Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính củ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.DOC
247
1
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------ ------ ĐÀO THỊ NHUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------ ------ ĐÀO THỊ NHUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH MÃ SỐ: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Đào Thị Nhung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................4 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ..............................................................................4 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..............................................................................4 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 1.5. Các đóng góp mới của luận án............................................................................6 1.6. Kết cấu của luận án..............................................................................................7 Kết luận chương 1..........................................................................................................9 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................10 2.1. Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính...............................................................................................................10 2.1.1. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính gián tiếp ........10 2.1.2. Đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính trực tiếp ........11 2.1.3. Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính .........................................................................................................................1 2 2.1.4. Tổng quan về đo lường chất lượng thông tin kế toán theo các thuộc tính .....13 2.2. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.......................................................................................19 2.2.1. Tổng quan các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính .........................................................19 2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính .........................................................25 2.3. Khoảng trống nghiên cứu..................................................................................35 3 Kết luận chương 2........................................................................................................37 CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................38 3.1. Lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.................38 3.1.1. Khái niệm về thông tin kế toán ......................................................................38 3.1.2. Khái niệm về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.................39 3.1.3. Các thuộc tính của thông tin kế toán được mô tả theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế..................................................................................................40 3.2. Lý thuyết nền tảng để xác định các nhân tố ....................................................42 3.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ..............................................................42 3.2.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource dependency theory).........44 3.2.3. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Procesing Theory)............................45 3.2.4. Lý thuyết thể chế (Institutional theory)..........................................................46 3.3. Đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................................48 3.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................50 3.4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ..........................................................................50 3.4.2. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................51 Kết luận chương 3........................................................................................................55 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................56 4.1. Xây dựng quy trình nghiên cứu........................................................................56 4.2. Thực hiện nghiên cứu định tính .......................................................................57 4.2.1. Đối tượng tham gia thảo luận.........................................................................58 4.2.2. Kết quả thảo luận............................................................................................59 4.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng ....................................................................73 4.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................................74 4.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu.................................................74 4.3.3. Phương pháp phân tích...................................................................................76 Kết luận chương 4........................................................................................................80 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................81 5.1. Khái quát về các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.........................................................................................................81 5.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................83 5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam .....................................................................................................86 5.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo...................................................................86 4 5.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................90 5.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)..............................................................97 5.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính..........................................................105 5.3.5. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết .....................................................................108 Kết luận chương 5......................................................................................................111 CHƯƠNG 6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .112 6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................112 6.1.1. Thảo luận về chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết .........................................................................................113 6.1.2. Thảo luận về tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết.........................................117 6.2. Một số khuyến nghị..........................................................................................128 6.2.1. Khuyến nghị về nâng cao vai trò của nhà quản trị .......................................128 6.2.2. Khuyến nghị về hạn chế tác động tiêu cực của nhà quản trị trong công tác kế toán .........................................................................................................................129 6.2.3. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán ................130 6.2.4. Khuyến nghị về tăng cường cơ chế giám sát và ngăn ngừa rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bộ .....................................................................................................132 6.2.5. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán độc lập......134 6.2.6. Khuyến nghị về hoàn thiện ghi nhận doanh thu, chi phí trong hoạt động xây lắp đảm bảo nguyên tắc phù hợp............................................................................136 6.2.7. Khuyến nghị về hoàn thiện môi trường pháp lý...........................................138 6.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ............................................139 Kết luận chương 6......................................................................................................141 KẾT LUẬN ................................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................145 PHỤ LỤC ...................................................................................................................157 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT T T GGi T ừ i ải 1 B B 2 C B áo B K 3 C F 4 C M 5 C T/ 6 C T 7 Đ H 8 D N 9 E F 10 E R 11 12 13 14 15 16 17 an Ph C ân on C hu C ô n C ôn Đ ại D oa Ph ân H oạ H Ex pl En ter Th F e A ội Fi S H đH Đ ội H I IA S ội n đ Th t Ủ IA e S y Int b Int C IF er R h na K uKi S K ểKi 18 T P ểPh M ần 19 S M St E ô ru 20 S Sở G gi 6 T T T ừ 21 S P S 22 S X 23 T Q 24 T Q 25 T 26 T V P GGi i ải St ati ầ sti nSả ca nK h iể m Q T uả ot Th ôn C 27 A X hu X D ây vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1. Tổng hợp các quan điểm nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính.........................................................................24 Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC từ các công trình nghiên cứu ....................................................................................................34 Bảng 3.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết ...............................54 Bảng 4.1. Bảng Danh sách các đối tượng tham gia thảo luận.......................................59 Bảng 4.2. Bảng kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đề xuất theo ý kiến của các chuyên gia ..............................................................................60 Bảng 4.3. Kết quả thảo luận các thang đo chất lượng thông tin kế toán.......................62 Bảng 4.4. Kết quả thảo luận thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC......................................................................................................................66 Bảng 4.5. Thang đo chính thức được mã hóa................................................................71 Bảng 4.6: Mẫu nghiên cứu ............................................................................................76 Bảng 5.1. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha.............................................................87 Bảng 5.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ các thang đo CB8, HVQT3, HDDT1, PMKT1............................................................................................89 Bảng 5.3. Kiểm định KMO lần 1 ..................................................................................90 Bảng 5.4. Kết quả EFA cho thang đo nhân tố lần 1 ......................................................92 Bảng 5.5. Kiểm định KMO lần 2 ..................................................................................94 Bảng 5.6. Kết quả EFA cho thang đo nhân tố lần 2 ......................................................95 Bảng 5.7. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu ..........97 Bảng 5.8. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố ......................98 Bảng 5.9. Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa ..................................................99 Bảng 5.10. Đánh giá giá trị phân biệt ..........................................................................101 Bảng 5.11. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố ....................................103 Bảng 5.12. Ma trận tương quan giữa các khái niệm....................................................103 Bảng 5.13. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................107 Bảng 5.14. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...................108 Bảng 5.15. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT giữa các DN khác nhau về sàn giao dịch và công ty kiểm toán....................................................................................109 Bảng 5.16. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT trên BCTC giữa các DN khác nhau về thời gian niêm yết và quy mô của DN ...........................................................109 8 Bảng 6.1. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết ...........................................................................................................115 Bảng 6.2. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Vai trò của nhà quản trị”.......118 Bảng 6.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Hành vi quản trị lợi nhuận”..........................................................................................................................120 Bảng 6.4. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Nhân viên kế toán” .....121 Bảng 6.5. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “KSNB” ........................122 Bảng 6.6. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Tổ chức kiểm toán độc lập”...............................................................................................................................124 Bảng 6.7. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Đặc thù ngành xây lắp”......126 Bảng 6.8. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “môi trường pháp lý”....127 9 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 2.1. Các cấp bậc của thuộc tính TTKT theo FASB (Trang 32-CNO2)................14 Hình 2.2. Mô tả thuộc tính của chất lượng TTKT trên BCTC theo IASC....................15 Hình 2.3. Các thuộc tính cơ bản của chất lượng thông tin kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế....................................................................................................................16 Hình 2.4. Mô hình hệ thống thông tin thành công của DeLone và MC Lean (1992) ...20 Hình 2.5. Mô hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean (2003) ......21 Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................50 Hình 4.1. Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu ........................................57 Hình 4.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính........................................................57 Hình 4.3. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng.....................................................73 Hình 5.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vị trí công việc ................................................83 Hình 5.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian niêm yết ...........................................84 Hình 5.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn .....................................................84 Hình 5.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo sàn niêm yết ....................................................85 Hình 5.5. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo công ty được kiểm toán ..................................86 Hình 5.6. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ...............................................104 Hình 5.7. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM1 ................................106 Hình 6.1. Các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu .............................112 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đòi hỏi các DN phải đảm bảo "đủ sức khỏe” để có thể thực hiện tốt hoạt động SXKD. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hóa quốc tế nền kinh tế sâu rộng hiện nay, muốn đứng vững và phát triển bền vững đòi hỏi các DN không chỉ hiểu rõ nội tại bản thân mình, mà phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, nắm rõ xu thế phát triển, những chính sách pháp luật của nhà nước. Muốn vậy, DN phải thu thập và cung cấp được những thông tin kinh tế- tài chính có chất lượng, có giá trị. Laudon (2007) cho rằng thông tin là một yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công, giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Theo Luật kế toán số 88/QH13 thì TTKT được hiểu là những tin tức, những sự kiện kinh tế tài chính phát sinh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. TTKT là thành phần chủ đạo trong hệ thông tin quản lý, mà nhà quản lý luôn sử dụng trong quyết định ngắn hạn và chiến lược để ứng dụng một cách có hiệu quả trong công việc (Hall, 2011). Chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp tốt là công cụ để nhà quản trị kiểm soát được các hoạt động kinh tế- tài chính của DN, giúp nắm bắt được những thách thức, cơ hội để từ đó vạch ra các phương hướng, kế hoạch quản lý, điều hành DN và là cơ sở cho việc ra các quyết sách kinh tế. Bên cạnh đó, với các đối tượng bên ngoài có quan tâm đến DN (cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, chủ nợ…) giúp họ có thể xác định được kế hoạch kinh doanh, điều chỉnh chính sách và đánh giá được hiệu quả hoạt động để đem lại mục tiêu như mong muốn (Gelinas, 2012). Trải qua hơn 16 năm hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam dần trở thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng của nền kinh tế, thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với sự tham gia của các DN với nhiều ngành nghề đa dạng (sản xuất, xây lắp, kinh doanh thương mại, dịch vụ…) trên thị trường chứng khoán đòi hỏi yêu cầu thu thập và cung cấp thông tin về hoạt động SXKD của các DN niêm yết là rất lớn. Trong đó, thông tin tài chính đặc biệt là thông tin về BCTC được coi là “phong vũ biểu” của các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi nhất để đo lường hiệu quả kinh tế và trạng tài tài chính trên mọi khía cạnh. Kết quả nghiên cứu của ACFE- Hiệp hội các nhà điều tra gian lận trong giai đoạn 2016- 2017 ở 125 quốc gia có 2.690 vụ gian lận gây thiệt hại 7,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó hành vi gian lận BCTC mặc dù chiếm tỷ lệ chỉ bằng 10%, ít hơn so với biển 2 thủ tài sản, song lại gây ra thiệt hại trung bình khá cao 800.000 đô la Mỹ trên một vụ gian lận. Thực tiễn cho thấy, nhiều sai phạm về cung cấp TTKT đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, như bê bối tài chính của tập đoàn Tyco International hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường ống ở Mỹ do sự gian lận, biển thủ và can thiệp quá sâu vào công tác kế toán của nhà quản trị với số tiền hơn 600 triệu đô la Mỹ (Tuấn Minh, 2015). Hay hành vi cố ý che dấu các khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn Toshiba ở Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 20082014 bằng thủ thuật thổi phồng lợi nhuận, khai khống doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la Mỹ…gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường tài chính trên thế giới (Ngọc Vũ, 2015). Thống kê của Vietstock tính đến tháng 4/2019 có 451/733 DN niêm yết (chiếm 61,5%) phải điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế theo kết quả kiểm toán BCTC. Chính điều này làm giảm sút hình ảnh của DN, làm dấy lên sự nghi ngờ, quan ngại của các nhà đầu tư về chất lượng TTKT trên BCTC do DN cung cấp, đặc biệt là ở các DN niêm yết. Bằng nhiều thủ thuật (khai khống doanh thu, ghi giảm chi phí; che dấu công nợ…) để tô vẽ số liệu trên BCTC tại nhiều DN niêm yết nhằm đạt được một mục đích nào đó (An Hà, 2012). Hoặc, sự chậm trễ trong công bố thông tin do trình độ quản lý, do khả năng của đội ngũ làm công tác kế toán làm ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp lý của thông tin trên BCTC… Hoạt động xây lắp là ngành được nhận định là “hấp dẫn, nhiều rủi ro đòi hỏi các bên phải nỗ lực và quyết tâm cao” (Callum, 2000). Ở Việt Nam, trải qua 60 năm hình thành và phát triển (từ năm 1958 theo phê chuẩn của Quốc hội khóa I), các DNXL đã có những đóng góp đáng kể vào GDP cả nước (chiếm khoảng 30% GDP và ghi nhận mức đóng góp 0.54 điểm phần trăm của ngành- Báo cáo của Bộ xây dựng, 2017), cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ của các DN hoạt động trong lĩnh vực này. Với đặc thù là sản xuất các sản phẩm đặc biệt đó là CT/HMCT có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tiềm ẩm nhiều rủi ro. Và sự phức tạp trong quá trình sản xuất về thời gian thi công thường kéo dài, về quá trình nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Ðáng chú ý, hoạt động xây lắp ghi nhận doanh thu theo hình thức ước lượng khối lượng công việc hoàn thành (nếu thay đổi tỷ lệ ước lượng sẽ can thiệp tới số liệu doanh thu); Có/ Không có xác nhận của khách hàng tiềm tàng nhiều khó khăn cho thanh khoản, và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Mặt khác, hình thức đấu thầu là hình thức chủ yếu mà các DNXL niêm yết hiện nay đang thực hiện khi tìm công trìпh thi công, cho thấy tíпh cạпh traпh trong ngành xây dựng rất lớn thông qua пhiều tiêu chí như giá dự thầu, năng lực tài chíпh. Cộng hưởng là xu hướng tham gia 3 của nhiều DN, tập đoàn xây dựng ở nước ngoài dồi dào về vốn vào hoạt động xây lắp sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi yêu cầu về thông tin nói chung và TTKT nói riêng từ các bên liên quan ngày càng nâng cao, chính những khó khăn trên khiến chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp của các DNXL niêm yết chưa thực sự đảm bảo, thậm chí là nỗi lo lắng, ám ảnh của các nhà đầu tư về sự “nhảy múa” của số liệu dù đã hoặc chưa được kiểm toán (Khắc Lâm, 2018). Có thể kể tới vụ việc công bố nhầm lợi nhuận của Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn ở quý 3/2007 gần 1,3 tỷ đồng, nhưng các nhà đầu tư phát hiện lợi nhuận chỉ còn 600 triệu đồng (Mạnh Hà, 2012). Hay cố ý che dấu số lỗ 12,7 tỷ đồng của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) bằng việc ghi nhận vào chi phí XDCB dở dang phần chi phí hoạt động kinh doanh năm 2002 là 5,5 tỷ đồng và ghi nhận sai doanh thu 1,37 tỷ đồng. Chủ đích khai khống doanh thu, giá vốn như vụ việc của công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt ghi sai doanh thu, giá vốn đối với CT/HMCT chưa được nghiệm thu (năm 2011 sang năm 2010) làm sai lệch TTKT cung cấp. Sử dụng thủ thuật vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng vào giá trị công trình đã ngừng xây dựng mà không tính vào chi phí kinh doanh năm 2010 ở công ty cổ phần Basa để giảm thiểu số lỗ trong kinh doanh. Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sau kiểm toán BCTC năm 2018 chịu lỗ 414,2 tỷ đồng (tăng thêm 100 tỷ đồng) do ghi tăng doanh thu, giảm giá vốn của một số dự án… (Hà Thị Thúy Vân, 2016). Trong giai đoạn tới, nhu cầu đầu tư xây dựng dân dụng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở nước ta có xu hướng tiếp tục tăng cao…đòi hỏi các DNXL đặc biệt là các DNXL đã tham gia thị trường chứng khoán phải tự chủ về tài chính, nắm chắc được thông tin kinh tế, chủ động trong hoạt động quản lý kế toán ở đơn vị nhằm thu thập và cung cấp TTKT có chất lượng phát huy ưu thế trong chiến lược quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN (Chang, 2001). Có thể thấy những sự việc về cung cấp TTKT kém chất lượng xảy ra ở các DN trên thế giới và các DNXL niêm yết trên TTCK ở Việt Nam, tác giả cho rằng chất lượng thông tin trên BCTC nói chung và chất lượng TTKT trên BCTC nói riêng là yếu tố then chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Chất lượng TTKT là một khái niệm đa chiều, có nhiều nghiên cứu về chủ đề này được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau (từ quan điểm của người lập báo cáo/ tạo lập thông tin (Nguyễn Trọng Nguyên, 2014; Xu, 2003..) hay từ quan điểm của người sử dụng báo cáo/ sử dụng thông tin (Đặng Thị Thúy Hằng, 2016); hoặc đánh giá chất lượng thông tin một cách gián tiếp sử dụng một thuộc tính (Nguyễn Tố Tâm, 2016; Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2016.. ) hay nhiều thuộc tính; hành vi gian lận BCTC như nghiên cứu của Schipper và 4 Vincent, 2003; Cohen, 2004). Theo hiểu biết của tác giả nhận thấy, ở Việt Nam hiện tại không có nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến tiêu chí để đánh giá về chất lượng TTKT trên BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở các DN phi tài chính niêm yết trong các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế (giáo dục, ngân hàng) ... Chưa có một công trình nghiên cứu nào xem xét, đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC trong lĩnh vực xây lắp niêm yết trên TTCK một cách toàn diện. Từ các phân tích tóm tắt ở cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đềcác nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC chưa thực sự thu hút sự chú ý từ phía các đối tượng sử dụng hay đối tượng tạo lập TTKT. Do đó, để cung cấp TTKT trên BCTC đảm bảo chất lượng hơn hình thức thì ngoài các yếu tố kỹ thuật kế toán, đòi hỏi người tạo lập cũng như người sử dụng phải chú ý đến những nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC. Từ đó có sơ sở tham chiếu khi sử dụng và trình bày BCTC có chất lượng và có những quyết sách phù hợp. Do đó, nghiên cứu nội dung về chất lượng TTKT trên BCTC và tìm hiểu những yếu tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DN nói chung và DNXL nói riêng dần trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung Phân tích và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DN xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết. Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam 5 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết sử dụng mô hình lý thuyết nào? Lý thuyết nền tảng nào được sử dụng để xây dựng mô hình lý thuyết trong nghiên cứu? Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trên BCTC như thế nào? Cần thực hiện các khuyến nghị nào để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên của Luận án: Chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DNXL niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Luận án không đề cập tới các DNXL đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường (UpCoM). + Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng danh sách DN xây lắp niêm yết trên sàn HOSE và HNX tại thời điểm ngày 31/12/2018. Thời gian tiến hành khảo sát chính thức từ tháng 2/2019 đến hết tháng 4/2019. + Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ trình bày chất lượng TTKT trên BCTC. Do đó, đối tượng khảo sát được tác giả hướng tới là các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT (Kế toán viên, kế toán trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính: Nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tập trung với chuyên gia là các giảng viên, cán bộ thuộc vụ chế độ kế toán – kiểm toán, Tổ chức kiểm toán độc lập, Kế toán viên, Nhà quản trị có trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên và thời gian làm việc từ 3 năm trở lên. Mục đích của nghiên cứu định tính là để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo đo lường chất 6 lượng TTKT trên BCTC, các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết. Cỡ mẫu để nghiên cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện, được chọn theo quy tắc thực nghiệm của Hair và cộng sự (1998), đó là tối thiểu là 5 quan sát cho một biến đo lường. Nghiên cứu tiến hành khảo sát các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT (Kế toán viên, kế toán trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS). Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 1.5. Các đóng góp mới của luận án Luận án hướng tới những đóng góp mới về khía cạnh lý thuyết sau đây: + Luận án đã nghiên cứu rõ lý thuyết về chất lượng TTKT trên BCTC và xây dựng được các thang đo để đo lường chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết dựa theo quan điểm đo lường của CMKT quốc tế (IASB, 2018) tập trung ở hai thuộc tính “Thuộc tính cơ bản” và “Thuộc tính bổ sung”. + Luận án đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ và chiều hướng tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Thông qua kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm cung cấp bằng chứng khẳng định về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. + Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM đã xác định được 5 nhân tố tác động tích cực đến chất lượng TTKT ở DNXL niêm yết bao gồm: Vai trò nhà quản trị; KSNB; Nhân viên kế toán; Tổ chức kiểm toán độc lập; Môi trường pháp lý và 2 nhân tố tác động tiêu cực là: Đặc thù DN xây lắp; Hành vi quản trị. Trong đó có nhân tố đặc thù ngành xây lắp là nhân tố khám phá riêng có của luận án. Ngoài ra, một khám phá quan trọng trong Luận án cho thấy rằng, thuộc tính “bổ sung” đóng vai trò quan trọng hơn so với thuộc tính “cơ bản” trong việc hình thành chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định T – test và ANOVA Luận án đã chỉ ra rằng chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán thuộc Big4 cao hơn các DNXL niêm yết khác và 7 các DNXL có thời gian niêm yết lâu hơn và có quy mô lớn hơn có chất lượng TTKT trên BCTC tốt hơn. Những đóng góp mới của Luận án về khía cạnh thực tiễn như sau: + Thông qua khảo sát và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã cung cấp các thông tin quan trọng, có ý nghĩa về chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố tác động ở DNXL niêm yết. Từ đây, có thể mô tả được chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố ảnh hưởng trong các DNXL niêm yết hiện nay. + Nghiên cứu đã xác định được 48 biến quan sát phù hợp và đủ độ tin cậy để đo lường chất lượng TTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết. Đây là cơ sở để các nhà quản lý trong DNXL niêm yết, các bên liên quan có thể nhận diện và kiểm soát tác động của các nhân tố này. + Trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTC, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị đề xuất đối với các DNXL niêm yết, với Bộ tài chính, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan pháp lý để góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.6. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày gồm 6 chương Chương 1. Giới thiệu đề tài: Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án và kết cấu của luận án. Chương 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày tóm lược các nghiên cứu với các nội dung về quan điểm và các nghiên cứu đã đề cập đến đo lường chất lượng TTKT trên BCTC, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC. Từ đó, lựa chọn quan điểm đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC và định hình được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với các DNXL niêm yết ở Việt Nam. Thống kê được các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC đã từng đề cập trong các nghiên cứu tiền đề, xác định khoảng trống nghiên cứu. Chương 3. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Nội dung chương này sẽ trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng TTKT trên BCTC. Bên cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu và trình bày tóm lược các cơ sở lý thuyết nền tảng, lấy đó để tham chiếu cho việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC. Từ đây, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. 8 Chương 4. Phương pháp nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng và trình tự thực hiện nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Chương 5. Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày các kết quả từ nghiên cứu định lượng. Cụ thể: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu đã thu thập về các khía cạnh số lượng; các thuộc tính của mẫu theo các điều kiện đã được đặt ra. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach anpha và kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày sau đó. Kế tiếp, phân tích nhân tố khẳng định CFA, tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính. Sau đó, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT của các DNXL niêm yết khác nhau về sàn niêm yết, công ty kiểm toán, thời gian niêm yết và quy mô DN. Chương 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Trong chương 6, tác giả đi sâu thảo luận về các kết quả nghiên cứu ở chương 5 với các nội dung như tóm tắt những kết quả đã đạt được của nghiên cứu, nêu rõ những đóng góp của đề tài và dựa trên mối quan hệ đã được khám phá của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Sau cùng là những hạn chế của nghiên cứu này và các gợi ý liên quan đến các chủ đề cho những nghiên cứu tiếp theo. 9 Kết luận chương 1 Chương 1 của Luận án đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu tổng quát là nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC, xác định và đo lường các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là các DN có hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Theo đó, tác giả xác định được 3 mục tiêu cụ thể. Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Sử dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện kiểm định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất. Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những đóng góp mới trên hai phương diện lý thuyết (xác định được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với DNXL niêm yết, khẳng định sự tác động của 6 nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước, và khám phá 1 nhân tố đặc thù cho nghiên cứu này); về khía cạnh thực tiễn (kết quả của nghiên cứu là cơ sở để giúp các nhà quản trị, cơ quan quản lý có những đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC qua tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trên TTCK ở Việt Nam.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất