Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông_

.PDF
135
1
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN THỊ NGỌC ÁNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Đồng Nai, Tháng 03 năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI TRẦN THỊ NGỌC ÁNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Hùng TS. Vũ Thịnh Trường Đồng Nai, tháng 03 năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. . Người cam đoan Trần Thị Ngọc Ánh i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy/Cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Phạm Quốc Hùng, đặc biệt Thầy TS. Vũ Thịnh Trường, người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thầy TS. Phan Ngọc Sơn - Hiệu trưởng, Thầy TS. Đoàn Mạnh Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô Phòng Sau đại học - Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Học viên thực hiện Trần Thị Ngọc Ánh ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông” nhằm xác định, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh và mức độ tác động của các nhân tố này. Thừa kế mô hình lựa chọn trường đại học của Chapman (1981) và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả đề xuất mô hình lý thuyết bốn nhân tố đo lường quyết định chọn trường đại học của học sinh. Tác giả đã khảo sát 301 mẫu với khách thể nghiên cứu là học sinh tốt nghiệp lớp 12 tại các trường trung học phổ thông đã nộp hồ sơ xét tuyển đại học vào Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính tác giả sử dụng nhóm thảo luận gồm 12 thành viên là học sinh và 6 thành viên là giảng viên nhằm đánh giá mức độ phù hợp, dễ hiểu từ ngữ và nội dung. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với bốn nhân tố độc lập và một nhân tố phụ thuộc. Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo bằng phương pháp Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến khẳng định mối quan hệ giữa bốn nhân tố trên với quyết định chọn trường đại học của học sinh và các giả thuyết được ủng hộ với mức ý nghĩa 5%. Mức độ tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Nhân tố Đặc điểm của trường đại học là nhân tố có trọng số lớn nhất, nhân tố Nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh có trọng số lớn thứ hai, nhân tố Các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh có trọng số lớn thứ ba và cuối cùng là nhân tố Đặc điểm cá nhân học sinh có trọng số nhỏ nhất.. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số hàm ý quản lý cho Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và đưa ra chiến lược tuyển sinh trong thời gian tới. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học, Quyết định chọn trường đại học, Tuyển sinh, Chapman, Đại học Công nghệ Đồng Nai. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................xi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4 1.6 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài .....................................................................5 1.7 Cấu trúc đề tài ...........................................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết ..........................................................................................................8 2.1.1 Các khái niệm ............................................................................................................ 8 2.1.1.1 Hành vi .............................................................................................................. 8 2.1.1.2 Quyết định ........................................................................................................ 8 2.1.1.3 Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ........................................ 8 2.1.1.4 Chọn trường đại học........................................................................................ 9 2.1.1.5 Lựa chọn ........................................................................................................... 9 iv 2.1.2 Các lý thuyết .............................................................................................................. 9 2.1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................................... 9 2.1.2.2 Thuyết hành vi dự định (TBP) ..................................................................... 11 2.1.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ............................................................... 13 2.1.3.1 Các mô hình nghiên cứu nước ngoài .......................................................... 13 2.1.3.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước ........................................................... 17 2.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................................20 2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................20 2.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................23 2.2.2.1 Đặc điểm của cá nhân học sinh ..............................................................23 2.2.2.2 Các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh ........................24 2.2.2.3 Đặc điểm của trường đại học ..................................................................24 2.2.2.4 Nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh ...................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 28 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 29 3.1 Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................29 3.2 Nghiên cứu định tính...............................................................................................30 3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................32 3.3.1 Kết quả thảo luận nhóm tập trung ....................................................................... 32 3.3.2 Kết quả phát triển thang đo .................................................................................... 32 3.3.2.1 Thang đo nháp 1 ............................................................................................ 32 3.3.2.2 Thang đo nháp 2 ............................................................................................ 38 3.4 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................38 3.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................................. 38 3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức ....................................................................... 39 3.4.3 Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi chính thức ................................................... 39 v 3.4.4 Chọn mẫu ................................................................................................................. 40 3.4.4.1 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 40 3.4.4.2 Kích thước mẫu ............................................................................................. 40 3.4.5 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................................... 40 3.4.5.1 Làm sạch dữ liệu............................................................................................ 41 3.4.5.2 Thống kê mô tả .............................................................................................. 41 3.4.5.3 Kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha .................... 41 3.4.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 42 3.4.5.5 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ........................................................... 43 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 45 4.1 Kết quả nghiên cứu .................................................................................................46 4.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 46 4.1.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................... 47 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ......................................................................... 52 4.1.4 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..................................................... 59 4.1.4.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (Phần dư) không đổi ............. 59 4.1.4.2 Kiểm tra giả định về các phần dư của phân phối chuẩn ........................... 60 4.1.4.3 Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình .................. 62 4.1.4.4 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ......................................... 63 4.1.5 Kiểm định sự khác biệt về Quyết định chọn trường đại học của học sinh ....... 67 4.1.5.1 Kiểm định sự khác biệt về nơi học THPT .................................................. 67 4.1.5.2 Kiểm định sự khác biệt mức độ đồng ý đối với nhóm nhân tố theo giới tính................................................................................................................................ 69 4.1.5.3 Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận của học sinh ..................... 70 4.2 Thảo luận.................................................................................................................74 vi TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 76 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN LÝ .................................................. 76 5.1 Kết luận ...................................................................................................................77 5.2 Đề xuất hàm ý quản lý ............................................................................................79 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ..........................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 84 PHỤ LỤC.....................................................................................................................88 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2. 1: Mô hình Thuyết hành động hợp lý (TRA) ...................................................10 Hình 2. 2: Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) ........................................................11 Hình 2. 3: Mô hình chọn trường đại học của Chapman ................................................14 Hình 2. 4: Mô hình chọn trường đại học của Jackson ...................................................15 Hình 2. 5: Mô hình chọn trường đại học của Kee Ming ...............................................17 Hình 2. 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................22 Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................30 Hình 4. 1: Đồ thị phân tán giữa các giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy. .................60 Hình 4. 2: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ............................................61 Hình 4. 3: Đồ thị P-P plot của phần dư – đã chuẩn hóa ................................................62 Hình 4. 4: Mô hình thực nghiệm về Quyết định chọn trường đại học của học sinh .....67 viii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2. 1: Tổng quan các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường đại học ........19 Bảng 2. 2: Các nhân tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.....22 Bảng 3. 1: Số lượng đáp viên tham gia thảo luận nhóm ...............................................31 Bảng 3. 2: Thang đo Đặc điểm cá nhân học sinh ..........................................................33 Bảng 3. 3: Thang đo các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh ..............34 Bảng 3. 4: Thang đo Đặc điểm của trường đại học .......................................................35 Bảng 3. 5: Thang đo Nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh ........................37 Bảng 3. 6: Thang đo Quyết định chọn trường đại học của học sinh .............................38 Bảng 4. 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu ...........................................................................46 Bảng 4. 2: Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo biến độc lập .................................48 Bảng 4. 3: Kết quả Cronbach's Alpha của thang đo biến phụ thuộc .............................51 Bảng 4. 4: Kết quả Cronbach's Alpha đánh giá thang đo nhân tố độc lập và nhân tố phụ thuộc ..............................................................................................................................51 Bảng 4. 5: Hệ số KMO, kiểm định Bartlet's và phương sai trích lần thứ nhất..............53 Bảng 4. 6: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập lần thứ nhất ....................54 Bảng 4. 7: Hệ số KMO, kiểm định Barlett's và phương sai trích lần cuối ....................56 Bảng 4. 8: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối (Ma trận xoay) .............................56 Bảng 4. 9: Hệ số KMO, kiểm định Barlett's và phương sai trích ..................................58 Bảng 4. 10: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ..........63 Bảng 4. 11: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..........64 Bảng 4. 12: Các thông số thống kê từng biến trong mô hình hồi quy...........................65 Bảng 4. 13: Kiểm định trung bình hai nhóm nơi học THPT đối với quyết định chọn trường đại học ................................................................................................................68 ix Bảng 4. 14: Thống kê mô tả hai nhóm giới tính nam và nữ ..........................................69 Bảng 4. 15: Kết quả kiểm định trung bình hai nhóm nam và nữ đối với quyết định chọn trường đại học ................................................................................................................70 Bảng 4. 16: Điểm trung bình các nhân tố ......................................................................70 Bảng 4. 17: Tương quan giữa mức độ ảnh hưởng và giá trị trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của học sinh ...............................................................................72 Bảng 4. 18: Kiểm định giá trị trung bình.......................................................................72 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải AB Thái độ BI Hành vi CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học DNTU Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai EFA Nhân tố khám phá PBC Nhận thức kiểm soát hành vi SN Chuẩn chủ quan THPT Trung học phổ thông TPB Lý thuyết hành vi dự định TRA Lý thuyết hành động hợp lý xi CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương 1 trình bày những lý do cần thiết để dẫn đến việc thực hiện đề tài gồm tính cấp thiết chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được xác định, ý nghĩa và những đóng góp của đề tài và cấu trúc của luận văn. 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, với tốc độ phát triển của nền kinh tế thì vấn đề giáo dục đã được nâng lên tầm cao mới, trên cơ sở đó giáo dục đại học đóng vai trò to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phải có chất lượng đáp ứng các yêu cầu sử dụng lao động của các thành phần kinh tế. Trong những năm qua, các trường đại học phát triển mạnh về số lượng trong đó có sự tham gia của trường công lập, ngoài công lập và các trường quốc tế. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2015 - 2016 có 223 trường đại học, học viện (trong đó gồm 163 trường công lập, 60 trường ngoài công lập), năm học 2016 - 2017, có 235 trường đại học, học viện (trong đó gồm 170 trường công lập, 60 trường ngoài công lập, 5 trường có vốn 100% nước ngoài) nhưng số lượng thí sinh nộp hồ sơ vào một số trường lại có xu hướng giảm qua các năm. Thông tin từ Bộ Giáo dục & Đào tạo, tính đến ngày 24 tháng 9 năm 2015, số liệu báo cáo từ 308 trường trên tổng số hơn 400 trường xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia cho thấy có 86 trường ĐH, CĐ (chiếm 28%) tuyển được 100% chỉ tiêu ngay từ đợt 1, 123 trường ĐH, CĐ (chiếm 40%) tuyển được từ 50% chỉ tiêu trở lên, 99 trường (chiếm 32%) báo cáo tuyển sinh được dưới 30% sau đợt 1 xét tuyển. Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016, một số trường đại học ngay cả Top đầu như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Học viện Tài chính... thiếu từ hàng trăm đến hàng ngàn sinh viên, thậm chí có trường còn tổ chức 3 đợt tuyển sinh bổ sung vì chưa đủ chỉ tiêu. Theo thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến ngày 07 tháng 8 năm 2017, có 235.500/363.600 (đạt tỷ lệ 65%) thí sinh trúng tuyển đợt 1 xác nhận nhập học, tức là có 120.000 thí sinh không nhập học đợt 1 dù đã trúng tuyển. Số lượng thí sinh nhập học đủ chỉ tiêu rất ít, còn lại hầu như các trường tuyển sinh còn gặp nhiều khó 1 khăn và gay gắt, đặc biệt một số trường đại học ngoài công lập dẫn đến cạnh tranh với nhau. Từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi cơ chế quản lý công tác tuyển sinh ĐH, CĐ, cụ thể là cho phép các trường được tự chủ xây dựng phương án tuyển sinh riêng. Các trường đại học ngoài công lập đã và đang hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, nguồn thu lớn chủ yếu là học phí, để đảm bảo và ổn định nguồn thu lớn đòi hỏi các trường đại học trước hết phải tìm hiểu nghiên cứu, điều tra các nhân tố quyết định đến lựa chọn của học sinh và làm cơ sở để điều chỉnh các hoạt động nhằm hấp dẫn người học vào trường, có thể coi tuyển sinh là một hình thức marketting giáo dục và nhìn nhận học sinh dưới góc độ khách hàng (Maringe & Gibbs, 2009). Trước xu thế đó, tuyển sinh đã và đang dần dần đã trở thành vấn đề cần chú ý của các trường ĐH. Một số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT không chọn thi hay học đại học mà có hướng đi khác như đi làm, đi học CĐ hoặc các trường dạy nghề hay đi du học nước ngoài. Lý do phổ biến của nhóm học sinh này là thời gian học đại học kéo dài, tốn kém tiền bạc, ra trường không xin được việc làm, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm sức hút tuyển sinh từ các trường đại học. Vấn đề chọn trường đại học hiện nay không chỉ của riêng người học hay phụ huynh mà nó còn là mối quan tâm lớn của các cơ sở giáo dục đại học và có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Vì vậy, trên thế giới đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài liên quan như nghiên cứu của Chapman (1981) về việc chọn trường đại học của các học sinh cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường, đó là: nhóm yếu tố cá nhân và nhóm các yếu tố bên ngoài. Kết quả cho thấy các nhóm yếu tố trên có mối quan hệ dương với quyết định chọn trường đại học của học sinh. Nghiên cứu của Jackson (1982) chia làm ba giai đoạn: (1) Tùy chọn, (2) loại trừ (3) đánh giá. Nghiên cứu của Kee Ming (2010) đề xuất khung phân tích 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên. Kết quả cho thấy có 2 nhóm ảnh hưởng gồm nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường đại học và nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên. Nghiên cứu của Michael Borchert (2002) đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung học Germantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là môi trường, cơ hội và đặc điểm cá nhân. Ở Việt Nam tác giả Trần 2 Văn Quí, Cao Hà Thi (2009) nghiên cứu về Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông, kết quả cho thấy thực sự có 5 yếu tố tác động bao gồm: Cơ hội việc làm trong tương lai, đặc điểm cố định của trường đại học, năng lực của học sinh, ảnh hưởng của đối tượng tham chiếu và cơ hội học tập cao hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy có 5 nhóm yếu tố gồm: (1) Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; (2) yếu tố về đặc điểm của trường đại học; (3) yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; (4) yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường đại học; (5) yếu tố về danh tiếng của trường đại học. Nghiên cứu của Lưu Thị Thái Tâm, Châu Sôryaly, Châu Khon (2017) về các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 tại Thành phố Long Xuyên, An Giang cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng gồm: (1) Cơ hội việc làm trong tương lai; (2) sự định hướng của các cá nhân; (3) cơ hội trúng tuyển; (4) đặc điểm của trường đại học. Từ những công trình nghiên cứu trên cho thấy hầu hết tất cả đều sử dụng các yếu tố như đặc điểm của trường đại học, nỗ lực giao tiếp của trường đại học với học sinh, chương trình học, vị trí, danh tiếng, cơ sở vật chất, cơ hội việc làm, chuẩn chủ quan. Tuy nhiên, trong bối cảnh ở Việt Nam, các nghiên cứu này chưa xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh đối với các trường đại học ngoài công lập của học sinh THPT. Do vậy, đây là vấn đề chính của đề tài nghiên cứu này. Từ thực tế trên tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh Trung học phổ thông ” nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học ngoài công lập của học sinh trung học phổ thông. Từ đó có đề xuất một số hàm ý quản lý làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và các giải pháp thu hút học sinh. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động các nhân tố đến quyết định chọn trường đại học ngoài công lập của học sinh trung học phổ thông. Từ đó, đưa ra hàm ý quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho đơn vị đào tạo. 3  Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hành vi quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. - Xác định và đo lường mức độ tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai của học sinh trung học phổ thông. - Đề xuất hàm ý quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh cho Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Những lý thuyết khoa học nào giải thích hành vi quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT? Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây có kết quả nghiên cứu gì? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông? Và mức độ tác động các yếu tố này? - Hàm ý quản lý nào để tăng khả năng lựa chọn trường đại học của học sinh THPT? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai của học trung học phổ thông. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thưc hiện tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.  Khách thể nghiên cứu: Học sinh tốt nghiệp lớp 12 tại các trường trung học phổ thông đã nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học vào Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.  Phạm vi thời gian: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo năm 2018 từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2018 học sinh các trường trung học phổ thông bắt đầu xét tuyển vào các trường đại học và đây cũng là thời điểm để tác giả tiến hành nghiên cứu khảo sát đề tài. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu gồm các giai đoạn và sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau đây: 4 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông cùng các biến quan sát đo lường những yếu tố này. Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung dựa theo dàn bài do tác giả xây dựng, với sự tham gia của 12 thành viên là học sinh quyết định chọn trường đại học và 6 thành viên là giảng viên chia làm 2 nhóm (Trình bày chi tiết tại Chương 3). Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các giai đoạn: - Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn học sinh trung học phổ thông đến nộp hồ sơ xét tuyển đại học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. - Thông qua phần mềm xử lý SPSS, đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, qua đó loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) qua đó tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo. - Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và đo lường tầm quan trọng của các yếu tố. - Kiểm định T-Tests; Anova nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về mức độ đồng ý đối với nhóm nhân tố theo giới tính, theo nơi học THPT, đo lường giá trị trung bình của nhân tố. 1.6 Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài Một là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản trị có cách nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này 5 sẽ là tài liệu tham khảo các trường đại học và nhằm đề ra các chiến lược, giải pháp thu hút học sinh. Hai là, nghiên cứu này là một thể nghiệm xây dựng, kiểm định mô hình lý thuyết và thang đo các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học ngoài công lập của học sinh trung học phổ thông. Vì vậy đây là cơ sở để phát triển các nghiên cứu tương tự. Ba là, Nghiên cứu vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp, từ phương pháp nghiên cứu mô tả, sử dụng các kỹ thuật truyền thống như thống kê, phân tích, tổng hợp...đến các phương pháp hiện đại sử dụng định tính, định lượng như thảo luận nhóm tập trung, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến, kiểm định T-Tests, Anova... Vì vậy, nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo về phương pháp luận, về thiết kế nghiên cứu, phát triển thang đo, mô hình nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu. 1.7 Cấu trúc đề tài Ngoài những phần như: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Nghiên cứu được cấu thành bởi 5 chương như sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu: Trình bày những lý do cần thiết để dẫn đến việc thực hiện đề tài gồm tính cấp thiết chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu được xác định, ý nghĩa và những đóng góp của đề tài và cấu trúc của luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Trình bày những cơ sơ sở lý thuyết của đề tài và đề xuất mô hình nghiên cứu, trong đó có sơ lược về một số khái niệm và các mô hình, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến đề tài. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung và kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất ở chương 2. Chương 4. Kết quả và thảo luận: Thực hiện việc phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả thu được. 6 Chương 5. Kết luận và hàm ý quản lý: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, từ đó đưa ra những hàm ý quản lý về thực tiễn và những mặt còn hạn chế của đề tài. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất