Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ th...

Tài liệu Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ thanh thảo từ góc nhìn ký hiệu học

.PDF
107
1
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN BÁ THANH HUYỀN CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “LỬA”, “SÓNG”, “HẠT GIỐNG”, “MẦM CÂY” TRONG THƠ THANH THẢO TỪ GÓC NHÌN KÝ HIỆU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Đà Nẵng – 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN BÁ THANH HUYỀN CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “LỬA”, “SÓNG”, “HẠT GIỐNG”, “MẦM CÂY” TRONG THƠ THANH THẢO TỪ GÓC NHÌN KÝ HIỆU HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 822 90 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN VĂN SÁNG Đà Nẵng – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở công trình nghiên cứu khác. Đà Nẵng, ngày 27 tháng 06 năm 2021 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Thanh Huyền II THONG TIN KET QUA NGHIEN CUU CUA LU�N VA.N cAc BI.EU THUC CHIEU VAT . co Ti.J' "LUA"' "SONG"' "HAT . GIONG" ' "MAM CAY" TRONG THO THANH THAO TU GOC NHIN KY HitU HQC Nganh: Ng6n ngfr h9c H9 ten h9c vien: Nguy�n Ba Thanh Ht!y�n Nguoi hu&ng d�n khoa h9c: PGS. TS Tn1n Van Sang Ca sa dao t�o: Truong D�i H9c Su Ph�m - D�i H9c Da N�ng Tom tilt: Lu?n van dii th6ng ke, phan l��i cite biSu thuc chiSu V?t c6 tir "I°i'ra", ''.song", "h� t , gi6ng", "m§m cay" trong tho Thanh Thao vao nhfrng nh6m khac nhau. DS thvc hi�n duqc di�u nay chung t6i tlm hiSu ca so- ly thuySt v� chiSu V?t, trong ho�t d(mg giao tiSp ng6n ngfr van chuang. Phan tich, mieu ta d�c diSm cua cite biSu thuc chiSu V?t duqc khao sat tren blnh di�n cai bit\u d�t va cai duc;rc biSu d�t. Chung t6i c6 cai nhin t6ng quan v� cite bit\u thuc chit\u v?t duc;rc nghien cuu tu g6c nhln chifo V?t qua the gi&i ti,r nhien, thS gi&i nhfin t�o, thS gi&i con nguoi, the gi&i tinh cam, the gi&i thoi gian va thS gi&i cua tu duy va y thfrc. Thong qua cac biSu thfrc chiSu V?t chung t6i hiSu va bi@t duqc cac ng\} y cua Thanh Thao trong each thS hi�n tho cua minh. Tu cite ket qua khao sat, mieu ta, phan tich va so sanh tren hai binh di�n cai biSu d�t va cai duc;rc biSu d�t cua cite bieu thuc chi@u V?t, lu?n van cua ch(mg t6i ciing chi ra vai tro, gia tri ca ban cua cite biSu thuc chi@u v?t d6 trong tho Thanh Thao df>i v&i vi�c xay dµng nen cite hinh tuqng tieu biSu. Tuy nhien, m6i quan h� gifra ngon ngfr va van h9c, ma C\} the la nhfrng frng d\}ng cua ngfr d\}ng h9c, ky hi�u h9c vao van h9c la vung d�t mau ma, chua d&y nhfrng di�u bi �n thti vi, vtin dang la d� tai thu hut dong dao nha nghien cfru ngon ngfr tim hiSu, kham pha. Trong thoi gian h�n h�p, lu?n van chua c6 dip di sau vao so sanh each su d\lng cite biSu thfrc chieu v?t trong tho Thanh Thao v&i cite nha tho khac cimg thoi. Nhfrng n(>i dung nay se la huong nghien cuu tiSp theo cua d� tai nay. Tu kh6a: BiSu thuc chieu V?t, Lua, Song, H�t gi6ng, M�m cay, Tho Thanh Thao, H� guy chiSu, Cai biSu d�t, Cai duc;rc biSu d�t. Xac nh�n cua giao vien hmrng din Nguoi th1_1·c hi�n d� tai PGS. TS Trdn Van Sang Nguy�n Ba Thanh Huy�n iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 6 7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ....................7 1.1. Lý thuyết chiếu vật .............................................................................................. 7 1.1.1. Sự chiếu vật (reference) ................................................................................7 1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression) ...................................................8 1.1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu .............................................................................9 1.2. Lý thuyết hoạt động giao tiếp ............................................................................12 1.2.1. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp ........................................................... 12 1.2.2. Các nhân tố giao tiếp và chiếu vật .............................................................. 14 1.3. Lý thuyết ký hiệu học ........................................................................................ 17 1.3.1. Ký hiệu học hai bình diện (nhị diện) của F. de Saussure ........................... 17 1.3.2. Kí hiệu học ba bình diện của C. Pierce ....................................................... 19 1.4. Thanh Thảo, cuộc đời và thi phẩm ....................................................................20 1.4.1. Vài nét về tác giả Thanh Thảo ....................................................................20 1.4.2. Thơ Thanh Thảo, vài nét dẫn nhập ............................................................. 21 1.5. Tiểu kết ..............................................................................................................22 CHƯƠNG 2. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “LỬA”, “SÓNG”, “HẠT GIỐNG”, “MẦM CÂY” TRONG THƠ THANH THẢO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI BIỂU ĐẠT ............................................................................................................24 2.1. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 24 2.2. Cấu tạo của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ............................................................................................ 26 2.2.1. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là ngữ danh từ ............................................26 2.2.2. Biểu thức chiếu vật có cấu tạo là danh từ ................................................... 32 2.2.3. Biểu thức chiếu vật là kết cấu sóng đôi ...................................................... 35 2.2.4. Quan hệ kết hợp của các biểu thức chiếu vật về “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo .................................................................................36 v 2.3. Tiểu kết ..............................................................................................................38 CHƯƠNG 3. CÁC BIỂU THỨC CHIẾU VẬT CÓ TỪ “LỬA”, “SÓNG”, “HẠT GIỐNG”, “MẦM CÂY” TRONG THƠ THANH THẢO NHÌN TỪ BÌNH DIỆN CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT .............................................................................................. 40 3.1. Giá trị biểu đạt của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo .................................................................................40 3.1.1. Phân loại chiếu vật của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ....................................................................40 3.1.2. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thế giới tự nhiên của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ................................ 42 3.1.3. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thế giới nhân tạo của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ........................... 43 3.1.4. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thế giới con người của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ........................... 43 3.1.5. Chiếu vật trên hệ quy chiếu tình cảm của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ....................................44 3.1.6. Chiếu vật trên hệ quy chiếu thời gian của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ....................................45 3.1.7. Chiếu vật trên hệ quy chiếu tư duy và ý thức của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo ................................ 45 3.2. Giá trị nghệ thuật của các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo .................................................................................46 3.2.1. Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” với việc xây dựng hình tượng và biểu tượng nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo .................46 3.2.2. Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” với việc thể hiện cảm hứng sáng tác thơ Thanh Thảo ......................................................... 58 3.3. Tiểu kết ..............................................................................................................75 KẾT LUẬN ..................................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 78 PHỤ LỤC .................................................................................................................. PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO) vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTCV : Biểu thức chiết vật CV : Chiếu vật HQC : Hệ quy chiếu vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. Tên bảng Các nhóm BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo Trang 24 2.2. Phân loại BTCV trong thơ Thanh Thảo theo kiểu cấu tạo 26 2.3. Bảng liệt kê các biểu thức chiếu vật là ngữ danh từ trong thơ Thanh Thảo 27 2.4. Cấu trúc của ngữ danh từ được thể hiện qua mô hình 30 2.5. Bảng tổng hợp thống kê BTCV là ngữ danh từ trong thơ Thanh Thảo 30 2.6. Các BTCV có cấu tạo là danh từ trong thơ Thanh Thảo 33 2.7. Bảng thống kê quan hệ kết hợp của các BTCV 36 2.8. Các HQC của các BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo 40 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ trong giai đoạn hiện nay không chỉ đơn thuần là tiếng nói của con người dùng để biểu hiện các nội dung như ý nghĩ, tâm tư, tình cảm giữa con người với nhau trong đời sống hằng ngày mà còn là phương tiện giao tiếp quan trọng để gắn kết cộng đồng tộc người của một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác. Trong khoa học, ngôn ngữ bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi địa hạt ngôn ngữ là một mảnh đất màu mỡ để cho các nhà khoa học khai phá, nghiên cứu, đóng góp vào tri thức nhân loại. Nghệ thuật ngôn ngữ ra đời từ buổi bình minh của xã hội loài người và ngay từ thời đó, thơ đã có vị trí hết sức quan trọng. Từ khi chưa có chữ viết, con người đã sáng tác và thưởng thức thơ qua con đường truyền miệng. Những sáng tác văn học sớm nhất của nhân loại ngày nay ta được biết hầu hết là thơ. Thơ có vị trí lớn như vậy trong nhu cầu đời sống tinh thần nên dễ hiểu khi các nhà khoa học nhân văn hơn hai nghìn năm nay. Ở Việt Nam, thơ có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học và đời sống xã hội. Thơ là một thể loại văn học truyền thống của dân tộc Việt Nam. Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, với nhiều biến thái và màu sắc phong phú. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng ngôn từ giàu cảm xúc, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc cụ thể: vừa gián tiếp thông qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu. Thơ không chỉ thỏa mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, một thú chơi tao nhã mà còn là phương tiện giao tiếp xã hội, phản ánh hiện thực đời sống xã hội. Thơ gắn với cuộc sống khách quan, gắn với chiều sâu thế giới nội tâm… Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, lịch sử nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, bảo vệ nền độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ đó, nhân dân đã tiến hành hai cuộc kháng chiến gian khổ, lập nên kỳ tích đánh thắng những kẻ thù có tiềm lực kinh tế hơn hẳn mình, bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn của đất nước. Trong hoàn cảnh đầy thử thách này, nền văn học cách mạng đã ra đời và không ngừng phát triển, trong đó thơ là một thể loại tiêu biểu. Cách mạng đã mang lại cho người nghệ sỹ những phẩm chất hoàn toàn mới trong lao động sáng tạo. Bối cảnh lịch sử hào hùng và bi tráng của thời kỳ này là nội lực sâu xa để thở Việt Nam kế thừa tinh hoa trừ truyền thống đồng thời có 2 những biến đổi về chất, cả nội dung và hình thức, làm phong phú thêm kho tàng thơ dân tộc. Nhà phê bình Hoài Thanh đã có nhận xét xác đáng: “Hầu hết những người mang ba lô lặng lẽ đi trên các nẻo đường kháng chiến trong một quyển sổ tay nào đó thế nào cũng có ít bài thơ... Trong cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta, tiếng súng, tiếng nhạc, tiếng thơ cùng hòa điệu” (Dẫn theo Hoài Thanh, Nói chuyện thơ kháng chiến). Hơn hai mươi năm đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, lịch sử đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển, hoạt động sáng tạo nghệ thuật cũng vận động, biến đổi theo. Việc nghiên cứu thơ Thanh Thảo từ góc nhìn ngữ dụng học, phát hiện và làm sáng tỏ giá trị của thơ ca không những là trách nhiệm mà còn là sự thôi thúc của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình và các thế hệ độc giả Văn học Việt Nam hiện đại ghi nhận sự đóng góp tích cực của nhiều thể loại. Tận dụng những ưu thế của mình, mỗi thể loại đều đã có những tên tuổi được khẳng định trên văn đàn và trong lòng bạn đọc. Thanh Thảo cũng có những đóng góp quan trọng của mình trong thành tựu của thi ca hiện đại Việt Nam. Vì thế tìm hiểu và đánh giá các biểu thức chiếu vật trong thơ Thanh Thảo là một việc làm cần thiết. Ông là nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, nhằm làm cho các sáng tác của mình ngày càng gần với hơi thở đương đại. Những nỗ lực này dẫn đến một tất yếu là thơ Thanh Thảo ngày càng mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại. Thanh Thảo là một nhà thơ khá đặc biệt bởi lối tư duy thơ mới mẻ, làm lạ hoá diện mạo thơ đương đại. Thơ Thanh Thảo có những khoảng trắng, khoảng mờ gây nhiều ám ảnh cho người đọc. Thanh Thảo không bao giờ thỏa hiệp với chính mình mà luôn tìm tòi thể nghiệm, đem lại hình thức mới mẻ cho thơ đương đại Việt Nam. Thơ Thanh Thảo là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực ở phương Tây và truyền thống thơ ca dân tộc, tạo ra những tác phẩm độc đáo, hấp dẫn theo cách riêng của Thanh Thảo. Trong diễn ngôn văn học, việc tìm hiểu hệ thống các phương tiện ngôn ngữ chiếu vật và “vật được quy chiếu” của chúng sẽ là những thao tác đầu tiên mà bất kỳ người đọc nào cũng phải tiến hành nếu muốn hiểu tác phẩm. Trong thơ Thanh Thảo, các yếu tố “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” có tần số xuất hiện ở nhóm cao nhất trong số các từ chỉ thiên nhiên. Luận văn “Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo” dưới góc nhìn ký hiệu học dưới ánh sáng của lý thuyết ký hiệu học: đặt chúng trong các biểu thức chiếu vật (BTCV) được sử dụng trong diễn ngôn. Luận văn cũng đặt các BTCV có từ “lửa”, “sóng”, 3 “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo dưới góc nhìn ký hiệu học để một mặt, phần nào thấy được cách sử dụng những thi pháp và của ngôn từ nghệ thuật của tác giả, mặt khác, hiểu rõ hơn về những lí thuyết ký hiệu học được vận dụng qua cách phân tích những tập thơ để đời của Thanh Thảo. 2. Lịch sử vấn đề Khái niệm chiếu vật hay còn gọi là quy chiếu (referring expression) trong dụng học được các nhà ngôn ngữ học quan tâm từ rất sớm. Trên thế giới, phạm trù này được nhà ký hiệu học Mỹ Charles W. Morris nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau đó các nhà khoa học khác như Jacob L. Mey, George Yule đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu làm tiền đề quan trọng cho các thế hệ sau. Lý thuyết chiếu vật, cho đến nay, có thể khái quát thành ba giai đoạn nghiên cứu chiếu vật trên thế giới gồm: giai đoạn thứ nhất (từ 1882 - khoảng 1950) - chiếu vật ngữ nghĩa (semantic reference); giai đoạn thứ hai (từ khoảng 1950 - cuối thế kỷ XX) chiếu vật của người nói (speaker’sreference); giai đoạn thứ ba (khoảng từ cuối thế kỷ XX - nay) - chiếu vật được nghiên cứu trong phối cảnh liên ngành (interdisciplinary perspectives). Ngữ dụng học là một chuyên ngành chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để đạt tới một mục đích nhất định. Nó quan tâm đến việc vì sao việc truyền đạt nghĩa không chỉ phụ thuộc vào các kiến thức ngôn ngữ học như ngữ pháp, từ vựng... của người nói và người nghe mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh của phát ngôn. Một vấn đề đầu tiên trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trong thực tế sử dụng, xác lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng đó là vấn đề quy chiếu và sự lựa chọn biểu thức quy chiếu để chỉ đối tượng được nói đến. Nói đến công trình nghiên cứu về ngữ dụng học một cách đầy đủ nhất, chúng ta không thể không kể đến Đỗ Hữu Châu. Cuốn Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học, Đỗ Hữu Châu đã dành trọn một chương đề cập đến chiếu vật và chỉ xuất. Tác giả chỉ ra tầm quan trọng của chiếu vật và việc xác định được nội dung của câu quy chiếu về sự vật nào đóng vai trò thiết yếu để xác định giá trị chân lí của nó. Quan trọng hơn cả là tác giả nêu ra các phương thức quy chiếu. Vì quy chiếu là một hành động có tính chủ động của người nói cho nên nó phần nào thể hiện tính mục đích của người nói khi lựa chọn biểu thức quy chiếu. Về lí thuyết các giáo trình về ngữ dụng học đều dành ít nhất một chương để trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề này. Tiếp theo công trình được xem như nền móng của Đỗ Hữu Châu, nhiều nhà nghiên cứu đã dụng tâm bổ sung và công bố các công trình của mình. Trước hết phải 4 kể đến công trình Dụng học Việt ngữ (NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2000) của Nguyễn Thiện Giáp. Ở công trình này, nhà nghiên cứu cũng đã dành một phần để làm sáng tỏ hơn lý thuyết chiếu vật và xem đó là một nhân tố, một phương châm trong hoạt động giao tiếp. Kế tiếp là công trình nghiên cứu của Trịnh Bá Đĩnh và các tác giả trong cuốn Từ ký hiệu đến biểu tượng (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018). Công trình này đã kể đến các ký hiệu và sự liên kết chặt chẽ giữa ký hiệu với biểu tượng. Trong Ký hiệu và Liên ký hiệu (NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2018), nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã ưu ái dành toàn bộ cuốn sách để nghiên cứu về lý thuyết ký hiệu học, đồng thời xem đó là nhân tố không thể tách rời trong việc phân tích tác phẩm. Sự phát triển của nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ngoài trên khía cạnh chiếu vật đã ảnh hưởng rất lớn đối với ngành nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ta. Theo luồng ảnh hưởng đó, các tài liệu nước ngoài dần được tiếp nhận và được giới thiệu ở Việt Nam. Một trong những tài liệu được giới thiệu sớm nhất là công trình Dụng học của G. Yule do Diệp Quang Ban biên dịch. Giáo trình được xem là bước khởi đầu có tính chuyên môn cao đối với quá trình tiếp cận và nghiên cứu ngôn ngữ học. Như vậy, nhờ những quá trình tiếp cận và học hỏi các kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu của nước ngoài cũng như việc vận dụng sáng tạo vào thực tiện sử dụng tiếng Việt, các nhà nghiên cứu trong nước đã xây dựng nên những công trình tiêu biểu về ngữ dụng học, trong đó có lý thuyết chiếu vật. Các đóng góp của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tiêu biểu như: Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp… sẽ là “kim chỉ nam” cho quá trình phát triển nghiên cứu ngôn ngữ sau này. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy những công trình nghiên cứu còn mang tính riêng biệt khi ứng dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học và ký hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương, khuynh hướng nghiên cứu này chưa thật sự nhiều và còn mang tính riêng lẻ. Trên nền tảng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, những năm gần đây hướng nghiên cứu về lý thuyết chiếu vật của ngữ dụng học đã được đề cao và chiếm được ưu thế ở nhiều công trình. Trong đó phải kể đến một số công trình ở cấp độ luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ như: Các biểu thức chiếu vật về người phụ nữ trong ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ Xuân Quỳnh của Lê Thị Tuyết Hạnh năm 2017; Các biểu thức chiếu vật về người lính trong ngôn ngữ thơ Kháng chiến của Nguyễn Thị Yến Nga năm 2019. Nhìn chung hai công trình này đã có sự đóng góp một phần cho hướng nghiên cứu về lý thuyết chiếu vật và tạo nên một bước tiếp cận mới về các biểu thức chiếu vật trong các tác phẩm văn chương được khảo sát. 5 Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về Các biểu thức chiếu vật có chứa các từ “lửa”, “sóng”, “hạti giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo như đề tài của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn công trình này sẽ góp một phần nhỏ lấp đầy hơn tính riêng lẻ và ít ỏi của khuynh hướng nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết chiếu vật của dụng học và ký hiệu học để nghiên cứu ngôn ngữ văn chương. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lý thuyết chủ yếu phục vụ cho việc triển khai đề tài luận văn: - Xác lập các tiêu chí để xác định và phân loại các BTCV có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” cũng như đối tượng được quy chiếu của chúng trong thơ Thanh Thảo. - Phân tích, miêu tả đặc điểm của các BTCV được khảo sát trên bình diện cái biểu đạt và cái được biểu đạt. - Phân tích vai trò, giá trị riêng của các BTCV này đối với việc thể hiện ý nghĩa của các biểu tượng lửa, sóng, hạt giống, mầm cây. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được luận văn xác định là: các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo từ góc nhìn ký hiệu học. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phương diện khảo sát, luận văn của chúng tôi tiến hành khảo sát và nghiên cứu đối tượng kể trên ở các phương diện: cấu tạo, quan hệ kết hợp với các yếu tố ngôn ngữ khác trong ngôn cảnh, sự vật được quy chiếu trong ngữ cảnh sử dụng và so sánh chúng với các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” tương ứng trong tuyển tập thơ Thanh Thảo. Về tư liệu khảo sát: luận văn khảo sát trên những tuyển tập thơ Thanh Thảo sau: - Những người đi tới biển (trường ca, 1977) - Dấu chân qua tràng cỏ (thơ, 1980) - Khối vuông Rubic (thơ, 1985) - Từ một đến một trăm (thơ, 1988) - Trường ca chân đất (2012) 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê, phân loại 6 Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê các biểu thức chiếu vật có trong thơ và phân loại theo những tiêu chí cụ thể. 5.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ Sau khi thống kê, phân loại cơ sở ngữ liệu là các biểu thức chiếu vật, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả đặc điểm cấutạo các biểu thức chiếu vật và đưa ra những nhận xét, đánh giá với các thủ pháp nghiên cứu sau: thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp, thủ pháp phân tích vị từ - tham thể (vị tố - tham thể), thủ pháp phân tích ngôn cảnh/văn cảnh và thủ pháp phân tích vai nghĩa... 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Củng cố và hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản của lý thuyết chiếu vật của ngôn ngữ học, góp phần làm rõ thêm các khái niệm quan yếu đối với việc nghiên cứu chiếu vật trong tác phẩm hư cấu; xác lập được một số cơ sở và thao tác để xác định CV của các BTCV được sử dụng trong hoạt động giao tiếp; gợi mở và bước đầu vận dụng hướng nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn hóa - văn học vào nghiên cứu chiếu vật của Việt ngữ, đặc biệt là chiếu vật trong tác phẩm văn học. - Về thực tiễn: Cung cấp thêm tư liệu và kết quả phân tích mới cho việc nghiên cứu và giảng dạy về các BTCV trong thơ Thanh Thảo nói riêng và trong giao tiếp tiếng Việt nói chung; cung cấp thêm cơ sở và phương tiện ngôn ngữ cho việc khám phá các giá trị và nét độc đáo trong thơ Thanh Thảo, từ đó giúp ích thêm cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm dưới góc nhìn ký hiệu học. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề liên quan. Chương 2: Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo nhìn từ bình diện cái biểu đạt. Chương 3: Các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo nhìn từ bình diện cái được biểu đạt. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1. Lý thuyết chiếu vật 1.1.1. Sự chiếu vật (reference) Nếu ngữ dụng học là phân ngành trẻ tuổi nhất của ngôn ngữ học thì Chiếu vật (Reference, còn dịch bằng sở chỉ, quy chiếu) là vấn đề đầu tiên được ngữ dụng học đề cập tới. Georgia M. Green đưa ra khái niệm về chiếu vật như sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ cái cách nhờ chúng mà người nói phát âm ra một biểu thức ngôn ngữ với hy vọng rằng biểu thức đó sẽ giúp cho người nghe của anh ta suy ra được một cách đúng đắn cái thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta đang nói đến” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [8, Tr.193]). Cũng chính Green, đồng thời, đã chỉ rõ cái gọi là “một biểu thức ngôn ngữ” (linguistic expression) trong định nghĩa trên của ông, khi nó thực hiện được chức năng chiếu vật, được gọi là biểu thức chiếu vật (referring expression). Theo Đỗ Hữu Châu: “Chiếu vật chính là quan hệ giữa phát ngôn (diễn ngôn) với các bộ phận tạo nên ngữ cảnh được gọi là sự chiếu vật… Chiếu vật là hiện tượng ngữ dụng học đầu tiên bởi vì nhờ chiếu vật mà ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh, từ đó mà có căn cứ đầu tiên để xác định nghĩa của đơn vị ngôn ngữ đang thực hiện chức năng giao tiếp” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [8, Tr.193]). Tác giả Nguyễn Thiện Giáp có cách nhìn nhận khác: “Quy chiếu là một hành động trong đó người nói hoặc người viết dùng các hình thức ngôn ngữ cho phép người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó. Những hình thức ngôn ngữ ấy là những biểu thức quy chiếu” (referring expression). Các biểu thức chiếu vật (BTCV) trong diễn ngôn có nghĩa chiếu vật (referent). Phạm vi nghĩa chiếu vật không chỉ hiểu đơn giản là một “sự vật, sự kiện” hay “cái thực thể nào”, “sự kiện nào” đó được chiếu mà còn bao gồm cả “một quá trình, một hành động” hay “đặc tính nào, quan hệ nào” được người nói đưa vào diễn ngôn với ý đồ chiếu vật. Vì vậy “sự khảo sát thoả đáng các BTCV cần được mở rộng đến cả những BTCV khác (ngoài BTCV là các danh từ, đại từ và cụm danh từ - chú thích của người viết) nữa như tên giả (artifact names) tính từ, động từ, giới từ và phó từ”. “Như thế, đóng vai trò nghĩa chiếu vật ngoài sự vật, còn có cả đặc tính, quan hệ, sự kiện, hoạt động nữa” (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu, [8, Tr.199]). Đây là một chỉ dẫn quan trọng cho việc khảo sát, miêu tả các BTCV trong các diễn ngôn cụ thể. 8 Như vậy, trên cơ sở tiếp thu những quan niệm khác nhau về sự chiếu vật, chúng tôi đưa ra khái niệm về sự quy chiếu (hay chiếu vật): đó là sự tương ứng giữa từ (hoặc giữa các đơn vị ngôn ngữ) với các sự vật, con người, hoạt động, tính chất trong hiện thực được nói tới. Luận văn của chúng tôi sử dụng thuật ngữ sự chiếu vật (reference) và chiếu vật (CV) (referent) là các danh từ, còn quy chiếu (to refer) với tư cách động từ. 1.1.2. Biểu thức chiếu vật (referring expression) 1.1.2.1. Khái niệm biểu thức chiếu vật Biểu thức chiếu vật (hay còn gọi là biểu thức quy chiếu) là khái niệm dùng để chỉ “những hình thức ngôn ngữ mà người nói/ người viết sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát” [18, Tr.89]; tức cho người nghe/ người đọc nhận diện một cái gì đó. Cũng như các tín hiệu ngôn ngữ khác, biểu thức chiếu vật cũng có cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Cái biểu đạt của biểu thức chiếu vật là các đơn vị ngôn ngữ tạo nên nó. Cái được biểu đạt là sự vật được quy chiếu hay chiếu vật tương ứng. Biểu thức chiếu vật dù có cụ thể đến đâu không phải bao giờ cũng làm cho ngườii nghe, người đọc nhận biết ngay được sự vật được quy chiếu. Việc nhận biết ngay sự vật được quy chiếu chỉ có thể xảy ra khi giao tiếp diễn ra mặt đối mặt nhờ động tác chỉ trỏ mà người nói thực hiện kèm theo biểu thức chiếu vật. Nếu không có những điều kiện như vậy thì người nghe phải suy luận hay là suy ý từ biểu thức chiếu vật để nhận biết sự vật được quy chiếu đích thực là gì. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “biểu thức chiếu vật” để chỉ tất cả các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện quy chiếu trong ngữ cảnh cụ thể của ngữ liệu khảo sát, bao gồm cả những BTCV có cấu tạo là từ vài tổ hợp từ. Chúng tôi cũng đã phân biệt một số thuật ngữ có liên quan tới việc khảo sát đối tượng và triển khai đề tài của luận văn là BTCV và biểu thức miêu tả, BTCV miêu tả và BTCV phi miêu tả. Theo đó, các biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo sẽ được luận văn này miêu tả trên hai bình diện: bình diện cái biểu đạt (hình thức cấu tạo và quan hệ kết hợp cả về ý nghĩa và cú pháp); bình diện cái được biểu đạt (sự vật được quy chiếu hay CV). 1.1.2.2. Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật a) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật nói chung - Tiêu chí thứ nhất – Tiêu chí hình thức: BTCV có tính hoàn chỉnh, độc lập tương đối của nó về mặt cấu tạo: hoặc là một từ, hoặc là một cụm từ. 9 - Tiêu chí thứ hai – Tiêu chí ngữ nghĩa: BTCV chỉ ra được một đối tượng, một thực thể cụ thể nào đó, trong thế giới khả hữu – HQC của BTCV đang được tác giả hoặc nhân vật nói tới. b) Tiêu chí xác định biểu thức chiếu vật có từ “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây” trong thơ Thanh Thảo Luận văn chỉ xét các BTCV mà trong cấu tạo của biểu thức ngôn ngữ thực hiện chức năng chiếu vật trong trường hợp được xét có xuất hiện ít nhất một trong các yếu tố ngôn ngữ (từ/ thành tố cấu tạo từ) hoặc các yếu tố ngôn ngữ đồng nghĩa từ vựng; hoặc các yếu tố ngôn ngữ biểu thị các sự vật có liên quan tới khái niệm “lửa”, “sóng”, “hạt giống”, “mầm cây”. 1.1.3. Chiếu vật và hệ quy chiếu 1.1.3.1. Khái niệm chiếu vật (referent) Có thể nói, bên cạnh tâm lí học và triết học, ngôn ngữ học là ngành khoa học liên quan mật thiết nhất tới khoa học tri nhận. Điều này gần như là hiển nhiên bởi một trong hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ chính là chức năng là công cụ của hoạt động nhận thức, tư duy của con người. Ngôn ngữ không chỉ tham gia vào hoạt động nhận thức, tư duy của con người với vai trò của một phương tiện thực hiện mà còn là phương tiện để diễn đạt và lưu trữ kết quả của các hoạt động đó. Ngược lại, các sản phẩm của hoạt động nhận thức, tư duy lại cung cấp cho ngôn ngữ mặt “cái được biểu đạt” của tín hiệu ngôn ngữ, làm đầy cái vỏ âm thanh của nó để cho ngôn ngữ trở nên “có nghĩa” (dù “nghĩa” hiểu theo cách nào đi nữa). “Hiện thực khách quan phản ánh trong não người hình thành nên thế giới tri nhận và cấu trúc tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tri nhận, quy luật của cấu trúc tri nhận đối với ngôn ngữ” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, [19, Tr.206]). Ngôn ngữ học tri nhận đã và đang được coi là một cuộc cách mạng thứ ba trong lịch sử ngôn ngữ học thế giới, sau hai cuộc cách mạng đi trước: “cuộc cách mạng Saussure” và “cuộc cách mạng Chomsky” bởi lẽ, với nguyên lí “dĩ nhân vi trung” (anthropocentrism) được tuyên ngôn một cách khảng khái đã thay đổi hầu như toàn bộ phương pháp luận của các nhà ngôn ngữ học đi theo hệ hình ngôn ngữ học cấu trúc tiền tri nhận. Mặc dù “trọng tâm của ngôn ngữ học tri nhận là ngữ nghĩa” nhưng “chính Ngữ dụng học đã khiến người ta phải chú ý đến hệ thống tri nhận của con người. Như ta biết, ngữ dụng học không bàn về nghĩa mà bàn về sự tạo nghĩa, về tiềm năng nghĩa, về sự biểu lộ, sự thương lượng về nghĩa như thế nào trong tương tác (...) Các nhà ngữ 10 dụng học đã chứng minh được rằng trong quá trình sản sinh phát ngôn, người nói đã phải tính đến các giới hạn về xã hội, tâm lí, nhận thức của người nghe; và ngược lại, trong quá trình giải thích các phát ngôn, người nghe cần thiết phải tính đến những chế ước về xã hội khiến người nói tiến hành sản sinh phát ngôn theo một cách thức riêng biệt nào đó” (Dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp, [19, Tr.208]). Đây cũng chính là một trong các phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu Ngữ dụng học khi xem xét vấn đề nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể – tức nghĩa chiếu vật của chúng. 1.1.3.2. Nghĩa - ý nghĩa - chiếu vật Nghĩa hay ngữ nghĩa (theo nghĩa rộng: nghĩa của ngôn ngữ nói chung – meaning) và ý nghĩa của từ (sense) đều có liên quan tới CV bằng ngôn ngữ. Trước tiên, có thể thấy, cả ý nghĩa của từ (và của tín hiệu ngôn ngữ nói chung) và CV đều là các bình diện của nghĩa (meaning) của đơn vị ngôn ngữ. Ngoài hai bình diện này, ngữ nghĩa còn có một số bình diện được phản ánh trong các loại nghĩa khác nữa, chẳng hạn: nghĩa ngữ pháp, nghĩa sở dụng... Tuy nhiên, giữa ý nghĩa của từ và CV của từ đó khi được sử dụng làm BTCV trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể lại có sự khác biệt tương đối và chủ yếu nhất là chúng nằm ở hai bình diện khác nhau của ngôn ngữ: ý nghĩa thuộc bình diện hệ thống, mang tính trừu tượng, khái quát còn CV thuộc bình diện hoạt động của ngôn ngữ, mang tính cụ thể. Nghĩa chiếu vật hay vật được chiếu (referent) chính là bản thân các thực thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, trong thế giới hiện thực mà ở đó biểu thức ngôn ngữ chiếu vật (referring expressions) được sử dụng. Chiếu vật thể hiện rõ nhất mối quan hệ bộ ba giữa người nói – ngôn ngữ – hiện thực khách quan. Bởi, như phát ngôn kinh điển của Strawson: “ý định (mentioning) và chiếu vật (referring) không phải là điều mà các biểu thức ngôn ngữ có thể thực hiện được mà đó là do một người nào đó dùng chính các biểu thức đó để thực hiện” [40, Tr. 326]. Xét về mặt tín hiệu học thì thứ nhất từ ngữ âm là cái biểu hiện của nghĩa của từ (cái được biểu hiện); thứ hai, từ ngữ âm cùng với nghĩa của mình lại là cái biểu hiện của cái sở chỉ; thứ ba, trong những phát ngôn cụ thể, toàn bộ tam giác ngữ nghĩa còn có thể đóng vai trò là một tín hiệu của một sự vật khác. Như vậy, nghĩa (sense) và sở chỉ là cái được biểu hiện. Nhưng ý nghĩa (meaning) không phải là cái được 6 biểu hiện mà là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Ý (meaning) của từ (cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. 11 1.1.3.3. Hệ quy chiếu HQC là một khái niệm công cụ quan trọng mà chúng tôi lấy làm cơ sở lý thuyết cho việc triển khai đề tài. Sự vật có thể tồn tại trong những thế giới rất khác nhau, có những thế giới hiện hữu, có thật và cũng có những “thế giới có thể có” (thường được gọi là “thế giới khả hữu”) mà trong đó sự vật có thể tồn tại theo một cách khác. Cùng một lúc, có nhiều thế giới khả hữu khác nhau đồng thời tồn tại: thế giới thực hữu, thế giới tưởng tượng, hư cấu trong thần thoại, cổ tích hay truyền thuyết và các tác phẩm văn học; thế giới tâm linh, siêu nhiên với sự tồn tại của các hồn ma, bóng quỷ… Tuy nhiên, khi thực hiện quy chiếu bằng các BTCV trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, chỉ một thế giới khả hữu mà ở đó sự vật – CV tồn tại mới được người nói lựa chọn làm “HQC” cho BTCV của mình và đưa vào trong ngữ cảnh thông qua phát ngôn. Theo G. Yule: “Hệ quy chiếu, vì vậy gắn với mục đích, sự tin tưởng của người nói, đó là người nói nói ra muốn để người nghe nhận biết cái gì; người nghe có mong đợi để mà người nói nói ra không. Vì thế hệ quy chiếu muốn thành công phải luôn gắn chặt với suy luận (inference), bởi vì giữa các từ với các thực thể khách quan không có mối quan hệ nào mà chỉ là quan hệ võ đoán” [39, Tr. 103]. Để nhận ra tính chiếu vật cần quan tâm đến những yếu tố sau: - Người nói và người nghe trong hệ quy chiếu, - Mục đích của hệ quy chiếu, -Ngữ cảnh mà người nghe hiểu được hệ quy chiếu - Đối tượng tiếp cận của hệ quy chiếu. Việc phân loại và miêu tả chiếu vật của các BTCV trong luận văn này cũng dựa vào việc xác định đúng thế giới khả hữu – hệ quy chiếu mà ở đó các sự vật được quy chiếu tồn tại. Theo đó, thế giới hư cấu trong thơ Thanh Thảo có thể được phân chia thành các bộ phận – hệ quy chiếu khác nhau như sau: thiên nhiên, con người/nhân vật, đồ vật, tình cảm, cuộc đời, sự kiện, thời gian…. 1.1.3.4. Chiếu vật trong tác phẩm văn chương Một trong những thế giới khả hữu không có thực chính là thế giới khả hữu tồn tại trong các sản phẩm hư cấu – thế giới hư cấu (fictional world). Thế giới khả hữu của các nhân vật hư cấu chính là tác phẩm hư cấu mà ở đó nhân vật xuất hiện, hành động, nói năng… Trong thế giới khả hữu đó, nhân vật tồn tại thực sự và khi được quy chiếu bằng ngôn ngữ thì nó chính là “vật được chiếu” của BTCV được sử dụng. Chiếu vật về các thực thể hư cấu cũng có nhiều loại: có chiếu vật của tác giả trong tác phẩm; chiếu vật của người đọc trong các diễn ngôn về tác phẩm; chiếu vật của chính nhân vật trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất