Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất ở việt nam – nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía nam

.PDF
241
282
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hằng Nga CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hằng Nga CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU CHO CÁC TỈNH THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. PHẠM NGỌC TOÀN 2. TS. TRẦN ANH HOA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện theo sự hƣớng dẫn của tập thể ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Những số liệu và kết quả đƣợc trình bày trong luận án này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khoa học khác, trừ một số bài báo đƣợc tôi rút trích từ kết quả nghiên cứu. Những nội dung đƣợc kế thừa từ nguồn tài liệu khác đều đƣợc trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Nguyễn Thị Hằng Nga LỜI CẢM ƠN Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các nhà khoa học của Khoa Kế toán và Quý thầy cô tham gia giảng dạy các học phần trong chƣơng trình đào tạo NCS của trƣờng Đại học Kinh tế TP HCM đã cung cấp các kiến thức nền tảng và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho tác giả. Luận án đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của hai nhà khoa học là T.S Phạm Ngọc Toàn và T.S Trần Anh Hoa. Em xin trân trọng cảm ơn thầy, cảm ơn cô! Tác giả cảm ơn các chuyên gia của Viện Đào tạo Sau Đại học trƣờng Đại học Kinh tế TP HCM vì những giúp đỡ hữu ích, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho tác giả. Tác giả cũng xin đƣợc cảm ơn vì tất cả những giúp đỡ từ Quý chuyên gia, các đồng nghiệp và các đơn vị tham gia hỗ trợ khảo sát. Tác giả muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến nhà khoa học PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao vì những khuyến khích của cô đã giúp tác giả tự tin và kiên định hơn trong nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin đƣợc đặc biệt gửi tình cảm thân thƣơng đến gia đình, bố mẹ, chồng và hai con đã là điểm tựa vững chắc, động viên, khích lệ tác giả hoàn thành luận án! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH v MỞ ĐẦU vi 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI vi 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ix 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ix 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ix 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU x 6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI x 6.1 Ý nghĩa khoa học x 6.2 Ý nghĩa thực tiễn xi 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI xi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 1 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG 1 1.1.1 Các nghiên cứu hƣớng dẫn thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng 1 1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 1 1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 3 1.1.2 Các nghiên cứu vận dụng Kế toán quản trị môi trƣờng 5 1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5 1.1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 8 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƢỜNG 1.2.1 Các nhân tố thuộc bối cảnh thể chế (Institutional Context) 9 12 1.2.1.1 Áp lực cưỡng ép 12 1.2.1.2 Áp lực quy chuẩn 15 1.2.1.3 Áp lực mô phỏng 16 1.2.2 Các nhân tố thuộc bối cảnh tổ chức (Organizational Context) 18 1.2.2.1 Nhận thức về sự biến động của MTKD 19 1.2.2.2 Chiến lược môi trường 20 1.2.2.3 Sự phức tạp của nhiệm vụ 22 1.3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 23 1.3.1 Về đối tƣợng khảo sát 23 1.3.2 Về kết quả nghiên cứu 23 1.3.2.1 Đối với nhân tố áp lực cưỡng ép 23 1.3.2.2 Đối với nhân tố áp lực quy chuẩn 24 1.3.2.3 Đối với nhân tố áp lực mô phỏng 24 1.3.2.4 Đối với nhân tố nhận thức về sự biến động của MTKD 25 1.3.2.5 Đối với nhân tố chiến lược môi trường 25 1.3.2.6 Đối với nhân tố sự phức tạp của nhiệm vụ 25 1.3.3 Về số lƣợng các nghiên cứu 26 1.4 KHE HỔNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƢỚNG CỦA TÁC GIẢ 27 1.4.1 Khe hổng nghiên cứu 27 1.4.2 Định hƣớng nghiên cứu của tác giả 28 1.5 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 29 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 30 2.1 TỔNG QUAN VỀ KTQTMT 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30 2.1.2 Định nghĩa và phân loại KTMT 33 2.1.3 Định nghĩa KTQTMT 35 2.1.4 Đối tƣợng của KTQTMT 37 2.1.5 Các loại thông tin của KTQTMT 37 2.2.5.1 Thông tin phi tiền tệ 38 2.2.5.2 Thông tin Tiền tệ 38 2.1.6 Nội dung KTQTMT 39 2.1.6.1 Xác định chi phí, thu nhập môi trường 40 2.1.6.2 Xử lý thông tin chi phí, thu nhập môi trường 41 2.1.6.3 Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường 43 2.1.6.4 Báo cáo Kế toán quản trị môi trường 43 2.2 CÁC LÝ THUYẾT NỀN CÓ LIÊN QUAN 43 2.2.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) 43 2.2.1.1 Khái niệm lý thuyết thể chế 43 2.2.1.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết thể chế 45 2.2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT 48 2.2.1.4 Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu này 49 2.2.2 Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory) 50 2.2.2.1 Khái niệm lý thuyết ngẫu nhiên 50 2.2.2.2 Các yếu tố cơ bản của lý thuyết ngẫu nhiên 51 2.2.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT 54 2.2.2.4 Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu này 56 2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KTQTMT TỪ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 57 2.3.1 Thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng 57 2.3.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT 57 2.4 PHÁT TRIỂN CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 58 2.4.1 Ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT 58 2.4.1.1 Áp lực cưỡng ép 58 2.4.1.2 Áp lực quy chuẩn 59 2.4.1.3 Áp lực mô phỏng 60 2.4.1.4 Nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh 60 2.4.1.5 Chiến lược môi trường 61 2.4.1.6 Sự phức tạp của nhiệm vụ 61 2.4.2 Ảnh hƣởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT 62 2.4.2.1 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực cưỡng ép thông qua vai trò trung gian của Áp lực quy chuẩn 62 2.4.2.2 Ảnh hưởng gián tiếp của Áp lực quy chuẩn thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng 62 2.4.2.3 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của môi trường kinh doanh thông qua vai trò trung gian của Áp lực mô phỏng 63 2.4.2.4 Ảnh hưởng gián tiếp của nhận thức về sự biến động của MTKD thông qua vai trò trung gian của Chiến lược môi trường 64 2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT 65 2.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 68 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 69 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 69 3.1.1 Xác định phƣơng pháp 69 3.1.2 Biện minh cho thiết kế nghiên cứu hỗn hợp 70 3.1.3 Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự 70 3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 71 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 72 3.3.1 Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia 72 3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu 73 3.3.2.1 Số lượng mẫu 73 3.3.2.2 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu 73 3.3.3 Các giai đoạn thiết yếu trƣớc phỏng vấn 74 3.3.3.1 Xác định các câu hỏi cần điều tra 74 3.3.3.2 Xác định loại câu hỏi cho nghiên cứu tình huống 76 3.3.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn 76 3.3.4 Các bƣớc Phỏng vấn chuyên gia 79 3.3.4.1 Liên hệ không chính thức 79 3.3.4.2 Phỏng vấn thử 80 3.3.4.3 Phỏng vấn chính thức 80 3.3.4.4 Tổng hợp dữ liệu 80 3.3.5 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1 81 3.3.5.1 Lời lẽ và ngôn từ 81 3.3.5.2 Loại câu hỏi cho Bảng câu hỏi khảo sát 81 3.3.5.3 Trình tự của các câu hỏi 81 3.3.5.4. Đo lường các mục hỏi 81 3.3.5.5 Phát triển Thang đo 82 3.3.6 Khảo sát thử 82 3.4.7 Kết quả nghiên cứu định tính 83 3.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG 83 3.5.1 Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ 83 3.5.1.1 Mẫu nghiên cứu 83 3.5.1.2 Phương pháp phân tích 84 3.5.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 85 3.5.2 Nghiên cứu định lƣợng chính thức 85 3.5.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 85 3.5.2.2 Quá trình khảo sát 87 3.5.2.3 Các bước phân tích dữ liệu 90 3.5 TÓM TẮT 93 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 94 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 94 4.1.1 Thang đo thực hiện KTQTMT 94 4.1.2 Thang đo Áp lực cƣỡng ép 95 4.1.3 Thang đo Áp lực quy chuẩn 96 4.1.4 Thang đo Áp lực mô phỏng 96 4.1.5 Thang đo nhận thức về sự biến động của MTKD 97 4.1.6 Thang đo chiến lƣợc môi trƣờng 97 4.1.7 Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ 98 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG SƠ BỘ 98 4.2.1 Kết quả Phân tích độ tin cậy thang đo 98 4.2.2 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá 100 4.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 102 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG CHÍNH THỨC 104 4.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 104 4.4.2 Phân tích thống kê mô tả 107 4.4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) 110 4.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo 110 4.4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 112 4.4.4. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 114 4.4.5. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) 117 4.4.5.1. Kiểm định mô hình lý thuyết 117 4.4.5.2. Kiểm định các ước lượng của mô hình lý thuyết bằng Bootstrap 121 4.4.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 122 4.4.6 Phân tích sự khác biệt (phân tích ANOVA) 126 4.5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 129 4.5.1 Các kết quả chính từ nghiên cứu 129 4.5.2 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết thể chế 132 4.5.3 Các phát hiện từ các nhân tố thuộc lý thuyết ngẫu nhiên 134 4.5.4 So sánh mức độ giải thích của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế 135 4.6 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 137 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý 139 5.1 KẾT LUẬN 139 5.1.1 Về mục tiêu nghiên cứu 139 5.1.2 Về các phát hiện chính rút ra từ nghiên cứu 140 5.1.3 Về đóng góp của nghiên cứu 141 5.2 MỘT SỐ HÀM Ý RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU 142 5.2.1 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết thể chế 142 5.2.2 Các hàm ý đƣợc phát triển từ lý thuyết ngẫu nhiên 143 5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 145 5.3.1 Hạn chế của đề tài 145 5.3.2 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai 145 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 1. Tiếng Việt 148 2. Tiếng Anh 150 PHỤ LỤC 1/PL i CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCE ALMP ALQC BVMT CLMT CP CPMT DN DNSX HĐKD HĐMT HQKT HQMT KD KT KTCP KTMT KTQT KTQTMT KTTC LT MT MTKD NC NCĐL NCĐT NVTC PPNC QLMT SP SXKD SXSP TN TNXH TTMT Áp lực cƣỡng ép Áp lực mô phỏng Áp lực quy chuẩn Bảo vệ môi trƣờng Chiến lƣợc môi trƣờng Chi phí Chi phí môi trƣờng Doanh nghiệp Doanh nghiệp sản xuất Hoạt động kinh doanh Hoạt động môi trƣờng Hiệu quả kinh tế Hiệu quả môi trƣờng Kinh doanh Kế toán Kế toán chi phí Kế toán môi trƣờng Kế toán quản trị Kế toán quản trị môi trƣờng Kế toán tài chính Lý thuyết Môi trƣờng Môi trƣờng kinh doanh Nghiên cứu Nghiên cứu định lƣợng Nghiên cứu định tính Nhiệm vụ tổ chức Phƣơng pháp nghiên cứu Quản lý môi trƣờng Sản phẩm Sản xuất kinh doanh Sản xuất sản phẩm Thu nhập Trách nhiệm xã hội Thông tin môi trƣờng ii CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH Tiếng Anh Tiếng Việt Activity Based Cost Phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động Chữ viết tắt (nếu có) ABC Business environmental Sự biến động của Môi trƣờng kinh uncertainty doanh Coercive pressure Contingency Theory Áp lực cƣỡng ép Lý thuyết ngẫu nhiên ALCE Environmental strategy Full cost Assessment Chiến lƣợc môi trƣờng Phƣơng pháp chi phí toàn bộ CLMT FCA Federal Environment Ministry - Germany Institutional Context Bộ môi trƣờng Đức FEM International Federation of Accountants Input Output Analysis Liên đoàn Kế toán quốc tế IFAC Phân tích đầu vào – đầu ra IOA Institutional theory Lý thuyết thể chế Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm LCC Phân tích dòng chi phí nguyên vật liệu MFCA Áp lực mô phỏng Áp lực quy chuẩn Bối cảnh tổ chức Sự phức tạp của nhiệm vụ Phƣơng pháp tổng chi phí ALMP ALQC International Standards Organization Life Cycle Cost Material Flow Cost Accounting Mimetic pressure Normative pressure Organizational Context Task complexity Total Cost Assessment Bối cảnh thể chế Ủy ban Phát triển bền vững của Liên hiệp quốc United States Environmental Ủy ban Bảo vệ môi trƣờng của Mỹ Protection Agency United Nations Division for Sustainable Development TCA UNDSD USEPA iii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT Bảng 2.1: Phân loại Kế toán môi trƣờng Bảng 2.2: Một số định nghĩa về Kế toán môi trƣờng Bảng 2.3: Danh mục các định nghĩa Kế toán quản trị môi trƣờng Bảng 2.4: Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu Bảng 2.6: Ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT Bảng 2.7: Ảnh hƣởng của các nhân tố trung gian trong mô hình cấu trúc Bảng 2.8: Ảnh hƣởng gián tiếp của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT Bảng 3.1: Câu hỏi và mục đích phỏng vấn Bảng 3.2: Xác định kích thƣớc mẫu Bảng 4.1: Thang đo thực hiện KTQTMT Bảng 4.2: Thang đo Áp lực cƣỡng ép Bảng 4.3: Thang đo Áp lực quy chuẩn Bảng 4.4: Thang đo Áp lực mô phỏng Bảng 4.5: Thang đo nhận thức về sự biến động của môi trƣờng kinh doanh Bảng 4.6: Thang đo chiến lƣợc môi trƣờng Bảng 4.7: Thang đo sự phức tạp của nhiệm vụ Bảng 4.8: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha – Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ Bảng 4.9: Ma trận nhân tố đã xoay của các biến độc lập Bảng 4.10: Ma trận nhân tố đã xoay của biến phụ thuộc Bảng 4.11: Các giả thuyết nghiên cứu – mô hình chính thức Bảng 4.12: Thống kê theo giới tính, học vấn, độ tuổi, chức vụ và thâm niên Bảng 4.13: Quy mô tài sản của các doanh nghiệp Bảng 4.14.A: Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp Bảng 4.14.B: Địa chỉ trụ sở hoạt động của các doanh nghiệp Bảng 4.15: Thống kê mô tả các biến quan sát Bảng 4.16: Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Bảng 4.17: Ma trận nhân tố đã xoay của phân tích nhân tố khám phá Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt trong mô hình tới hạn Bảng 4.19: Kết quả kiểm định độ tin cậy trong mô hình tới hạn Bảng 4.20: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chƣa chuẩn hóa) Bảng 4.21: Mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm (chuẩn hóa) Bảng 4.22: Ma trận hệ số tƣơng quan Bảng 4.23: Kết quả kiểm định Bootsrap với mẫu lặp lại N=500 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định phƣơng sai đồng nhất theo ngành nghề Bảng 4.25. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo ngành nghề Bảng 4.26. Kết quả kiểm định phƣơng sai đồng nhất theo hình thức sở hữu Bảng 4.27. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo hình thức sở hữu Bảng 4.28. Kết quả kiểm định phƣơng sai đồng nhất theo quy mô tài sản Bảng 4.29. Kết quả kiểm định sự khác biệt theo quy mô tài sản 10 33 34 36 57 64 66 67 67 77 86 94 95 96 97 97 98 98 99 101 102 103 104 105 106 106 109 111 113 116 117 119 120 120 121 122 124 126 127 127 127 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Ảnh hƣởng của các yếu tố thể chế đến hành vi tổ chức 45 Hình 2.2: Ảnh hƣởng của các yếu tố thể chế đến thực hiện KTQTMT 49 Hình 2.3: Vận dụng lý thuyết thể chế cho nghiên cứu 49 Hình 2.4: Ảnh hƣởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến hành vi tổ chức 51 Hình 2.5: Ảnh hƣởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến thực hiện KTQTMT 55 Hình 2.6: Vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên cho nghiên cứu 58 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất 66 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu hỗn hợp tuần tự 70 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu 71 Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức 102 Hình 4.2A: Phân theo ngành nghề 107 Hình 4.2B: Phân theo hình thức sở hữu 107 Hình 4.3: Kết quả CFA mô hình đo lƣờng tới hạn 115 Hình 4.4: Kết quả SEM mô hình lý thuyết chuẩn hóa 118 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển bền vững là một xu hƣớng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, đó là ―sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai‖ (Keeble, 1988, tr.20). Theo Keit (2011, tr.6), ―phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ, gìn giữ‖. Thách thức hiện nay là phải cân bằng giữa ba trụ cột: hiệu quả kinh tế (HQKT), công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Nếu có một sự đột phá ở một trụ cột nào sẽ ảnh hƣởng đến các mục tiêu còn lại (Keit, 2011). Theo O’Neill và cộng sự (2005), mặc dù phát triển kinh tế xanh đã trở thành xu hƣớng kinh doanh ở các nƣớc phát triển, nhƣng phần lớn các nƣớc đang phát triển lại tạm thời ƣu tiên cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) có thể gây ra các ảnh hƣởng không tốt cho môi trƣờng (MT). Tuy nhiên dƣới áp lực của tất cả các bên liên quan, các doanh nghiệp (DN) đã tiến hành kinh doanh ngày càng có trách nhiệm hơn. Kärnä và cộng sự (2003) cho rằng, các chủ thể kinh tế trong quá trình ra quyết định phải thực hiện trách nhiệm xã hội xanh, bằng việc đảm bảo các giá trị đạo đức, tuân thủ các yêu cầu pháp lý, tôn trọng ngƣời dân, cộng đồng và môi trƣờng. Đây chính là những giá trị nền tảng quan trọng cho phát triển bền vững. Hơn bao giờ hết, nhà quản trị hiểu rằng các khoản tiền dành cho việc kiểm soát và giảm bớt ô nhiễm môi trƣờng không hoàn toàn là chi phí mà chính là một khoản đầu tƣ cho tƣơng lai, nhằm gia tăng giá trị, hình ảnh, thƣơng hiệu cho doanh nghiệp. Vì vậy, để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, ngoài các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận nhƣ trƣớc đây, nhà quản trị còn cần thêm các thông tin liên quan đến MT. Kế toán quản trị môi trƣờng (KTQTMT) xuất hiện vào những năm 1970, có thể cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu này (Mohd và cộng sự, 2012). Theo Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC (2005, tr.19), KTQTMT là một công cụ "Quản lý hiệu quả môi trƣờng và kinh tế thông qua việc thực hiện các hệ thống kế toán liên quan đến môi trƣờng". Mục tiêu của KTQTMT là nâng cao trách nhiệm giải trình nội bộ về các tác động môi trƣờng và đảm bảo rằng nhà quản trị có những vi thông tin cần thiết để tăng cƣờng quyết định về môi trƣờng (Wilmshurst và Frost 2001). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích tiềm năng của việc tổ chức thực hiện KTQTMT là rất lớn. Những lợi ích này bao gồm việc giảm tổng chi phí, gia tăng giá trị cho sản phẩm, thu hút nguồn nhân lực, và nâng cao uy tín của một tổ chức (IFAC, 2005; De Beer và Friend, 2006). Một số nghiên cứu khác cho thấy việc thực hiện KTQTMT có thể dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức khi sử dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định (IFAC, 2005; Jasch, 2006). Ví dụ, thông tin do KTQTMT cung cấp có thể đƣợc sử dụng để cải thiện quá trình xử lý chất thải, giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng và làm cho các quy trình của tổ chức trở nên thân thiện hơn với MT (Ferreira và cộng sự, 2010). Vì vậy, thực hiện KTQTMT không chỉ giúp tuân thủ luật pháp về bảo vệ MT mà còn mang lại cho nhiều lợi ích cho tổ chức, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững (Delmas và Toffel, 2008). Ngày nay, ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề đƣợc toàn cầu quan tâm, vì vậy trách nhiệm xã hội của DN thƣờng chiếm vị trí trung tâm trong các cuộc thảo luận (Sadeghzadeh, 1995). Ở Việt Nam, thời gian qua tình hình ô nhiễm MT ngày càng diễn biến phức tạp, các vụ việc ô nhiễm MT gây bức xúc dƣ luận có chiều hƣớng gia tăng. Theo Bộ tài nguyên và môi trƣờng (2016, tr.28) ―Ô nhiễm đất do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt thể hiện rõ nhất ở các vùng ven các đô thị lớn hoặc các vùng tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng‖, bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam là một vùng kinh tế có đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế (TTKT) của cả nƣớc. Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt mức tăng trƣởng trung bình 10,23%/năm, cao hơn mức trung bình 8,6%/năm của cả nƣớc (Nguyễn Chí Hải và Huỳnh Ngọc Chƣơng, 2018). Năm 2016, mức TTKT của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nƣớc, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách chiếm tới 60%, thu hút hơn 50% số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam (Bùi Ngọc Hiền, 2017). Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, vùng KTTĐ phía Nam đã và đang chịu nhiều áp lực về MT. Vấn đề ô nhiễm MT, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nƣớc, có xu hƣớng gia tăng tại hầu hết khu công nghiệp, nhất là các khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình vii Dƣơng, Đồng Nai, các khu vực dọc quốc lộ 51. Theo các số liệu công bố, ở nhiều nơi mức ô nhiễm cao hơn 4 – 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (Huỳnh Đức Thiện và Trần Hán Biên, 2012; Mạc Thị Minh Trà, 2014). Trƣớc tình hình này việc giám sát của chính phủ, các cơ quan quản lý, truyền thông và công chúng đối với việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của các DN, tổ chức và cá nhân sẽ ngày càng gia tăng. Với vai trò là phƣơng tiện để các doanh nghiệp có thể quản lý hoạt động kinh doanh và môi trƣờng, KTQTMT đã nhận đƣợc sự quan tâm ngày càng tăng của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Từ đây, khoa học kế toán đã tiến thêm một bƣớc tiến mới, hƣớng đến việc kiểm soát và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt tác động không mong muốn đến môi trƣờng, giúp cải thiện hình ảnh và chuẩn hóa hoạt động của doanh nghiệp (Zutshi, 2004). Là một nhánh kế toán tƣơng đối mới, các nghiên cứu liên quan đến KTQTMT vẫn còn rất khiêm tốn (Bouma và Van der Veen, 2002). Vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu về thực hiện KTQTMT ở các nƣớc đang phát triển (Herzig và cộng sự, 2012). Riêng ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực mới cả trong nghiên cứu lẫn ứng dụng thực tiễn. Theo Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016), KTQTMT vẫn chƣa phổ biến ở các DN và có rất ít các nghiên cứu chuyên sâu về KTQTMT. Một số nghiên cứu tiếp cận theo hƣớng tầm quan trọng của KTQTMT (ví dụ nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Vân Trâm, 2016); hay nghiên cứu về ―KTMT của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ (Huỳnh Đức Lộng, 2015). Thời gian gần đây, đã có một vài nghiên cứu về Kế toán quản trị (KTQT) chi phí môi trƣờng (CPMT), là một nội dung thuộc KTQTMT, và cũng chỉ nghiên cứu cho một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ nhƣ Phạm Thị Bích Chi và cộng sự (2016) nghiên cứu về KTQT CPMT trong DNSX gạch, Nguyễn Thị Nga (2016) nghiên cứu về ―các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng áp dụng KTQT CPMT trong các DNSX thép‖, hoặc nghiên cứu về đặc điểm công ty và mức độ tổ chức thực hiện KTQTMT (Nguyễn Thị Hằng Nga và cộng sự, 2017). Nhƣ vậy, các nghiên cứu về kế toán môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt và thiếu tính hệ thống. Thực tế này để lại một khoảng trống đáng kể trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT tại các DN ở Việt Nam. viii Nhƣ vậy, với các lý do: (1) Xu hƣớng phát triển bền vững của xã hội hiện đại; (2) Vai trò và lợi ích của KTQTMT; (3) Nhu cầu cần thông tin về MT của nhà quản trị; (4) Thực trạng ô nhiễm MT tại các khu, cụm, điểm công nghiệp ở vùng KTTĐ phía Nam; và (5) Thiếu các nghiên cứu về nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT, tác giả đã thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện Kế toán quản trị môi trƣờng tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam – Nghiên cứu cho các tỉnh thành khu vực phía Nam”. Nghiên cứu này sẽ khám phá mối liên hệ giữa các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2.2 Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 2. Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng (trực tiếp và gián tiếp) của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu tƣơng ứng với từng mục tiêu cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau: 1. Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam? 2. Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam hiện nay nhƣ thế nào? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Việc thực hiện KTQTMT và các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc giới hạn trong phạm vi các DNSX ở các tỉnh thành, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ 12/2014 đến 4/2018. ix 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, đƣợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn. 1. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hƣởng (trực tiếp và gián tiếp) đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, (2) hoàn thiện thang đo thực hiện KTQTMT và thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT. 2. Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, thông qua việc thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và sử dụng các phần mềm SPSS, AMOS để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6.1 Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện KTQTMT. Bởi vì, cho đến nay, các nhân tố có thể ảnh hƣởng đến việc thực hiện KTQTMT vẫn chƣa đƣợc khám phá đầy đủ, và kết quả trong các nghiên cứu trƣớc vẫn còn nhiều điểm chƣa thống nhất, Thứ hai, mặc dù các nghiên cứu trƣớc cho thấy tiềm năng của lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết thể chế trong giải thích việc thực hiện KTQTMT, nhƣng cho đến nay các nghiên cứu kết hợp hai lý thuyết này để phân tích các ảnh hƣởng đến thực hiện KTQTMT tại các DNSX vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách có hệ thống. Các nghiên cứu trƣớc, mới chỉ phân tích ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT. Nghiên cứu này, phân tích thêm ảnh hƣởng gián tiếp của các nhân tố đến việc thực hiện KTQTMT. Thứ ba, nghiên cứu này bổ sung vào các nghiên cứu trƣớc, bằng cách phân tích về mối quan hệ giữa các nhân tố từ hai bối cảnh khác nhau (bối cảnh tổ chức với các nhân tố đƣợc xây dựng từ lý thuyết ngẫu nhiên và bối cảnh thể chế với các nhân tố đƣợc xây dựng từ lý thuyết thể chế), thông qua việc kiểm tra ảnh hƣởng của nhân tố ―nhận thức về sự biến động của môi trƣờng kinh doanh‖ đến nhân tố ―áp lực mô phỏng‖ trong quá trình đẩy mạnh việc thực hiện KTQTMT. x Nhƣ vậy, các kết quả của nghiên cứu này không chỉ bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu, mà còn cung cấp một khuôn khổ lý thuyết giúp giải thích việc thực hiện KTQTMT, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu về KTQTMT trong tƣơng lai. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Ở Việt Nam, KTQTMT là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chƣa thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm, nghiên cứu này đƣợc coi là kịp thời và phù hợp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các hàm ý cho các bên liên quan trong việc đẩy mạnh thực hiện KTQTMT tại doanh nghiệp sản xuất ở các tỉnh thành khu vực phía Nam. Nghiên cứu cũng góp phần nâng cao nhận thức cho nhà quản trị tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam trong việc sản xuất kinh doanh (SXKD) có trách nhiệm với môi trƣờng. Kiến thức thu đƣợc từ nghiên cứu có thể thúc đẩy thực hiện KTQTMT tại các DNSX ở các tỉnh thành khu vực phía Nam nhằm hƣớng tới mục tiêu gia tăng lợi ích kinh tế, BVMT và phát triển bền vững. 7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Luận án có kết cấu 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Phần mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng 5: Kết luận và một số hàm ý Kết luận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan