Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng t...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

.PDF
78
6
89

Mô tả:

GI O TRƢỜNG I HỌ V OT O INH T TP HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN ANH VĂN CÁC NHÂN TỐ T NG N TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH T I NGÂN H NG THƢƠNG M I CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN TH SĨ INH T Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016 GI O TRƢỜNG I HỌ V OT O INH T TP HỒ CHÍ MINH ---------- TRẦN ANH VĂN CÁC NHÂN TỐ T NG N TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH T I NGÂN H NG THƢƠNG M I CỔ PHẦN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN TH SĨ INH T NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PH M TỐ NGA Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016 LỜI AM OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực sự của tác giả với sự hƣớng dẫn của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS.Phạm Tố Nga. Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã đƣợc công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng Ký tên Trần Anh Văn năm M CL C TRANG PH BÌA LỜI AM OAN M CL C DANH M C CÁC TỪ VI T TẮT DANH M C CÁC BẢNG BIỂU DANH M C HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ..................................1 1.1. Giới thiệu ..........................................................................................................1 1.2. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.5. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................3 1.6. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3 1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.8. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................4 1.8.1. Ý nghĩa lý luận...........................................................................................4 1.8.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................4 1.9. Kết cấu luận văn ...............................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH..............................................................................................5 2.1. Giới thiệu ..........................................................................................................5 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính ........................................................................5 2.2.1. Khái niệm báo cáo tài chính ......................................................................5 2.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính .....................................................................5 2.2.3. Mục đích của báo cáo tài chính .................................................................6 2.3. Lý thuyết cơ sở .................................................................................................7 2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm ....................................................................................7 2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng ...............................................................9 2.3.3. Lý thuyết thông tin hữu ích .....................................................................10 2.4. Tính kịp thời của báo cáo tài chính ................................................................10 2.4.1. Khái niệm.................................................................................................10 2.4.2. Vai trò của báo cáo tài chính kịp thời ......................................................11 2.4.3. Các quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính ......................................12 2.4.3.1. Báo cáo tài chính năm .......................................................................12 2.4.3.2. Báo cáo tài chính giữa niên độ ..........................................................12 2.4.3.3. Trƣờng hợp đặc biệt ..........................................................................13 2.4.4. Xử lý vi phạm chậm công bố báo cáo tài chính ......................................13 2.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ..............................................................13 2.5.1. Các nghiên cứu liên quan trên Thế giới ...................................................13 2.5.1.1. Nghiên cứu của Khalid Alkhatib and Qais Marji (2012) ..................14 2.5.1.2. Nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat (2013) .....................15 2.5.1.3. Nghiên cứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) ........................................................................................................................16 2.5.2. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam ...................................................17 2.5.2.1. Nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013) ............................................17 2.5.2.2. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự (2015) ..............17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................19 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ...............................................................................................................20 3.1. Giới thiệu ........................................................................................................20 3.2. Tình hình hệ thống ngân hàng Việt Nam .......................................................20 3.3. Tình hình tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..................22 3.4. Tình hình thu nhập của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .......................23 3.5. Tình hình nợ xấu ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................26 3.6. Tình hình việc công bố báo cáo tài chính của các NHTM VN ......................28 3.6.1. Những vấn đề còn tồn tại trong việc công bố BCTC ..............................28 3.6.2. Thực trạng việc công bố BCTC của các NHTM .....................................28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................31 CHƢƠNG 4: KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...............32 4.1. Giới thiệu ........................................................................................................32 4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị ...........................................................................32 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................33 4.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................33 4.3.1.1. Đo lƣờng tính kịp thời của BCTC .....................................................33 4.3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................33 4.3.1.3. Đo lƣờng biến nghiên cứu.................................................................38 4.3.2. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................39 4.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ...........................................................................40 4.2.3.1. Lý do chọn mẫu.................................................................................40 4.3.3.2. Quy trình chọn mẫu...........................................................................41 4.3.3.3. Thu thập dữ liệu nghiên cứu .............................................................41 4.3.3.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .........................................................42 4.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................42 4.4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................42 4.4.1.1. Tính kịp thời ......................................................................................43 4.4.1.2. Quy mô ..............................................................................................43 4.4.1.3. Thu nhập trên cổ phiếu......................................................................43 4.4.1.4. Loại công ty kiểm toán......................................................................44 4.4.1.5. Sự thay đổi công ty kiểm toán ..........................................................45 4.4.1.6. Sự thay đổi lợi nhuận ........................................................................45 4.4.1.7. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng .....................................................................46 4.4.2. Phân tích tƣơng quan ...............................................................................46 4.4.3. Phân tích hồi quy .....................................................................................47 4.4.3.1. Kiểm định tác động cố định ..............................................................47 4.4.3.2. Kiểm định tác động ngẫu nhiên ........................................................47 4.4.3.3. Kiểm định Hausman..........................................................................48 4.4.3.4. Kiểm định LM-test ............................................................................49 4.4.4. Kết luận mô hình .....................................................................................50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..........................................................................................52 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................................................................53 5.1. Đóng góp của đề tài ........................................................................................53 5.2. Định hƣớng phát triển các NHTMCP VN đến năm 2020 ..............................53 5.2.1. Định hƣớng chung ...................................................................................53 5.2.2. Định hƣớng cải thiện tính kịp thời ...........................................................56 5.2.2.1. Đối với ngân hàng có quy mô lớn .....................................................56 5.2.2.2. Đối với ngân hàng có thông tin xấu ..................................................58 5.3. Hạn chế của đề tài...........................................................................................59 5.4. Gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PH L C DANH M C CÁC TỪ VI T TẮT Viết đầy đủ Ký hiệu viết tắt BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc DNNY Doanh nghiệp niêm yết FE Fixed Effect (Tác động cố định) IASB International Accounting Standards Board (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) M&A Mergers and Acquisitions (sáp nhập và mua lại) NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại RE Random Effect (Tác động ngẫu nhiên) SSC State Securities Commission (Ủy ban chứng khoán) TCTD Tổ chức tín dụng UBCK Ủy ban chứng khoán VAMC Vietnam Asset Management Company (Công ty Quản lý tài sản) DANH M C CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế của 22 NHTM ..................................25 Bảng 3.2: Thống kê các NHTM nộp chậm BCTC ....................................................28 Bảng 4.1: Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................38 Bảng 4.2: Tóm tắt cách đo lƣờng các biến ................................................................38 Bảng 4.3: Kết quả bảng thống kê mô tả biến ARL ...................................................43 Bảng 4.4: Kết quả bảng thống kê mô tả biến SIZE...................................................43 Bảng 4.5: Kết quả bảng thống kê mô tả biến EPS ....................................................44 Bảng 4.6: Kết quả bảng thống kê mô tả biến NPL ...................................................46 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến ...................................................46 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy theo phƣơng pháp FE .....................................47 Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy theo phƣơng pháp RE.....................................48 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................48 Bảng 4.11: Kết quả kiểm định LM-test.....................................................................49 Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy theo phƣơng pháp Pool OLS ........................49 DANH M C HÌNH VẼ Hình 2.1: Đặc điểm chất lƣợng BCTC theo khuôn mẫu của IASB (2010) ..............11 Hình 3.1: Tình hình tổng tài sản 22 NHTM tính đến tháng 12/2015........................23 Hình 3.2: Chỉ số EPS của 22 NHTM trong năm 2015 ..............................................24 Hình 3.3: Tỷ lệ nợ xấu trung bình của NHTM qua các năm ....................................27 Hình 3.4: Tính kịp thời trung bình qua các năm .......................................................29 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát ..................................................................32 Hình 4.2: Doanh thu các công ty kiểm toán lớn năm 2015.......................................36 Hình 4.3: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ....................................................................40 Hình 4.4: Phân loại công ty kiểm toán ngân hàng ....................................................44 Hình 4.5: Tỷ lệ ngân hàng thay đổi công ty kiểm toán .............................................45 Hình 4.6: Sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng ........................................................45 1 HƢƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN TH SĨ INH T 1.1. Giới thiệu Trong chƣơng này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm: nêu lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu đã nêu. 1.2. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập hiện nay, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, liên quan chặt chẽ đến sự thành bại của các ngân hàng và nhìn rộng ra là của cả nền kinh tế. Nắm đƣợc thông tin kịp thời là một lợi thế cạnh tranh. Các thông tin tài chính - kinh tế, chính trị - xã hội, chính sách - pháp luật đƣợc cập nhật liên tục và đa dạng dƣới nhiều hình thức, qua nhiều kênh thông tin nhƣ: truyền hình, truyền thanh, báo giấy và mạng xã hội. Việc cập nhật thông tin chính xác và kịp thời về tình hình kinh tế giúp cho các cá thể nhận định các yếu tố thuận lợi và khó khăn của thị trƣờng, từ đó đƣa ra những định hƣớng phát triển phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải. Đặc biệt trong thị trƣờng tài chính ngân hàng, thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với những ngƣời gửi tiền, và với những nhà đầu tƣ trong việc ra quyết định. Vì vậy Nhà nƣớc đã đƣa ra những yêu cầu nghiêm ngặt về việc công bố thông tin theo thông tƣ số 155/2015/TT-BTC ngày 6 tháng 10 năm 2015 và nghị định số 108/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát toàn diện về mức độ tuân thủ về nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán do Vietstock thực hiện, số doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin trong 5 năm qua chỉ chiếm một con số khá nhỏ. Cụ thể nhƣ vào năm 2012 chỉ có 23 doanh nghiệp trên tổng số 688 doanh nghiệp niêm yết (tƣơng ứng tỷ lệ 3,3%) hoàn thành nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định. Tỷ lệ này tăng lên 4,2 vào năm sau đó và là 9,7 vào năm 2015. C ng theo thống kê của Vietstock, trong số các doanh nghiệp đang niêm yết 2 trên sàn thì vấn đề hay vi phạm nhất trong công bố thông tin chính là trễ nộp báo cáo tài chính. Các lỗi vi phạm về chậm nộp báo cáo tài chính gây ảnh hƣởng lớn đến quyền lợi của ngƣời gởi tiền, nhà đầu tƣ; uy tín và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đồng thời giảm tính minh bạch và sức hút của thị trƣờng vốn. Do đó, việc cải thiện thời hạn công bố thông tin báo cáo tài chính là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra không chỉ đối với các cơ quan quản lý và nhà làm chính sách mà còn là vấn đề mang tính sống còn đối với các ngân hàng. Để làm đƣợc đƣợc điều trên cần phải đánh giá các yếu tố tác động đến việc chậm công bố thông tin của các ngân hàng. Đề tài nghiên cứu này tuy đã phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn nhƣ vậy, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam”. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu tập trung vào 2 mục tiêu chính: Phân tích và kiểm định các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC ở các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015. Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng tính kịp thời của BCTC ở các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Tổng hợp lý thuyết tổng quan về tính kịp thời của BCTC. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin BCTC, từ đó đƣa ra mô hình nghiên cứu. Thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan và kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của BCTC với dữ liệu của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần VN giai đoạn 2010-2015. 3 Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết những mục tiêu cụ thể nêu trên, nội dung của luận văn phải trả lời đƣợc những câu hỏi nghiên cứu sau: Những yếu tố nào tác động đến tính kịp thời của BCTC tại các NHTM VN? Mức độ tác động của những yếu tố đó đến tính kịp thời của BCTC tại NHTM VN nhƣ thế nào? Đề xuất nào để cải thiện tính kịp thời của BCTC tại các NHTM VN? 1.5 ối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là: Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC. 1.6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong phạm vi hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam với số liệu thống kê lấy từ năm 2010 đến năm 2015. Để phục vụ mô hình nghiên cứu định lƣợng, luận văn đã khảo sát cụ thể 22 ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Danh sách các NHTMCP xem ở phần phụ lục 1. 1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp định lƣợng. Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu từ BCTC của các ngân hàng qua các năm, tiến hành làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những quan sát không đầy đủ thông tin. Tiếp theo nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích tƣơng quan; phân tích hồi quy theo Pool-OLS, Fixed Effect và Random Effect đối với dữ liệu bảng cân bằng. Sau đó sử dụng kiểm định Hausman và LM-test để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata và SPSS để phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, nghiên cứu c ng sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình tác động của các nhân tố đến tính kịp thời của BCTC. 4 1.8 Ý nghĩa nghiên cứu 1.8 1 Ý nghĩa lý luận Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đƣa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở Việt Nam và làm tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tƣơng lai. 1.8 2 Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng thƣớc đo khác về tính kịp thời so với các nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các nhà quản lý thị trƣờng tài chính, các ngân hàng liên quan đến việc công bố BCTC, từ đó có quyết định điều chỉnh phù hợp. 1.9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm 5 chƣơng nhƣ sau: hƣơng 1: Giới thiệu luận văn thạc sĩ kinh tế hƣơng 2: Cơ sở lý thuyết liên quan đến tính kịp thời của BCTC. hƣơng 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC tại các NHTM Việt Nam. hƣơng 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính kịp thời của BCTC. hƣơng 5: Kết luận và kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC. 5 HƢƠNG 2: Ơ SỞ LÝ THUY T LIÊN QUAN N TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Giới thiệu Ở chƣơng 1 đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo chƣơng 2 này sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết và lƣợc thảo một số nghiên cứu trong & ngoài nƣớc liên quan đến tính kịp thời của BCTC. 2.2. Tổng quan về báo cáo tài chính 2.2.1. Khái niệm báo cáo tài chính Theo Ngân hàng Nhà nƣớc VN, báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng: là các báo cáo đƣợc lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của tổ chức tín dụng. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng đƣợc các TCTD lập trên cơ sở tổng hợp số liệu trong toàn hệ thống TCTD (bao gồm: Trụ sở chính, Sở giao dịch, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc) để phản ánh thông tin kinh tế, tài chính của TCTD (Quyết định số 02/VBHN-NHNN, điều 2, trang 4). 2.2.2. Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng, có thể thấy rất rõ điều đó qua những nét cơ bản sau:  BCTC trình bày tổng quát, phản ánh tổng hợp về tài sản, nguồn vốn c ng nhƣ toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng dƣới dạng các con số giúp ngƣời đọc nắm bắt một cách trực quan nhất về thực tiễn hoạt động của ngân hàng trong kì.  BCTC nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhà quản trị NHTM và các đối tƣợng kinh doanh khác, nhƣ: cổ đông, các nhà quản lý cấp trên. 6  BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của NHTM, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của NHTM.  Các chỉ tiêu, các số liệu trên BCTC là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình kinh doanh của ngân hàng.  Những thông tin của BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tƣ vào ngân hàng của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ.  Nhƣng BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, tài chính của NHTM, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cƣờng quản trị ngân hàng, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho NHTM. 2.2.3. Mục đích của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một TCTD về:  Tài sản;  Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;  Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;  Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;  Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc;  Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;  Các luồng tiền. 7 Ngoài những thông tin này, TCTD còn phải cung cấp các thông tin có liên quan khác trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính và giải trình thêm về mức độ các loại rủi ro tài chính chủ yếu. 2.3. Lý thuyết cơ sở 2.3.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) Jensen và Meckling (1976) đã đề xuất lý thuyết ủy nhiệm. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (principal) và bên đƣợc ủy nhiệm (agent), trong đó bên đƣợc ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc đƣợc ủy nhiệm. Ví dụ, trong hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý, các cổ đông ủy nhiệm cho nhà quản lý thay mình sử dụng vốn để kinh doanh. Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm) đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên đƣợc ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, ví dụ nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thông qua việc chi tiêu nhiều hơn (xây dựng văn phòng lớn, mua sắm xe sang trọng…) và số tiền này sẽ làm giảm lợi nhuận của các cổ đông. Các mâu thuẫn này tồn tại do sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty. Những vấn đề này làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs). Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát (monitoring costs), chi phí liên kết (bonding costs) và chi phí khác (residual costs). Chi phí giám sát bao gồm chi phí kiểm tra, giám sát, kiểm toán, chi phí duy trì các hoạt động kiểm soát và báo cáo để kiểm tra việc thực hiện của bên đƣợc ủy nhiệm. Chi phí này đƣợc tính vào chi phí hoạt động của công ty, làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm. Trong trƣờng hợp này, để đảm bảo lợi ích của mình, bên ủy nhiệm sẽ tự bảo vệ bằng cách điều chỉnh số tiền chi trả cho bên đƣợc ủy nhiệm bằng một điều khoản ràng buộc trong hợp đồng để bù lại chi phí giám sát mà họ đã bỏ ra. Ví dụ, trong quan hệ cổ đông – nhà quản lý, các cổ đông sẽ trả tiền lƣơng, thƣởng ít 8 hơn cho các nhà quản lý ít kinh nghiệm hoặc chƣa có uy ín để bù lại chi phí giám sát mà họ phải bỏ ra. Đó đƣợc gọi là cách “bảo vệ bằng giá” (price protection). Thông qua sự bảo vệ bằng giá, bên đƣợc ủy nhiệm cuối cùng phải chịu chi phí giám sát đƣợc ràng buộc trong hợp đồng. Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến thiết lập, duy trì cơ chế hoạt động ủy nhiệm, chi phí thông tin do bên đƣợc ủy nhiệm chi trả phát sinh trong nỗ lực làm giảm chi phí giám sát. Ví dụ, ngƣời quản lý (bên đƣợc ủy nhiệm) có thể tự nguyện cung cấp BCTC hàng quý cho cổ đông (bên ủy nhiệm). Tuy nhiên, bên đƣợc ủy nhiệm chỉ chấp nhận chi phí liên kết trong phạm vi mà chi phí này giảm đƣợc chi phí giám sát mà họ đang phải gánh chịu. Do đó, họ có thể chấm dứt không chấp nhận chi phí liên kết khi mức tăng lên của chi phí liên kết bằng hoặc lớn hơn mức giảm xuống của chi phí giám sát mà họ đang chịu. Chi phí khác phát sinh khi bên đƣợc ủy nhiệm không hết sức mình vì lợi ích tối đa của bên ủy nhiệm mà chỉ nỗ lực có giới hạn trong một phạm vi nhất định. Lợi ích giảm đi do sự nỗ lực có giới hạn đó tƣơng đƣơng với chi phí khác mà bên ủy nhiệm mất đi. Chi phí ủy nhiệm sẽ đƣợc tối thiểu hoá bằng cách cung cấp những ƣu đãi phù hợp để gắn kết lợi ích của cả hai bên thông qua hợp đồng hiệu quả là kết quả thƣơng thuyết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích của cả hai đƣợc cân bằng ngay từ đầu. Trong đó,nếu bên đƣợc ủy nhiệm bị phát hiện hành xử không vì lợi ích của bên ủy nhiệm sẽ bị phạt, uy tín bị giảm sút dẫn đến nguy cơ bị sa thải. Khi đó, bên đƣợc ủy nhiệm sẽ hành xử theo hƣớng tối đa hoá lợi ích của bên ủy nhiệm. Ngƣợc lại, bên ủy nhiệm c ng sẽ cung cấp những chính sách khen thƣởng nhằm ghi nhận nỗ lực làm việc của bên đƣợc ủy nhiệm, đảm bảo lợi ích cho bên đƣợc ủy nhiệm. Trong hợp đồng hiệu quả, chi phí ủy nhiệm đƣợc tối thiểu hoá do lợi ích của hai bên đƣợc cân bằng. Lý thuyết ủy nhiệm đã giải thích đƣợc ảnh hƣởng của các đặc trƣng nhƣ quy mô ngân hàng, lợi nhuận kinh doanh đến việc công bố thông tin báo cáo tài chính kịp thời. 9 2.3.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information theory) Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đến năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz đã đƣợc nhận giải Nobel kinh tế cho những nỗ lực nghiên cứu của lý thuyết về thông tin bất cân xứng. Nghiên cứu của một học giả kinh tế nổi tiếng trên thế giới về lý thuyết thông tin bất cân xứng đã đƣa ra khái niệm về thông tin bất cân xứng nhƣ sau: “Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tƣ sở hữu đƣợc thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty so với các nhà đầu tƣ còn lại” (Kyle, 1985). Nói cách khác, “Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi ngƣời mua và ngƣời bán có các thông tin khác nhau”. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế, ngƣời ta gặp phải hàng loạt các vấn đề cần lý giải nhƣ tại sao ở một số quốc gia, ngân hàng lại áp dụng lãi suất cho vay lại cao gấp 2 đến 3 lần mức bình thƣờng đối với một số doanh nghiệp? Tại sao các công ty lại chấp nhận bỏ ra hàng tỷ đồng vào các chiến dịch quảng cáo? Những câu hỏi thuộc những lĩnh vực khác nhau nhƣng đều phản ảnh một hiện tƣợng phổ biến mà Akerlof đã chỉ ra trong bài viết có tựa đề “Thị trƣờng trái chanh” (Akerlof, 1970), trong đó ông lập luận rằng: Trong hai bên tham gia giao dịch, một bên thƣờng có nhiều thông tin hơn bên kia. Đó chính là hiện tƣợng thông tin bất cân xứng. Tiếp theo Akerlof, Micheal Spence (1973) chỉ ra giải pháp để khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cơ chế phát tín hiệu: Bên có nhiều thông tin có thể phát tín hiệu một cách trung thực và tin cậy đến những bên ít thông tin. Với việc phát tín hiệu này, ngƣời bán những sản phẩm có chất lƣợng cao phải sử dụng những biện pháp đƣợc coi là quá tốn kém so với ngƣời bán hàng hoá có chất lƣợng thấp. Ví dụ của việc phát tín hiệu thị trƣờng là việc các công ty, tập đoàn nổi tiếng thƣờng triển khai các chƣơng trình quảng cáo đắt tiền, việc duy trì chế độ bảo hành cho sản phẩm tin cậy cho khách hàng để phát tín hiệu về chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ 10 của mình. Các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt cao và ổn định để phát tín hiệu về khả năng quản lý dòng tiền và hiệu quả hoạt động của mình. 2.3.3. Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory) Xuất phát từ dòng nghiên cứu chuẩn tắc về kế toán từ những năm 1950-1970, các khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã đƣợc xây dựng và ban hành bởi các tổ chức lập quy về kế toán và trở thành nền tảng của hệ thống kế toán tài chính hiện nay trên thế giới. Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định xuất phát từ mục tiêu của kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng để đƣa ra quyết định kinh tế. Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng của báo cáo tài chính đƣợc xác định. Trƣớc hết báo cáo tài chính cần bao gồm các thông tin thích hợp, nghĩa là các thông tin có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc quá khứ và dự đoán tƣơng lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thông tin này cần thể hiện trung thực tình hình doanh nghiệp, nghĩa là đúng bản chất của các hiện tƣợng kinh tế. Ngoài ra, những yêu cầu thứ yếu khác nhƣ trình bày dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm tra và tính kịp thời phải đƣợc đáp ứng. Các đặc điểm chất lƣợng trên là nền tảng xây dựng hoặc lựa chọn các chính sách kế toán của doanh nghiệp (IASB, 2010). Áp dụng vào vấn đề công bố BCTC: Lý thuyết này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tƣợng chính là nhà đầu tƣ và chủ nợ. 2.4. Tính kịp thời của báo cáo tài chính Tính kịp thời là một trong những đặc điểm chất lƣợng thiết yếu của BCTC, đƣợc trình bày rõ trong các quy định kế toán và các nghiên cứu kinh tế đáng tin cậy. 2.4.1. Khái niệm Khuôn mẫu lý thuyết kế toán do IASB ban hành năm 2010 phân loại đặc điểm chất lƣợng của thông tin kế toán hữu ích bao gồm đặc điểm chất lƣợng cơ bản (thích hợp, trình bày trung thực) và đặc điểm chất lƣợng nâng cao (có thể so sánh, có thể kiểm tra, kịp thời và có thể hiểu đƣợc). Trong đó, tính kịp thời đƣợc định nghĩa là sự sẵn có thông tin cho những ngƣời ra quyết định vào thời điểm thông tin có khả năng ảnh hƣởng tới quyết định của họ. Theo đó, các thông tin c thì ít hữu ích hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan