Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thủy sản – nghiên cứu tạ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thủy sản – nghiên cứu tại tỉnh bến tre

.PDF
168
881
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------ NGUYỄN NGỌC TRUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH THỦY SẢN NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62340102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thành Hiếu 2. PGS. TS. Hồ Sỹ Hùng HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Nguyễn Thành Hiếu Nguyễn Ngọc Trung MỤC LỤC LỜI CAM KẾT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG..................................................................................... 7 1.1. Quản trị chuỗi cung ứng và liên kết chuỗi cung ứng ..................................... 7 1.1.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng .............................................................. 7 1.1.2. Liên kết chuỗi cung ứng .............................................................................. 8 1.2. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của| tổ chức................................................................................................................... 11 1.2.1. Lý thuyết quản trị dựa vào nguồn lực (RBV: Resource – based view) ....... 11 1.2.2. Mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh .............. 12 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ..................................... 15 1.3.1. Mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng ................................... 16 1.3.2. Định hướng chiến lược của công ty và liên kết chuỗi cung ứng ................. 21 1.3.3. Văn hóa tổ chức và sự tác động tới mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng ............................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2: 34PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE ............................................................................... 34 2.1. Phương pháp luận nghiên cứu ...................................................................... 34 2.1.1. Triết lý nghiên cứu .................................................................................... 34 2.1.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ........................................................................... 35 2.1.3. Chiến lược nghiên cứu............................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 37 2.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi ................................................................................ 37 2.2.2. Nghiên cứu thí điểm .................................................................................. 42 2.2.3. Xác định mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................. 43 2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................... 43 2.3. Kết quả điều tra thí điểm .............................................................................. 48 2.3.1. Mô tả kết quả điều tra thí điểm .................................................................. 48 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy ................................................................................. 48 2.3.3. Những kết luận từ nghiên cứu thí điểm ...................................................... 52 3.1. Phân tích chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2016 ..... 53 3.1.1. Đầu vào ..................................................................................................... 53 3.1.2. Nuôi trồng ................................................................................................. 54 3.1.3. Chế biến và xuất khẩu ............................................................................... 57 3.2. Mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre và các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................ 65 3.2.1. Mối quan hệ giữa người nuôi trồng với các nhà cung cấp đầu vào ............. 65 3.2.2. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến với người nuôi trồng ... 65 3.2.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với khách hàng ......... 65 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre ................................................................................................................. 66 3.3.1. Rủi ro trong chuỗi cung ứng ...................................................................... 66 3.3.2. Chiến lược kinh doanh của các tổ chức sản xuất kinh doanh tỉnh Bến Tre . 69 3.3.3. Văn hóa tổ chức của các tổ chức sản xuất kinh doanh tỉnh Bến Tre ........... 70 CHƯƠNG 4....................................................................................................................... 71 PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, MỨC ĐỘ LIÊN KẾT VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC TỔ CHỨC THAM GIA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE ................................... 71 4.1. Đặc tính mẫu điều tra .................................................................................... 71 4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu.............................................................. 71 4.1.2. Kiểm định dạng phân phối của dữ liệu....................................................... 72 4.2. Phân tích nhân tố các biến nghiên cứu ......................................................... 74 4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến liên kết trong chuỗi cung ứng .......... 74 4.2.2. Các nhân tố liên kết trong chuỗi cung ứng ................................................. 78 4.2.3. Nhân tố kết quả kinh doanh ....................................................................... 79 4.2.4. Nhân tố văn hóa tổ chức ............................................................................ 80 4.3. Phân tích độ tin cậy các nhân tố ................................................................... 81 4.4. Kiểm định giả thiết ........................................................................................ 82 4.4.1. Phân tích các nhân tố tác động đến liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh .......................................................................................................... 82 4.4.2. Phân tích sự tác động điều tiết của văn hóa tổ chức đến mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng .................................................... 89 4.4.3. Phân tích sự tác động điều tiết của văn hóa tổ chức đến mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng .......................................................... 97 4.5. Kiểm định ANOVA ..................................................................................... 106 4.6. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ..................................................................... 112 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE........................................ 114 5.1. Kết luận và phân tích kết quả nghiên cứu .................................................. 114 5.1.1. Mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh.. 114 5.1.2. Mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh .. 117 5.1.3. Tác động của văn hóa tổ chức đến mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng ........................................................................................................... 119 5.2. Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre ............................................................................................................... 120 5.2.1. Giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng .............................................................. 120 5.2.2. Xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm tăng cường liên kết chuỗi cung ứng ........................................................................................................... 123 5.3. Một số kiến nghị........................................................................................... 124 5.3.1. Kiến nghị với tỉnh Bến Tre ...................................................................... 124 5.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội thủy sản Việt Nam .............................................. 126 5.3.3. Kiến nghị với Chính phủ ......................................................................... 126 5.4. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu .......................................................... 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................................................ 130 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 131 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 147 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng hợp các giả thiết ............................................................................... 31 Bảng 2.1: Thang đo các nhân tố rủi ro trong chuỗi cung ứng ..................................... 38 Bảng 2.2: Thang đo các nhân tố chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ................. 39 Bảng 2.3: Thang đo các dạng liên kết trong chuỗi cung ứng ...................................... 40 Bảng 2.4: Thang đo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 40 Bảng 2.5: Thang đo về văn hóa doanh nghiệp ............................................................ 41 Bảng 2.6: Đặc tính mẫu nghiên cứu thí điểm ............................................................. 48 Bảng 2.7: Thống kê các thang đo nhân tố của mẫu nghiên cứu thí điểm .................... 49 Bảng 2.8: Độ tin cậy các biến .................................................................................... 52 Bảng 3.1: Diện tích và sản lượng nuôi thủy sản giai đoạn 2011 - 2016 ...................... 55 Bảng 3.2: Thị trường xuất khẩu hàng thủy sản năm 2016 .......................................... 61 Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu điều tra ..................................................................... 71 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến quan sát .............................................................. 72 Bảng 4.3: KMO và Bartlett’s Test đối với các biến rủi ro .......................................... 75 Bảng 4.4: Tổng biến đổi các biến rủi ro được giải thích ............................................. 75 Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố rủi ro (Kết quả EFA)................................................ 76 Bảng 4.6: KMO và Bartlett’s Test đối với các biến chiến lược kinh doanh ................ 77 Bảng 4.7: Tổng biến đổi các biến chiến lược kinh doanh được giải thích ................... 77 Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố các nhân tố chiến lược kinh doanh (Kết quả EFA) .. 77 Bảng 4.9: KMO và Bartlett’s Test đối với các biến liên kết trong chuỗi cung ứng ..... 78 Bảng 4.10: Tổng biến đổi các biến liên kết trong chuỗi cung ứng được giải thích ...... 78 Bảng 4.11: Ma trận xoay nhân tố các biến liên kết trong chuỗi cung ứng (Kết quả EFA) ...... 79 Bảng 4.12: KMO và Bartlett’s Test đối với các biến kết quả kinh doanh ................... 79 Bảng 4.13: Tổng biến đổi các biến kết quả kinh doanh được giải thích ...................... 80 Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố các biến kết quả kinh doanh (Kết quả EFA) ........... 80 Bảng 4.15: KMO và Bartlett’s Test đối với các biến điều tiết .................................... 80 Bảng 4.16: Tổng biến đổi các biến điều tiết được giải thích ....................................... 81 Bảng 4.17: Ma trận xoay nhân tố các biến văn hóa tổ chức (Kết quả EFA) ................ 81 Bảng 4.18: Độ tin cậy của các nhân tố ....................................................................... 82 Bảng 4.19: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh ................................................................. 82 Bảng 4.20: Các ước lượng về mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh .......................................................................................................... 84 Bảng 4.21: Các chỉ số đo lường sự phù hợp của mô hình mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh (Mô hình hiệu chỉnh) ............................... 84 Bảng 4.22: Các ước lượng về mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh (Mô hình hiệu chỉnh) ........................................................................ 85 Bảng 4.23: Các ước lượng về mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh..................................................................................................... 87 Bảng 4.24: Các ước lượng về mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược kết hợp, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh ................................................... 88 Bảng 4.25: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với CFOC giá trị cao ........................................................................................... 89 Bảng 4.26: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với CFOC giá trị thấp .......................................................................................... 92 Bảng 4.27: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với IEFC giá trị cao ............................................................................................. 94 Bảng 4.28: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với IEFC giá trị thấp ........................................................................................... 96 Bảng 4.29: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với CFOC giá trị cao ........................................................................................... 99 Bảng 4.30: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với CFOC giá trị thấp ........................................................................................ 101 Bảng 4.31: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với IEFC giá trị cao ........................................................................................... 103 Bảng 4.32: So sánh kết quả về Chi-Square và DF giữa mô hình giới hạn và không giới hạn với IEFC giá trị thấp ......................................................................................... 105 Bảng 4.33: Thống kê mô tả biến CONGĐOAN ....................................................... 106 Bảng 4.34: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 107 Bảng 4.35: Kết quả ANOVA ................................................................................... 107 Bảng 4.36: Thống kê mô tả biến LOAIHINH .......................................................... 107 Bảng 4.37: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 108 Bảng 4.38: Kết quả ANOVA ................................................................................... 108 Bảng 4.39: Thống kê mô tả biến QUIMO ................................................................ 108 Bảng 4.40: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 108 Bảng 4.41: Kết quả ANOVA ................................................................................... 109 Bảng 4.42: Thống kê mô tả biến CONGĐOAN ....................................................... 109 Bảng 4.43: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 109 Bảng 4.44: Kết quả ANOVA ................................................................................... 109 Bảng 4.45: Thống kê mô tả biến LOAIHINH .......................................................... 110 Bảng 4.46: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 110 Bảng 4.47: Kết quả ANOVA ................................................................................... 110 Bảng 4.48: Thống kê mô tả biến QUIMO ................................................................ 111 Bảng 4.49: Kiểm định Leneve phương sai đồng nhất ............................................... 111 Bảng 4.50: Kết quả ANOVA ................................................................................... 111 Bảng 4.51: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thiết ............................................... 112 DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH Biểu đồ 3.1: Sản lượng thủy sản xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 ................................. 57 Biểu đồ 3.2: Sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 - 2016 .................. 58 Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 - 2016................................ 59 Hình 3.1: Tỷ trọng sản lượng các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 ................ 60 Hình 3.2: Tỷ trọng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2010 - 2016 ............... 60 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh .. 83 Sơ đồ 4.2: Mối quan hệ giữa rủi ro, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh (Mô hình hiệu chỉnh) ......................................................................................................... 85 Sơ đồ 4.3: Mối quan hệ giữa chiến lược, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh...... 86 Sơ đồ 4.4: Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh, chiến lược kết hợp, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh ................................................................................. 88 Sơ đồ 4.5: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với CFOC giá trị cao .................................................................................. 89 Sơ đồ 4.6: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với CFOC giá trị cao...................................................................... 90 Sơ đồ 4.7: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với CFOC giá trị thấp ................................................................................. 91 Sơ đồ 4.8: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với CFOC giá trị thấp .................................................................... 92 Sơ đồ 4.9: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với IEFC giá trị cao .................................................................................... 93 Sơ đồ 4.10: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với IEFC giá trị cao ....................................................................... 94 Sơ đồ 4.11: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với IEFC giá trị thấp ............................................................................ 95 Sơ đồ 4.12: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ nguồn cung và liên kết với nhà cung ứng với IEFC giá trị thấp ...................................................................... 96 Sơ đồ 4.13: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với CFOC giá trị cao ............................................................................... 98 Sơ đồ 4.14: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với CFOC giá trị cao ......................................................................... 99 Sơ đồ 4.15: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với CFOC giá trị thấp ............................................................................ 100 Sơ đồ 4.16: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với CFOC giá trị thấp ...................................................................... 101 Sơ đồ 4.17: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với IEFC giá trị cao ............................................................................... 102 Sơ đồ 4.18: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với IEFC giá trị cao ......................................................................... 103 Sơ đồ 4.19: Mô hình giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với IEFC giá trị thấp ............................................................................. 104 Sơ đồ 4.20: Mô hình không giới hạn mối quan hệ giữa rủi ro từ thị trường và liên kết với khách hàng với IEFC giá trị thấp ....................................................................... 105 1 PHẦN MỞ ĐẦU Tóm tắt luận án Mục đích của nghiên cứu này là kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố tiền đề và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng ngành thủy sản tỉnh Bến Tre. Trong những năm gần đây khái niệm chuỗi cung ứng đã trở nên phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở Việt Nam. Hiện nay, không nhiều nghiên cứu chuyên sâu về cách thức các doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nhau, các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết này và kết quả kinh doanh có bị ảnh hưởng bởi mức độ liên kết hay không. Do đó, nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết không chỉ giúp cho các nhà quản lý mà còn làm giàu thêm kiến thức khoa học về lĩnh vực này. Liên kết chuỗi cung ứng được định nghĩa dưới nhiều gốc độ khác nhau. Tuy nhiên, liên kết được sử dụng trong lĩnh vực này là quá trình liên kết với các đối tác trong chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung ứng ở thượng nguồn và với khách hàng hạ nguồn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng. Các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre được xác định bao gồm: rủi ro trong chuỗi cung ứng, chiến lược kinh doanh văn hóa tổ chức. Một số lý thuyết cơ bản được sử dụng làm nền tảng để phát triển nghiên cứu này gồm: lý thuyết về quản trị nguồn lực, lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả kinh doanh và lý thuyết ngẫu nhiên hay tình huống. Mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố tiền đề, liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh. Hầu hết các yếu tố rủi ro đều tác động đến liên kết với nhà cung ứng, trong khi chỉ có rủi ro từ thị trường ảnh hưởng đến liên kết với khách hàng. Chiến lược kinh doanh theo hướng chi phí thấp, chiến lược kinh doanh theo định hướng khách hàng và chiến lược kết hợp cả hai đều có những tác động nhất định đến liên kết chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là liên kết chuỗi cung ứng với nhà cung ứng và với khách hàng đều tác động đến kết quả kinh doanh. Cuối cùng, văn hóa tổ chức là yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của rủi ro đến liên kết chuỗi cung ứng. Trong đó, văn hóa hướng ngoại và linh hoạt có sự tác động mạnh mẽ hơn so với văn hóa hướng nội và kiểm soát. Giới thiệu Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng được chú trọng hơn khi mà các tổ chức nhận thức được lợi ích của việc tham gia liên kết, hợp tác với nhau. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa ngày càng tăng (Lummus và Vokurka, 2 1999), các tổ chức sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng để sử dụng các nguồn lực có chất lượng của đối tác với chi phí thấp hơn là tự sản xuất nhưng không hiệu quả. Do đó, các tổ chức ngày càng muốn xích lại gần nhau nhằm quản lý hiệu quả các nguồn cung cũng như các kênh phân phối để vừa tối ưu hóa chi phí, đồng thời tăng sự thỏa mãn của khách hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận của các tổ chức tham gia (Lee, 2000; Anderson và Narus, 1990). Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: sự cạnh tranh đang diễn ra giữa chuỗi cung ứng với chuỗi cung ứng, không phải diễn ra giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (Christopher, 1998). Nhiều học giả và các nhà quản lý đã định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng là quản trị sự liên kết giữa các quá trình kinh doanh cơ bản từ người tiêu dùng cuối cùng đến nhà cung ứng đầu tiên, cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm tối ưu hóa giá trị gia tăng cho khách hàng và các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng (Lamber và cộng sự, 1998). Hoặc quản trị chuỗi cung ứng là quản trị mối liên kết giữa tất cả các hoạt động liên quan đến dòng lưu chuyển, chuyển đổi hàng hóa và thông tin từ nguyên liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (Handfield và Nichols, 1999). Liên kết chuỗi cung ứng có thể dưới nhiều cấp độ, từ lỏng lẻo cho đến liên kết chặt chẽ. Nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm kiếm và xác định các điều kiện tiền đề đối với các tổ chức tham gia liên kết chuỗi cung ứng. Nhiều học giả cho rằng liên kết chuỗi cung ứng là do áp lực cạnh tranh toàn cầu (Handfield và Nichols, 1999), hoặc rủi ro do sự biến động của môi trường bao gồm thay đổi về cung, cầu và công nghệ (Chen và Paulraj, 2004; Mentzer và cộng sự, 2000), các cơ hội từ thị trường mới (Frohlich và Westbrook, 2001). Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành thủy sản, ngoài áp lực cạnh tranh toàn cầu thì các áp lực khác của môi trường cũng có sự tác động lớn đến mức độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng như rủi ro liên quan đến chuỗi cung ứng (nguồn cung, thị trường, thông tin và môi trường). Ngoài ra, yếu tố nội tại cũng tác động đến động lực tăng cường liên kết với đối tác trong chuỗi cung ứng, trong đó chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ hợp tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng. Sự tác động của rủi ro lên mức độ liên kết phù hợp với lý thuyết mối quan hệ giữa môi trường và tổ chức (Aldrich và Pleffer, 1976). Khi môi trường thay đổi thì tổ chức cũng nên thay đổi để tồn tại và phát triển. Các tổ chức có xu hướng tăng cường các mối quan hệ để hạn chế sự tác động từ sự bất ổn của cung, cầu, công nghệ và môi trường nói chung (David, 1993; Mentzer, 2000; Chen và Paulraj, 2004). Tuy nhiên, quan điểm về mối quan hệ này cũng đang còn trái chiều. Một số tác giả cho rằng đây 3 là mối quan hệ thuận chiều, nghĩa là môi trường càng bất ổn, rủi ro cao thì các tổ chức có xu hướng tăng cường liên kết (Afuah, 2001; Liu và cộng sự, 2010; Germain và cộng sự, 2008). Trong khi đó, một số nghiên cứu khác thì xác định quan hệ này là ngược chiều, rủi ro càng cao, các tổ chức càng không có xu hướng liên kết với nhau, thay vào đó họ chỉ phát triển quan hệ bình thường với các đối tác để dễ dàng thay đổi khi môi trường biến động (Zhao và cộng sự, 2013). Do đó, tiếp tục lý giải về mối quan hệ này là cần thiết. Một trong những khả năng có thể đó là sự tác động của biến điều tiết. Kết luận này dựa trên cơ sở lý thuyết hoàn cảnh hay ngẫu nhiên (Contigency theory) của Woodward (1965). Tác giả cho rằng không có hình thức cấu trúc tổ chức nào tối ưu tuyệt đối mà nó còn phụ thuộc vào đặc tính của hoàn cảnh hay môi trường. Trong lĩnh vực quản trị vận hành nói chung, nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề xuất một số yếu tố hoàn cảnh như văn hóa tổ chức (McDermott và Stock, 1999; Naim và cộng sự, 2004; Naor và cộng sự, 2008), qui mô doanh nghiệp (Jayaram và cộng sự, 2010), chiến lược kinh doanh của tổ chức (Sousa và Voss, 2001).… Trong tất cả các yếu tố trên, văn hóa được xem là một trong những yếu tố được nghiên cứu phổ biến. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng, chưa nhiều bằng chứng thực tiễn kiểm định sự tác động của văn hóa tổ chức lên quản trị chuỗi cung ứng và liên kết trong chuỗi cung ứng (Metters và cộng sự, 2010). Do đó, luận án này sẽ nghiên cứu sự tác động của yếu tố văn hóa (yếu tố hoàn cảnh) lên mức độ liên kết chuỗi cung ứng, bởi vì các loại văn hóa khác nhau có thể thúc đẩy hoặc cản trở mức độ liên kết giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Kiểm định mối quan hệ này sẽ đóng góp nhất định đối với lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng. Sự tác động của chiến lược kinh doanh lên liên kết chuỗi cung ứng cũng phù hợp với lý thuyết về mối quan hệ giữa chiến lược, cấu trúc và kết quả kinh doanh (SSP) (Chandler, 1962; William, 1992). Lý thuyết này cho rằng chiến lược là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi của cấu trúc và quá trình kinh doanh (Miles và Snow, 1978) và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Habib và Victor, 1991). Tuy nhiên, chiến lược nào sẽ thúc đẩy tổ chức thay đổi theo hướng tăng cường liên kết chuỗi cung ứng và mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh vẫn là một câu hỏi cần phải được giải đáp thêm. Nói cách khác, thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tăng cường liên kết chuỗi cung ứng phù hợp với loại chiến lược kinh doanh nào, hay là sự kết hợp của nhiều chiến lược để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn là một vấn đề cần nghiên cứu và lý giải. Khá nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Droge và cộng sự, 2004; Flynn và cộng sự, 2010). Tuy 4 nhiên, các nghiên cứu không cho kết quả thống nhất với nhau. Do đó, cần phải định nghĩa rõ ràng, chuẩn lại thang đo và kiểm định thêm trong các bối cảnh khác (FabbeCosté và Jahre, 2008). Vì vậy, luận án sẽ nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng thông qua việc nghiên cứu và xác định rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài đến sự liên kết, cũng như sự ảnh hưởng của liên kết đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu này cũng sẽ kiểm định sự tác động điều tiết của yếu tố văn hóa tổ chức đến các mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng. Cuối cùng, một số biến kiểm soát cũng sẽ được xem xét như các công đoạn trong chuỗi, loại hình tổ chức tham gia và qui mô các tổ chức này. Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng chịu sự tác động rất lớn của nhiều yếu tố. Trong đó, cũng giống như ngành nông sản nói chung, rủi ro luôn là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản và ảnh hưởng không nhỏ đến sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành trên cả phương diện liên kết ngang và liên kết dọc. Tuy nhiên, cho đến nay, các doanh nghiệp thủy sản, trong đó có doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bến Tre, vẫn còn đang lúng túng trong việc xác định các chiến lược và phối hợp chúng như thế nào để có thể hạn chế các rủi ro cũng như thúc đẩy phát triển liên kết chuỗi cung ứng. Dưới gốc độ chuỗi cung ứng thì ngành này có lẽ là ngành có nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng được thực hiện ở Việt Nam. Vì vậy, đây là ngành phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Tất cả các vấn đề trên đã đặt ra nhu cầu cần phải thực hiện một nghiên cứu có tính hệ thống để không chỉ khỏa lắp những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa các biến tiền đề và mức độ liên kết chuỗi cung ứng, cũng như sự tác động của liên kết đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn đem lại sự hỗ trợ tích cực đối với các nhà hoạch định chính sách hay quản lý doanh nghiệp có thể ban hành các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường quản trị hiệu quả thông qua đẩy mạnh mức độ liên kết hợp tác giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung ứng ngành thủy sản - Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre’ không chỉ cần thiết về mặt lý luận mà phần nào đem lại sự đóng góp thiết thực đối với vấn đề thực tiễn. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là xác định cách thức tác động của liên kết chuỗi cung ứng lên kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng. Nghiên cứu này cũng 5 tập trung phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kiểm định sự tác động của văn hóa tổ chức lên mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với các yếu tố tiền đề. Các loại văn hóa khác nhau có sự ảnh hưởng khác nhau, có thể thúc đẩy nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình liên kết khác nhau. Kiểm định tất cả những vấn đề trên sẽ giúp mở rộng được sự hiểu biết về bản chất của liên kết chuỗi cung ứng. Trên cơ sở đó, các mục tiêu cụ thể của luận án như sau: Mục tiêu 1: Xác định các nhân tố tiền đề ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre; Mục tiêu 2: Xác định mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre; Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố điều tiết có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhân tố tiền đề với mức độ liên kết giữa các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre. Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào cả bên trong và bên ngoài là các yếu tố tiền đề ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre? Câu hỏi 2: Mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng hiệu quả tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre? Câu hỏi 3: Các yếu tố điều tiết nào sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa rủi ro trong chuỗi cung ứng và mức độ liên kết trong chuỗi cung ứng? Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nghiên cứu tập trung vào chuỗi cung ứng thủy sản tại tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, sản lượng thủy sản ở Bến Tre được xuất khẩu chiếm tỷ lệ cao. Nói cách khác, sản phẩm thủy sản Bến Tre hầu hết là để xuất khẩu, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án cũng chỉ tập trung vào chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu ở Bến Tre. Thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre từ năm 2010. Riêng đối với điều tra khảo sát được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017. 6 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này kết hợp phương pháp định tính và định lượng. Sau khi tổng quan lý thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình và các giả thiết nghiên cứu, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp hơn 10 nhà quản lý về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam để kiểm tra mô hình đã phát triển nhằm loại bỏ những biến không phù hợp với đặc thù bối cảnh tại tỉnh Bến Tre. Ngoài ra, thông qua nghiên cứu định tính, tác giả đánh giá, so sánh và lựa chọn các thang đo của các biến được lựa chọn nghiên cứu. Từ nghiên cứu định tính, tác giả chỉnh sửa và phát triển mô hình mới. Tiếp theo, tác giả phát triển phiếu điều tra và điều tra thử ở qui mô nhỏ để kiểm định độ tin cậy của phiếu điều tra. Sau khi kiểm định thử, tác giả thực hiện điều tra trên diện rộng tại các tổ chức tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre. Số phiếu phát ra là 300 phiếu từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017, số phiếu thu về và lựa chọn sử dụng nghiên cứu là 153 phiếu. Kết quả điều tra được phân tích bằng phương pháp định lượng. Dạng dữ liệu được kiểm tra trước khi đánh giá độ tin cậy và giá trị của các thang đo. Cuối cùng, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu được chia làm 5 chương theo cấu trúc như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu về liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre. Chương 3: Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2016. Chương 4: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng, mức độ liên kết và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre. Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh liên kết trong chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LIÊN KẾT CHUỖI CUNG ỨNG Phần tổng quan nghiên cứu sẽ gồm hai phần cơ bản. Trước khi phát triển các giả thiết, một số khái niệm cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng và liên kết chuỗi cung ứng cần phải được định nghĩa. Phần tiếp theo sẽ phân tích mối quan hệ giữa liên kết chuỗi cung ứng với các yếu tố tiền đề và kết quả kinh doanh của các tổ chức tham gia chuỗi cung ứng. 1.1. Quản trị chuỗi cung ứng và liên kết chuỗi cung ứng 1.1.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng Khái niệm chuỗi cung ứng được phát triển dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau (Chen và Paulraj, 2004) như quản trị nguyên vật liệu và logistics (Forrester, 1961), quản trị mạng lưới và kết nối các thị trường (Ford, 1990)…. Do đó, có nhiều khái niệm tương tự khái niệm chuỗi cung ứng như ‘chuỗi cầu’ (Farmer và Van Amstel, 1991), ‘chuỗi giá trị’ (Porter, 1995) và ‘chuỗi hỗ trợ’ (Womack và Jones, 1994). Tuy nhiên, khái niệm chuỗi cung ứng phổ biến nhất được phát triển bởi các tác giả La Londe và Masters (1994), Lambert và Stock (1993) và Christopher (1992). La Londe và Masters (1994) đề xuất rằng: chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp trong một chuỗi từ nhà cung ứng nguyên vật liệu đến nhà sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Tương tự, Lambert và Stock (1993) cũng định nghĩa chuỗi cung ứng là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường. Cuối cùng, chuỗi cung ứng cũng có thể hiểu là mạng lưới liên kết các tổ chức, gồm liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream linkages), thông qua các quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên thị trường. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng được phát triển từ các nhà tư vấn đầu những năm 1980s (Oliver và Webber, 1992) và đã tạo ra được nhiều sự chú ý đối với các nhà khoa học và nghiên cứu (La Londe, 1998). Sau đó, lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác nhau như cung ứng (purchasing), logistics và vận tải (logistics and transportation), quản trị sản xuất và tác nghiệp (operations management), marketing, tổ chức và nhân sự, quản trị thông tin và quản trị chiến lược (Chen và Paulraj, 2004). Vì vậy, khái niệm quản trị chuỗi cung ứng được hiểu dưới nhiều gốc độ khác nhau. Ví dụ, quản trị chuỗi cung ứng là quá trình 8 lập kế hoạch và kiểm soát sự di chuyển của dòng vật chất và thông tin cũng như các hoạt động logistics không chỉ trong một doanh nghiệp mà còn giữa các doanh nghiệp (Cooper và cộng sự, 1997). Quản trị chuỗi cung ứng cũng được sử dụng để hàm ý đến các vấn đề có tính chiến lược bên trong của một tổ chức (Harland và cộng sự, 1999), mối quan hệ giữa một doanh nghiệp với các nhà cung ứng (Farmer, 1997). Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị chuỗi cung ứng nhưng chúng có thể được phân thành ba nhóm sau: quản trị chuỗi cung ứng là một triết lý quản trị, các hoạt động ứng dụng triết lý đó và tập hợp các quá trình quản trị (Mentzer và cộng sự, 2001). Dưới gốc độ triết lý quản trị, quản trị chuỗi cung ứng có thể được hiểu là mở rộng khái niệm hợp tác giữa hai doanh nghiệp thành nhiều doanh nghiệp trong một nỗ lực quản lý tốt sự vận động của chuỗi hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng (Ellram, 1990). 1.1.2. Liên kết chuỗi cung ứng Rất nhiều hoạt động cần thiết để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hay chuyển triết lý quản trị thành các hoạt động cụ thể, bao gồm: ý thức hợp tác (cooperative perception) (Bowersox và Closs, 1996), chia sẻ rủi ro và lợi ích (shared risks and rewards) (Cooper và cộng sự, 1997), hợp tác (cooperation) (Tyndall và cộng sự, 1998), cùng hướng đến những khách hàng mục tiêu (La Londe và Masters, 1994), giữ quan hệ lâu dài (Croxton và cộng sự, 2001). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào hoạt động được đề cập phổ biến nhất đối với quản trị chuỗi cung ứng dưới cả gốc độ học thuật lẫn thực tiễn là hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp (integration). Ban đầu, quản trị chuỗi cung ứng tập trung chủ yếu vào liên kết các hoạt động logistics. Cụ thể, Hội đồng quản trị logistics (The Council of Logistics Management) đã khái niệm quản trị chuỗi cung ứng là quản trị sự liên kết các hoạt động logistics bên ngoài doanh nghiệp với khách hàng và các nhà cung ứng. Do vậy, rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn về bản chất của hai khái niệm trên. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, quản trị chuỗi cung ứng không đơn thuần quản trị các hoạt động logistics mà còn quản trị các quá trình kinh doanh khác như là quản lý dòng di chuyển của vật chất và thông tin dọc theo chuỗi cung ứng (Lambert và Cooper, 2000). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều công ty lớn đã thành công trong việc quản lý mạng lưới cung ứng như Hewlett-Packard, Compaq, Digital Equipment Corporation, Xerox và Benetton Group. Điểm chung của những công ty này là không đặt việc giảm chi phí hay tăng lợi nhuận tại từng khâu, thay vào đó là đặt mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh cho toàn bộ chuỗi hay mạng lưới cung ứng (Romano, 2003). Chính vì vậy, tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng đều nâng cao khả năng cạnh tranh và thu lại nhiều lợi ích như sử dụng hiệu 9 quả hơn các nguồn lực (Cooper và cộng sự, 1997). Sự thành công này dần dần đã thay đổi định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, chuyển dần trọng tâm ban đầu tập trung vào liên kết các hoạt động hậu cần sang một khái niệm rộng hơn là liên kết các quá trình kinh doanh cơ bản (Cooper và cộng sự, 1997). Dựa trên sự phát triển của khái niệm liên kết chuỗi cung ứng trong cả thực tiễn và lý thuyết, Bechtel và Jayaram (1997) đã phân chia bốn trường phái quan niệm khác nhau về liên kết chuỗi cung ứng: (1) trường phái logistics/liên kết (the “lingkage/logistics school”), cho rằng liên kết chuỗi cung ứng là liên kết các hoạt động logistics; (2) trường phái liên kết thông tin (the “information school”), hàm ý liên kết các dòng thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; (3) trường phái liên kết quá trình kinh doanh (the “integration/process school”), khái niệm liên kết các quá trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng; (4) trường phái liên kết chuỗi chức năng (the “functional chain awareness school”), phân chia liên kết chuỗi cung ứng thành liên kết bên ngoài (liên kết giữa các doanh nghiệp) và liên kết bên trong (liên kết giữa các phòng ban); Liên kết các hoạt động logistics được nghiên cứu khá phổ biến trong quản trị chuỗi cung ứng. Hoạt động liên kết này bao hàm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Liên kết logistics bên trong doanh nghiệp hàm ý là sự hợp tác các hoạt động liên quan đến logistics như quản trị hàng tồn kho, vận chuyển hàng hóa, quản trị kho bãi hay quản trị đặt hàng và mua hàng (Romano, 2003). Liên kết các hoạt động logistics bên ngoài cũng tương tự như với bên trong, tuy nhiên, các hoạt động đó nằm bên ngoài hay giữa các doanh nghiệp. Liên kết hậu cần bên ngoài cũng chia làm hai hướng, liên kết xuôi hạ nguồn và liên kết ngược thượng nguồn. Liên kết xuôi hạ nguồn là liên kết các hoạt động logistics giúp phân phối sản phẩm/dịch vụ từ các nhà cung ứng, nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Ngược lại, liên kết ngược hay còn gọi là hậu cần ngược sẽ có nhiệm vụ thu hồi sản phẩm và chuyển ngược trở lại các đối tác đằng sau chuỗi có trách nhiệm tiếp nhận sửa chữa hoặc thu hồi sản phẩm và dịch vụ từ khách hàng (Lambert, 2000). Liên kết thông tin là sự chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, bao gồm cấp độ chiến lược và tác nghiệp. Chia sẻ cấp độ chiến lược là những thông tin nếu được chia sẻ cho đối tác sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn là sở hữu bởi một thành viên. Ví dụ, việc chia sẻ thông tin giữa người bán và người mua sẽ giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động dự báo và kế hoạch quản lý các đơn hàng. Thông tin tác nghiệp là những thông tin chia sẻ để giúp vận hành tốt hoạt động hàng ngày của các tổ chức như cập nhật thông tin bán hàng liên tục để xác định các điểm nghẽn xuất hiện trong quá trình phân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan