Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại tp. biên hoà, tỉnh đồng nai

.PDF
123
1
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI HUỲNH NHƯ YẾN NHI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, tháng 6 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI HUỲNH NHƯ YẾN NHI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thịnh Trường Đồng Nai, tháng 6 năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu đều đã được cảm ơn, những trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong Danh mục tài liệu tham khảo theo đúng quy định của trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Đồng Nai, ngày 16 tháng 5 năm 2021 Tác giả của Luận văn Huỳnh Như Yến Nhi i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/Cô trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên ngành Quản lý kinh tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thịnh Trường, Người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp tôi học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích và đặc biệt là cách tiếp cận phương pháp tư duy khoa học trong thực tiễn. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ động viên tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này. Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, do hạn chế bởi thời gian, điều kiện và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, ngày 16 tháng 5 năm 2021 Tác giả của Luận văn Huỳnh Như Yến Nhi ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................... ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................ 5 1.3.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................ 5 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................. 6 1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................................. 6 1.5. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 6 1.6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................. 6 1.6.1. Phạm vi không gian .......................................................................................................... 6 1.6.2. Phạm vi thời gian ............................................................................................................. 7 1.6.3. Phạm vi nội dung .............................................................................................................. 7 1.7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 7 1.7.1. Nguồn và cách thu thập dữ liệu ........................................................................................ 7 1.7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................................ 7 1.8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................................. 8 1.9. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 9 2.1. Các khái niệm ...................................................................................................................... 9 2.1.1. Năng lượng mặt trời ......................................................................................................... 9 2.1.1.1. Khái niệm năng lượng mặt trời ...................................................................................... 9 2.1.1.2. Đặc điểm của năng lượng mặt trời................................................................................ 9 2.1.2. Điện năng lượng mặt trời ............................................................................................... 10 iii 2.1.2.1. Khái niệm điện mặt trời ............................................................................................... 10 2.1.2.2. Đặc điểm của điện năng lượng mặt trời ...................................................................... 11 2.1.2.3. Vai trò của phát triển điện năng lượng mặt trời ......................................................... 12 2.1.2.4. Các mô hình phát triển điện mặt trời tại Việt Nam ..................................................... 12 2.1.2.5. Mô hình sử dụng điện năng lượng mặt trời dành cho các hộ gia đình ....................... 13 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 15 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ..................................................................................... 15 2.2.2. Thuyết hành vi dự định (TPB) ........................................................................................ 16 2.2.3. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ............................................................................ 17 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến đề tài ........................................................ 18 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 30 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................... 30 3.1.1. Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ............................................................................................ 30 3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu chính thức ................................................................................... 30 3.1.3. Qui trình nghiên cứu....................................................................................................... 31 3.2. Xây dựng thang đo ............................................................................................................ 31 3.3. Nghiên cứu định tính ......................................................................................................... 33 3.3.1. Đối tượng tham gia phỏng vấn ....................................................................................... 33 3.3.2. Phương pháp thực hiện .................................................................................................. 35 3.3.3. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................................... 35 3.4. Thiết kế bảng hỏi khảo sát chính thức ............................................................................... 39 3.5. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................................... 40 3.5.1. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................................... 40 3.5.2. Quy mô mẫu .................................................................................................................... 40 3.5.3. Thang đo và mã hóa thang đo ........................................................................................ 41 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................................... 43 3.6.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................................ 43 3.6.2. Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha .......................................................... 44 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................................... 44 3.6.4. Phân tích hồi quy đa biến ............................................................................................... 45 3.6.5. Phân tích T-Test và ANOVA ........................................................................................... 46 iv CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 48 4.1. Phân tích thống kê mô tả ................................................................................................... 48 4.1.1. Thu thập dữ liệu và tỉ lệ hồi đáp ..................................................................................... 48 4.1.2. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát .......................................................... 48 4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo ........................................................................................ 50 4.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ........................................................................... 50 4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .............................................................................. 52 4.3. Phân tích hồi quy ............................................................................................................... 56 4.3.1. Kết quả phân tích tương quan ........................................................................................ 56 4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính .............................................................................. 57 4.3.3. Kết quả kiểm định phân phối chuẩn của phần dư .......................................................... 59 4.3.4. Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 60 4.4. Phân tích T-test và ANOVA.............................................................................................. 62 4.4.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính .............................................................................. 62 4.4.2. Kiểm định sự khác biệt về độ tuổi................................................................................. 63 4.4.3. Kiểm định sự khác biệt về trình độ ............................................................................... 64 4.4.4. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập .............................................................................. 64 4.4.5. Kiểm định sự khác biệt về số lượng thành viên trong gia đình .................................... 65 4.4.6. Kiểm định sự khác biệt về mức tiêu thụ điện ................................................................ 66 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu............................................................................................ 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ ............................................................. 73 5.1. Kết luận ............................................................................................................................. 73 5.2. Hàm ý quản lý ................................................................................................................... 76 5.2.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển và sử dụng điện mặt trời .................................................................................................. 76 5.2.2. Hoàn thiện thực thi các chính sách phát triển điện mặt trời .......................................... 77 5.2.3. Xem xét thành lập Quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng điện mặt trời .......... 78 5.2.4. Ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về pin mặt trời ......................................... 79 5.2.5. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện mặt trời................................................. 80 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai .................................................................. 81 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................................. 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 83 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Mô hình sử dụng điện mặt trời của các hộ gia đình ..................................... 14 Hình 2.2. Thuyết hành động hợp lý (TRA) .................................................................. 16 Hình 2.3. Thuyết hành vi dự định (TPB)...................................................................... 16 Hình 2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ......................................................... 17 Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến ý định sử dụng điện mặt trời.......................................................................................................................... 26 Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 31 Hình 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ gia đình tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai .................................................................... 62 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ........................................................ 19 Bảng 2.2: Các nhân tố tác động đến biến kết quả của các nghiên cứu liên quan ......... 23 Bảng 3.1. Diễn giải các biến quan sát trong thang đo .................................................. 32 Bảng 3.2. Danh sách đối tượng được phỏng vấn ......................................................... 34 Bảng 3.3. Chi tiết kế thừa và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài ....................................... 36 Bảng 3.4. Số lượng mẫu cần thu thập tại từng phường/ xã của TP. Biên Hòa ............ 40 Bảng 3.5. Thang đo và mã hóa thang đo ...................................................................... 41 Bảng 4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu khảo sát........................... 48 Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ............................................................ 51 Bảng 4.3. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố ................................................................ 53 Bảng 4.4. Kết quả xoay nhân tố ................................................................................... 54 Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ....................................... 55 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tương quan ...................................................................... 56 Bảng 4.7. Kết quả thống kê hệ số xác định sự phù hợp của mô hình .......................... 57 Bảng 4.8. Kết quả phân tích ANOVA .......................................................................... 58 Bảng 4.9. Kết quả thống kê các hệ số hồi quy lần thứ nhất ......................................... 58 Bảng 4.10. Kết quả thống kê các hệ số hồi quy lần thứ hai ......................................... 59 Bảng 4.11. Kết quả kiểm định T-test về giới tính ........................................................ 62 Bảng 4.12. Kết quả kiểm định phương sai về độ tuổi .................................................. 63 Bảng 4.13. Kết quả kiểm định phương sai về trình độ ................................................. 64 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định phương sai về thu nhập ............................................... 65 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định T-test về số lượng thành viên trong gia đình .............. 66 Bảng 4.16. Kết quả kiểm định phương sai về mức tiêu thu điện ................................. 67 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANOVA: Phân tích phương sai EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam EFA: Phân tích nhân tố khám phá KMO: Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA (Kaiser-Meyer-Olkin) SPSS: Phần mềm phân tích dữ liệu TAM: Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) TRA: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TPB: Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) VIF: Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor) viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Điện năng lượng mặt trời mái nhà là nguồn điện sạch, có khả năng tái tạo, quy mô nhỏ, được tiêu thụ tại chỗ, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện, có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày trong giờ cao điểm của hệ thống điện, giúp giảm đỉnh phụ tải cũng như giảm áp lực rất lớn cho ngành điện của nước ta hiện nay khi mức tăng trưởng nhu cầu về điện tăng khoảng 10% mỗi năm. Do đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn điện mặt trời là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam; Nhà nước ta cần khuyến khích các thành phần kinh tế như hộ gia đình tham gia đầu tư để cấp điện tự dùng và phần dư có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xây dựng mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định sử dụng của các hộ gia đình tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở lý thuyết của hai mô hình: Thuyết hành động hợp lý (TRA) và Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), nghiên cứu định tính đã giúp tác giả khẳng định mô hình lý thuyết và xây dựng được 8 thang đo với 29 biến quan sát ban đầu. Để lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng, kiểm định tính đúng của mô hình, nghiên cứu định lượng được thực hiện với cỡ mẫu n = 178 và phương pháp lấy mẫu thuận tiện khảo sát các hộ dân tại 30 phường/xã của TP. Biên Hòa. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng SPSS 26.0 thông qua các phương pháp phân tích kiểm định mô hình kinh tế lượng. Kết quả kiểm định mô hình thang đo được đánh giá đạt độ tin cậy và độ giá trị hội tụ trong phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố có tác động đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ gia đình tại TP. Biên Hòa đó là: Nhận thức sự hữu ích có tác động lớn nhất; Chính sách của Nhà nước có tác động lớn thứ hai; Nhận thức tính dễ sử dụng có tác động lớn thứ ba; Chi phí cảm nhận và Niềm tin của hộ gia đình có tác động nhỏ nhất. Trong đó, nhân tố Chi phí cảm nhận tác động âm tới ý định sử dụng điện mặt trời; 4 nhân tố còn lại tác động đồng biến với ý định sử dụng điện mặt trời của hộ gia đình được khảo sát. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các hàm ý quản lý dưới gốc độ quản lý Nhà nước về phát triển kinh tế nguồn năng lượng và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững của quốc gia như sau: (i) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển và sử dụng điện mặt trời; (ii) Hoàn thiện thực thi các chính sách phát triển điện mặt trời;(iii) Xem xét thành lập Quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng điện mặt trời; (iv) Ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về pin mặt trời; (v) Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện mặt trời. ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh hiện nay, các nguồn năng lượng hóa thạch như khí đốt, than đá, dầu mỏ đã và đang là nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn cho phát điện tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong khi đó, việc sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong các nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Hơn nữa, các nguồn năng lượng nói trên cũng đang dần cạn kiệt, trong khi Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do các nguồn năng lượng thông thường để đáp ứng nhu cầu phát điện đang vượt quá khả năng cung cấp. Chính vì vậy, với mức tăng trưởng nhu cầu về điện tăng khoảng 10% mỗi năm như hiện nay, vấn đề đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là hết sức cấp thiết đối với Việt Nam. Năng lượng tái tạo còn gọi là năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn cung cấp liên tục vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Ngày nay, khi tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng thì năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Ưu việt của năng lượng tái tạo đó là các nguồn năng lượng sạch, không gây phát thải khí nhà kính. Một trong những cam kết của Việt Nam tại Hội nghị về biến đổi khí hậu Paris 2015 (COP21) đó là việc cam kết tự nguyện cắt giảm tối thiểu 8% khí nhà kính vào năm 2030. Chính vì vậy, xu hướng chuyển từ các nguồn năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo là bước chuyển hướng tích cực của nhân loại sang lối sống khác, đó là lối sống xanh, sạch. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư và sử dụng điện mặt trời, điện gió cũng đang giảm mạnh và đã gần bằng với chi phí sử dụng nguồn điện truyền thống. Từ thành phố xa hoa cho tới tận các miền quê xa xôi hẻo lánh, nơi đâu cũng được tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, có thể nói nhân loại đang thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi năng lượng trên khắp toàn cầu. Tại Việt Nam, trong những năm qua, Nhà nước ta đặc biệt chú trọng đến sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đã được thể hiện trong nhiều quyết sách như: Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 đã nêu 1 rõ: đưa tổng công suất nguồn điện năng lượng mặt trời từ mức không đáng kể lên khoảng 850MW vào năm 2020, khoảng 4000MW vào năm 2025 và khoảng 12000MW vào năm 2030. Bên cạnh đó, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam cũng chỉ rõ các cơ chế khuyến khích các dự án điện mặt trời và gần đây nhất là Thông tư 18/2020/TTBCT ngày 17/7/2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời. Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến tháng 8/2020, Việt Nam có 92 dự án điện mặt trời qui mô lớn đã vào vận hành thương mại với tổng công suất hơn 4693MWp và có thêm 135 dự án được bổ sung vào quy hoạch với công suất 13000MWp. Trước đó, Quyết định số 2023/QĐBCT ngày 5/7/2019 của Bộ Công thương về Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam tính đến năm 2025 cũng đưa ra các khuyến khích dành cho tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Do vậy, việc khuyến khích các hộ gia đình, các doanh nghiệp có mặt bằng mái nhà, đặc biệt các khu công nghiệp, phát triển điện mặt trời trên mái nhà để tự chủ động nguồn điện… càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa bền vững. Trong bối cảnh hệ thống điện đang chịu nhiều áp lực về bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt sau năm 2020, khi cả nước không có nguồn khai thác mới, việc phát triển năng lượng điện mặt trời mái nhà cho các hộ gia đình được xem là một trong những giải pháp góp phần giảm áp lực cho ngành Điện; đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi đồng hành phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. Thay vì Nhà nước phải đầu tư các nhà máy thủy điện lớn với nguồn vốn nhiều và mất thời gian lâu để hoàn thành công trình thì chính những hộ dân sẽ là những “nhà máy điện nhỏ” cùng đồng hành tạo ra năng lượng điện vừa giúp họ chủ động sử dụng năng lượng sạch cho gia đình vừa tạo ra phần điện dư nối lưới vào lưới điện quốc gia. Tỉnh Đồng Nai là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển điện mặt trời. Theo số liệu thống kê trên bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam, Đồng Nai có chỉ số bức xạ mặt trời trung bình năm vào khoảng 1849 kWh/m2/năm. Số giờ nắng trung bình đạt 2445 giờ mỗi năm. Những con số trên đã cho thấy Đồng Nai là khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển điện năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, Đồng Nai là một trong những tỉnh tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp lớn trong cả nước. Cơ sở hạ tầng, hệ thống lưới điện thuận lợi cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để triển 2 khai các dự án điện mặt trời. Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, tính đến tháng 12/2020, toàn tỉnh đã có 5900 khách hàng sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà; trong đó tại TP. Biên Hòa có 1573 hộ dân sử dụng điện mặt trời với công suất dưới 100kWp và 124 doanh nghiệp vận hành điện mặt trời mái nhà với công suất trên 100kWp, tổng công suất của toàn tỉnh là 689823 kWp. Rõ ràng, để thành công trong chính sách phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng thì sự tham gia của doanh nghiệp rất cần sự đồng hành của các hộ gia đình trong việc sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời, mà ở đó các hộ dân biết được đặc điểm, hiểu được cơ chế chính sách khuyến khích phù hợp của Nhà nước để đưa ra các quyết định sử dụng và đầu tư khả thi. Nếu ước tính ở Đồng Nai có 1 triệu hộ dân dùng điện mặt trời thì chắc chắn điện lực giảm được một gánh nặng lớn cho ngành điện hiện nay và liệu rằng các hộ gia đình đã sẵn sàng cũng như có ý định sử dụng điện mặt trời hay chưa; đó là vấn đề mà tác giả mong muốn nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ gia đình; đồng thời để nhìn nhận ra những hàm ý chính sách giúp thúc đẩy phát triển chiến lược năng lượng điện mặt trời. Đó cũng chính là lý do mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai”. 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan Cùng với sự nở rộ về các dự án, hệ thống điện mặt trời được lắp đặt mới mỗi ngày, thì nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực điện mặt trời cũng đã được công bố trên nhiều khía cạnh bao gồm công nghệ, chính sách quản lý và đặc điểm sử dụng điện mặt trời; đặc biệt việc điều tra các nhân tố tác động đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ dân cũng được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Đầu tiên, một số nghiên cứu ở nước ngoài đã điều tra tác động của các yếu tố về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự sẵn lòng của các hộ gia đình trong việc áp dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà. Chẳng hạn như Tahir Masood Qureshi và cộng sự (2017) đã xem xét các yếu tố quyết định đến việc người dân ủng hộ việc vận hành điện mặt trời. Tác giả đã thu nhập dữ liệu từ 36 hộ dân sống tại thành phố Lahore, Pakis-tan thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp gồm câu hỏi đóng và mở bán cấu trúc; 3 kết quả nghiên cứu cho thấy 04 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của các hộ gia đình về điện mặt trời gồm: Chi phí đầu tư; Chính sách hỗ trợ từ chính quyền; Nhận biết sự hữu ích của điện mặt trời đối với môi trường và Nhận biết tính dễ sử dụng. Guta (2018) đã điều tra các yếu tố quyết định việc hộ dân sử dụng hệ thống điện mặt trời. Kết quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình, tuổi tác chủ hộ, quy mô gia đình và trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời tại nhà. Tác giả cũng phát hiện ra rằng các hộ gia đình nữ ít có khả năng áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong nhà so với các hộ gia đình có chủ hộ là nam. Điều này tương ứng với Partick (2019), người phát hiện ra rằng các hộ gia đình có chủ hộ là nam có nhiều khả năng áp dụng hệ thống năng lượng mặt trời trong nhà hơn so với nữ giới. Bên cạnh đó, Chelsea Schelly & James C. Letzelter (2020) trong nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng năng lượng mặt trời của hộ dân thuộc khu vực phía Bắc tiểu bang New York; cho thấy có 04 ảnh hưởng tác động đến quyết định chấp nhận sử dụng năng lượng mặt trời của người dân được khảo sát gồm: Ý nghĩa tích cực đối với môi trường; Giảm chi phí năng lượng truyền thống; Chuẩn chủ quan từ xã hội; và Phương tiện truyền thông. Trong nghiên cứu của Jeffrey Walters, và cộng sự (2018) về phân tích hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng điện mặt trời của các hộ gia đình ở Santiago, Chi-lê; kết quả nghiên cứu đã đưa ra được 6 nhân tố có khả năng ảnh hưởng trong 14 nhân tố mà nghiên cứu đề xuất, gồm có: Chi phí cảm nhận; Nguồn cung ứng dịch vụ điện mặt trời; Lợi ích đối với môi trường; Khả năng tiếp cận; Rào cản công nghệ và Tính dễ sử dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu về các chính sách tác động đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ dân tại Ấn Độ, Chandan, (2020) đã khẳng định trong nghiên cứu rằng: trợ cấp của chính phủ đóng vai trò là động lực chính giúp khắc phục rủi ro ban đầu khi đầu tư vào công nghệ mới. Hơn nữa, giá thấp và chi phí bảo trì thấp chính là động lực tài chính giúp làm giảm bớt sự e ngại lâu dài về lợi nhuận và chi phí bảo trì. Cuối cùng, động lực mạnh nhất của đầu tư điện mặt trời đến từ yếu tố thân thiện với môi trường và động lực tài chính dưới hình thức trợ cấp, giúp củng cố thêm vai trò của chính sách trong quyết định đầu tư của hộ dân. Tương tự, Tahir Masood Qureshi, và cộng sự (2017) cũng kết luận rằng: Chính sách có tác động đồng biến đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ dân; kết quả nghiên cứu cho thấy nếu hộ gia đình tại địa phương cảm nhận 4 được chính sách của Chính phủ về sử dụng Điện mặt trời họ sẽ gia tăng ý định sử dụng loại năng lượng này cho hộ gia đình. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam cũng thể hiện hàm ý chính sách tương tự. Phạm Hồng Mạnh và Dương Văn Sơn (2020) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời của các hộ gia đình tại TP. Phan Rang – Tháp Chàm để làm cơ sở đề xuất chính sách phát triển năng lượng tái tạo đối với các hộ gia đình tại địa phương này. Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm khuyến khích các hộ gia đình tại Phan Rang Tháp Chàm sử dụng điện năng lượng điện mặt trời, đó là: Các cơ quan quản lý nên tuyên truyền nhận thức cho hộ gia đình về tính hữu dụng và tính dễ sử dụng của công nghệ; Giảm thiểu những rủi ro trong sử dụng năng lượng điện mặt trời đến các hộ gia đình; Hỗ trợ chi phí đầu tư thiết bị năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình; và Có chính sách mua bán điện hợp lý. Ngoài ra, Nguyễn Văn Duy và Đào Trung Kiên (2014) đã ứng dụng thành công lý thuyết khuếch tác đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng điện mặt trời của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, cùng các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy 04 nhân tố gồm: Chi phí; Lợi ích liên quan; Khả năng quan sát và Tính dễ tiếp cận, có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng năng lượng tái tạo của các hộ dân. Tương tự, trong nghiên cứu của Lê Trần Thanh Liêm & Phạm Ngọc Nhàn (2020) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình tại Cà Mau; kết quả nghiên cứu cũng chứng minh 04 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp gồm: Chi phí lắp đặt và sửa chữa; Chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng; Sự thân thiện môi trường khi sử dụng sản phẩm; Sự đa dạng các doanh nghiệp cung ứng tại địa phương. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của đề tài là đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời đối với các hộ dân tại TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng 5 Nai. Từ đó, góp phần đề xuất các giải pháp, hàm ý chính sách và biện pháp hỗ trợ để phát triển mô hình điện năng lượng mặt trời cũng như phát huy vai trò của nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo trong tương lai. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể  Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan để xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng năng lượng mặt trời của các hộ dân tại Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.  Đo lường và kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.  Đề xuất hàm ý quản lý nhằm hoàn thiện các chính sách khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng điện mặt trời nói riêng. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân? (ii) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng năng lượng điện mặt trời của các hộ dân ra sao? (iii) Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp quản lý nào để có thể tác động tích cực vào ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân? 1.5. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ điện năng lượng mặt trời của các hộ gia đình. 1.6. Phạm vi nghiên cứu 1.6.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được thực hiện tại các phường/ xã thuộc TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 6 1.6.2. Phạm vi thời gian Dữ liệu được thống kê của 6 năm gần đây (2016 – 2021) và dữ liệu do tác giả thu thập trong khoảng cuối năm 2020 đến giữa năm 2021. 1.6.3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu các nhân tố tác động đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời mái nhà của các hộ gia đình; đánh giá đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến ý định sử dụng và đề xuất các hàm ý quản lý để phát triển mô hình điện mặt trời mái nhà tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 1.7. Phương pháp nghiên cứu 1.7.1. Nguồn và cách thu thập dữ liệu Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu theo hai nguồn: Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp; đồng thời tiếp cận theo phương pháp nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng. Dữ liệu thứ cấp giúp cho tác giả nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm Báo cáo, Thống kê từ Tập đoàn Điện lực Đồng Nai, các Thông tư, Quyết định của Chính phủ liên quan đến hệ thống điện năng lượng mặt trời; các bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, các đề tài nghiên cứu có liên quan đến cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp giúp tác giả có được nguồn dữ liệu mong muốn về đề tài nghiên cứu thực nghiệm bao gồm: câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc và điều tra bằng bảng câu hỏi đóng thể hiện được sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 1.7.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùng kỹ năng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc với dàn ý câu hỏi mở để xác định sâu sát hơn về ý nghĩ, quan điểm, để lấy ý kiến từ người được phỏng vấn (hộ dân, nhà cung cấp thiết bị, chuyên gia…) nhằm mục đích hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng câu hỏi phù hợp. Nghiên cứu chính thức dùng bảng câu hỏi đóng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý cho các biến quan sát. Dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích 7 nhằm kiểm định mô hình và các giả thuyết. Toàn bộ dữ liệu sơ cấp sẽ được hỗ trợ phân tích bằng phần mềm SPSS 26.0. 1.8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện năng lượng mặt trời của các hộ dân tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” sẽ giúp tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng điện mặt trời của các hộ dân, góp phần trong việc kiểm định cơ sở lý thuyết về mô hình nghiên cứu thực nghiệm đối với các hộ dân được khảo sát tại địa phương thông qua kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy, ANOVA, T-test). Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ được phân tích và là luận cứ để đề xuất các hàm ý chính sách về quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu các rủi ro trong công tác quản trị điện năng lượng mặt trời, giúp người dân có nhận thức rõ hơn về hệ thống công nghệ năng lượng mặt trời trong bối cảnh hiện nay. 1.9. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 05 chương được bố cục như sau: Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày các khái niệm quan trọng, tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài. Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài. 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Năng lượng mặt trời 2.1.1.1. Khái niệm năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng quan trọng điều khiển các quá trình khí tượng học và duy trì sự sống trên Trái Đất. Năng lượng mặt trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời đã được con người khai thác ngay từ thời cổ đại. Năng lượng mặt trời có ở khắp mọi nơi, đặc biệt tập trung nhiều ở các nước nhiệt đới như tại Việt Nam. Năng lượng mặt trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra nó. Có hai loại năng lượng mặt trời chính bao gồm: (i) quang điện tử chuyển đổi bức xạ mặt trời thành điện năng; (ii) nhiệt mặt trời chuyển đổi bức xạ mặt trời thành nhiệt năng. Việt Nam hiện có trên 100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng mặt trời; tính trung bình toàn quốc thì bức xạ Mặt Trời dao động từ 3,8-5,2 kWh/m2/ngày (Dư Văn Toán, 2017). 2.1.1.2. Đặc điểm của năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời có những đặc điểm quan trọng dưới đây: Là một loại năng lượng tái tạo và vô tận. Năng lượng tái tạo là một khái niệm mang tính chất khoa học, được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn được tiếp cận ở hai tầng nghĩa: (i) năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt khi con người sử dụng; (ii) năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục trong các quy trình còn tiếp diễn trong một thời gian dài trên trái đất (Phạm Hồng Mạnh và cộng sự, 2020). Năng lượng mặt trời là một nguồn cung cấp sức nóng, ánh sáng,…. gần như là vô tận cho trái đất. Năng lượng mặt trời thu được trên trái đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất. Con người sẽ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan