Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư...

Tài liệu Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư

.PDF
177
219
69

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HIỀN CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ \ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ \ HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Vũ Quốc Huy 2. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án i MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................9 1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững .....................................................................9 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư ..................................................11 1.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........14 1.3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ..................................................16 1.3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ..............................18 1.4. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề luận án tập trung giải quyết ...........22 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ ..........................24 2.1. Cơ sở lý luận về chính sách ...........................................................................24 2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................24 2.1.2. Mục tiêu, vai trò của chính sách .............................................................25 2.2. Cơ sở lý luận về tiêu dùng bền vững của dân cư ...........................................28 2.2.1. Khái niệm về tiêu dùng và tiêu dùng bền vững ......................................28 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư ...........................................34 2.2.3. Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững .................................................42 2.3. Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........43 2.3.1. Phân loại công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư .43 2.3.2. Tác động của công cụ kinh tế đến tiêu dùng bền vững ...........................46 2.4. Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững ................................................................................................................49 2.4.1. Kinh nghiệm của Pháp ............................................................................50 2.4.2. Kinh nghiệm của Canada ........................................................................52 2.4.3. Kinh nghiệm của Hà Lan ........................................................................53 2.4.4. Kinh nghiệm của Anh .............................................................................54 2.5. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 ........................................................................55 2.5.1. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................................................................55 2.5.2. Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng xăng E5..............................................................................................................64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG DÂN CƢ ..........................75 3.1. Chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông .........................................................75 3.1.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ở Việt Nam ....................................................................................75 3.1.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội..............................................82 3.2. Chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ...................................102 ii 3.2.1. Thực trạng và các công cụ kinh tế trong chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam ............................................................................102 3.2.2. Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội............................................107 3.2.3. Mô hình hồi quy đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng về việc sử dụng xăng E5 .......................................................119 3.2.4. Đánh giá chính sách đối với xăng sinh học E5 qua trường hợp Thành phố Hà Nội ......................................................................................................125 3.3. So sánh các công cụ kinh tế trong chính sách trong việc hạn chế sử dụng túi ni lông và thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5 ....................................................126 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG CỦA DÂN CƢ 129 4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước về thúc đẩy tiêu dùng bền vững ................129 4.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................129 4.1.2. Bối cảnh trong nước ..............................................................................131 4.2. Quan điểm về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư ........................................................................................134 4.3. Giải pháp về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư............................................................................................138 4.3.1. Giải pháp chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông ................................138 4.3.2. Giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng xăng sinh học E5 ....................140 KẾT LUẬN ............................................................................................................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................150 PHỤ LỤC ...............................................................................................................159 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại công cụ chính sách ....................................................................25 Bảng 2.2: Phân loại công cụ thúc đẩy tiêu dùng bền vững .......................................44 Bảng 2.3: Một số công cụ chính sách chủ yếu về TDBV theo bản hướng dẫn của Liên hiệp quốc về bảo vệ người tiêu dùng ................................................................45 Bảng 2.4 : Các trường hợp nghiên cứu .....................................................................50 Bảng 3.1: Tổng hợp công cụ chính sách về hạn chế sử dụng túi ni lông ..................79 Bảng 3.2: Tương quan giữa độ tuổi với số lượng túi ni lông trung bình sử dụng trong một tuần ...........................................................................................................84 Bảng 3.3: Tương quan giữa nghề nghiệp với số lượng trung bình túi ni lông sử dụng trong một tuần ...........................................................................................................85 Bảng 3.4: Lý do sử dụng túi ni lông..........................................................................87 Bảng 3.5: Tương quan giữa nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối với sức khoẻ ..............................................................................................................90 Bảng 3.6: Mối liên hệ giữa yếu tố nghề nghiệp với nhận thức về tác hại của túi ni lông đối với môi trường ............................................................................................91 Bảng 3.7: Tương quan giữa nghề nghiệp và ý kiến quy định về việc tính phí túi ni lông ............................................................................................................................97 Bảng 3.8: Tỉ lệ tiêu thụ xăng E5 và Ron95 sau 2 tháng bán đại trà (%) .................104 Bảng 3.9: Tổng hợp chính sách liên quan đến xăng sinh học E5 ...........................106 Bảng 3.10: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm lựa chọn mua xăng .....111 Bảng 3.11: Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại xăng sử dụng ......................111 Bảng 3.12: Mức độ quan trọng của các yếu tố đến việc chấp nhận sử dụng xăng E5 ...116 Bảng 3.13: Các thang đo cơ bản về ý kiến của người tiêu dùng về sử dụng các loại xăng .........................................................................................................................120 Bảng 3.14 : Độ tin cậy của các thang đo .................................................................121 Bảng 3.15: Các thông số thống kê chủ yếu của biến phụ thuộc và các biến giải thích.........................................................................................................................122 Bảng 3.16: Kết quả hồi quy tác động của các yếu tố đến quyết định của người tiêu dùng .........................................................................................................................122 Bảng 3.17: So sánh hai trường hợp túi ni lông và xăng sinh học E5 ......................127 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tác động của việc thay đổi đường cung cầu đến lượng cầu .....................31 Hình 2.2: Điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi ............35 Hình 2.3: Tác động thay thế và tác động thu nhập ...................................................36 Hình 2.4: Người tiêu dùng thay đổi sự lựa chọn khi thay đổi sở thích .....................37 Hình 2.5: Các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng bền vững ...................................................43 Hình 2.6: Khung phân tích công cụ chính sách tác động đến tiêu dùng ...................47 Hình 2.7: Kênh tác động từ các công cụ kinh tế đến tiêu dùng ................................47 Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng túi ni lông ..................................................................83 Hình 3.2: Tần suất sử dụng túi ni lông trong 1 tuần .................................................83 Hình 3.3: Nhận thức về tác hại của túi ni lông .........................................................89 Hình 3.4: Ý kiến về giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông .......................................93 Hình 3. 5: Ý kiến về đề xuất cấm sử dụng túi ni lông ..............................................94 Hình 3. 6: Ý kiến về việc tăng thuế đối với đơn vị sản xuất .....................................95 Hình 3.7: Ý kiến về đề xuất tính phí sử dụng túi ni lông ..........................................96 Hình 3.8: Kênh nhận thức về tác hại của túi ni lông .................................................98 Hình 3.9: Đánh giá về kênh truyền thông phù hợp tuyên truyền tác hại của túi ni lông .......99 Hình 3.10: Ý kiến về giải pháp truyền thông ..........................................................100 Hình 3.11: Biểu đồ giá xăng A95 và E5 từ 11.2017 - 7.4.2018..............................105 Hình 3.12: Tỷ lệ loại xăng thường sử dụng theo thu nhập (%) ..............................109 Hình 3.13: Mức độ hài lòng về loại xăng đang sử dụng (%) ..................................110 Hình 3.14: Mức độ hiểu biết về xăng sinh học E5 theo giới tính ...........................112 Hình 3.15: Hiểu biết về xăng sinh học E5 (%) .......................................................113 Hình 3.16: Nguyên nhân chưa sử dụng xăng sinh học E5 theo giới tính (%) ........114 Hình 3.17 : Kênh thông tin biết về xăng sinh học E5 theo độ tuổi (%) ..................115 Hình 3.18: Mức giá chênh lệch mong muốn giữa xăng E5 và xăng truyền thống để chấp nhận sử dụng xăng E5 ....................................................................................117 Hình 3.19: Quan điểm về việc nhà nước bắt buộc người dân sử dụng xăng sinh học thay xăng truyền thống(%) ......................................................................................118 Hình 4.1: Mức độ hiểu biết của người dân về tiêu dùng tiêu vững ........................133 v PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, phát triển bền vững vừa là xu thế tất yếu vừa là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi cần phát triển bền vững ở tất cả các lĩnh vực trong đó tiêu dùng là một trong những lĩnh vực nòng cốt. Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các chủ thể trong xã hội trong đó tiêu dùng của dân cư đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam hiện nay, việc tiêu dùng trong dân cư có nhiều thay đổi đáng kể. Có thể thấy hầu như những nhu cầu của người tiêu dùng về ăn, mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí vui chơi đã phần nào được đáp ứng. Tuy nhiên nhiều xu hướng tiêu cực trong tiêu dùng đang bộc lộ và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ kế tiếp. Tiêu dùng của dân cư vẫn nặng thói quen truyền thống, trong đó có việc sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp không có lợi cho sức khỏe con người và chưa tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng phô trương, lãng phí của một số tầng lớp dân cư lại không tương xứng với mức sống còn thấp và khả năng thu nhập của người dân. Một số loại hàng hóa khi sản xuất và sử dụng dù gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi và khó hạn chế. Trong khi đó một số hàng hóa được sản xuất để thay thế các mặt hàng không thân thiện với môi trường thì chưa được người tiêu dùng quan tâm. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thu nhập người dân ngày một tăng lên, đời sống ngày được cải thiện và nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đảm bảo sức khỏe cho con người ngày chú trọng hơn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội sử dụng hàng hoá, dịch vụ từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển với chi phí rẻ hơn tương đối, đồng thời họ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ. Xu hướng thay đổi trong tiêu dùng của dân cư là do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố kinh tế, văn hóa - xã hội và thể chế. Hành vi tiêu dùng của người dân không 1 chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà còn bị chi phối nhiều bởi các yếu tố tâm lý, văn hóa, xã hội... Chính vì thế để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của người dân phải dựa trên cả lý thuyết kinh tế học và lý thuyết xã hội học. Mục tiêu phát triển bền vững được thế giới quan tâm trong thời gian gần đây. Chương trình phát triển bền vững của LHP đến năm 2030 (SDG) cũng đề ra mục tiêu số 12 về đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững. Như vậy, thúc đẩy tiêu dùng bền vững là quan trọng và cần thiết trong chiến lược phát triển bền vững chung của nhân loại. Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đề ra mục tiêu về thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Để thúc đẩy tiêu dùng dân cư theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong các thế hệ thì việc sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết và định hướng là rất cần thiết và đã được áp dụng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, đặc biệt công cụ kinh tế thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hiệu quả của nó đem lại chưa được như mong đợi, mặt khác, hiện chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và tổng hợp về các công cụ chính sách ảnh hưởng đến tiêu dùng bền vững của dân cư. Vì thế, nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững trong dân cư là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cách nhìn tổng thể về vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững cũng như những định hướng chính sách và quy trình triển khai các công cụ chính sách trong thực tế, từ đó đưa ra được hàm ý chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư tại Việt Nam. Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện đề tài “Các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư”. Với nghiên cứu này, công cụ kinh tế sẽ được xem xét bên cạnh các công cụ chính sách khác như công cụ hành chính, công cụ truyền thông để làm rõ được điểm mạnh 2 điểm yếu của các loại công cụ chính sách. Từ đó có căn cứ cho việc đề ra các giải pháp trong việc sử dụng chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư. Cùng với việc nghiên cứu các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Túi ni lông và xăng E5 được lựa chọn là hai sản phẩm mục tiêu nghiên cứu vì có liên quan trực tiếp tới những thách thức môi trường. Các vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm trắng và ô nhiễm do khói bụi giao thông thường phát triển trên diện rộng với tốc độ nhanh ở các thành phố, đô thị lớn. Túi ni lông và xăng E5 là hai loại hàng hóa tiêu dùng trong dân cư nhưng có những đặc tính trái ngược nhau trên phương diện bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường hướng đến hành vi tiêu dùng bền vững, Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình hành động, sử dụng nhiều công cụ chính sách cụ thể để hạn chế sử dụng túi ni lông cũng như khuyến khích sử dụng xăng E5. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện các chính sách này kết quả đạt được còn rất hạn chế, tình trạng sử dụng túi ni lông vẫn rất phổ biến, còn xăng E5 vẫn chưa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân cho những hạn chế đó và tìm ra giải pháp hợp lý hơn cho thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích: Trên cơ sở phân tích các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài làm rõ thực trạng và vai trò các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5, từ đó đề ra quan điểm giải pháp cho việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các trường hợp cụ thể về chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư. 3 - Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách trong việc phát triển tiêu dùng bền vững của dân cư thông qua hai trường hợp nghiên cứu chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông và chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. - Đưa ra quan điểm giải pháp về việc sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư và khuyến nghị chính sách cụ thể đối với 2 trường hợp nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các công cụ kinh tế trong chính sách tiêu dùng bền vững dân cư. Chính vì vậy, công cụ kinh tế sẽ được xem xét trong tổng thể các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: công cụ kinh tế, công cụ hành chính và công cụ truyền thông. Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn năm 2010 đến 2018 * Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam và trường hợp cụ thể ở Thành phố Hà Nội * Phạm vi nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề về chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, đề tài tìm hiểu một số công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư, trong đó tập trung nghiên cứu về công cụ kinh tế. Các công cụ hành chính và truyền thông cũng sẽ được đề cập đến trong luận án nhằm so sánh đối chiếu với công cụ kinh tế để làm rõ điểm mạnh điểm yếu của mỗi loại công cụ trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững dân cư. Cụ thể bao gồm: - Nghiên cứu tổng quan các công cụ kinh tế thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã được sử dụng ở các nước trên thế giới. - Tìm hiểu, phân tích các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua nghiên cứu hai trường hợp: hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. 4 - Nghiên cứu tập trung phân tích tích chính sách hướng đến tiêu dùng bền vững từ phía cầu. Các vấn đề liên quan đến phía cung cũng sẽ được đề cập đến như căn cứ để đưa ra các hàm ý chính sách. - Nội dung tiêu dùng bền vững sẽ được xem xét chủ yếu từ khía cạnh bảo vệ môi trường. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cách tiếp cận Luận án lấy tiêu chuẩn hiệu quả các công cụ chính sách làm căn cứ để đánh giá các chính sách dựa vào tiếp cận từ các đối tượng chịu tác động trực tiếp. Bên cạnh đó luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội để nghiên cứu do tiêu dùng của dân cư phụ thuộc rất nhiều yếu tố cả về kinh tế, xã hội, tâm lý.... Luận án sử dụng cách tiếp cận kinh tế học, cách tiếp cận phát triển bền vững và cách tiếp cận liên ngành để phân tích các vấn đề và nội dung đặt ra trong luận án. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu bàn giấy, tổng quan tài liệu Tác giả thu thập, tổng hợp, đánh giá và phân tích các tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu từ các nguồn: - Các đề tài đã được thực hiện trong các nghiên cứu sơ cấp, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển có liên quan đến các nội dung đề tài. - Các thư viện trong Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như: Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Kinh tế Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, …. - Các nghiên cứu, bài tạp chí trong và ngoài nước thông qua các trang mạng, website trong và ngoài nước. - Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập bởi các Bộ, ban, ngành có liên quan. - Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến vấn đề chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông, chính sách khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, xăng sinh học E5. Phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh Từ các cách tiếp cận nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hệ 5 thống, thống kê có sự phân tổ so sánh để đánh giá hiệu quả các chính sách tác động đến việc thúc đẩy hành vi tiêu dùng bền vững. Phương pháp này sẽ được sử dụng để phân tích tìm ra các ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ đó, đưa ra các đề xuất giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Phương pháp phân tích chính sách: Để nghiên cứu các công cụ chính sách thì phương pháp phân tích chính sách là cần thiết. Các chính sách được nghiên cứu và phân tích theo 3 loại công cụ để thực hiện chính sách là công cụ hành chính, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. Bên cạnh đó chính sách hạn chế sử dụng túi ni lông hay chính sách khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 cũng được phân tích để làm rõ được những điểm mạnh điểm yếu của từng chính sách từ đó đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp hơn. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa * Đối tượng khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về vấn đề hạn chế tiêu dùng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng E5 gồm: + Đối với vấn đề hạn chế sử dụng túi ni lông: khảo sát người tiêu dùng về thực trạng sử dụng, nhận thức về tác hại của túi ni lông và quan điểm về các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông, từ đó đưa ra các giải pháp công cụ chính sách hợp lý hơn cho thời gian tới + Đối với vấn đề khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5: khảo sát người tiêu dùng về thực trạng sử dụng xăng, nhận thức về xăng sinh học E5 và ý kiến về chính sách khuyến khích sử dụng xăng E5 nhằm đưa ra các giải pháp sử dụng công cụ chính sách hiệu quả hơn trong thời gian tới. * Địa bàn khảo sát: Nghiên cứu lựa chọn Hà Nội là địa bàn để điều tra khảo sát. Hà Nội là thành phố lớn của cả nước, là nơi tập trung đông dân cư và là thủ đô của nước ta. Chính vì vậy, đối với các chính sách mới ban hành thì người dân Hà Nội có cơ hội để tiếp cận và thực hiện sớm hơn. Ngoài ra, với thành phố đông dân cư thì các hành vi hướng 6 tới tiêu dùng bền vững như hạn chế sử dụng túi ni lông hay tăng cường sử dụng xăng sinh học E5 sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thống kê. * Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn. Các đối tượng được lựa chọn phỏng vấn ngẫu nhiên tại các cây xăng (đối với trường hợp xăng E5) và các chợ, siêu thị, khu dân cư (đối với trường hợp túi ni lông) trên địa bàn 4 quận của Hà Nội gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy và Hà Đông Mẫu khảo sát: 100 bảng hỏi về vấn đề túi ni lông và 100 bảng hỏi về xăng sinh học E5. Kết quả khảo sát sẽ được xử lý thông qua phần mền SPSS và STATA. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đưa ra cơ sở khoa học về việc sử dụng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững bao gồm: khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, tác động của các công cụ kinh tế đến tiêu dùng dân cư, kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Luận án cũng đã phân tích thực trạng và vai trò của các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư ở nước ta thông qua 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5. Trên cơ sở đó luận án đề ra một số quan điểm giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững nói chung và các giải pháp cụ thể đối với 2 trường hợp nghiên cứu về hạn chế sử dụng túi ni lông và khuyến khích sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về việc sử dụng các công cụ chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến công cụ kinh tế. - Về thực tiễn: Đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế sử dụng túi ni lông và xăng sinh học E5 ở nước ta thông qua những số liệu cụ thể từ điều tra khảo 7 sát dân cư. Các gợi ý chính sách này sẽ có giá trị tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cam đoan, trang bìa và phụ bìa, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, danh mục bảng hình, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư Chương 3: Thực trạng các công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững của dân cư Chương 4: Quan điểm, giải pháp về công cụ kinh tế trong chính sách phát triển tiêu dùng bền vững của dân cư 8 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Tiêu dùng bền vững là một trong những mục tiêu để hướng đến sự phát triển bền vững. Chính vì vậy việc sử dụng các công cụ chính sách để thúc đẩy tiêu dùng bền vững là quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Trong các chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện chính sách. Nghiên cứu các công trình, bài viết liên quan đến nội dung này có một số vấn đề như sau: 1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng bền vững Tiêu dùng Tiêu dùng là động lực quan trọng của quá trình sản xuất, kích thích phát triển sản xuất và là khâu quan trọng trong tái sản xuất. Theo từ tiếng Việt, tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) để thỏa mãn các nhu cầu của sản xuất và đời sống [69]. Tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống được tạo ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tùy theo cách tiếp cận, có nhiều quan niệm khác nhau về tiêu dùng. Theo cách tiếp cận Kinh tế vĩ mô thì tiêu dùng bao gồm tiêu dùng của chính phủ, tiêu dùng của doanh nghiệp và tiêu dùng của dân cư. Tiêu dùng dân cư là chi tiêu về mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nhu cầu của mỗi cá nhân, mức tiêu dùng này được quyết định bởi mức thu nhập được quyền dùng của mỗi cá nhân (mức thu nhập khả dụng), tiêu dùng này tăng đồng biến với thu nhập khả dụng [15]. Còn theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì tiêu dùng chính là hành động nhằm thỏa mãn nguyện vọng, trí tưởng tượng riêng và các nhu cầu về tình cảm, vật chất của một cá nhân hoặc hộ gia đình nào đó thông qua việc mua sắm các sản phẩm và việc sử dụng các sản phẩm đó. Các sản phẩm này có thể là những sản phẩm hàng hóa hoặc có thể là những sản phẩm dịch vụ. Phần lớn các sản phẩm này được tạo ra trong quá trình sản xuất để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng [14]. Tiêu dùng của dân cư được coi là tiêu dùng cuối cùng vì đây là đối tượng trực tiếp tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ. Tiêu 9 dùng của dân cư rất đa dạng và phong phú nhằm đảm bảo đáp ứng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần ngày càng cao của người dân. Tiêu dùng của dân cư có vai trò to lớn trong tăng trưởng kinh tế. Như vậy có thể nói tiêu dùng chính là hoạt động mua sắm của người dân nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích trong đời sống của họ. Tiêu dùng dân cư là bộ phận của tổng cầu, là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân nên những thay đổi của hành vi tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tiêu dùng bền vững Khái niệm tiêu dùng bền vững đầu tiên được đưa ra tại Hội thảo Oslo năm 1994 là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Tiếp sau đó có nhiều các nghiên cứu đưa ra khái niệm tiêu dùng bền vững như “tiêu dùng bền vững không phải là tiêu dùng ít đi mà là làm sao để tiêu dùng hiệu quả hơn, ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên hơn [80]. Sau đó nghiên cứu của Hertwich năm 2004 đưa ra khái niệm về tiêu dùng bền vững đề cập đến các giải pháp để có sự phân phối công bằng hơn đối với mọi người trên thế giới và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường [90]. Khái niệm của UNEP đưa ra năm 2005 cho rằng tiêu dùng bền vững là tạo cơ hội cho người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả mà không gây hậu quả tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường [116]. Jackson cũng đề cập đến tiêu dùng bền vững là sự cân bằng giữa chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng hiện tại thông qua việc sử dụng các nguồn lực cũng như tài nguyên thiên nhiên để người tiêu dùng trong tương lai cũng có được chất lượng cuộc sống như vậy [93]. Một khái niệm khác về tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hoá và dịch vụ để có cuộc sống tốt hơn thoả mãn được nhu cầu của con người trong điều kiện sử dụng ít nhất các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu tối đa việc phát thải chất độc trong quá trình tiêu dùng và quá trình tiêu dùng này không gây hại đến các nhu cầu của thế hệ tương lai [115]. Srinivas đưa ra khái niệm về 10 tiêu dùng bền vững là tiêu dùng háng hóa và dịch vụ có tác động ít nhất tới môi trường để mang lại hiệu quả về kinh tế cũng như đảm bảo công bằng về xã hội mà vẫn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người trên toàn thế giới [113]. Ngoài ra nhóm nghiên cứu Antonietta Di Giulio và cộng sự [74] cũng đưa ra 4 câu hỏi lớn cho vấn đề tiêu dùng bền vững gồm: thế nào là tiêu dùng, làm thế nào để có mối liên hệ giữa tiêu dùng và tính bền vững, làm sao để có thể đánh giá được tiêu dùng là bền vững hay làm thế nào để thúc đẩy tiêu dùng bền vững của cá nhân người tiêu dùng. Bài báo cũng đã tổng hợp các câu trả lời của nhiều tác giả qua các thời kỳ cho 4 câu hỏi trên về vấn đề tiêu dùng bền vững. 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tiêu dùng dân cƣ Tiêu dùng của dân cư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà theo lý thuyết của kinh tế vĩ mô thì yếu tố chủ yếu tác động đến tiêu dùng dân cư là thu nhập khả dụng, trong đó mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng là quan hệ thuận chiều [15]. Trong khi đó theo cách tiếp cận kinh tế vi mô thì sự lựa chọn của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập, giá cả và sở thích của người tiêu dùng [81]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiêu dùng với thu nhập của dân cư Việt Nam, cơ cấu tiêu dùng của dân cư Việt Nam chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố như: Cơ cấu tuổi tác, độ dài dòng đời, cơ cấu giới tính, tình trạng việc làm, nghề nghiệp, vùng cư trú, khu vực, thu nhập … Các nhân tố trên hầu hết đều tác động đến tiêu dùng của người dân thông qua nhân tố thu nhập. Trong số 8 nhân tố trên thì nhân tố thu nhập tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu tiêu dùng của dân cư [67]. Nghiên cứu của Vũ Anh Dũng và cộng sự kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng với giả định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng gồm các biến như nhân khẩu học, thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức [13]. Với 221 mẫu khảo sát người tiêu dùng ở Hà Nội, kết quả cho thấy ngoại trừ tác động của biến nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các trường hợp, các biến dự báo là thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi nhận thức và các yếu tố sản phẩm đều có tác động tích cực đối với các hành vi tiêu dùng xanh. Kết quả cũng đã chỉ ra những tác động tích cực của các 11 hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách cho chính phủ và doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành [52] về một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người dân liên quan đến vấn đề giá cả như ảnh hưởng của việc tăng giá điện, tăng giá xăng dầu. Nghiên cứu dựa trên sự phân loại các nhóm người dân theo thu nhập và theo thành thị nông thôn để thấy rõ sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của các nhóm dân cư này khi có sự biến động của giá cả của một số mặt hàng thiết yếu này. Nguyễn Thị Thanh Nhàn [30] cho rằng các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của người dân bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, nơi cư trú, thị hiếu, lối sống và đặc điểm gia đình. Tác giả cũng cho rằng các yếu tố như các chương trình giáo dục đào tạo mà người tiêu dùng được tiếp cận hay các tác động từ việc quảng cáo, marketing bán hàng hay những thay đổi về môi trường sống cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của người dân. Ngoài ra tiêu dùng còn chịu sự tác động của kinh tế vĩ mô được thể hiện ở nghiên cứu của Foellmi [87], cơ cấu tiêu dùng phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất và các mô hình tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn đoạn đó và cơ cấu tiêu dùng ở đây có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập của người dân. Với việc phân tích tính tích cực của những thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của khu đô thị Trung Quốc và các hệ số tương quan. Dựa trên phân tích cơ cấu tiêu dùng và thu nhập bình quân đô thị của Trung Quốc, các yếu tố tương quan như chỉ số thị trường hóa, chỉ số hiện đại hóa và chỉ số niềm tin tiêu dùng và phân tích cơ cấu tiêu dùng tại các khu đô thị Trung Quốc. Mối quan hệ giữa tất cả những yếu tố và cơ cấu tiêu dùng được phối hợp trong thu nhập dài lâu. Văn hóa tiêu dùng và giáo dục ảnh hưởng đến tiêu dùng hiện nay nghiêm trọng. Việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng liên quan chặt chẽ đến thu nhập của người dân thành thị, chỉ số hóa, hiện đại hóa, chỉ số thị trường hóa và chỉ số niềm tin người tiêu dùng [112]. 12 Một nghiên cứu thực nghiệm dựa trên nhu cầu thực phẩm tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Cảnh Quang [46] sử dụng cách tiếp cận tuyến tính của hệ thống nhu cầu lý tưởng (AIDS) và các mô hình mở rộng của AIDS để điều tra việc tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam thông qua việc sử dụng cuộc điều tra chỉ tiêu chất lượng sống Việt Nam (VLSS) năm 2004. Đặc biệt, các mô hình AIDS được ước tính để tính toán độ co giãn cầu về thu nhập và giá thành cho 3 thành phần thực phẩm khác nhau. Kết quả cho thấy rằng gạo và thịt/cá là thực phẩm sử dụng thông thường. Đặc điểm hộ gia đình như tuổi tác, giới tính, giáo dục không xuất hiện để có tác động tới việc tiêu dùng thực phẩm. Trong khi đó, ở đô thị/nông thôn đây lại là yếu tố quan trọng. Những kết quả này có thể đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách để thiết kế chính sách lương thực tại Việt Nam. Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Danh Sơn cho rằng tiêu dùng bền vững của dân cư còn chưa được quan tâm nhiều. Thói quen tiêu dùng của người dân vẫn bị chi phối nhiều bởi thói quen, tập quán và khả năng kinh tế. Theo tác giả yếu tố công nghệ đang kìm hãm việc thực hiện tiêu dùng bền vững ở nước ta bởi với công nghệ hiện tại thì các doanh nghiệp khó đáp ứng được các yêu cầu về cung ứng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường [51]. Từ các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng dân cư, có thể tổng hợp lại thành 3 nhóm yếu tố chính tác động đến lĩnh vực này đó là thu nhập, giá cả và sở thích. Khi quyết định mua sắm hàng hóa, trước hết người tiêu dùng phải dựa vào thu nhập của họ, bao gồm là tiền lương, tiền công và những khoản mà họ có được để dành cho việc chi tiêu. Bên cạnh đó giá cả là yếu tố quan trọng không kém tác động đến hành vi mua sắm của người dân. Giá cả của bản thân hàng hóa đó và giá cả của các hàng hóa thay thế nó đều ảnh hưởng đến việc mua hay không mua hàng hóa của người tiêu dùng. Ngoài ra sở thích của người tiêu dùng cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng, trong đó các yếu tố chi phối lên sở thích người tiêu dùng sẽ là độ tuổi, học vấn, văn hóa, giới tính, ... Để hướng người tiêu dùng thực hiện hành vi thúc đẩy tiêu dùng bền vững thì việc sử dụng các công cụ chính sách nhằm tác động đến 3 yếu tố trên là không thể 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan