Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến thu hút fdi vào tỉnh thái nguyên...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến thu hút fdi vào tỉnh thái nguyên

.PDF
97
3
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN HỒNG HẠNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Hà Nội – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN HỒNG HẠNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 8 310106 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thu Phƣơng XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. Nguyễn Thu Phƣơng PGS.TS Hà Văn Hội Hà Nội – 2020 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan Luận văn “Các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào Tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, đề xuất và khuyến nghị là trung thực và chưa từng được đưa ra trong bất kỳ báo cáo nào khác. Luận văn Thạc sỹ này được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của Tiến sỹ Phạm Thu Phương, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng rất cẩn trọng trong việc tham khảo nhiều báo cáo, nghiên cứu chuyên đề, cũng như đánh giá, nhận định nhiều mặt, trên nhiều khía cạnh từ góc nhìn của các doanh nghiệp, Cơ quan quản lý của Việt Nam. Tôi xin cam kết luận văn được thực hiện trung thực. Nếu phát hiện sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Học viên cao học Trần Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn Thạc sỹ, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên giúp đỡ của thầy giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập chương trình Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế Quốc tế tại Nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Phạm Thu Phương đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những ý kiến góp ý sâu sắc, hợp lý, giàu tính học thuật và ứng dụng giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện Luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên Luận văn còn có những điểm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, phản biện của thầy cô, đồng nghiệp và bạn học. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................. iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƢƠNG ............................................................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các nhân tố thu hút nguồn vốn FDI .. 5 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về các tác động nguồn vốn FDI vào kinh tế, xã hội .................................................................................................. 10 1.1.3. Khoảng trống rút ra từ tổng quan và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ... 13 1.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu hút FDI ........................... 15 1.2.1. Khái niệm về FDI .................................................................................. 15 1.2.2. Vai trò của FDI đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư ................................ 16 1.2.3. Các nhân tố tác động đến thu hút FDI .................................................. 18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một số địa phương và bài học kinh nghiệm .............................................................................................. 26 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của một số địa phương ......... 26 1.3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 32 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 35 2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 37 2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 37 2.2. Nguồn số liệu ........................................................................................... 37 2.3. Khung phân tích ....................................................................................... 38 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 41 3.1. Thực trạng thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên ........................................ 41 3.2. Thực trạng các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên 45 3.2.1. Nhân tố về xu hướng toàn cầu hóa và liên kết khu vực ........................ 46 3.2.2. Nhân tố bên trong của quốc gia ............................................................ 47 3.2.3. Nhân tô về chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái Nguyên .............. 58 3.3. Đánh giá các nhân tố tác động đến thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2019 ................................................................................. 65 3.3.1. Các nhân tố có tác động tích cực đến việc thu hút FDI ........................ 66 3.3.2. Các nhân tố có tiêu cực đến việc thu hút FDI vào tinh Thái Nguyên ... 67 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI VÀO TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................. 71 4.1. Quan điểm và định hướng thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. ................................................................................................... 71 4.1.1. Quan điêm về thu hút FDI..................................................................... 71 4.1.2. Mục tiêu thu hút FDI đến năm 2030 ..................................................... 72 4.2. Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030. ................................................................................... 73 4.2.1. Giải pháp về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư . 73 4.2.2. Nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ... 75 4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư trong giai đoạn mới ......................................................................................... 76 4.2.4. Cải cách thủ tục hành chính tránh rườm rà, nhũng nhiều ..................... 77 4.2.5. Các giải pháp khác nhằm thu hút đầu tư FDI ....................................... 78 KẾT LUẬN .................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 83 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh 1 ADB 2 AEC 3 BOT 5 BT 4 BTO 6 EVFTA 7 FDI 8 FTA 9 MNCs 10 OECD 11 PCI 12 R&D 13 14 TNCs WB 15 WTO Nguyên nghĩa tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Asian Development Bank Châu Á ASEAN Economic Cộng đồng kinh tế Community ASEAN Xây dựng-Vận hànhBuild-Operate-Transfer Chuyển giao Build- Transfer Xây dựng- Chuyển giao Xây dựng- Chuyển giaoBuild- Transfer- Operate Kinh doanh European-Vietnam Free Hiệp định thương mại tự Trade Agreement do Việt Nam - EU Đầu tư trực tiếp nước Foreign Direct Investment ngoài Hiệp định thương mại tự Free trade agreement do Multinational corporatio Công ty đa quốc gia Organization for Tổ chức Hợp tác và Phát Economic Cooperation triển Kinh tế and Development Provincial Chỉ số năng lực cạnh Competitiveness Index tranh cấp tỉnh Research and Nghiên cứu và phát triển Development Transational Corporations Công ty xuyên quốc gia World Bank Ngân hàng Thế giới Tổ chức Thương mại Thế World Trade Organization giới i Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt 2. Ký hiệu STT Nguyên nghĩa 1 KCN Khu công nghiệp 2 MTKD Môi trường kinh doanh 3 NLCT Năng lực cạnh tranh 4 PCTN Phòng chống tham nhũng 5 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 6 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 7 XNK Xuất nhập khẩu ii DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Nội dung Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tại Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2018 Số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động theo hình thức đầu tư giai đoạn 2014 – 2018 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép giai đoạn 2014 – 2019 Tổng thu nhập của người lao động phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2014 – 2017 Trang 42 42 43 44 Thu nhập bình quân một tháng của người lao 5 Bảng 3.5 động phân theo loại hình doanh nghiệp giai 45 đoạn 2014 – 2017 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 4.1 Quy mô và nguồn vốn thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư chủ yếu Thu hút vốn FDI theo đối tác đầu tư chủ yếu năm 2018 Quy mô về nguồn vốn FDI theo loại hình kinh tế qua từng giai đoạn Quy mô về số lượng người lao động trong các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2014 – 2018 Mục tiêu về vốn đăng ký và thực hiện giai đoạn 2021-2030 iii 46 47 53 64 73 DANH MỤC BIỂU ĐỒ TT Biểu 1 Biểu đồ 2.1 2 Biểu đồ 3.1 3 Biểu đồ 3.2 4 Biểu đồ 3.3 Nội dung Mô hình các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI Bảng xếp hạng các nước có tỷ lệ chi đầu tư phát triển hạ tầng tại Châu Á Xếp hạn PCI của Thái Nguyên qua các năm từ 2014 – 2019 10 chỉ số thành phần PCI – Thái Nguyên iv Trang 36 54 58 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quá trình toàn cầu hóa diễn ra đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các quốc gia vào nền kinh tế khu vực và Thế giới. Nếu đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế này, có thể nói quốc gia đó đang tự cô lập mình và có nguy cơ bị tụt hậu rất lớn. Vậy để phát triển nền kinh tế của quốc gia cần rất nhiều hoạt động trong đó Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí quan trọng đối với nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư. Sử dụng nguồn với FDI có hiệu quả là mục tiêu của các nước nói chung, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Sau hơn 30 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực FDI đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/12/2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018, lượng vốn đăng ký mới đạt gần 17 tỷ USD, vốn điều chỉnh và tăng thêm đạt 5,8 tỷ USD, và lượng vốn góp mua cổ phần đạt 15,47 tỷ USD. Tỉnh Thái Nguyên được các chuyên gia đánh giá có sở hữu nhiều nhân tố thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là cơ sở hạ tầng, giao thông. Với những thuận lợi đó đã đồng bộ cùng chính sách thu hút đầu tư giúp tỉnh dần trở thành một trong những trung tâm kinh tế của miền bắc. Từ 2008-2018, GDP của Tỉnh có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 trên địa bàn đạt 10,44%. Thu nhập bình quân theo đầu người đạt 77,7 triệu đồng, cao hơn 19,2 triệu đồng so với mức trung 1 bình cả nước. Một trong những động lực đưa kinh tế tỉnh Thái Nguyên phát triển là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến hết 31/12/2019 có 190 dự án đặt trên địa bàn với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 8 tỷ USD, đã giải ngân hơn 7,5 tỷ USD. Riêng các KCN của tỉnh Thái Nguyên đã giải quyết việc làm cho gần 120.000 người, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng một tháng. Chỉ tính riêng Samsung đặt tại Tỉnh Thái Nguyên, mỗi năm, doanh nghiệp này xuất khẩu khoảng 24 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 70.000 lao động Tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Việc Samsung đầu tư hàng tỷ đô la vào KCN Yên Bình (năm 2013) còn tạo hiệu ứng, tác động lan tỏa với hàng trăm dự án tiếp tục đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên. Để có thể được thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh thái Nguyên nhằm phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì việc tìm ra những nhân tố nào đang tác động tích cực vào việc thu hút FDI và những nhân tố nào là rào cản của việc thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập Quốc tế là điều cần được nghiên cứu làm rõ và có tính thực tiễn cao đối với việc thu hút FDI vào tỉnh. Vì vậy, đề tài “Các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở những nhiệm vụ của luận văn, luận văn sẽ trả lời tập trung vào việc trả lời những câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Những nhân tố có tác động tích cực và tiêu cực đối với việc thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên là gì? Câu hỏi 2: Thực trạng các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên diễn ra như thế nào? Câu hỏi 3: Quan điểm, định hướng thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 là gì? Câu hỏi 4: Có những giải pháp gì nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào Tỉnh Thái Nguyên? 2 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2019 và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, luận văn tiến hành thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về FDI và các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào một địa phương. - Phân tích các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2019. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào một địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Luận văn tập trung nghiên cứu vào các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Luận văn nghiên cứu trên cơ sở số liệu thực tiễn từ năm 2014 đến năm 2019 và giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.2.3. Phạm vi nội dung Luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên. 3 4. Đóng góp của luận văn 4.1. Đóng góp về mặt lý luận - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào một địa phương. 4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Luận văn phân tích, làm rõ các nhân tố tác động đến thu hút FDI và thực trạng thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2019. - Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm trong việc thu hút FDI của một tỉnh, rút ra một số bài học cho tỉnh Thái Nguyên. - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào địa phương. Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014 đến năm 2019. Chương 4: Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI VÀO ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, cho đến nay, ở trong và ngoài nước đã có một số công trình và đề tài nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thu hút FDI vào Việt Nam nói chung, và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Có thể khái quát một số kết quả nghiên cứu như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về các nhân tố thu hút nguồn vốn FDI Đinh Như Hoa (2015) đã viết về “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Nguyên”. Bài viết đã phân tích về quá trình thu hút và phát triển nguồn vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đồng thời đưa ra những hạn chế trong việc thu hút FDI để từ đó đề xuất các giải pháp thu hút FDI góp phần vào sự phát triển bển vững của tỉnh Thái Nguyên. Bằng phương pháp phân tích thông tin, tác giả đã đánh giá khái quát tình hình thu hút vốn FDI sau hơn 20 năm kể từ năm 1992. Từ một tỉnh có mức độ thu hút FDI thấp nhất cả nước, chỉ chưa đến 1 triệu USD vào năm 1992, đến năm 2015 đã vươn lên trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra năm hạn chế, tiêu cực, ảnh hưởng đến việc thu hút FDI là: (1) kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của vùng; (2) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được về lượng và chất; (3) Ô nhiễm môi trường có nguy cơ ra tăng; (4) Thiếu các dự án có giá trị ra tăng lớn, hàm lượng công nghệ và tri thức cao, sử dụng nhiều lao động của địa phương và thân thiện với môi trường; (5) Doanh nghiệp FDI chưa được phân bố đều giữa các vùng trong tỉnh. Từ đó tác giả đưa ra năm giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế để thu hút FDI như lựa chọn đối tác, hoàn thiện thủ tục đầu tư; hoàn thiện chiến lược thu hút FDI; 5 tăng cường kết cấu hạ tầng; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường kiểm tra và hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm cho hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI. Phan Quốc Hương (2015) đã viết về “Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào Việt Nam”. Tồn tại 03 nhóm yếu tố mà tác giả dùng để làm biến độc lập để phân tích là: Khung chính sách, kinh tế và thể chế. Trên cơ sở đưa ra 06 giả thuyết về các yếu tố gây ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào Việt Nam và mô hình nghiên cứu cho 24 quốc gia thuộc Asian trong giai đoạn từ năm 2000-2012 đồng thời sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân, tác giả đã lần lượt nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố đến vòng vốn FDI và các nước Asian. Từ đó, đã đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm góp phần thu hút hơn nữa dòng vốn FDI vào Việt Nam là: (1) Duy trì ổn định chính trị, kinh tế; (2) Nâng cao nhận thức, sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả; (3) Mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại; (4) Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài. Lưu Thị Sơn Trà (2015) đã viết về “Thu hút FDI vào Thái Nguyên – bước đột phá thành công”. Bài viết đã chỉ đã các dự án FDI vào Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 78,26% các dự án FDI vào tỉnh và Hàn Quốc là một trong bốn quốc gia với số vốn, số dự án lớn nhất (17 dự án). Đồng thời bài viết cũng đã đưa ra ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút FDI, đó là: (1) Môi trường đầu tư ưu đãi: để tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng giữa các nhà đầu tư thì tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra tám nhóm giải pháp khác nhau nhằm ưu tiên và tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất. (2) Chỉ số PCI: là chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bằng những kế hoạch cụ thể trong việc nâng cao chỉ số PCI, Thái Nguyên đã xếp 6 thứ 25 trong bảng xếp hạng năm 2013. Chỉ số PCI này đã góp phần tác động đến việc thu hút các dự án FDI vào tỉnh khi đã thu hút được 21 dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 3,3 tỷ USD (3) Minh bạch và công bằng cho các nền kinh tế: tỉnh đã xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách, đề án như Quy hoạch sử dụng đất đai, đề án nâng cao nặng lực quản lý đất đai, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư,… và tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp với tần suất 1,5 tháng/lần để lắng nghe và giải đáp các vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp về các vấn đề như vốn, chính sách, thủ tục hành chính và thuế,.... Đồng thời Thái Nguyên chọn bước đột phá là đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là dự án đường cao tốc Thái Nguyên – Hà Nội và các dự án giao thông khác nhằm tăng năng lực kết nối giao thông với các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trần Thanh Long và Nguyễn Viết Bằng (2016) đã viết về “Yếu tố tác động tới thu hút doanh nghiệp FDI vào các KCN tại tỉnh Bình Dương”. Nhóm tác giả đã chọn lọc một số yếu tố và đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố tác động đến thu hút FDI vào cac KCN tại tỉnh Bình Dương là: cơ sở vật chất hạ tầng đầu tư; chế độ chính sách đầu tư; môi trường sống và làm việc; lợi thế ngành đầu tư; chất lượng dịch vụ công; thương hiệu địa phương; nguồn nhân lực và chi phí đầu vào cạnh tranh. Bằng phương pháp khảo sát thực tế với hơn 300 đáp viên là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 24 KCN của Bình Dương giai đoạn 4/2015 đến 6/2015 và kiểm định độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha thì kết quả cho được là trong 08 yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhà đầu tư, có 03 yếu tố có tác động nhiều nhất trong việc thu hút doanh nghiệp FDI vào KCN tỉnh Bình Dương là cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị, gợi ý về mặt chính sách nhằm tăng cường sự thỏa mãn và hài lòng của các nhà đầu tư FDI vào KCN của tỉnh Bình Dương. 7 Phạm Thị Nga (2017) đã viết về “Thực trạng và nguyên nhân thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015:Nghiên cứu trường hợp tập đoàn Samsung”. Bài viết đã phân tích thực trạng dòng vốn FDI vào tỉnh Thái Nguyên đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết vấn đề việc làm đồng thời tăng kim ngạch XNK từ đó Thái Nguyên vươn đến đứng thứ 6 trong top 10 tỉnh có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước. Đặc biệt, bài viết cũng đã phân tích các nguyên nhân thu hút FDI: ngoài yếu tố về điều kiện tự nhiên thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên tục tăng trong bảng xếp hạng của cả nước, đứng vị trí 57/63. Môi trường đầu tư và thủ tục hành chính của tỉnh cũng được cải thiện thông thoáng, minh bạch. Đồng thời cơ sở hạ tầng cũng được trú trọng cải thiện để tăng khả năng thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư FDI như xây dựng đường cao tốc, KCN. Tổ chức hội thảo tầm cỡ quốc tế nhằm đánh giá thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI vào Thái Nguyên. Phạm Việt Dũng (2018) đã viết về “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: cách tiếp cận mới”. Tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn FDI không chỉ đến phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, thêm nguồn thu ngân sách cho nhà nước… Ngoài ra bài viết còn đề cập và phân tích các hạn chế trong việc thu hút FDI vào Việt Nam như: (1) Liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp cung ứng trong nước còn yếu; (2) Công nghệ còn lạc hậu; (3) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, tay nghề chưa cao; (4) Độ tuổi lao động trong các doanh nghiệp FDI thấp (thường là 35 tuổi) dẫn đến hệ lụy về an sinh xã hội và tìm việc làm mới cho người lao động; (5) Ô nhiễm môi trường, suy kiệt tài nguyên; 8 (6) Thất thu về thuế do có tình trạng chuyển giá, trốn thuế VAT hay ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp FDI. Từ đó tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới trong việc thu hút vốn FDI: không quá phụ thuộc vào FDI mà cần lấy doanh nghiệp trong nước là gốc vững bền của nền kinh tế. Khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, cần tư duy để Việt Nam trở thành “đặc khu” trong chiến lược thu hút FDI. Bài viết cũng đã đưa ra năm nhóm giải pháp nhằm góp phần nâng cao thu hút vốn FDI: Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại; thu hút FDI có trọng tâm; có chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước; mở cửa các lĩnh vực quan trọng; cải cách hành chính và đẩy mạnh ứng dụng chính phủ điện tử. Nguyễn Thị Lành, Nguyễn Đức Hoàn, Dương Thị Ngọc Linh, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Thường Lạng (2018) đã viết về “Nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các Tỉnh, thành phố của Việt Nam”. Bằng mô hình kinh tế lượng hồi quy từ năm 2007-2017 trên các tỉnh, thành phố khác nhau, nhóm tác giả đã chỉ ra và phân tích được sáu biến độc lập có ảnh hưởng đến thu hút FDI là: chỉ số đào tạo lao động (LAB), chất lượng quy định (RE), kiểm soát tham nhũng (COR), hiệu quả chính phủ (GOV), chi phí ra nhập thị trường (CE) và tài nguyên thiên nhiên (NR). Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến thị đối với nhà nước và địa phương để góp phần cải thiện những nhân tố này nhằm giảm thiểu những các động tiêu cực và đẩy mạnh việc thu hút FDI vào các Tỉnh, thành phố của Việt Nam. Nguyễn Thu Hằng (2019) đã viết về “Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI cho phát triển bền vững tại tỉnh Thái Nguyên”. Bài viết đã nêu rõ nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách là nhóm nhân tố rất quan trọng. Trong có có các khía cạnh cần được đặt biệt chú ý là hoàn thiện hệ thống chính trị và pháp luật vững mạnh và khía cạnh các chính sách thu hút FDI cho phát triển 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan