam và Trung Quốc, kế hoạch phát triển kinh tế, vấn đề kết nối trong hợp tác du lịch cũng như những nghiên cứu xung quanh các vấn đề có liên quan; Thứ ba, nghiên cứu những vấn đề trong hợp tác kinh tế qua biên giới và những vấn đề trong thương mại biên giới dưới bối cảnh “hai hành lang một vành đai” và hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông; Thứ tư, nghiên cứu những vấn đề qua lại trong hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông; Thứ năm, nghiên cứu việc xây dựng, mở cửa và phát triển vành đai kinh tế ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam. Tuy các nghiên cứu trên có nội dung rộng lớn và phong phú nhưng phần lớn nghiên cứu trên chú trọng vào nghiên cứu phạm vi lớn là sáng kiến “hai hành lang một vành đai”, “một vành đai một con đường”, hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông, phần lớn nghiên cứu đều bó hẹp trong một nghiên cứu về một cơ chế hợp tác kinh tế nào đó giữa Việt Nam và Trung Quốc, rất ít nghiên cứu một cách toàn diện về tất cả cơ chế hợp tác kinh tế Trung – Việt, chính vì vậy bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu cơ chế hợp tác kinh tế Trung – Việt từ năm 2011 đến 2016 và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế Trung – Việt. 8 Nguyễn Đình Liêm(2013), quan hệ Việt - Trung sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội 7 1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực tiễn của các cơ chế chủ yếu trong hợp tác kinh tế Trung – Việt, đồng thời nêu ra sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế Trung – Việt. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực tiễn của sáng kiến “hai hành lang một con đường” trong hợp tác kinh tế Trung – Việt. - Phân tích tác dụng của cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Kông trong hợp tác kinh tế Trung – Việt - Phân tích sự phát triển của khu vực hợp tác kinh tế qua biên giới trong hợp tác kinh tế Trung – Việt - Phân tích tình hình hợp tác năng lực sản xuất Trung – Việt và thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế Trung – Việt - Làm thế nào để thực thi kết nối việc xây dựng sáng kiến “một vành đai một con đường” và “hai hành lang một vành đai”; đồng thời dưới bối cảnh của sáng kiến “một con đường một vành đai” thì các cơ chế hợp tác kinh tế Trung – Việt làm thế nào để thúc đẩy phát triển kinh tế Trung – Việt. 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các sáng kiến hợp tác kinh tế Việt Nam và Trung Quốc, như sáng kiến “hai hành lang một vành đai”, cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê kông, xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, dự án hợp tác năng lực sản xuất Trung – Việt và sáng kiến “một vành đai một con đường”. Phạm vi nghiên cứu: nước Trung Quốc và nước Việt Nam Thời gian nghiên cứu: năm 2011-2016 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn không tính mở đầu thì chia làm 3 phần: Phần thứ nhất là phần lý luận, các cơ sở lý luận có liên quan đến hợp tác kinh tế Trung – Việt; Phần 8 thứ 2 là thực tiễn và phát triển chủ yếu của hợp tác kinh tế Trung – Việt từ năm 2011 – 2016; Phần thứ 3 là triển vọng, đồng thời đưa ra những kiến nghị và đối sách để thúc đẩy quan hệ kinh tế Trung – Việt, Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế Trung – Việt Chương 2 Thực tiễn các sáng kiến hợp tác kinh tế Trung – Việt (2011-2016) Chương 3 Các kiến nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế Trung – Việt trong thời kỳ mới 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HỢP TÁC KINH TẾ TRUNG – VIỆT 1.1. Những cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế quốc tế 1.1.1. Lý luận về nguồn gốc xuất hiện của hợp tác kinh tế quốc tế Trong phần nghiên cứu này, tôi xin để cập đến các học thuyết và các lý luận như sau: - Học thuyết giả thiết “con người kinh tế” Học thuyết giả thiết “Con người kinh tế” có ý nghĩa to lớn trong việc giải thích nguồn gốc xuất hiện của quan hệ hợp tác giữa các chủ thể kinh tế, trong lịch sử tư tưởng kinh tế phương tây, giữa thế kỷ 19 nhà kinh tế học người Anh Mill lần đầu tiên đưa ra một cách rõ ràng về khái niệm “con người kinh tế”, nhưng người sử dụng một cách có hệ thống giả thiết “con người kinh tế” lại là nhà kinh tế học người Anh Adam Smith. Trong tác phẩm đại biểu của Adam Smith “Nghiên cứu về bản chất và nguồn gốc sự giàu có của các dân tộc” đã tiến hành phân biệt các nhóm người không có cùng tính cách và những người thuộc phạm trù kinh tế, vận dụng phương pháp tư duy trừu tượng, trong các loại hành vi động cơ của nhân loại tiến hành trừu tượng ra bản chất của con người kinh tế là “tính lợi kỷ”, Adam Smith cho rằng “tính lợi kỷ” là động cơ ban đầu của những người tham gia hoạt động kinh tế. Con người đều cần có sự giúp đỡ của người khác, sự giúp đỡ giữa con người với nhau chỉ có thể tiến hành trên cơ sở là hai bên cùng có lợi, phương thức giúp đỡ lẫn nhau hợp lý nhất chính là sự trao đổi. Adam Smith cho rằng việc xây dựng trật tự tự nhiên của xã hội chủ nghĩa tư bản càng phù hợp với bản tính “lợi kỷ” của con người. Adam Smith coi người hoạt động kinh tế theo đuổi lợi ích của riêng mình là giả thiết tiền đề trong phân tích hoạt động kinh tế, ông cho rằng bản tính “lợi kỷ” của con người đối với xã hội có ích nhiều hơn có hại. Nguyên nhân quan trọng để tài phú của một quốc gia xuất hiện là do mỗi cá nhân tích cực gia tăng lợi ích của bản 10 thân. Mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội có thể điều chỉnh thông qua “bàn tay vô hình”, dưới sự chỉ đạo của bàn tay vô hình việc theo đuổi lợi ích bản thân thường thường sẽ thúc đẩy lợi ích xã hội , bàn tay vô hình sẽ khiến giá cả thị trường của hàng hóa ổn định ở mức giá tự nhiên, nhu cầu của xã hội và sản xuất hàng hóa sẽ được đồng đều, lao động hữu hạn và yếu tố sản xuất tư bản sẽ được phân phối một các tối ưu nhất trong các ban ngành thuộc xã hội, từ đó thực hiện việc cân bằng sản xuất. Bản chất “lợi kỷ” của con người kinh tế là động lực thúc đẩy việc nảy sinh ý muốn cùng người khác hợp tác, con người kinh tế có xu hướng hợp tác cố định của riêng mình, họ sẽ tuyển chọn những cá nhân và tổ chức có thể tối đại hóa lợi ích của họ để tiến hành tham gia và hợp tác. - Lý thuyết phụ thuộc quốc tế Phụ thuộc quốc tế là quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, hạn chế lẫn nhau giữa các quốc gia hoặc giữa các hành vi chủ thể quốc gia, phạm vi liên quan đến phụ thuộc quốc tế bao gồm các mặt như chính trị, quân sự, kinh tế, đồng thời cũng có phụ thuộc trong các lĩnh vực sinh hoạt xã hội, trong đó nổi bật nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau trong kinh tế, nó là cơ sở của sự phụ thuộc quốc tế. Người đại biểu quan trọng trong lý thuyết phụ thuộc quốc tế là giáo sư người Mỹ Karl Wolfgone Deutsch và học giả người Nhật bản Abe Kiyoji, bọn họ cho rằng phụ thuộc quốc tế bao gồm hướng chính, hướng ngược, tích cực và tiêu cực. Nếu phụ thuộc hướng chính tích cực đủ mạnh sẽ sản sinh hợp tác, thậm chí là nhất thể hóa, ngược lại, nếu phụ thuộc hướng ngược tiêu cực đủ mạnh sẽ tăng gia mâu thuẫn, thậm chí là chiến tranh. Hai loại quan hệ này luôn luôn đồng thời tồn tại, xen lẫn và có thể chuyển hóa. Đồng thời, bọn họ cũng cho rằng sự khác nhau về cân đối sức mạnh giữa các quốc gia tồn tại phụ thuộc, cho nên sự phụ thuộc lẫn nhau có thể phân thành hai loại là cân đối và không cân đối. Giữa các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau tồn tại sự phụ thuộc không cân đối vì thế giữa các quốc gia này rất khó để thực hiện được hợp tác kinh tế. Mặt khác, giữa những quốc gia có trình độ phát triển kinh tế gần ngang nhau, thì sau khi hợp tác kinh tế do trình độ phát triển kinh tế và kết cấu kinh tế khác nhau thì sự phụ thuộc ở các phương diện 11 khác cũng không thể hoàn toàn cân đối. Vì vậy, cần hình thành các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực để cân bằng quan hệ phụ thuộc. Trừ lý thuyết quan hệ phụ thuộc thì còn có lý thuyết “trung tâm – ngoại vi” của Raul Prebisch, lý thuyết này chia thế giới làm 2 phần: Phần thứ nhất là lấy các quốc gia tư bản chủ nghĩa đã phát triển làm trung tâm; Phần còn lại là các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia trung tâm có nhiều ưu thế trong các mặt kinh tế xã hội, các quốc gia ngoại vi có vị thế xấu hơn trong các mặt kinh tế xã hội, chính vì thế giữa hai bên tồn tại một vấn đề cơ bản là quan hệ không bình đẳng, các quốc gia trung tâm ngày càng giàu hơn, các quốc gia ngoại vi ngày càng nghèo hơn. Kinh tế của các quốc gia ngoại vi ở một vị trí không có lợi đó là phụ thuộc vào các quốc gia trung tâm, điều kiện cuộc sống, xã hội ngày càng kém đi. Lý thuyết này cho rằng các quốc gia đang phát triển nên cùng nhau liên kết, hợp tác để cải biến trật tự kinh tế chính trị cũ không hợp lý này, sáng tạo một trật tự hợp lý và công bằng hơn. Một mặt lý thuyết này từ các góc nhìn khác nhau tiến hành trình bày tình trạng không ngừng tăng cường hợp tác, sự phụ thuộc lẫn nhau trong hợp tác kinh tế của các quốc gia từ sau thế chiến thứ hai, mặt khác lý thuyết còn đưa ra rất nhiều chủ trương và ý kiến có tính xây dựng trong việc làm thế nào để đẩy mạnh hơn nữa trong việc hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, giải quyết những vấn đề trong hợp tác. Những lý thuyết trình bày ở trên nhằm nghiên cứu tốt hơn về bố cục quan hệ kinh tế chính trị quốc tế ngày càng phức tạp và biến hóa trong thế kỷ 21, tìm kiếm đường lối hợp tác bền vừng và ổn định, đồng thời các lý luận này còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế thế giới. Cũng chính vì sự không cân đối trong phát triển mà hình thành sự lưu động tư bản và kỹ thuật trong trường quốc tế, các quốc gia đã phát triển ngày càng bức thiết hơn trong việc tìm kiếm sự hợp tác với các quốc gia đang phát triển, nơi mà có nguồn tài nguyên phong phú, lao động rẻ mạt, thị trường rộng lớn, đồng thời điều mà các quốc gia đang phát triển tìm kiếm chính là vốn và kỹ thuật của các quốc gia phát triển. Phụ thuộc và bổ sung có lợi cho việc xuất hiện ước muốn hợp tác giữa các quốc gia trung tâm và ngoại vi, khiến cho tương lai hợp tác của các quốc gia này ngày càng rộng mở. 12 1.1.2. Cơ sở lý luận của việc hình thành hợp tác kinh tế quốc tế Trong phần nghiên cứu này, tội xin để cập đến các học thuyết và các lý luận như sau: - Lý thuyết phân công quốc tế Lý thuyết phân công quốc tế bao gồm lý thuyết lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh. Lý thuyết lợi ích tuyệt đối cho rằng cơ sở để hai quốc gia tiến hành thương mại là lợi thế tuyệt đối đánh giá tỉ lệ lao động sản xuất tuyệt đối, sản xuất và trao đổi các sản phẩm mà mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối để đạt mục đích là cùng nhau có lợi, từ đó có thể sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên, lao động và vốn của mỗi quốc gia, với mục đích là có thể đem lại lợi ích tuyệt đối cho mỗi quốc gia. Từ cơ sở lý thuyết lợi ích tuyệt đối đề xuất lý thuyết lợi ích so sánh. Lý thuyết lợi ích so sánh cho rằng trong thương mại và phân công quốc tế thì vai trò quyết định không phải là lợi ích tuyệt đối mà là lợi ích so sánh hay chi phí so sánh, đồng thời coi lợi ích so sánh là cơ sở lý luận của phân công quốc tế, đề xướng hai quốc gia tiến hành phân công chuyên nghiệp hóa. Lý thuyết lợi ích so sánh có tác dụng bù đắp những thiếu sót trong lý luận lợi thế tuyệt đối. Từ cơ sở lý thuyết lợi thế so sánh Heckscher – Ohlin phát biểu lý thuyết Heckscher – Ohlin, lý thuyết này cho rằng mỗi quốc ra đều có tố chất tài nguyên khác nhau, mỗi quốc gia đều có thể dùng yếu tố sản xuất phong phú của mình để tiến hành chuyên nghiệp hóa sản xuất hàng hóa và trao đổi quốc tế, mà phần lớn quốc gia đang phát triển cần là tư bản và kỹ thuật của các quốc gia đã phát triển, vì vậy các quốc gia đã phát triển và các quốc gia đang phát triển xuất khẩu hàng hóa mà bản thân tương đối có lợi thế, nhập khẩu sản phẩm mà bản thân yếu kém. Dựa vào chuyên nghiệp hóa sản xuất, phân công quốc tế của mỗi quốc gia mà nói thì lý thuyết Heckscher- Ohlin càng sâu sắc và toàn diện hơn lý thuyết lợi thế so sánh, đặc biệt là lý thuyết này còn chính xác chỉ rõ vai trò quan trọng của yếu tố sản xuất trong thương mại quốc tế và phân công quốc tế, lý thuyết này đã trở thành nền móng cho lý thuyết phân công quốc tế. 13 Sau thế chiến thứ hai, dưới sự thúc đẩy của cách mạng khoa học lần thứ 3, thương mại quốc tế và phân công quốc tế phát sinh thay đổi to lớn. Dưới tình hình mới này. Nghịch lý Leontief thành một bước ngoặt mới, lý thuyết Heckscher- Ohlin được mở rộng thành một hệ thống lý thuyết phân công quốc tế hiện đại, như lý thuyết chênh lệch kỹ thuật, lý thuyết chu kỳ sản phẩm, lý thuyết kết cấu nhu cầu, lý thuyết thương mại trong công nghiệp. Trong đó lý thuyết kết cấu nhu cầu do nhà kinh tế học người Thụy Điển Linder dưới góc cạnh nhu cầu giải thích thương mại giữa các quốc gia đã phát triển, buôn bán nội bộ ngành, theo lý luận này thì thương mại tiến hành theo các cách sau: bình quân thu nhập đầu người của một quốc gia càng cao, nhu cầu đối với các chế thành phẩm, đặc biệt là hàng xa xỉ phẩm càng cao, từ đó thúc đẩy sản lượng chế thành phẩm của quốc gia này tăng cao, nếu sản lượng tăng trưởng vượt qua tốc độ tăng trưởng của nhu cầu, thì quốc gia đó có năng lực xuất khẩu mặt hàng này, đồng thời cũng chỉ có các quốc gia có trình độ thu nhập tiếp cận mới có nhu cầu vì vậy đối tượng xuất khẩu chủ yếu là các quốc gia có thu nhập và nhu cầu tương tự, như vậy khiến cho lượng giao dịch thương mại giữa hai quốc gia tăng lên. Sau đó nhóm kinh tế học người Mỹ Grubel đề ra lý thuyết buôn bán nội bộ ngành, tiến thêm bước nữa trong việc phân tích nguyên nhân và tăng trưởng thương mại cùng loại sản phẩm trong nội bộ ngành. Lý thuyết này cho rằng cùng loại sản phẩm khác nhau về tính chất là cơ sở quan trọng trong buôn bán nội bộ ngành, quy mô lợi ích tăng dần là nguyên nhân quan trọng hình thành buôn bán nội bộ ngành, trình độ phát triển kinh tế là yếu tố hạn chế buôn bán nội bộ ngành. Các lý luận này có ý nghĩa quan trọng việc phân tích những thay đổi trong thương mại quốc tế và phân công quốc tế kể từ sau thế chiến thứ hai. Có điều cần nhấn mạnh là phần lớn các lý thuyết mới này không hoàn toàn là phủ định lý thuyết HeckscherOhlin, các lý thuyết này kế thừa tinh hoa của các lý thuyết truyền thống, tức so với lý thuyết lợi thế so sánh chỉ tiến hành phân tích hai quốc gia, hai loại hàng hóa, hai yếu tố thì các lý luận này tiến hành phân tích nhiều yếu tố, nhiều quốc gia, nhiều loại hàng hóa và các tài nguyên thiên nhiên, hiệu suất lao động, vốn nhân lực, cách biệt kỹ thuật, yếu tố nhu cầu và quy mô kinh tế. 14 Nói chung, cho dù là lý thuyết lợi thế tuyệt đối truyền thống, lý thuyết lợi thế so sánh, hay lý thuyết Heckscher- Ohlin, lý thuyết kết cấu nhu cầu, các lý luận này đều nhấn mạnh tính bổ sung trong kết cấu kinh tế hoặc là yếu tố sản xuất giữa các quốc gia khác nhau, chính yếu tố bổ sung này đã thúc đẩy hai bên cùng nhất trí trong ý muốn hợp tác. - Lý thuyết di chuyển quốc tế của yếu tố sản xuất Cũng như lưu thông quốc tế của hàng hóa, lưu thông yếu tố quốc tế là bộ phân quan trọng ghép thành phân công quốc tế, là cơ sở quan trọng để các quốc gia tiến hành hợp tác kinh tế. Lý thuyết di chuyển quốc tế của yếu tố sản xuất là nói rõ yếu tố sản xuất và sự lưu thông trực tiếp trong hình thức hợp tác được tiến hành giữa các quốc gia, còn bao quát lưu thông gián tiếp với hình thức hàng hóa là sản phẩm bên ngoài. Nguyên nhân quốc tế di động yếu tố sản xuất là sự khác biệt trọng yếu tố tư chất của các quốc gia, nguyên nhân cơ chế của thị trường quốc tế, sự không cân đối trong trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và sự mở rộng và phát triển của các công ty đa quốc gia. Theo lý thuyết yếu tố lưu thông quốc tế thì mục đích chủ yếu mà tư bản, lao động tiến hành lưu thông xuyên quốc gia là do yếu tố thu lợi ích tương đối cao. Ví dụ, quốc gia có tài nguyên sản xuất phong phú, thù lao thấp sẽ lưu thông về các quốc gia có tài nguyên hiếm hoi, thu nhập cao, như vậy sẽ khiến yếu tố thù lao dần dần nhất trí trong quốc tế, có lợi cho việc tăng tiến lợi ích của các quốc gia. Lý thuyết tổ hợp tư sản của nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ Bhagwati lần lượt dùng lưu thông tư bản và lưu thông lao động để chứng thức kết luận ở trên. - Lý thuyết mới về địa lý kinh tế Lý thuyết địa lý kinh tế của Paul R. Krugman là lý thuyết có ảnh hưởng lớn nhất trong quan hệ hợp tác kinh tế và yếu tố địa lý, theo lý thuyết này thì khi mà chi phí vận chuyển giảm xuống, quy mô kinh tế tăng cao thì sẽ xuất hiện sản xuất tập trung, chính vì vậy mà xuất hiện hợp tác kinh tế. Do quốc gia biên giới thường thường sẽ cản trở thương mại và yếu tố lưu thông, vì vậy các quốc gia lân cận thông thường sẽ có nhu cầu xây dựng nhất thể hóa kinh tế. 15 Tập trung sản nghiệp do nhất thể hóa kinh tế đem lại sẽ nảy sinh ảnh hưởng ở các phương diện khác nhau đối với quốc gia chủ thể, các biểu hiện chủ yếu là: (1) Tụ tập sản nghiệp có tác dụng mở rộng quy mô sản xuất. (2) Tụ tập sản nghiệp có lợi cho việc thực hiện quản lý và sáng tạo kỹ thuật, tập hợp sản nghiệp có tác dụng tập hợp kỹ thuật tiên tiến, nhân tài khoa học, doanh nghiệp và bạn hàng, có lợi cho giao lưu và tổng hợp tin tức, vì sự sáng tạo của doanh nghiệp đề cung tổ chức bảo đảm và kỹ thuật bảo đảm, (3) Tập hợp sản nghiệp có lợi cho việc tiết kiệm vốn giao dịch. Địa lý vị trí của các doanh nghiệp gần nhau làm cho các doanh nghiệp thuận tiện trong hợp tác và giao lưu, giảm chi phí tìm kiếm của doanh nghiệp, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển. Tiết kiệm vốn có thể để doanh nghiệp đầu tư vào các quản lý kinh doanh khác hoặc đầu tư vào các dự án khác. Đồng thời biểu diện hóa của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến doanh nghiệp phải tích cực tham gia vào các hoạt động sáng tạo để có sức cạnh tranh trong thị trường, khiến công ty có thể thu lợi từ kỹ thuật. 1.2.3. Lý thuyết của hình thức thực hiện hợp tác kinh tế quốc tế Trong phần nghiên cứu này, tội xin đề cập đến các học thuyết và các lý luận như sau: - Lý thuyết liên minh thuế quan Lý thuyết liên minh thuế quan cho rằng hiệu ứng phúc lợi của hợp tác kinh tế bao gồm hiệu ứng sáng tạo thương mại và hiệu ứng lưu thông thương mại. Lý thuyết liên minh thuế quan cho rằng một quốc gia chủ thể nào đó trong liên minh thuế quan thông qua nhập khẩu sản phẩm có chi phi sản xuất thấp hơn từ các quốc gia thành viên khác có thể khiến hệ thống sản xuất cùng loại sản phẩm có chi phí cao hơn của quốc gia này đóng cửa, tiết kiệm và đề cao hiệu suất sử dụng tài nguyên; sự xây dựng của liên minh thuế quan, thúc đẩy chuyên nghiệp hóa phân công của quốc gia chủ thể, khiến quốc gia này giảm tiêu chi của các sản phẩm có chi phí cao, đồng thời có thể sử dụng vốn để đầu tư vào các lĩnh vực và các sản phẩm khác, từ đó mở rộng nhu cầu xã hội trong nước, tăng gia mức độ thương mại mậu dịch. Ngoài ra, việc xây dựng liên minh thuế quan cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến kết cấu kinh tế của 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan