Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp ...

Tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại bình dương

.PDF
162
1
128

Mô tả:

` UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HỒNG NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HỒNG NGỌC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐẶNG ANH TUẤN BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương” là do tôi nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đặng Anh Tuấn. Các thông tin trong luận văn là những thông tin thu thập tại doanh nghiệp. Luận văn này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày… tháng 8 năm 2021 Tác giả Lê Thị Hồng Ngọc i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc với TS. Đặng Anh Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn luận văn, tận tình chỉ bảo và đã đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bình Dương, cùng các đồng nghiệp trong ngành thuế đã hiểu và cung cấp cho tôi tất cả các thông tin cần thiết trong việc thu thập dữ liệu, hỗ trợ thảo luận cung cấp các tài liệu cần thiết, tham gia khảo sát và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ cho tôi trong thời gian qua. Bình Dương, ngày… tháng 8 năm 2021 Tác giả Lê Thị Hồng Ngọc ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục đích thực hiện luận văn này nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gồm cơ hội, khung ra quyết định, kiến thức về thuế và ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế với chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) tại Bình Dương. Nghiên cứu kế thừa chủ yếu từ mô hình nghiên cứu của Bernadette Kamleitner, Christian Korunka và Erich Kirchler (2012). Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn kết hợp giữa định tính và định lượng thông qua khảo sát để thu thập dữ liệu. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định thang đo bằng CFA, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng mô hình tuyến tính SEM nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tương quan giữa nhân tố cơ hội, khung ra quyết định, kiến thức về thuế và ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế với chất lượng báo cáo quyết toán của các DNNVV tại Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số hàm ý chính sách tương ứng với mức độ tác động của từng nhân tố như nâng cao nhận thức, ý thức và điều chỉnh thái độ tuân thủ thuế của các DNNVV thông qua tuyên truyền, đào tạo. Từ khóa: Tuân thủ thuế, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chất lượng báo cáo quyết toán thuế, Ý thức thuế, Nhận thức cơ hội iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ............................................................................. vii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghên cứu ................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 5. Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5 5.1 Về mặt lý luận ................................................................................................. 6 5.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................. 6 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ... 7 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan ................................................. 7 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................... 9 1.2 Các nghiên cứu so sánh tuân thủ thuế của DNNVV so với NNT khác ... 11 1.3 Khe hổng nghiên cứu ................................................................................... 12 Tóm tắt chương 1 ............................................................................................... 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 15 2.1 Khái niệm tuân thủ thuế .............................................................................. 15 2.2 Phân loại hành vi tuân thủ thuế .................................................................. 16 2.3 Nguyên nhân không tuân thủ quy định thuế ............................................. 18 2.4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế........................................................... 20 2.4.1 Tiêu chí đo lường chất lượng báo cáo quyết toán thuế ............................... 21 2.4.2 Lý thuyết liên quan...................................................................................... 25 iv 2.4.2.1 Lý thuyết tâm lý xã hội ............................................................................ 25 2.4.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định ................................................................... 26 2.5 Khung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế 27 2.5.1 Cơ hội .......................................................................................................... 28 2.5.2 Khung ra quyết định .................................................................................... 29 2.5.3 Hiểu biết về thuế ......................................................................................... 31 2.5.4. Ý thức của NNT ......................................................................................... 32 2.6. Khung pháp lý về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ....................... 34 2.6.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ .............................................. 34 2.6.2 Khung pháp lý thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ............................... 35 2.6.3 Mức độ tuân thủ thuế theo quy định luật thuế ............................................ 35 2.6.4 Mức độ tự nguyện tuân thủ thuế giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ......... 36 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 37 3.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 37 3.2 Giả thiết nghiên cứu ..................................................................................... 38 3.3 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 38 3.3.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................... 38 3.3.2 Nghiên cứu định lượng................................................................................ 39 3.3.3 Thiết kế thang đo ......................................................................................... 39 3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................. 43 3.3.5 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 44 3.3.6 Xử lý dữ liệu ............................................................................................... 45 3.3.6.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha ..... 45 3.3.6.2 Phương pháp phân tích nhân tố EFA ....................................................... 45 3.3.6.3 Kiểm định thang đo bằng CFA ................................................................ 46 3.3.6.4 Kiểm định mô hình sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính........................ 47 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 49 4.1 Tổng quan về DNNVV và chất lượng báo cáo quyết toán thuế tại Bình Dương trong giai đoạn nghiên cứu ................................................................... 49 4.2 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu ............... 52 4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng khảo ............................................. 52 4.2.2 Đặc điểm nhân khẩu học của cán bộ, công chức thuế ................................ 58 4.2.3 Thống kê mô tả giá trị các biến quan sát..................................................... 61 4.3 Đánh giá thang đo ........................................................................................ 62 4.3.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ....................................................... 62 4.2.1.1 Đối với các thang đo thuộc nhân tố “Cơ hội” .......................................... 63 v 4.2.1.2 Cronbach’s Alpha của thang đo “Khung ra quyết định” ......................... 64 4.2.1.3 Cronbach’s Alpha của thang đo “Hiểu biết về thuế” ............................... 64 4.2.1.4 Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý thức thuế”........................................ 65 4.2.1.5 Cronbach’s Alpha của thang đo “Chất lượng báo cáo quyết toán thuế” . 66 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA................................................................ 66 4.3.3 Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................. 74 4.2.3.1 Mô hình đo lường tới hạn CFA ................................................................ 75 4.2.3.2 Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................. 78 4.3.4. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM.............................. 79 4.3.4.1 Kiểm định mô hình lý thuyết ................................................................... 79 4.3.4.2 Kiểm định giả thuyết ................................................................................ 80 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................... 82 4.4.1 Đối với giả thuyết ảnh hưởng của nhân tố cơ hội đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương ..................................................... 83 4.4.2 Đối với giả thuyết ảnh hưởng của nhân tố khung ra quyết định đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương ............................. 83 4.4.3 Đối với giả thuyết ảnh hưởng của nhân tố ý thức tuân thủ thuế đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương ............................. 84 4.4.4 Đối với giả thuyết ảnh hưởng của nhân tố hiểu biết của NNT đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương ............................. 85 4.4.5 Đối với giả thuyết hiểu biết của NNT tác động và góp phần nâng cao ý thức thuế tuân thủ thuế của NNT. ................................................................................ 85 Tóm tắt chương 4 ............................................................................................... 86 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................. 87 5.1 Kết luận ......................................................................................................... 87 5.2 Hàm ý chính sách ......................................................................................... 88 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 90 KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 89 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 94 vi DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ I. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu theo luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ................................................................................. 22 Bảng 2.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................ 35 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo lường .................................................................... 40 Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá ................................................................................. 47 Bảng 4.1: Kết quả thống kê thu thập phiếu khảo sát............................................ 52 Bảng 4.2: Thống kê mô tả thông tin chung .......................................................... 52 Bảng 4.3: Thống kê bộ phận làm việc của cán bộ thuế ....................................... 58 Bảng 4.4: Thống kê mức độ tuân thủ của NNT ................................................... 59 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp tần suất đồng ý ............................................................ 61 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo “Cơ hội” ................................. 63 Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo “Khung ra quyết định” ..................... 64 Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo “Hiểu biết về thuế” .......................... 64 Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha của thang đo “Ý thức thuế” ................................... 65 Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha của thang đo “Chất lượng báo cáo ...................... 66 Bảng 4.11: Kết quả phương sai trích (Total Variance Explained) đối với các biến ..................................................................................................................... 68 Bảng 4.12: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax đối với các biến .............................................................................................................. 69 Bảng 4.13: Tổng hợp thang đo lường .................................................................. 71 Bảng 4.14: Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho các biến .............. 74 Bảng 4.15: Trọng số chưa chuẩn hóa ................................................................... 76 Bảng 4.16: Trọng số đã chuẩn hóa ....................................................................... 77 Bảng 4.17: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ........................................... 79 Bảng 4.18: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) ...................... 81 Bảng 4.19: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ (đã chuẩn hóa) .......................... 82 II. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Thiết kế nghiên cứu .............................................................................. 5 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1: Thái độ tuân thủ thuế của người nộp thuế .......................................... 18 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 37 Hình 4.1: Thống kê về giới tính ........................................................................... 54 Hình 4.2: Thống kê về độ tuổi ............................................................................. 54 Hình 4.3: Kinh nghiệm làm việc .......................................................................... 55 Hình 4.4: Trình độ học vấn .................................................................................. 56 Hình 4.5: Chức vụ ................................................................................................ 56 Hình 4.6: Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp .............................................. 57 Hình 4.7: Nhóm ngành kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 58 Hình 4.8: Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình tới hạn .......................................... 75 Hình 4.9: Kết quả SEM (chuẩn hóa) mô hình lý thuyết cơ bản ........................... 80 Hình 4.10: Hệ số hồi quy của các mối quan hệ (chưa chuẩn hóa) ....................... 81 viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính CQT : Cơ quan thuế DN : Doanh nghiệp DNNVV : Doanh nghiệp vừa và nhỏ NNT : Người nộp thuế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn OCED : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế luôn là nguồn thu quan trọng và bền vững trong ngân sách quốc gia. Nguồn thu thuế cao và ổn định góp phần quan trọng nhất vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Điều này có được từ việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật tại mỗi quốc gia. Dưới góc độ người nộp thuế, đây là nghĩa vụ phải thực hiện nhưng quy mô, gánh nặng thuế không đồng nhất đối với từng doanh nghiệp cũng như từng tổ chức, cá nhân và trong phạm vi nào đó, người nộp thuế coi các khoản thuế phải nộp vào NSNN như là số tiền túi mà họ phải chi ra. Theo đó, người nộp thuế luôn có xu hướng hoặc nhu cầu giảm thiểu số thuế phải nộp nhằm tối đa hoá thu nhập nếu có cơ hội và có khả năng thực hiện. Dưới góc độ quản lý nhà nước, nguồn thu từ thuế được sử dụng chi thường xuyên, chi đầu tư và trả nợ cũng như thực hiện quản trị quốc gia nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội. Do đó, quản lý thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất trong quản trị tài chính quốc gia. Để thực hiện mục tiêu kép nhằm duy trì sự ổn định của nguồn thu, mặt khác giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần doanh nghiệp, nhà nước luôn muốn thu được số thuế mà doanh nghiệp đương nhiên phải nộp nhưng thực tế số thuế thu được luôn thấp hơn kỳ vọng do doanh nghiệp hoặc cá nhân người nộp thuế luôn tìm cách giảm thiểu số thuế phải nộp như tìm cách tránh thuế, trốn thuế hoặc chậm nộp thuế, nợ thuế với nhiều hình thức khác nhau, trong đó, điển hình nhất là kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế không đầy đủ, kịp thời và đúng quy định. Nhiều khảo sát, nghiên cứu cũng đã chỉ ra ảnh hưởng chất lượng BCTC có quan hệ với báo cáo quyết toán thuế. Do yêu cầu lập báo cáo tài chính có mục đích lợi thuế, báo cáo tài chính được lập và công bố có thể không đảm bảo chất lượng do người lập có thể trình bày sai những khoản mục ảnh hưởng tới thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ thuế hay các trường hợp được ưu đãi, miễn 1 giảm giãn và hoàn thuế hoặc do việc lập báo cáo tài chính phải tuân thủ nhiều chính sách kế toán, thuế phức tạp nên dẫn tới hiểu sai. Chẳng hạn, Metro Cash & Carry Việt Nam: Trốn thuế qua hạch toán cao các khoản như khoản chi phí nhượng quyền thương mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi…Tổng công ty cổ phần Bia–Rượu–Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco): Tránh thuế qua chuyển giá nội bộ. GrabTaxi tại Việt Nam: Trốn thuế qua kê khai thiếu doanh thu chịu thuế và bóp méo mô hình kinh doanh. Adidas Việt Nam: Trốn thuế qua kê khai quá nhiều chi phí trung gian đầu vào. Công ty TNHH Một thành viên Keangnam – Vina: Trốn thuế qua chi phí tư vấn tài chính và chi phí dàn xếp vốn vay. Công ty TNHH 3A Nutrition: Trốn thuế qua kê khai chi phí bán hàng quá lớn. Các DN trà Đài Loan tại Lâm Đồng: Trốn thuế qua chi phí lãi vay cao và giá xuất khẩu thấp. Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam: Trốn thuế qua kê khai tăng chi phí đầu vào. ConocoPhillips UK Ltd: Trốn thuế lãi vốn thông qua chuyển tiền gián tiếp ra nước ngoài (Phạm Thế Anh và công sự (2020))…gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh do tác động tiêu cực tới DN làm ăn chân chính, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng đến cả khía cạnh đạo đức của kế toán trong DN cũng như các kiểm toán viên. Hành vi tránh thuế, trốn thuế biểu hiện qua việc lập báo cáo tài chính, kê khai nộp thuế và lập báo cáo quyết toán thuế không đầy đủ, kịp thời và đúng quy định Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Kế toán và các quy định liên quan. Vì vậy, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương 2 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đo lường mức độ tuân thủ quy định thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Dương; - Xác định các nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế; - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Mức độ tuân thủ quy định thuế đối với các DNNVV ở Bình Dương như thế nào? - Đâu là các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc các DNNVV chưa tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế? - Nhân tố nào và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Bình Dương? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Đối tượng khảo sát: Giám đốc, Kế toán trưởng, Nhân viên kế toán phụ trách của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. - Thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đạt được mục tiêu như đã trình bày, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu định tính: Tác giả thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn chuyên gia gồm một số chủ DNNVV đang kinh doanh và hoạt động tại Bình Dương, giảng viên, các cán bộ công chức thuế tại Bình Dương, hệ thống hóa cơ sở lý luận bằng phương pháp tổng hợp, phân tích. Tiến hành khảo sát 3 nhằm đánh giá sơ bộ mức độ tin cậy và giá trị của các thang đo khảo sát và các ý kiến góp ý để điều chỉnh các thang đo lường đảm bảo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng: Trong giai đoạn nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tiếp cận định lượng thông qua việc thu nhập ý kiến của các kế toán viên, kế toán trưởng, kế toán hành nghề dịch vụ tại các DN bằng việc trả lời các câu hỏi của bảng khảo sát đã được thiết kế trong giai đoạn nghiên cứu định tính. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định thang đo bằng CFA, kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng mô hình tuyến tính SEM nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV. Cỡ mẫu khảo sát là 286 DNNVV. Thu thập số liệu chính thức thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi đã định sẵn. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác suất. Sau khi thu thập được số liệu cần thiết, nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: 4 Sơ đồ 1.1: Thiết kế nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở khoa học của nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước Mô hình nghiên cứu Hoàn chỉnh thang đo Nghiên cứu định tính Nghiên cứu chính thức Thu thập dữ liệu sơ cấp n = 286 Hiệu chỉnh thang đo Xử lý số liệu - Thống kê mô tả - Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA - Kiểm định thang đo bằng CFA - Kiểm định mô hình giả thuyết và lý thuyết bằng SEM Bàn luận và đánh giá kết quả nghiên cứu Kết luận và đề xuất một số kiến nghị 5 5. Đóng góp của đề tài 5.1 Về mặt lý luận Một mặt, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo quyết toán thuế được phát hiện từ lý thuyết và các nghiên cứu trước cũng phù hợp với môi trường thể chế kinh tế chính trị Việt Nam. Điểm mới, đóng góp quan trọng của nghiên cứu này so với nghiên cứu trước là bổ sung thêm nhân tố khung ra quyết định của người nộp thuế để có thể hiểu rõ hơn hành vi của người nộp thuế. 5.2 Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học hữu ích, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo quyết toán thuế như các nhà quản trị, các nhà đầu tư, CQT… có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, đồng thời góp phần đề xuất hàm ý chính sách làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền có giải pháp kịp thời giúp nâng cao chất lượng thông tin BCTC cũng như báo cáo quyết toán thuế. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, luận văn được thực hiện theo kết cấu 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Bernadette Kamleitner, Christian Korunka và Erich Kirchler (2012) nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế của các chủ các doanh nghiệp nhỏ dưới góc độ tâm lý học. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chủ các doanh nghiệp nhỏ có khả năng nhận thấy nhiều cơ hội không tuân thủ hơn người nộp thuế là các cá nhân. Đồng thời các chủ doanh nghiệp nhỏ có hiểu biết về thuế không đầy đủ, và có cảm nhận mức thiệt hại lớn hơn đối với các khoản thuế phải nộp so với NNT khác. Adane Agegn (2020) kiểm tra hành vi trốn thuế của DNNVV ở thành phố Bahir Dar năm 2019. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự răn đe, hiệu lực của chính phủ, thái độ và kiến thức thuế là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hành vi trốn thuế và có ý nghĩa thống kê. Felix Naah (2018) tìm hiểu hành vi tuân thủ thuế và đo lường nhận thức của NNT, đồng thời đánh giá các yếu tố thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế tự nguyện giữa các DNNVV ở Ghana. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hành vi tuân thủ thuế của các DNNVV được biểu hiện qua chất lượng báo cáo thuế, nộp hồ sơ và thanh toán nghĩa vụ thuế và hầu hết đối tượng khảo sát thuộc các DNNVV đồng ý rằng có tình trạng khai tăng chi phí trong các tờ khai thuế với mục đích chính là báo cáo nghĩa vụ thuế thấp hơn theo quy định. Michelle Kim Harding (2017) chỉ ra rằng có tương quan giữa việc gia tăng các quy định hoặc yêu cầu đối với kê khai thuế và chất lượng BCTC công bố theo Chuẩn mực kế toán tài chính số 48 (FIN 48). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có ít thông tin hơn cho người sử dụng BCTC do cách các công ty phản hồi lại với các yêu cầu báo cáo thuế gia tăng trong các báo cáo khai thuế của Sở Thuế vụ. 7 Marziana Mohamad, Mohd Asri Mohd Ali (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi không tuân thủ thuế của DNNVV tại các khu đô thị. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khám phá các yếu tố quyết định tới hành vi không tuân thủ thuế của các DNNVV và nhận thức của họ đối với các quy định về thuế. Kết quả chỉ ra rằng ưu đãi thuế và quy mô công ty có liên quan đáng kể đối với việc không tuân thủ thuế. Fany Inasius (2019) tìm hiểu về tuân thủ tự nguyện và chấp hành nghĩa vụ thuế của DNNVV tại Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tin tưởng vào cơ quan thuế là yếu tố quan trọng trong việc tuân thủ thuế tự nguyện. Lòng tin ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tự nguyện và nhưng không phải là động cơ thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế. Các nghiên cứu liên quan đến việc lập báo cáo quyết toán thuế không đầy đủ, kịp thời và đúng quy định như nghiên cứu của Felix Naah (2018) cho thấy việc thổi phồng chi phí của họ trong các tờ khai thuế khi báo cáo, nộp hồ sơ và thanh toán nghĩa vụ thuế có mục đích duy nhất là báo cáo nghĩa vụ thuế thấp hơn trách nhiệm pháp lý. Michelle Kim Harding (2017) chỉ ra rằng có ít thông tin hơn cho người sử dụng BCTC do cách các công ty phản hồi lại với các yêu cầu báo cáo thuế gia tăng trong trong các báo cáo khai thuế của Sở Thuế vụ là hình thức biểu hiện của hành vi không tuân thủ thuế. Nghiên cứu của Bernadette Kamleitner, Christian Korunka và Erich Kirchler (2012), Marziana Mohamad và Mohd Asri Mohd Ali (2017), Fany Inasius (2019) và Adane Agegn (2020) là các nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về luật và các quy định về thuế và sự tự nguyện tuân thủ thuế của DNNVV. Có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của NNT được công bố trong và ngoài nước tại các quốc gia đang phát triển. Nugi Nkwe (2013) nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế của NNT ở Botswana trong giai đoạn 2011 – 2013 và đã rút ra kết luận thái độ của NNT có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Nghĩa là thái độ nhìn nhận về nghĩa vụ nộp thuế càng công bằng, khách quan thì việc chấp hành thuế ở mức độ tự nguyện càng cao. Ngoài 8 nhân tố cá nhân, Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) đã phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế thành năm nhóm: Nhân tố kinh tế; Nhân tố đặc điểm cơ quan thuế; Nhân tố xã hội; Nhân tố cá nhân; Nhân tố nhân khẩu học được đo lường thông qua 13 biến quan gồm: Xác suất kiểm tra, thanh tra; Cảm nhận về sự hợp lý trong chỉ tiêu chính phủ; Tăng trưởng kinh tế; Tính công bằng trong nhận thức của NTT; Cảm nhận về hình phạt nếu trốn thuế; Hạn chế tài chính cá nhân, thay đổi và sửa đổi chính sách hiện hành của chính phủ; Ảnh hưởng của môi trường xã hội; Vai trò của CQT; Hiểu biết và kiến thức về thuế; Giới tính; Thu nhập trình độ học vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hành vi tuân thủ thuế chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi tần suất (mức độ) kiểm tra và thanh tra; Hạn chế tài chính và thay đổi chính sách của chính phủ, các biến khác như: hình phạt, sự công bằng trong cảm nhận của NTT và vai trò của CQT có ảnh hưởng không đáng kể với các hành vi tuân thủ thuế. Khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014), Herman .P và cộng sự (2019) cho rằng quản trị tốt, hiểu biết về thuế, các biện pháp trừng phạt thuế có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế của DNNVV và siêu nhỏ ở Medan. Phát hiện này cũng tương tự nghiên cứu của Adugna Megenasa Biru (2020) và Maureen Chepkorir Bett (2020) đó là thuế suất có tác động tiêu cực đáng kể đối với hành vi tuân thủ thuế của DNNVV nhưng mức thu nhập, hình phạt và tiền phạt, khen thưởng và khuyến khích, tính đơn giản của hệ thống thuế, nhận thức về chi tiêu chính phủ, kiểm toán thuế, thái độ, kiến thức thuế ảnh hưởng tích cực với hành vi tuân thủ thuế của DNNVV. 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Nguyễn Bích Ngọc (2018) tìm hiểu mục đích và chất lượng BCTC của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng BCTC dựa trên khuôn mẫu chất lượng trung thực và hợp lý không được coi trọng so với mục đích vay vốn và tuân thủ quy định nộp báo cáo cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, chất lượng báo cáo thuế chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng báo cáo quyết toán thuế được phản ánh qua hành vi tuân thủ thuế của DNNVV mà người quyết định 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất