Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các khó khăn và lợi ích khi thực hiện iso 22000 trường hợp công ty tnhh sơn hải ...

Tài liệu Các khó khăn và lợi ích khi thực hiện iso 22000 trường hợp công ty tnhh sơn hải vĩnh long

.PDF
61
2
128

Mô tả:

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------------- TRẦN DUY THA CÁC KHÓ KHĂN VÀ LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN ISO 22000 TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH SƠN HẢI VĨNH LONG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 11 năm 2013 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG Cán bộ chấm nhận xét 1: TS.Nguyễn Mạnh Tuân Cán bộ chấm nhận xét 2: TS.Dương Như Hùng Luận văn/Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 20 . tháng 10 năm 2013 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: TS Nguyễn Mạnh Tuân 2. Thư ký: TS.Dương Như Hùng 3. Ủy viên: PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . .. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ và tên học viên: TRẦN DUY THA .................................................. Giới tính: Nam / Nữ  Ngày, tháng, năm sinh: 10/4/1986 ......................................................... Nơi sinh: Bình Dương ......... Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh .................................................... MSHV: 11170834 ............... Khoá (Năm trúng tuyển): K2011 1- TÊN ĐỀ TÀI: CÁC KHÓ KHĂN VÀ LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN ISO 22000 TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH SƠN HẢI VĨNH LONG 2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN: - Tìm hiểu sự khác biệt giữa hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. - So sánh sự khác nhau của hai hệ thống HACCP và ISO 22000. - Đánh giá sự khó khăn và lợi ích trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 22000 tại công ty TNHH Sơn Hải – Vĩnh Long 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/8/2013 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG Nội dung và đề cương Luận văn/Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QL CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) LỜI CÁM ƠN Tôi muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến người thầy đã hướng dẫn tôi, PGS.TS Bùi Nguyên Hùng, thầy đã tận tình hướng dẫn, cung cấp các tài liệu, cho tôi những lời khuyên bổ ích, nhắc nhở và động viên tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa Quản Lý Công Nghiệp, Đại Học Bách Khoa, Thành phố Hồ Chí Minh, đã dạy và hướng dẫn tôi hoàn tất khoá học Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh năm 2013. Tôi muốn gởi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi, những người đã hỗ trợ tôi trong công việc cũng như trong quá trình học tập của tôi. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người. TP.HCM, tháng 8 năm 2013 Trần Duy Tha Học viên cao học Khoa Quản Lý Công Nghiệp - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định các khó khăn và lợi ích ảnh hưởng khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 2200:2005 ở doanh nghiệp vừa và nhỏ trường hợp Công ty TNHH Sơn Hải Vĩnh Long. Nghiên cứu được thực hiện theo mô hình case study từ nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đưa ra những khó khăn và lợi ích khi thực hiện (Surdick, Matthew, 2012) và so sánh giữa các hệ thống khác như ISO 9001 và HACCPP. Qua đó hình thành phương pháp nghiên cứu để xác định những khó khăn và lợi ích của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách quan sát và thực hiện phỏng vấn. Quá trình trình quan sát được thực hiện khi nhà nghiên cứu tư vấn đối tượng thực hiện. Quá trình phỏng vấn được thực hiện với các trưởng đơn vị của công ty được nghiên cứu. Qua đó cho thấy được một số khó khăn khi thực hiện ISO 22000 như nguồn nhân lực không đảm bảo, trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu, các khó khăn trong quá trinh thi công nhả xưởng.... Từ đó đưa ra những giãi pháp cho những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải và đưa ra quy trình để thực hiện ISO 22000. Kết quả nghiên cứu góp phần hướng dẫn việc áp dụng các yêu cầu ứng dụng của từng điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 tại bất kỳ tổ chức chế biến thực phẩm. Xác định những khó khăn phải đối mặt với các chuyên gia tư vấn cũng như các nhóm dự án thực hiện trong khi hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hệ thống và các giải pháp và đưa ra những lợi ích và tử đó tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi hệ thống cũng như khởi xướng việc thực hiện ISO 22000:2005 trong bất kỳ các ngành công nghiệp thực phẩm ABSTRACT This study aimed to determine the benefits and difficulties affecting the construction and application of the safety management system according to ISO 2200:2005 food in small and medium business case Co., Ltd. Son Hai Vinh Long. The study was carried out in the model case study from the study of foreign authors make the benefits difficult to implement (Surdick, Matthew, 2012) and comparison between other systems such as ISO 9001 and HACCPP . Thereby forming research methods to identify the problems and interests of small and medium enterprises in Vietnam. The study was done by the method of qualitative research by observing and interviews. The observation process is done when the researchers made objects advice. The interview process is done with the company commander of the unit being studied. Thereby showed some difficulty implementing ISO 22000 as human resources does not guarantee, qualifications do not meet the requirements, the difficulties in the implementation process of workshop .... Since then offer solutions to the challenges that businesses face, and provide procedures to implement ISO 22000. The findings contribute to the application of the guidelines required by the terms of the application of ISO 22000: 2005 in any food processing organizations. Identifying problems facing the consultants and the project team performed while supporting small and medium enterprises and the construction of the system and offer solutions and benefits that make electronic incentives for businesses switching system and initiated the implementation of ISO 22000:2005 in any of the food industry DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG Hình 2.1 Mô tả hệ thống quản lý ISO 22000……………………………………….12 Hình 3.1 Thiết kế phương pháp nghiên cứu……………………………………..….22 Bảng 2.1 Tổng hợp các khó khăn khi thực hiện hệ thống ISO 22000………………20 Bảng 2.2. Tổng hợp các lợi ích khi thực hiện hệ thống ISO 22000……………….....20 MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................1 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ NGHIÊN CƯU ........................................................1 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................2 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .............................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................4 2.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO 22000:2005 ...........................4 2.2. SO SÁNH HỆ THỐNG ISO 9001:2008 VÀ ISO 22000:2007 ....................11 2.3. SO SÁNH HỆ THỐNG HACCP VÀ ISO 2200 ...........................................13 2.3.1. NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU CỦA HACCP VÀ ISO 22000 .................13 2.3.2. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG CỦA HACCP VÀ ISO 22000 ..............15 2.4. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ ĐỘNG LỰC THỰC HIỆN HỆ THỐNG ISO 22000:2005 .................................................................................................................15 2.4.1. KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN...................................................................15 2.4.2. LỢI ÍCH KHI THỰC HIỆN .........................................................................17 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN KHOÁ LUẬN ..............................21 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THEO CASE STUDY ....................................21 3.2 XÁC ĐỊNH CÁC DỮ LIỆU CẦN THU THẬP ...........................................22 3.2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU – QUAN SÁT VÀ PHỎNG VẤN ..........................................................................................................................22 3.2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................22 CHƯƠNG 4. GIỚI THIỆU CÔNG TY...................................................................25 CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................27 5.1. CÁC KHÓ KHĂN NHẬN THẤY TRONG QUÁ TRÌNH QUAN SÁT VÀ PHỎNG VẤN ............................................................................................................27 5.2. CÁC LỢI KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG ISO 22000 ................................35 5.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM CÁC KHÓ KHĂN .......................................37 5.3.1. Đề xuất quy trình thực hiện ISO 22000 .......................................................37 5.3.2. Các giải pháp làm giảm khó khăn ................................................................38 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................40 6.1. GIƠI THIỆU ..................................................................................................40 6.2. KẾT QUẢ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................40 6.3. ĐỂ XUẤT CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................42 6.4. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ………………………………………………………………………………..42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................44 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng trong thập kỷ qua và ngày càng gia tăng chiến lược để giảm tỷ lệ bệnh về thực phẩm. Các nguyên tắc của nó đã được phổ biến và được nghiên cứu rộng rãi. Tuy nhiên hiện nay còn rất nhiều hệ thống quản lý an toàn toàn thực phẩm khác trên thế giới. Trong đó có hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000: 2005. Tiêu chuẩn ISO 22000 có mục đích để xác định các yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm mà công ty cần để đáp ứng và tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn mà bao gồm tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường. Nó nhanh chóng và đơn giản hóa các quy trình mà không ảnh hưởng chất lượng khác hoặc hệ thống quản lý an toàn. Ngoài ra hệ thống ISO 22000 sử dụng các công cụ được thừa nhận chung của quản lý an toàn thực phẩm như tương tác truyền thông qua các chuỗi thực phẩm, hệ thống quản lý, kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm thông qua các PRPs và kế hoạch HACCP, và cải tiến liên tục cũng như định kỳ cập nhật của hệ thống quản lý. Vì vậy hiện tại xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi hệ thống quản lý của doanh nghiệp từ GMP-HACCP sang ISO 22000 để theo kịp phát triển chung nhằm cải thiện chất lượng và an toàn sản phẩm đã được xác định. Các lợi ích khác bao gồm tăng các kỹ năng của nhân viên, cải thiện hình ảnh công ty, tăng doanh số bán sản phẩm, tăng thị phần, và tiếp cận thị trường mới. Thế nên cần có thực hiện nghiên cứu khó khăn trong quá trình chuyển đổi và lợi ích mong đạt được ở các doanh nghiệp Việt Nam. 2 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trong quá trình phát triển, hệ thống quản lý được nghiên cứu xây dựng để đáp ứng nhu cầu xã hội và kinh tế. Nghiên cứu này nhằm trả lời cho câu hỏi: Các điểm khác nhau và giống nhau của hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm? Các điểm chung và các bước tiến bộ của hệ thống ISO 22000 so với hệ thống GMP – HACCP. Các khó khăn và lợi ích khi xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 22000 của doanh nghiệp vừa và nhỏ? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tiềm hiểu sự khác biệt giữa hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. So sánh sự khác nhau của hai hệ thống HACCP và ISO 22000. Đánh giá sự khó khăn và lợi ích trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 22000 tại công ty TNHH Sơn Hải – Vĩnh Long 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này được thực hiện khảo sát cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kẹo. tại công ty TNHH Sơn Hải – Vĩnh Long Nghiên tập trung vào các hoạt động của các đối tượng là những người có nhiệm vụ quan trọng trong quản lý dự án xây dựng hệ thống, người có nhiệm vụ quản lý và duy trì hệ thống hoạt động sau này. 1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Áp dụng các yêu cầu ứng dụng của từng điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 tại bất kỳ tổ chức chế biến thực phẩm. 3 Xác định những khó khăn phải đối mặt với các chuyên gia tư vấn cũng như các nhóm dự án thực hiện trong khi hổ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng hệ thống. Đưa ra những lợi ích và tử đó tạo động lực cho các doanh nghiệp chuyển đổi hệ thống cũng như khởi xướng việc thực hiện ISO 22000:2005 trong bất kỳ các ngành công nghiệp thực phẩm. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ ISO 22000:2005 ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế chung (FSMS) cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Nó được định nghĩa là một tập hợp các yêu cầu an toàn thực phẩm nói chung áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này được công nhận trên toàn thế giới, phổ quát, hài hòa với yêu cầu quan trọng và vượt qua những khó khăn của các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác nhau của khu vực, quốc gia, tổ chức, hoạt động và các loại thực phẩm. Tiêu chuẩn này thúc đẩy sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế bằng cách cung cấp sự đảm bảo về an toàn, chất lượng và độ tin cậy. Tiêu chuẩn ISO 22000 sử dụng các phương pháp được thừa nhận chung của quản lý an toàn thực phẩm như tương tác thông tin qua các chuỗi thực phẩm, hệ thống quản lý, kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm thông qua các PRPs và kế hoạch HACCP, và cải tiến liên tục cũng như định kỳ cập nhật của hệ thống quản lý. Một trong những thành phần quan trọng ISO 22000 là sự tích hợp của tài liệu cam kết và hỗ trợ quản lý. Sự tích hợp của các yêu cầu tăng cường quản lý hệ thống ISO 22000 trong các nguyên tắc cơ bản của HACCP. Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của hệ thống ISO 22.000 là sự cam kết và tham gia của quản lý trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Các thành phần chính của một hệ thống quản lý bao gồm: (Ioannis S. Arvanitoyannis, 2009) Chính sách an toàn thực phẩm: xác định cam kết của một tổ chức quản lý an toàn thực phẩm. Nó mô tả những gì quản lý sẽ làm gì để đảm bảo đúng chương trình an toàn thực phẩm và các chính sách được đưa ra cũng như mô tả các hướng tổng thể tổ chức. Kế hoạch: mục tiêu chính của quy hoạch trong một hệ thống quản lý là để thiết lập mục tiêu và mục tiêu cho các tổ chức để làm theo. Trước 5 khi xây dựng các mục tiêu, yêu cầu pháp lý cần được phân tích để xác định cụ thể nhu cầu quản lý. Phát triển các mục tiêu và cung cấp các hướng dẫn mục tiêu cho Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thực hiện và hoạt động : Bước đầu tiên của việc thực hiện và hoạt động là xác định vai trò và trách nhiệm của các nhân viên có liên quan Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bước thứ hai là để cung cấp đào tạo về hệ thống an toàn thực phẩm và sau đó thiết lập truyền thông nội bộ và bên ngoài. Đánh giá hoạt động được tiến hành để đảm bảo rằng các mục tiêu là luôn được đáp ứng một cách hiệu lực và hiệu quả. Cải tiến hoặc sửa đổi các bước được thực hiện để loại bỏ những nguyên nhân của một không phù hợp. Hành động cần thiết để giải quyết thực tế hoặc vấn đề tiềm năng và cải tiến hệ thống an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua các hành động khắc phục và phòng ngừa. Xem xét lãnh đạo: mục tiêu chính của đánh giá quản lý là để đánh giá hiệu suất tổng thể của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một tổ chức. Quản lý cấp cao có kinh nghiệm hoặc có tác động trực tiếp vào hệ thống an toàn thực phẩm hiện nay nên thực hiện việc xem xét. Việc xem xét lãnh đạo nên được thực hiện một cách thường xuyên. Một khi hệ thống được thực hiện, quản lý sau đó sẽ xem xét các tài liệu hướng dẫn đảm bảo hiệu quả và xác định bất kỳ khu vực cần cải thiện hơn nữa. Cải tiến bao gồm đánh giá, quản lý, đánh giá nội bộ, hành động khắc phục, kiểm tra xác nhận, kết quả kiểm tra xác nhận.  Cấu trúc hệ thống – Các yêu cầu  Phạm vi  Tiêu chuẩn viện dẫn  Ngữ và định nghĩa  Yêu cầu 6 Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này là chung chung và được dự định áp dụng đối với tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bất kể loại, kích cỡ và độ phức tạp. Tiêu chuẩn cho phép tổ chức nhỏ và / hoặc kém phát triển, bao gồm các tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào một hoặc nhiều bước của chuỗi thực phẩm, thực hiện một sự liên kết bên ngoài và phát triển các biện pháp kiểm soát. Phần 4: An toàn thực phẩm Hệ thống quản lý (FSMS) - Yêu cầu chung Phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm Tài liệu yêu cầu: Bao gồm hơn 26 loại tài liệu theo yêu cầu của ISO 22000:2005. Và 28 hồ sơ tám bắt buộc theo yêu cầu của ISO 22000:2005 Các tài liệu cần thiết của tổ chức để đảm bảo phát triển hiệu quả, thực hiện và cập nhật FSMS. Các thủ tục dạng văn bản bắt buộc theo quy định của tiêu chuẩn ISO 22000:2005:  Kiểm soát tài liệu  Kiểm soát hồ sơ  Sửa chữa  Biện pháp khắc phục  Xử lý sản phẩm không an toàn  Thu hồi  Đánh giá nội bộ Phần 5: Trách nhiệm lãnh đạo: Thực hiện cam kết của lãnh đạo, xây dựng chính sách an toàn thực phẩm, và quy hoạch hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bằng chứng về cam kết lãnh đạo bao gồm các thiết lập của nhận thức và lãnh đạo, các sáng kiến liên quan đến việc phát triển và thực hiện của hệ thống. Bằng cách này cho thấy an toàn thực phẩm được hỗ trợ bởi các mục tiêu kinh 7 doanh. Thệ hiện tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn, yêu cầu khách hàng theo các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm. Quy định trách nhiệm quyền hạn và chỉ định trưởng nhóm an toàn thực phẩm. ISO 22000 yêu cầu rằng trao đổi thông bên ngoài và nội bộ diễn ra như là một phần của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Trao đổi thông tin bên ngoài nhằm mục đích để đảm bảo rằng bất kỳ mối nguy hiểm liên quan một bước trong chuỗi thức phẩm được kiểm soát. Trao đổi thông tin liên lạc bên ngoài theo phương pháp mà tổ chức và tổ chức bên ngoài đồng ý bằng phương tiện khác nhau tùy theo mức độ an toàn thực phẩm yêu cầu. Kênh thông tin liên lạc với các cơ quan luật định và chế định và các tổ chức khác nên được thiết lập như là một cơ sở để cho thấy việc công khai về mức độ an toàn thực phẩm và bảo đảm độ tin cậy của tổ chức. Các hệ thống thông tin liên lạc nội bộ của tổ chức cần đảm bảo rằng các thông tin liên quan đầy đủ và dữ liệu có sẵn cho tất cả các nhân viên tham gia trong các hoạt động và các thủ tục khác nhau. Đội ngũ lãnh đạo an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng trong truyền thông nội bộ về các vấn đề an toàn thực phẩm trong phạm vi tổ chức. Thông tin liên lạc cho nhân viên bên trong tổ chức cần được thực hiện một cách rõ ràng và kịp thời như: phát triển và ra mắt sản phẩm mới, cũng như thay đổi nguyên liệu và các thành phần, hệ thống sản xuất và các quy trình và / hoặc khách hàng và các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt, sự chú ý cung cấp thông tin liên quan thay đổi trong các yêu cầu luật định và chế định, thực phẩm mới hoặc mối nguy hiểm an toàn đang nổi lên, và phương pháp kiểm soát các mối nguy hiểm mới. Ngoài ra tổ chức phải thiết lập thông tin liên quan đến ứng phó tình huống khẩn cấp yêu cầu bất kỳ thành viên nào của tổ chức nhìn thấy sự việc tác động về an toàn thực phẩm nên báo cáo sự kiện này. Tổ chức cần thiết lập tài liệu thủ tục để quản lý tình huống khẩn cấp và tai nạn tiềm 8 năng. Các tổ chức cần phải nhận thức của các tình huống khẩn cấp tiềm năng có thể bao gồm, ví dụ, hỏa hoạn, lũ lụt, khủng bố sinh học và phá hoại, mất năng lượng, tai nạn xe và ô nhiễm môi trường. Phần 6: Quản lý nguồn lực – Bao gồm Nguồn nhân lực liên quan đối đội ngũ an toàn thực phẩm và nhân sự ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, các bên ngoài các chuyên gia. Trong đó yêu cầu về nâng cao nhận thức và đào tạo đối với nhân sự có liên quan. Tổ chức phải xác định năng lực cần thiết để đảm bảo rằng các yêu cầu được thực hiện hiệu quả. Ngoài ra đào tạo cần được duy trì ở một mức độ mà đảm bảo rằng tất cả các nhân viên biết trách nhiệm của mình để duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thông tin chi tiết các khóa đào tạo nên bao gồm, ví dụ, chương trình nội dung, tên và trình độ thức đánh giá giảng viên, học viên, và thành lập yêu cầu đào tạo lại. Nguồn lực bao gồm cơ sở hạ tầng bao về nhà xưỡng, quá trình thiết bị, các cơ sở tiện ích, khu vực xung quanh và các dịch vụ hỗ trợ. Môi trường làm việc bao gồm các biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm chéo, yêu cầu về không gian làm việc, bảo hộ lao động khi làm việc, cách thức quản lý nhân viên. Phần 7: Lập kế hoạch và thực hiện các sản phẩm an toàn Tổ chức phải lập kế hoạch và phát triển các quá trình cần thiết cho việc thực hiện các sản phẩm an toàn Tổ chức phải thực hiện, duy trì và đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động theo kế hoạch và hoạt động thay đổi bất kỳ bao gồm: Chương trình điều kiện tiên quyết (PRPs) Sơ bộ bước để cho phép phân tích mối nguy Phân tích mối nguy Thành lập các hoạt động chương trình tiên quyết (PRPs) Xây dựng kế hoạch HACCP 9 Tổ chức phải cập nhật các thông tin sau liên quan đến sản phẩm:  Đặc tính sản phẩm  Mục đích sử dụng  Các bước quá trình tạo sản phẩm  Các biện pháp kiểm soát  Kế hoạch HACCP  Thủ tục hướng dẫn xác định oPRPs  Kế hoạch kiểm tra xác nhận Quy định mục đích, phương pháp, tần số và trách nhiệm cho các hoạt động kiểm tra xác nhận. Hoạt động kiểm tra xác nhận bao gồm:  PRPs được thực hiện.  Đầu vào để phân tích mối nguy liên tục được cập nhật.  Hoạt động PRPs và các yếu tố bên trong kế hoạch HACCP được thực hiện và hiệu quả.  Mức độ nguy hiểm trong khoản xác định được chấp nhận.  Các thủ tục khác theo yêu cầu của tổ chức được thực hiện và hiệu quả. Phân biệt các khái niệm về xác nhận giá tri sử dụng, kiểm tra xác nhận và giám sát: Xác nhận giá trị sử dụng là một đánh giá trước khi hoạt động, vai trò là để chứng minh rằng các biện pháp kiểm soát cá nhân (hoặc kết hợp) có khả năng đạt được mức dự định kiểm soát. Kiểm tra xác nhận là một đánh giá thực hiện trong và sau khi hoạt động, vai trò là để chứng minh rằng mức độ có ý định kiểm soát đã thực sự đạt được. Giám sát là một thủ tục để phát hiện bất kỳ sai lỗi trong các biện pháp kiểm soát. 10 Tần số kiểm tra xác nhận phụ thuộc vào mức độ của sự không chắc chắn của các biện pháp kiểm soát được áp dụng, liên quan đến mức độ chấp nhận được xác định an toàn thực phẩm. Do đó, tần số cần thiết sẽ phụ thuộc vào những điều không chắc chắn liên quan với kết quả của việc xác nhận và hoạt động của các biện pháp kiểm soát. Ví dụ, khi xác nhận chứng minh rằng các biện pháp kiểm soát cung cấp một kiểm soát cao hơn mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng mức độ chấp nhận được, xác minh hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đó có thể bị giảm hoặc có thể không được yêu cầu ở tất cả. Tổ chức phải đảm bảo rằng khi giới hạn tới hạn cho CCP vượt quá, hoặc có một sự mất kiểm soát của hoạt động PRPs, các sản phẩm bị ảnh hưởng được xác định và kiểm soát có liên quan đến việc sử dụng và phân phối của chúng. Tổ chức cần xác định các sản phẩm không phù hợp để thực hiện sửa chửa, hành động khắc phục, xử lý sản phẩm không an toàn tiềm ẩn và thu hồi. Tổ chức phải thông báo cho các bên liên quan và bắt đầu thu hồi nếu một sản phẩm không an toàn khỏi sự kiểm soát của tổ chức. Ngoài ra tổ chức phải thực hiện truy suất nguồn gốc thực phẩm, cần xây dựng hệ thống sẽ cho phép việc xác định các lô sản phẩm và mối quan hệ về lô nguyên liệu, chế biến và biên bản bàn giao. Hệ thống sẽ có thể xác định nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp và phân phối của sản phẩm. Khi phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc, cần xem xét các hoạt động của tổ chức mà có thể ảnh hưởng đến phức tạp hệ thống, chẳng hạn như các loại thành phần và số lượng, tái sử dụng của sản phẩm, sản phẩm tiếp xúc nguyên liệu, sản xuất theo lo so với sản xuất liên tục…. Tổ chức này cũng nên xem xét trong phạm vi của hệ thống truy xuất nguồn gốc của nó để xác định tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào có khả năng không an toàn có thể cần phải bị thu hồi. 11 Phần 8: Xác nhận, xác minh và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm  Kiểm soát theo dõi và đo lường  Kiểm tra xác nhận FSMS  Đánh giá nội bộ  Đánh giá kết quả kiểm tra xác nhận cụ thể  Phân tích kết quả của các hoạt động xác minh  Cải tiến liên tục và cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 2.2. SO SÁNH HỆ THỐNG ISO 9001:2008 VÀ ISO 22000:2007 Trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm có hai đó khái niệm an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thường được tìm thấy trong các văn bản trong cùng một câu. Chúng tương tự và đang thực sự gắn bó với nhau, tuy nhiên, chúng là khá khác nhau. Đằng sau thuật ngữ an toàn thực phẩm là viết tắt của nội dung yêu cầu về sức khỏe người tiêu dùng. Trong tâm của khái niệm này là trách nhiệm của các nhà sản xuất thực phẩm và các nhà cung cấp các sản phẩm thực phẩm sẽ không gây nguy hiểm, bệnh cho những người tiêu thụ nó. Trong khi đó chất lượng thực phẩm có lẽ là bao trùm của hai thuật ngữ như sự đánh giá cao chất lượng của các loại thực phẩm nào có thể thay đổi từ những người tiêu dùng khác nhau. Tất nhiên, chất lượng thực phẩm cũng là thực phẩm an toàn. Đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu thực phẩm, cả về chất lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm là quan trọng nếu họ muốn xuất khẩu. Vì vậy vấn đề đối với các tổ chức là cần tích hợp hệ thống quản lý chất lượng và quản lý hệ thống an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đưa ra cách thức chung nhằm khuyến khích để phát triển một hệ thống quản lý chất lượng, giúp các tổ chức kiểm soát và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, để giảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan