Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển cửa lò...

Tài liệu Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển cửa lò

.PDF
99
326
96

Mô tả:

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n Ph¹m thÞ h-êng C¸c gi¶I ph¸p h¹n chÕ tÝnh mïa vô cña ho¹t ®éng du lÞch biÓn cöa lß Chuyªn ngµnh: Du lÞch (Ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) LuËn v¨n th¹c sü du lÞch Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Vò m¹nh hµ Hµ Néi, 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 5 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 7 5. Bố cục của luận văn.................................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH ................................ 9 1.1. Khái niệm ................................................................................................................. 9 1.2. Bản chất và đặc điểm của tính mùa vụ du lịch .................................................... 10 1.2.1. Bản chất............................................................................................................... 10 1.2.2. Các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch .............................................................. 11 1.3. Các nhân tố gây nên tính mùa vụ du lịch ............................................................. 12 1.3.1. Điều kiện khí hậu................................................................................................ 12 1.3.2. Thời gian rỗi ....................................................................................................... 13 1.3.3. Phong tục tập quán ............................................................................................. 15 1.3.4. Các nhân tố khác ................................................................................................ 15 1.4. Những ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch ..................... 18 1.4.1 Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và môi trường du lịch..................... 19 1.4.2. Ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh ................. 20 1.4.3. Ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực.................................................. 22 1.4.4. Ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách................................................ 23 1.4.5. Những ảnh hưởng khác...................................................................................... 24 1.5. Một số kinh nghiệm hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ lên hoạt động du lịch. ........................................................................................................................... 25 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 28 Chương 2:...................................................................................................................... 29 -1- DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH MÙA VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ ............................................................................. 29 2.1. Khái quát về Cửa Lò ............................................................................................. 29 2.2. Khái quát tài nguyên du lịch biển của Cửa Lò ............................................ 30 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................... 30 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.............................................................................. 34 2.3. Biểu hiện của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch tại khu du lịch biển Cửa Lò ........................................................................................................................... 37 2.4. Ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ......................................... 42 2.4.1. Ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch................. 42 2.4.2. Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và môi trường du lịch biển Cửa Lò. .......................................................................................................................... 48 2.4.3. Ảnh hưởng đến nguồn nhân lực du lịch Cửa Lò .............................................. 49 2.4.4. Ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách du lịch đến Cửa Lò.................... 53 2.4.5. Ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác ...................................................................... 55 2.5. Nguyên nhân của tính mùa vụ du lịch biển Cửa Lò .................................. 57 2.6. Đánh giá chung ...................................................................................................... 62 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 65 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN CỬA LÒ ....................................................................................................................... 66 3.1. Mục tiêu phát triển du lịch .................................................................................... 66 3.1.1. Mục tiêu chung phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An ....................................... 66 3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Cửa Lò ................................................................... 66 3.2. Định hướng phát triển du lịch biển Cửa Lò ......................................................... 68 3.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch ........ 69 3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường:...................................................... 70 -2- 3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo thu hút khách ngoài mùa vụ:... 72 3.3.3. Tăng mức độ đón tiếp khách trong toàn năm ................................................. 80 3.3.4. Chủ động phương án sử dụng nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật trong mùa vụ thấp điểm.................................................................................................................. 83 3.3.5. Sử dụng có hiệu quả các khuyến khích kinh tế. ................................................ 89 3.4. Khuyến nghị........................................................................................................... 91 3.4.1. Đối với các cấp quản lý...................................................................................... 91 3.4.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch......................................................... 92 3.4.3. Đối với cộng đồng địa phương .......................................................................... 93 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 96 PHỤ LỤC..................................................................................................................... 95 -3- DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1. Một góc phía Đông Bắc trung tâm du lịch Cửa Lò ................................... 31 Bảng 2.1. Sự biến động số lượng du khách theo các tháng trong các năm từ 2005- 2009 .................................................................................................................... 39 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số lượng khách đến Cửa Lò hàng tháng từ 2007- 2009 .............. 40 Bảng 2.2. Lượng khách đến Cửa Lò theo các thời điểm trong năm 2007 và năm 2009 ....................................................................................................................... 41 Bảng 2.3. Doanh thu hàng tháng từ kinh doanh du lịch năm 2007 và 2008............. 42 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ tương quan giữa cung – cầu về dịch vụ lưu trú hàng tháng năm 2009 ....................................................................................................................... 43 Bảng 2.4. Tình trạng kinh doanh của các cơ sở lưu trú ở Cửa Lò năm 2006 ........... 45 Hình 2.2. Hình ảnh khách du lịch tại bãi biển Cửa Lò vào mùa vụ ......................... 48 Biểu đồ 2.3. Nhân lực du lịch - dịch vụ trong cơ cấu lao động năm 2008................ 50 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trình độ lao động theo từng lĩnh vực trong ngành du lịch........ 50 Biểu đồ 2.5. Biến đổi cơ cấu lao động trong và ngoài mùa du lịch........................... 52 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ số lượng khách đến Cửa Lò hàng tháng từ 2007- 2009 .............. 57 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ số lượng khách đến Vũng Tàu hàng tháng từ 2008- 2009.......... 58 Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến mùa vụ du lịch biển ..... 59 Sơ đồ 3.1. Quy trình thực hiện các nội dung tuyên truyền quảng bá du lịch ............ 79 Bảng 3.1. Dự trù kinh phí dành cho hoạt động MKT đến năm 2015 ....................... 80 Sơ đồ 3.2. Quy trình nội dung cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực........... 86 -4- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cửa Lò là một vùng đất có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời và thật may mắn Cửa Lò được thiên nhiên ban tặng bãi tắm và danh thắng đẹp đến ngỡ ngàng. Từ xứ biển nghèo, mang dáng dấp của một làng chài, Cửa Lò rũ cát đứng lên thành một đô thị du lịch trẻ trung tràn đầy sức sống như hôm nay. Cửa Lò đang lớn lên và ngày càng duyên dáng, hấp dẫn, không những là nơi hội tụ hồn thơ, điệu nhạc mà còn là điểm hẹn lý tưởng của du khách gần xa, của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Chính những lý do này đã chắp cánh cho Cửa Lò ngày càng phát triển. Thị xã Cửa Lò cách thành phố Vinh 16km về phía Đông, thủ đô Hà Nội gần 300km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 1.400km về phía Nam. Sở hữu một bờ biển dài 10,2km và các điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của những du khách trong và ngoài nước. Vào mùa vụ du lịch, từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, Cửa Lò đã đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển,… Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại bãi biển Cửa Lò chỉ diễn ra ồ ạt, sôi động vào mùa vụ nên đã gây ra một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch. Chẳng hạn, vào mùa vụ du lịch từ tháng 4 đến tháng 8, lượng du khách tập trung tại bãi biển vượt quá sức chứa, công suất sử dụng buồng, phòng khách sạn đạt 100%, thậm chí vào những ngày cuối tuần, du khách rất khó để tìm được chỗ nghỉ ngơi ưng ý. Thế nhưng, ngoài thời gian này, bãi biển Cửa Lò lại hết sức vắng vẻ, các khách sạn, nhà hàng đóng cửa thường -5- xuyên. Nhìn chung, tính mùa vụ trong du lịch tại bãi biển Cửa Lò có tác động đến tiến trình hoạt động của ngành du lịch thị xã trong thời gian một năm. Hoạt động kinh doanh du lịch biển Cửa Lò bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tính mùa vụ du lịch. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, các nghiên cứu về tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch. Việc xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch tại bãi biển Cửa Lò. Với lý do như vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các giải pháp hạn chế tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò”. Và trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ lên hoạt động du lịch để tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đó. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển tại bãi biển Cửa Lò. - Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu sự tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò. -6- 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan lý luận về tính mùa vụ du lịch. - Thu thập phân tích các số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò, mức độ ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. - Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò trong điều kiện Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Cửa Lò. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trong phạm vi này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ du lịch để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi đó đến hoạt động du lịch biển chñ yÕu trong ph¹m vi thÞ x· Cöa Lß - NghÖ An. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành trong thời gian 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009. Các nghiên cứu được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo tính cập nhật và khách quan của số liệu và tư liệu thu thập. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: -7- - Phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu những đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian. - Phương pháp tiếp cận thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch. - Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra chỉnh lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích xử lý thực hiện đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Ngoài các phương pháp trên, phương pháp chuyên gia có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. 5. Bố cục của luận văn Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về tính mùa vụ du lịch Chương 2: Du lịch biển Cửa Lò và tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò -8- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MÙA VỤ DU LỊCH 1.1. Khái niệm Trong một số tài liệu mùa hay thời vụ du lịch là hiện tượng hoạt động du lịch lặp đi lặp lại khá đều đặn vào một số thời điểm trong năm. Theo nghĩa này thì mùa vụ du lịch đồng nhất với thời vụ du lịch. Trong phạm vi luận văn, tác giả xin sử dụng chữ mùa vụ du lịch theo nghĩa là thời vụ du lịch. Tính mùa vụ du lịch cản trở tiến trình bình thường của hoạt động du lịch trong năm và gây ra hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội, tổ chức và kỹ thuật. Vấn đề tính mùa vụ du lịch thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan và tổ chức kinh tế, các tổ chức quốc gia và quốc tế. Tính mùa vụ du lịch tại một đơn vị lãnh thổ nào đó là tập hợp các biến động có tính chu kỳ theo thời gian trong năm của cung và cầu du lịch. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất trong năm của các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khỏe của du khách và số thời gian trong năm thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch. Tính mùa vụ của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến hướng khai thác đầu tư quy hoạch kinh doanh du lịch được đánh giá cho tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều mùa vụ du lịch tuỳ thuộc vào khả năng đa dạng hoá các loại hình du lịch ở đó : Mùa du lịch chính : Là khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch lớn nhất, trong giai đoạn này số lượng khách khá ổn định. Thời kỳ đầu mùa và cuối mùa chính : là thời kỳ có cường độ du lịch nhỏ hơn ngay trước mùa chính (đầu mùa) và ngay sau mùa chính (cuối mùa) -9- Ngoài mùa hay mùa chết : là khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch thấp nhất. 1.2. Bản chất và đặc điểm của tính mùa vụ du lịch 1.2.1. Bản chất Tính mùa vụ du lịch ở một khu vực là sự dao động có tính chu kỳ trong năm của mối quan hệ cung và cầu du lịch xẩy ra dưới tác động của cùng một nhóm các yếu tố tác động. Trên thực tế, tính mùa vụ du lịch của mỗi trung tâm du lịch nhất định và ở mỗi quốc gia là tập hợp các dao động theo mùa giữa cung và cầu trong quá trình tổ chức các loại hình du lịch. Sự khác biệt của thời gian tác động và các chỉ số về sự xuất hiện của mỗi loại là nguyên nhân dẫn đến sự dao động trong toàn bộ các hoạt động du lịch. Sự phát triển của tính mùa vụ du lịch trong các thập kỷ cuối thế kỷ XX cho thấy rằng, độ dài của mùa du lịch có sự thay đổi. Ban đầu, đối với giới quý tộc châu Âu thì mùa ®ông kéo dài chính là mùa giải trí và mùa hè ngắn hơn là mùa chữa bệnh. Với sự xã hội hoá du lịch, hoạt động du lịch phát triển thêm loại hình du lịch nghỉ ngơi của mùa hè ở vùng núi. Sau năm 1910, khi hình thành khu nghỉ biển ở Địa Trung Hải thì việc đi nghỉ biển mùa hè ở Địa Trung Hải trở thành mốt thời thượng ở châu Âu. Sau đó bắt đầu sự phát triển của các môn thể thao mùa đông, các hoạt động du lịch mùa ®ông đã bắt đầu nhưng chủ yếu ở các khu vực núi. Sự phát triển bùng nổ của du lịch sau đại chiến thế giới lần thứ 2, sự gia tăng bột phát số lượng khách du lịch của tầng lớp trung lưu và dân chúng đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt khu nghỉ biển ở Nam Âu. Các loại hình du lịch mới được hình thành và được thực hiện chủ yếu trong mùa thu và mùa xuân, đó là các loại hình du lịch như du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan, khảo sát,… - 10 - 1.2.2. Các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch Tính mùa vụ du lịch là một tồn tại khách quan, nó xuất hiện khắp mọi nơi trên thế giới và có những đặc điểm chính: - Tính mùa vụ du lịch xuất hiện ở tất cả các quốc gia và các vùng. - Đặc trưng của tính mùa vụ du lịch (cường độ, độ dài, tần số) chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật…) và kinh tế - xã hội (thói quen, thời gian rỗi, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thu nhập,…). - Cường độ của mùa du lịch được hiểu là độ tập trung khách trong một khoảng thời gian ở mùa du lịch. Độ tập trung khách trong mùa du lịch càng lớn thì cường độ mùa du lịch càng mạnh và ngược lại, độ tập trung khách càng nhỏ thì thì cường độ mùa du lịch càng yếu. - Độ dài của mùa du lịch là khoảng thời gian mà ở đó số lượng khách đến còn đủ để duy trì công suất sử dụng buồng phòng trên mức tối thiểu đối với khu du lịch. - Tần số của mùa du lịch là số lần xuất hiện của mùa du lịch ở một lãnh thổ nào đó trong một năm. Số lần xuất hiện mùa du lịch ở một lãnh thổ trong một năm càng nhiều thì tần số của mùa du lịch càng lớn. Thông thường thì trong một năm, ở một lãnh thổ chỉ có một đến hai mùa du lịch. - Cường độ và độ dài của các mùa du lịch trong một năm của một lãnh thổ thường không trùng nhau. Mùa du lịch có cường độ và độ dài lớn nhất được coi là mùa chính, mùa du lịch có cường độ và độ dài nhỏ hơn được coi là mùa phụ. Do có sự tập trung cao về khách và hoạt động kinh doanh nên thời gian mùa du lịch còn gọi là mùa cao điểm và ngược lại, thời gian ngoài mùa du lịch được gọi là mùa thấp điểm. - Ở các nước du lịch phát triển thông thường mùa du lịch dài hơn và cường độ mùa du lịch chính yếu hơn. Ở các nước mới phát triển mùa du lịch ngắn hơn nhưng diễn ra với cường độ mạnh hơn. - 11 - - Cường độ và độ dài của mùa du lịch là không tương đồng cho các loại hình du lịch. Du lịch chữa bệnh có thời gian kéo dài hơn nhưng cường độ yếu hơn trong mùa du lịch chính. Du lịch nghỉ dưỡng được đặc trưng bởi cường độ cao hơn và thời gian ngắn hơn. - Cường độ và thời gian của mùa du lịch phụ thuộc vào cấu trúc của khách du lịch lưu trú trong các vùng riêng biệt. Trung tâm du lịch thanh niên có mùa du lịch ngắn và sôi động hơn với các trung tâm du lịch phục vụ khách du lịch lứa tuổi trung niên. - Cường độ và thời gian của mùa du lịch phụ thuộc vào cơ sở lưu trú; ở vùng có nhiều cơ sở lưu trú chính như khách sạn, motel thì mùa du lịch kéo dài còn ở những vùng có các camping, nhà riêng cho thuê thì cường độ ngắn hơn. Việc nghiên cứu về tính mùa vụ du lịch cho thấy rằng: cường độ, độ dài và tần số của mùa du lịch ở một lãnh thổ nào đó có sự thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt về cường độ, độ dài và tần số của mùa du lịch sẽ dẫn đến sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của mïa vụ du lịch đối với hoạt động du lịch. 1.3. Các nhân tố gây nên tính mùa vụ du lịch Mùa vụ du lịch hình thành do nhiều nguyên nhân rất đa dạng với cơ chế tác động phức tạp: Có nguyên nhân tự nhiên, có nguyên nhân kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật, có nguyên nhân mang tính cá nhân. Một số nguyên nhân tác động chủ yếu lên cầu du lịch, số khác tác động chủ yếu vào cung, có những nguyên nhân tác động lên cả cung và cầu du lịch. Có thể phân các yếu tố hình thành nên tính mùa vụ du lịch như sau: 1.3.1. Điều kiện khí hậu Thay đổi khí hậu theo mùa làm hoạt động du lịch trong năm thay đổi, nhiều khi làm cản trở đến hoạt động du lịch. Khí hậu là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính mùa vụ du lịch. Nó tác động lên cả cung - 12 - và cầu du lịch. Ảnh hưởng của nhân tố khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi và mức độ nhất định trong du lịch chữa bệnh. Thường vùng biển thu hút khách du lịch đến mùa hè nhiều hơn mùa đông. Ngược lại, vùng núi cao có điều kiện phát triển du lịch mùa đông tốt hơn. Đối với loại hình du lịch biển, các yếu tố của tài nguyên du lịch như khí hậu (cường độ ánh sáng, số ngày mưa, lực và hướng gió), địa hình (độ sâu nước biển, độ lớn của bãi tắm,…) quyết định điều kiện thuận lợi cho việc tắm biển và phơi nắng. Mặc dù, tiêu chuẩn đánh giá mức độ thuận lợi đối với khách của loại hình du lịch biển của các nước khác nhau (ví dụ, đối với khách du lịch các nước Bắc Âu thì nhiệt độ nước biển lý tưởng chỉ khoảng từ 15 200C, trong khi đối với khách du lịch thuộc các nước có khí hậu nhiệt đới thì nhiệt độ phù hợp phải trên 200C). Điều này cho thấy, giới hạn của mùa du lịch được xác định bởi yếu tố khí hậu có thể mở rộng hay hạn chế phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của khách du lịch với những tiêu chuẩn và mục đích sử dụng tài nguyên du lịch khác nhau. 1.3.2. Thời gian rỗi Thời gian nhàn rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều của nhu cầu du lịch, con người chỉ có thể đi du lịch vào thời gian nhàn rỗi. Tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến 2 đối tượng chính trong xã hội - Thời gian nghỉ phép năm được trả tiền sẽ tác động đến độ dài và thời gian sử dụng. - Các kỳ nghỉ của học sinh bao gồm cả nghỉ hè và nghỉ đông sẽ tác động đến thời gian rỗi của học sinh và quyết định việc đi du lịch của bản thân và gia đình. Các kỳ nghỉ hè giữ vai trò quyết định đối với sự lựa chọn thời gian đi nghỉ của những bậc phụ huynh có con ở lứa tuổi từ 6 - 15. Tuy nhiên, - 13 - sự tác động ở đây cũng cần nhìn nhận theo 2 khía cạnh: độ dài của kỳ nghỉ và mối quan hệ với sự phân bố trong năm. Độ dài của kỳ nghỉ của học sinh phụ thuộc trước hết vào quãng thời gian không thích hợp cho việc học hành và cũng rất khác biệt ở các nước khác nhau. Ví dụ, ở CHLB Đức là 64 ngày, Anh và Hà Lan 75 ngày, Hungari, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha là 120 ngày, Nam Tư là 140 - 150 ngày, Italia là 152 ngày,… Về nguyên tắc các kỳ nghỉ của học sinh ở châu Âu không chỉ trong các tháng mùa hè mà còn cả mùa thu đông. Ví dụ, ở Thuỵ Sĩ trong 87 ngày nghỉ của học sinh có 41 ngày nghỉ hè, 13 ngày nhân dịp năm mới, nghỉ mùa thu 19 ngày và mùa xuân là 14 ngày. Trên thực tế, học sinh ở các nước này và các bậc bố mẹ của chúng có thể đi du lịch trong tất cả các mùa của năm. Các chuyên gia gặp nhiều khó khăn khi xác định ảnh hưởng của các kỳ nghỉ của học sinh đối với sự tập trung cầu du lịch. Khó khăn ở đây liên quan đến cấu trúc khác biệt của dân cư của mỗi nước riêng biệt về lứa tuổi và trạng thái hôn nhân. Trong thời gian gần đây, mối quan hệ này được thấy ở 2 khuynh hướng: một là, càng ngày lớp trẻ càng thích đi du lịch độc lập và giảm giới hạn trên của lứa tuổi học sinh đi du lịch cùng gia đình; hai là, mức sống bình quân được nâng cao càng làm giảm tỷ trọng của gia đình có nhiều con ở lứa tuổi đi học trong cấu trúc chung của dân cư. Trong những năm cuối, các chuyên gia du lịch thường quan tâm hơn đến một bộ phận dân cư không liên quan đến các kỳ nghỉ phép năm cũng như kỳ nghỉ của học sinh, đó là nhóm người thuộc lứa tuổi về hưu. Đánh giá cao ảnh hưởng của thời gian rỗi đối với việc tập trung của cầu du lịch, nhiều tác giả hướng sự chú ý của mình vào các kỳ nghỉ năm và nghỉ hè nhưng không thấy sự tìm kiếm mối liên hệ giữa thời gian rỗi với nhu cầu nghỉ của các tầng lớp nhân dân. - 14 - Như vậy, yếu tố thời gian rỗi chịu hàng loạt sự thay đổi tích cực. Chế độ làm việc 40 giờ/1 tuần, sự gia tăng của thành phần thuộc lứa tuổi về hưu là thành phần có sự lựa chọn tự do về thời gian đi nghỉ. Cũng thời gian đó giảm bớt số gia đình có con ở lứa tuổi đi học. Trong cấu trúc của các nhóm công nhân, phục vụ tồn tại những dự trữ đáng kể cho việc mở rộng thời gian sử dụng kỳ nghỉ, hay nói cách khác cùng với các điều kiện thuận lợi trong những năm gần đây đã giảm tác động của yếu tố này lên cầu du lịch. 1.3.3. Phong tục tập quán Ở Việt Nam, tác động của nhân tố phong tục truyền thống lên tính mùa vụ du lịch rất mạnh mẽ và rõ nét. Du lịch lễ hội thường tập trung từ tháng 12 đến tháng 4 âm lịch. Một số vùng có lễ hội tổ chức vào thời gian khác của năm nhưng tựu chung các lễ hội truyền thống từ Bắc chí Nam được tổ chức vào mùa xuân là nhiều nhất. 1.3.4. Các nhân tố khác * Sự quần chúng hoá trong du lịch : Làm tăng tính thời vụ vốn có trong du lịch, nó được hình thành bởi sự xã hội hoá của dòng khách du lịch mà kết quả là có sự gia tăng đột biến của các tầng lớp có mức thu nhập trung bình và ít khi đi du lịch. Những khách du lịch thuộc nhóm này thường tập trung vào các khu du lịch biển vào mùa chính. Họ làm như vậy do 3 lý do chính: - Mặc dù giá vận chuyển và lưu trú cao ở mùa du lịch nhưng lợi thế được giảm giá do đi tập thể, chi phí tổ chức chuyến đi là thấp nhất do đi theo đoàn nên đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ biển tập thể. - Họ không nắm được đầy đủ thông tin về các điều kiện thực hiện du lịch theo các tháng trong năm nên thường chọn các tháng thuộc mùa vụ du - 15 - lịch chính truyền thống của năm (tháng 6, 7, 8), vì như vậy sự mạo hiểm do gặp các bất lợi từ phía các điều kiện khí hậu là rất ít. - Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý trong việc lựa chọn thời điểm đi du lịch của du khách do những người mới đi du lịch thường có ít kinh nghiệm và hiểu biết về các điều kiện của điểm du lịch nơi họ dự định đến. Do vậy họ lựa chọn thực hiện chuyến đi của mình dựa vào thời gian mà người dân thường hay đi nghỉ. Theo cách này một số ít những khách du lịch có kinh nghiệm cũng tập trung cầu du lịch vào các tháng của mùa vụ du lịch chính. * Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch: Là nhân tố ảnh hưởng đến độ dài mùa vụ du lịch thông qua khả năng cung cấp dịch vụ. Khả năng chuẩn bị đón tiếp và phục vụ khách du lịch được coi là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho sự phát triển du lịch. Có làm tốt khâu này thì quá trình đón tiếp và phục vụ khách du lịch mới có chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. + Sự chuẩn bị về mặt tổ chức đón tiếp khách: được thực hiện bởi các tổ chức và cơ sở kinh doanh du lịch: có chiến lược và chiến thuật phát triển du lịch trong phạm vi từng địa phương và trong cả nước, có kế hoạch bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo vệ môi trường thiên nhiên, có kế hoạch quảng cáo tuyên truyền du lịch trong và ngoài nước... + Chuẩn bị về mặt kỹ thuật: Chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật để đón tiếp khách, bao gồm: các cơ sở hạ tầng chung của xã hội được sử dụng trong du lịch như giao thông, mạng lưới điện nước, thông tin liên lạc, y tế...và các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như các cơ sở lưu trú, các cơ sở phục vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung, các phương tiện chuyên chở khách...Nếu được chuẩn bị tốt về mọi mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách ăn nghỉ, đi lại vui chơi giải trí. - 16 - + Chuẩn bị về lao động: Phải đảm bảo có một đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để sẵn sàng phục vụ khách * Tác động của tài nguyên du lịch đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. Tài nguyên du lịch tác động đến tính mùa vụ du lịch dưới 2 khía cạnh: tài nguyên du lịch vừa là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch vừa là điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định sự phát triển của các loại hình du lịch ở mỗi một điểm hay khu du lịch cụ thể. Các loại hình du lịch này lại có khả năng đáp ứng được những loại cầu du lịch nhất định, nhưng do chính tác động của các yếu tố cấu thành của tài nguyên du lịch (ví dụ, yếu tố khí hậu hay phong tục tập quán) nên các loại hình du lịch này đều bị ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch. Đối với mỗi loại hình du lịch khác nhau, ảnh hưởng của tài nguyên du lịch thể hiện không đồng đều. Ví dụ, các hang động có thể phục - 17 - vụ cho nhu cầu tham quan, thám hiểm quanh năm nên tính mùa vụ thể hiện ít hơn so với các loại hình du lịch khác, còn du lịch lễ hội lại chỉ diễn ra trong quãng thời gian có tổ chức các lễ hội. Tài nguyên du lịch là điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch: Yếu tố quan trọng của tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch là yếu tố khí hậu. Đối với du lịch nghỉ dưỡng biển núi, thể thao mùa đông thì khí hậu xác định thông số tối ưu của mùa du lịch. Đối với các loại hình du lịch khác, khí hậu giữ vai trò điều chỉnh sự cân bằng lượng khách đến và mức độ sử dụng tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, vị trí địa lý, khoảng cách đến các trung tâm phân phối khách, điều kiện địa hình cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thực hiện các hành động du lịch. 1.4. Những ảnh hưởng bất lợi của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch Tính mùa vụ thường có ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành du lịch nói chung và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương - nơi có hoạt động du lịch diễn ra nói riêng. Tính mùa vụ tác động đến tất cả các thành phần của quá trình hoạt động du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, lao động trong du lịch và cả khách du lịch. Mùa du lịch ngắn là nguyên nhân của việc phần lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như lao động chuyên ngành chỉ được sử dụng có hiệu quả trong một quãng thời gian nhất định trong năm, dẫn đến việc tăng chi phí cố định và giá thành của hàng hoá, dịch vụ. Điều này làm giảm khả năng xây dựng một chính sách giá mềm dẻo, gây khó khăn cho công tác tổ chức và giảm khả năng cạnh tranh. Không những thế, nó còn hạn chế các khả năng của du khách trong việc tìm ra một chỗ nghỉ thích hợp trong thời gian mong muốn. Tính mùa vụ còn đem lại sự tập trung cao của du khách trong một thời gian nhất định đối với các phương tiện vận chuyển, gây ách tắc - 18 - giao thông ở các điểm du lịch, làm mất đi sự tiện lợi trong quá trình di chuyển, lưu trú, làm giảm chất lượng phục vụ và tạo nên sức ép về môi trường đối với các tài nguyên du lịch. 1.4.1 Ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và môi trường du lịch Sức chứa của các đối tượng du lịch có hạn. Nếu tập trung một lượng khách lớn trong một khoảng thời gian tại một điểm (một đối tượng) thì sẽ xảy ra hiện tượng quá tải. Sự quá tải khiến cho du khách không thể cảm nhận và hưởng thụ hết giá trị của đối tượng du lịch. Sự quá tải còn gây những tác hại tới đối tượng du lịch như làm giảm giá trị thẩm mỹ, phá hoại cảnh quan, xuống cấp di tích và nhất là những tác động tiêu cực tới môi trường làm giảm uy tín với du khách và về lâu dài làm giảm giá trị du lịch của đối tượng. Hoạt động du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi, rừng, sông, biển… và các giá trị văn hoá nhân văn. Trong quá trình phát triển, mối quan hệ nhân quả giữa môi trường và hoạt động du lịch rất chặt chẽ. Sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ dẫn đến sự giảm sức hút của hoạt động du lịch. Thời gian vắng khách là thời gian để tu bổ, tôn tạo lại hay nói một cách chung hơn là thời gian “hồi” lại sau một thời gian tập trung khai thác của các đối tượng du lịch. Có những đối tượng có thể tự phục hồi được nguyên trạng hoặc gần như nguyên trạng sau thời gian khai thác, ví dụ như các bãi biển, các hang động và thác nước,… Nhưng cũng có các đối tượng khả năng tự phục hồi rất kém thậm chí có đối tượng không thể tự phục hồi như các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử,… đặc biệt là các đối tượng bị khai thác quá mức. Như vậy, tính mùa vụ du lịch gây ra các ảnh hưởng bất lợi ở hai khía cạnh : thứ nhất gây ra sự quá tải vào mùa du lịch chính, thứ hai gây ra sự lãng phí vào ngoài vụ hay còn gọi là mùa chết. Chính vì vậy, việc xác định sức chứa của các đối tượng du lịch cũng như việc kiên quyết thực hiện ngừng phục vụ khi đối tượng du lịch đã quá tải là việc làm hết sức cấp thiết để - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan