Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị cục dự trữ nhà nư...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị cục dự trữ nhà nước khu vực đông nam bộ

.PDF
112
1
136

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HOÀI THU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ẬN V N THẠC Ĩ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƯƠNG - 2019 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HOÀI THU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 ẬN V N THẠC Ĩ NGƯ I HƯ NG D N H H TS. PHẠM NG C TOÀN BÌNH DƯƠNG - 2019 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Horngren (2002) cho rằng ngân sách là một tập hợp các kế hoạch liên kết với nhau để mô tả định lượng các hoạt động dự kiến trong tương lai của một đơn vị. Theo Hansen và Mowen (2004), cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận đều có thể thu được lợi ích từ việc lập kế hoạch và kiểm soát được việc thực hiện dự toán ngân sách đã lập. Blocher và cộng sự (2010) cho rằng mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho việc hoạch định và kiểm tra hoạt động kinh doanh, thông qua đó mà người quản lý đạt được mục tiêu của tổ chức. Tháng 10 năm 2012 Tổng Cục dự trữ Nhà nước (DTNN) đã tổ chức công bố quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (DTNN KV) Đông Nam Bộ, đây là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cuối cùng trong số 22 Cục dự trữ khu vực của cả nước đi vào hoạt động. Cục DTNN KV Đông Nam Bộ là cơ quan giúp Tổng cục DTNN thực hiện chức năng quản lý các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, cũng như trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ chiến lược. Đây là nguồn lực tài chính của trung ương trên địa bàn, là lực lượng tại chỗ sẵn sàng đáp ứng cho các địa phương trong các trường hợp đột xuất và góp phần bình ổn theo yêu cầu của Chính phủ. Hoạt động dự trữ quốc gia là hoạt động tuân theo hệ thống quản lý của Nhà nước, những công việc thường xuyên mà Cục DTNN KV Đông Nam Bộ cần thực hiện liên quan đến lập kế hoạch và dự toán ngân sách dài hạn và hàng năm, xây dựng cơ sở vật chất,... theo quy định chung hiện hành của pháp luật cho thấy yêu cầu, cũng như tính cấp thiết trong dự toán ở đơn vị này. Thông qua dự toán, nhà quản trị có phương án phân phối và sử dụng các nguồn lực của đơn vị một cách có hiệu quả. Nhằm hiểu rõ ưu, nhược điểm, tận dụng triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật thì việc 1 nghiên cứu về dự toán tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, cũng như xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là cần thiết. Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. - Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. + Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ 3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính: + Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ? + Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ như thế nào? 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. + Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 09 năm 2019. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, xây dựng thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo của các biến nghiên cứu (áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính); sau đó là nghiên cứu chính thức (áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng) để kiểm định lại thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Công cụ sử dụng là kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu góp phần cung cấp hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến dự toán ngân sách tại các đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, để từ đó có căn cứ đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lập dự toán ngân sách tại các đơn vị này, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chức. Nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các tác giả, nhà nghiên cứu khi thực hiện các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến mảng đề tài này. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn bao gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Kenneth A. Merchant (1981) “The Design of the Corporate Budgeting System: Influences on Managerial Behavior and Performance”. The Accounting Review. Vol. 56, No. 4 (Oct., 1981), pp. 813-829. Nghiên cứu này điều tra sự khác biệt trong hệ thống ngân sách ở cấp doanh nghiệp có liên quan đến quy mô, đa dạng và mức độ phân cấp của doanh nghiệp như thế nào, từ những đặc điểm đó mà đưa ra các lựa chọn khác nhau trong thiết kế và sử dụng hệ thống ngân sách, từ đó tác động đến hành vi và hiệu suất quản lý của nhà quản lý. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập được từ 19 công ty trong ngành công nghiệp điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngân sách được xem như một phần của chiến lược kiểm soát công ty, và ngân sách có liên quan đến những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp. Các công ty lớn hơn có khuynh hướng sử dụng ngân sách để kiểm soát doanh nghiệp, đồng thời các công ty lớn cũng xây dựng quy trình lập ngân sách phúc tạp hơn và nhà quản lý có nhận thức tốt về vai trò của công tác lập dự toán ngân sách. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa dự toán ngân sách và hiệu suất quản lý doanh nghiệp. Hoque, Z., & Hopper, T. (1997) “Political and industrial relations turbulence, competition and budgeting in the nationalised jute mills of Bangladesh”. Accounting and business Research, 27(2), 125-143. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết này được thực hiện nhằm kiểm định sự tác động của một tập hợp biến ảnh hưởng đến các đặc điểm ngân sách trong các nhà máy đay được quốc hữu hóa của Bangladesh. Năm yếu tố bên ngoài (khí hậu chính trị, quan hệ công nghiệp, cạnh tranh, cơ quan viện trợ và quy định của chính phủ) được coi là ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan đến ngân sách (như tham gia, trách nhiệm về ngân sách, đánh giá ngân sách, phân tích ngân sách, tương tác giữa các nhà quản lý và sự linh hoạt của ngân sách). Để thực hiện nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 38 đơn vị thuộc sở hữu nhà nước ở Bangladesh (BJMC). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động đáng kể giữa 5 các yếu tố bên ngoài đến dự toán ngân sách, trong đó, các yếu tố chính trị, quan hệ công nghiệp và cạnh tranh thị trường là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất. Ramadhan, S. (2009) với nghiên cứu “Budgetary accounting and reporting practices in Bahraini governmental units: An empirical study”. International Business Review, 18(2), 168-183. Với phương pháp nghiên cứu định tính. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định và mô tả các hoạt động báo cáo và kế toán ngân sách ở các tổ chức thuộc chính phủ Bahrain và đề xuất các khuyến nghị cụ thể để cải thiện. Theo nghiên cứu này, Bộ tài chính của Bahraini đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống báo cáo và kế toán ngân sách, thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích, điều này thể hiện rõ từ những thay đổi hành chính quan trọng và những cải cách lớn đã được quy định trong Luật Ngân sách của nước này hướng đến việc cải thiện hiệu quả, hiệu suất tổng thể trong các tổ chức hành chính công và nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dự toán ngân sách là thành phần quan trọng nhất của hệ thống kế toán trong chính phủ. Khi chuẩn bị lập dự toán ngân sách, các đơn vị này lựa chọn cách tiếp cận chi tiết theo đơn hàng, dự án và cách tiếp cận ngân sách này theo các tác giả là hoàn toàn không phù hợp nguyên nhân là do các tiếp cận này chỉ cung cấp dữ liệu hữu ích cho các mục tiêu ngắn hạn mà không chú ý đến các mục tiêu dài hạn, khuyến khích chi tiêu, thiếu sự đánh giá về chi phí của các dự án hoặc chương trình liên quan, nó được định hướng để cung cấp thông tin kế toán tuân thủ các yêu cầu pháp lý hơn là cung cấp thông tin hữu ích. Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013) “Assessing budgeting process in small and medium enterprises in Nairobi’s central business district: A case of Hospitality industry”. International Journal of Information Technology and Business Management. 29th September 2013. Vol.17 No.1. Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập ngân sách giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong ngành khách sạn ở khu trung tâm thương mại của Nairobi (CBD). Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, để thu thập dữ liệu, các tác giả đã gửi phiếu khảo sát với các câu hỏi liên quan đến các biến nghiên cứu theo dạng thang đo Likert 5 mức độ, dữ 6 liệu được phân tích bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu bảng, đồng thời xác định kích thước mẫu chính xác của nghiên cứu gồm 526 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành Khách sạn ở khu vực trung tâm. Kết quả của nghiên cứu này góp phần đáng kể vào quá trình lập ngân sách và hiệu suất quản lý chung của các DNNVV. Nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quá trình lập dự toán ngân sách liên quan đến sự tham gia của người lao động ở tất cả các cấp ngân sách, phân chia quyền hạn, trách nhiệm về các vấn đề quản lý, cải thiện liên tục các kỹ năng của người quản lý, ưu tiên công nghệ thông tin vì chức năng của nó đối với các DNNVV đóng góp đáng kể vào quy trình ngân sách. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đến quy trình lập dự toán ngân sách thể hiện theo mô hình dưới đây: Hệ thống kế toán vi tính hóa (β = -0.444) Quy mô (β = - 0.2937) Quá trình lập Sự tham gia của người lao động (β = - 0.2674) ngân sách giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) Kỹ năng và quyền hạn của người quản lý (β = 0,268) Cơ cấu sở hữu (β = 0,188) Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013) (Nguồn: Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira, 2013) 7 Zweni, A. G. (2017) “Factors affecting management of budgets at a department in the Western Cape government, South Africa”. Doctoral dissertation, Cape Peninsula University of Technology. Theo nghiên cứu này, ngân sách được coi là một công cụ quản lý quan trọng góp phần vận hành trơn tru một tổ chức, dẫn đến sự bền vững của tổ chức đó. Nghiên cứu này được thực hiện ở khu vực công nhằm xác định mức độ tham gia của các nhà quản lý ngân sách trong việc phát triển các quy trình ngân sách, để đánh giá tác động của đào tạo đối với các quy trình lập ngân sách và mức độ có thể thực hiện các chỉnh sửa, và để xác định các yếu tố hỗ trợ cũng như những hạn chế mà nhà quản lý gặp phải cho việc sử dụng ngân sách. Để thưc hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính và sử dụng bảng câu hỏi khảo sát là công cụ để thu thập dữ liệu. Kết quả nhiên cứu đã đưa ra các yếu tố khiến các nhà quản lý thực hiện không hiệu quả việc quản lý ngân sách trong bộ phận, từ đó đưa ra các khuyến nghị liên quan để quản lý ngân sách hiệu quả hơn. Mwasi, R. M. (2017) “Factors Affecting Budget Preparation: A Case Study of USIU-Africa”. Doctoral dissertation, United States International University-Africa. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát ở khu vực công. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố bên ngoài và bên trong tổ chức ảnh hưởng đến việc chuẩn bị ngân sách tổ chức. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu câu hỏi khảo sát, sau đó được làm sạch, được mã hóa trong excel và xuất sang SPSS để phân tích kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách gồm: Điều kiện kinh tế; lạm phát; biến động nhu cầu thị trường; công nghệ; chính sách tài trợ và các yếu tố bên trong tổ chức như: Sự sẵn có của nguồn tài chính; năng lực của nguồn nhân lực; yếu tố quản lý; sự tham gia của cả Nhân viên và các bên liên quan khác; lập kế hoạch phù hợp; theo dõi và đánh giá và động lực của nhân viên có ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách của tổ chức 1.2 Các nghiên cứu trong nước Trần Đặng Kim Ân (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An”. 8 Luận văn thạc sĩ, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An.Với phương pháp nghiên cứu định lượng. Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm các nhân tố như: cơ sở kế toán dồn tích, trình độ kế toán viên; hệ thống pháp lý; hệ thống thông tin; hoạt động thanh tra, giám sát. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê mô tả, xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định các nhân tố. Nghiên cứu này góp phần cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời đưa ra các kiến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm thực hiện kế toán ngân sách ở các đơn vị này. Kết quả nghiên cứu này được thể hiện ở mô hình dưới đây: Cơ sở kế toán dồn tích ( = 0.125) Thực hiện kế toán ngân sách tại các Hệ thống pháp lý đơn vị kho bạc nhà ( = 0.642) nước trên địa bàn tỉnh Long An Hoạt động thanh tra, giám sát ( =0.197) Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của Trần Đặng Kim Ân (2017) (Nguồn: Trần Đặng Kim Ân, 2017) Trần Quang Hoàng (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ, trường đại học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm giải quyết các mục tiêu như: xác định các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và mức độ tác động của các 9 nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu lựa chọn phạm vi nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trong đó nghiên cứu định tính nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và nghiên cứu định lượng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo mô hình bên dưới: Nhận thức và yêu cầu của nhà quản lý ( = 0.514) Kế hoạch chiến lược ( = 0.23) lập dự toán Trình độ năng lực lập dự toán ( = ngân sách tại 0.168) các doanh nghiệp Cơ sở vật chất ( = 0.117) Nhà Nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Quy trình dự toán ( = 0.052) kế toán ( = 0.033) Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của Trần Quang Hoàng (2016) (Nguồn: Trần Quang Hoàng, 2016) 10 Nguyễn Thị Thanh Định (2018) “Tác động của phong cách lãnh đạo và sự không rõ ràng trong công việc đến kết quả công việc thông qua sự tham gia vào dự toán ngân sách: bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu về sự tác động của phong cách lãnh đạo, và sự không rõ ràng trong công việc tác động như thế nào đến sự tham gia vào dự toán ngân sách tại Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đế kết quả công việc. Đối tượng khảo sát ở nghiên cứu này bao gồm nhà quản lý cấp trung và cấp cơ sở, và thực hiện thông qua phần mềm Surveymonkey. Để xây dựng mô hình nghiên cứu đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến, tác giả dựa trên các lý thuyết nền như: lý thuyết phong cách lãnh đạo, lý thuyết đại diện, lý thuyết tâm lý và lý thuyết công bằng trong tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phong cách lãnh đạo tác động dương đến sự tham gia dự toán ngân sách (tác giả này giải thích khi nhà lãnh đạo hòa đồng, cởi mở sẽ tạo sự tin tưởng và thoải mái trong môi trường làm việc, nhân viên sẽ có xu hướng tham gia vào dự toán ngân sách nhiều hơn); sự không rõ ràng trong công việc sẽ làm khả năng tham gia vào dự toán ngân sách của nhân viên thấp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc nhân viên tham gia vào dự toán ngân sách có tác động tích cực đến kết quả công việc. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao kết quả làm việc của nhân viên cũng như sự tham gia vào dự toán ngân sách thông qua phong cách lãnh đạo và sự minh bạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng trong công việc. Phạm Thị Minh Tuệ, Ngô Thị Thu Hương (2018) với “Lập dự toán ngân sách trong các trường đại học công lập tự chủ tài chính ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T8/2018. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả đã mô tả và phân tích được thực trạng lập dự toán ngân sách trong các trường ĐHCL chưa thực hiện TCTC. Qua nghiên cứu, những hạn chế trong dự toán ngân sách được xác định như việc lập dự toán trong các trường ĐHCL trước khi thực hiện TCTC phần lớn dựa vào kinh nghiệm thực tiễn qua các năm mà chưa có sự nhận định xu hướng của lĩnh vực đào tạo trong tương lai; dự toán phần lớn được lập bởi phòng kế toán mà chưa có sự kết hợp với các bộ 11 phận khác nhau trong trường ĐHCL; lập dự toán chưa thực sự được xem xét kỹ lưỡng, một phần xuất phát từ nguyên nhân chưa coi trọng lập kế hoạch và phân tích, thông tin cung cấp chưa thực sự cụ thể và phù hợp cho việc lập dự toán. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc lập dự toán ngân sách ở các đơn vị này liên quan đến các yêu cầu khi lập dự toán ngân sách, phương pháp lập dự toán, bộ phận thực hiện lập dự toán, nội dung cũng như quy trình lập dự toán ngân sách ở các đơn vị này. Nguyễn Thị Việt Nga (2019) với “Quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Bắc Giang”. Đăng trên http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/ ngày 07/02/2019. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như thu thập số liệu, tài liệu và phương pháp xử lý, phân tích số liệu, tài liệu, nghiên cứu nêu được thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Bắc Giang về những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này liên quan đến các nội dung như: lập dự toán ngân sách nhà nước, kết quả chấp hành dự toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Bắc Giang. Riêng đối với công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, tác giả kiến nghị rằng cần tiếp tục hoàn thiện quy trình lập và quyết toán NSNN tập trung vào nội dung như dự toán phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chủ động trong điều hành ngân sách; trong quá trình quyết toán ngân sách, cần kiểm kê, sao kê đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn quỹ tại đơn vị để xác định số thực có tại thời điểm năm báo cáo,... 1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu Từ việc tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về lập dự toán ngân sách, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách có thể nhận thấy mảng đề tài này đã nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu. Kết quả các nghiên cứu trước đã góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về lập dự toán ngân sách của các đơn vị, đồng thời cung cấp các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách. 12 Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài chủ yếu là dùng phương pháp nghiên cứu định tính, ít các nghiên cứu định lượng trong khu vực công và các nghiên cứu thực hiện với các đối tượng khảo sát khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đơn vị kho bạc,...tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào lựa chọn các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ làm đối tượng khảo sát. Thêm vào đó, nghiên cứu này chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, một mặt, góp phần xác định các nhân tố tác động đến dự toán ngân sách tại các đơn vị phù hợp với đặc điểm của các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, mặt khác, phương pháp này cũng cho kết quả tin cậy, về việc xác định được nhân tố nào, và mức độ ảnh hưởng của nhân tố ấy như thế nào, mạnh hay yếu đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương này, tác giả trình bày tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, đồng thời giúp cho người đọc nắm được bức tranh toàn cảnh về các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đối với các vấn đề có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến đề tài mà tác giả thực hiện. Từ các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng lập dự toán ngân sách được nhiều tác giả lựa chọn nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào lựa chọn các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ làm đối tượng khảo sát hay nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu. Chương này là căn cứ quan trọng để tác giả tiếp tục nghiên cứu cho các chương sau, từ đó góp phần đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết về dự toán ngân sách 2.1.1 Khái niệm dự toán ngân sách Theo Ramadhan, S. (2009) thì dự toán ngân sách trong hoạt động là phương pháp chi tiết hóa kế hoạch tài chính, giúp đơn vị đạt được những mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn. Nếu những nguyên tắc của dự toán ngân sách được thực hiện một cách hợp lý, các đơn vị có thể yên tâm rằng sẽ sử dựng hiệu quả tất cả nguồn lực của mình và đạt được những kết quả thuận lợi nhất trong thời gian dài. Theo Huỳnh Lợi (2012) thì dự toán là tính toán, dự kiến một cách chi tiết, tỉ mỉ về nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện những hoạt động nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định và được thể hiện dưới hình thức hệ thống các chỉ tiêu lượng, giá. Dự toán ngân sách là một phần của kế hoạch với mục đích hướng đến thể hiện rõ ràng, chi tiết nguồn tài chính, nguồn tiền. Theo Zweni, A. G. (2017) thì dự toán ngân sách là những kế hoạch chi tiết. Dự toán ngân sách là sự phối hợp tương tác của việc sử dụng các nguồn lực để tổ chức thực hiện theo các kế hoạch đã đề ra. Như vậy dự toán ngân sách là một kế hoạch tài chính được thể hiện dưới dạng định lượng, nhằm để huy động và sử dụng các nguồn lực của đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định tạo điều kiện cho nhà quản trị hoạch định và kiểm soát hoạt động của đơn vị đạt được những mục tiêu đã đề ra. Dự toán ngân sách là một hệ thống gồm nhiều dự toán, là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, của từng cá nhân phụ trách từng bộ phận từ đó xác định được trách nhiệm của mỗi bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình tổ chức và hoạch định. 2.1.2 Phân loại dự toán ngân sách Mwasi, R. M. (2017) thì dự toán ngân sách giúp nhà quản trị đối chiếu, kiểm soát lại kết quả thực tế đối với kế hoạch vì thế yêu cầu nhà quản trị phải am hiểu từng loại dự toán thích ứng với từng nhu cầu và từng hoàn cảnh riêng biệt 15 của đơn vị trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Tùy vào đặc điểm, tính chất riêng mà mỗi đơn vị sẽ có cách phân loại dự toán khác nhau: Phân loại dự toán theo chức năng, theo thời gian, phương pháp lập,.... 2.1.2.1 Phân loại theo chức năng Theo tiêu thức này thì dự toán gồm 2 loại: dự toán hoạt động và dự toán tài chính. Trong đó: - Dự toán hoạt động: Là dự toán phản ánh thu nhập và chi phí đòi hỏi để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Dự toán hoạt động thường có những nội dụng sau: dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanhnghiệp, dự toán chi phí tài chính. Trong các tổ chức thương mại thì dự toán hàng hóa mua vào sẽ được lập thay dự toán sản xuất nhằm dự toán khối lượng hàng hóa cần thiết phải mua cho nhu cầu tiêu thụ và tồn kho. - Dự toán tài chính: Là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán. Dự toán tài chính bao gồm dự toán vốn, dự toán đầu tư, báo cáo kết quả kinh doanh dự toán, bảng cân đối kế toán dự toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán. 2.1.2.2 Phân loại theo thời gian Theo thời gian, dự toán ngân sách được phân thành: Dự toán ngân sách ngắn hạn, dự toán ngân sách dài hạn. Cụ thể: - Dự toán ngân sách ngắn hạn: Dự toán thường được lập trong một năm tài chính hoặc dưới 1 năm: tuần, tháng, quý phù hợp với kỳ kế toán của đơn vị nhằm thuận lợi cho việc đánh giá kết quả giữa thực tế và dự toán. Dự toán ngắn hạn thường liên quan đến việc mua hàng, bán hàng, doanh thu, chi phí, tiêu thụ hàng hóa,...Dự toán này được lập mỗi năm trước khi kết thúc niên độ kế toán nhằm hoạch định kế hoạch kinh doanh của đơn vị trong năm kế hoạch kế tiếp. Như vậy, để cung cấp thông tin đáng tin cậy cho việc lập dự toán ở các kỳ tiếp theo, đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn đánh giá đúng tình hình thực hiện dự toán. - Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán dài hạn hay còn được gọi là dự toán 16 vốn. Dự toán này liên quan đến tài sản cố định và được lập dự toán từ một năm trở lên. Đặc điểm của loại dự toán này mang lại rủi ro cao, thời gian từ lúc đưa vốn vào hoạt động đến lúc thu được lợi nhuận tương đối lâu. Dự toán này khuyến khích các nhà quản lý chủ yếu sử dụng kiến thức chuyên môn để phán đoán các sự kiện xảy ra trong tương lai. 2.1.2.3 Phân loại theo phuơng pháp lập Theo phuơng pháp lập, dự toán ngân sách được phân thành: Dự toán cố định, dự toán linh hoạt. Cụ thể: - Dự toán cố định: Dự toán với các số liệu cố định, ứng với một doanh thu dự kiến đã cho trước nào đó. Sau đó dự toán này sẽ không có thay đổi, điều chỉnh hay thay đổi gì của điều kiện dự toán. Dự toán này thường phù hợp với các đơn vị sản xuất sản phẩm theo các đơn đặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh có sự ổn định. - Dự toán linh hoạt: Dự toán được thiết kế trong suốt phạm vi phù hợp hơn cho một mức độ hoạt động cụ thể. Nó được dùng để xác định doanh thu, chi phí dự toán ở bất kỳ mức độ hoạt động thực tế nào để so sánh với các chi phí thực tế. Do đó, nó có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả kiểm soát chi phí thực tế của doanh nghiệp và phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất theo nhu cầu của thị trường. 2.1.3 Vai trò, chức năng dự toán ngân sách 2.1.3.1 Vai trò Ramadhan, S. (2009) thì vai trò cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho việc hoạch định và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Thông qua đó mà người quản lý đạt được mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Ngoài ra dự toán ngân sách còn có một số vai trò khác như: - Dự toán ngân sách tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm soát được hoạt động của đơn vị và đánh giá được trách nhiệm quản lý của mỗi bộ phận, cá nhân trong tổ chức. - Dự toán ngân sách cũng là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. Trên cơ sở đó cũng 17 đề ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ theo đúng tiến độ. - Dự toán ngân sách giúp cho các nhà quản trị cụ thể hóa các mục tiêu đơn vị thông qua các số liệu để có cái nhìn khái quát hơn. - Dự toán ngân sách cung cấp cho các nhà quản trị tất cả thông tin của kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong mỗi thời gian cụ thể và toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.3.2 Chức năng Dự toán ngân sách bao gồm các chức năng như: - Chức năng dự báo: Chức năng dự báo của DTNS đề cập đến việc dự báo các tác động từ bên ngoài đến hoạt động của DN. Một vài bộ phận của dự toán không khác hơn là dự báo vì trong thực tế dự toán có thể được sử dụng cho kiểm soát nhưng đôi khi lại không thể do có những yếu tố khách quan không thể kiểm soát được. Vì vậy, dự toán trong những trường hợp này chỉ mang tính chất dự báo. - Chức năng hoạch định: Chức năng hoạch định của DTNS mang tính chủ động hơn chức năng dự báo. Một DTNS được lập, bắt buộc DN phải thiết lập những mục tiêu, kế hoạch hoạt động cho từng bộ phận, từng hoạt động cho một giai đoạn thích hợp trong tương lai dựa trên các chính sách tổng thể của DN. Các dự toán sẽ đưa ra những định mức chi tiết về các kết quả đầu ra cần đạt được, thời gian hoàn thành và các nguồn lực cần sử dụng đạt được kết quả theo yêu cầu này. Các DN hoạch định kết quả đầu ra như số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, doanh số đạt được và các nguồn lực cần sử dụng thể hiện ở các dự toán về chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,.. Đó là chức năng hoạch định của DTNS. - Chức năng điều phối: Chức năng điều phối của DTNS thể hiện thông qua việc huy động và phân phối các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu của nhà quản trị. Nhà quản trị kết hợp giữa hoạch định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và việc đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh thực tế của từng bộ phận để điều phối 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất