Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu tìm hiểu cách dịch tên thương hiệu nước ngoài trong tiếng trung và tiến...

Tài liệu Bước đầu tìm hiểu cách dịch tên thương hiệu nước ngoài trong tiếng trung và tiếng việt

.PDF
84
300
101

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÁCH DỊCH TÊN THƢƠNG HIỆU NƢỚC NGOÀI TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT ĐÀO THỊ THỦY TIÊN BIÊN HÒA,12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC ----------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU CÁCH DỊCH TÊN THƢƠNG HIỆU NƢỚC NGOÀI TRONG TIẾNG TRUNG VÀ TIẾNG VIỆT Sinh viên thực hiện: ĐÀO THỊ THỦY TIÊN Giáo viên hƣớng dẫn: Th.S/ GVC TRẦN THỊ MỸ HẠNH BIÊN HÒA,12/2013 LỜI CẢM ƠN  Có thể nói 4 năm đại học ở mái trƣờng Lạc Hồng là quãng thời gian đẹp nhất trong 16 năm cấp sách đến trƣờng của tôi, vì đây là nơi tôi đƣợc gặp gỡ các Thầy Cô tràn đầy tâm huyết, không chỉ truyền đạt cho tôi những tri thức quý báo mà còn dạy cho tôi những đạo lý làm ngƣời để sinh viên chúng tôi làm hành trang bƣớc vào đời. Không những thế nơi đây tôi còn đƣợc gặp gỡ bạn bè từ mọi miền đất nƣớc, đƣợc kết bạn, đƣợc học tập lẫn nhau, cùng nhau vƣợt qua những kỳ thi căng thẳng, cùng nhau tham gia những phong trào, hoạt động sôi nổi của khoa, của trƣờng,…Và cũng chính nơi đây tôi đã hết mình nỗ lực trong học tập, hết lòng đƣa lớp đi lên,… những bài học trong chƣơng trình, những công việc quản lý lớp đã giúp tôi có một chuyên môn vững vàng, có đƣợc những kỹ năng mềm bổ ích và giúp bản thân tôi trƣởng thành hơn rất nhiều. Chặng đƣờng đại học vừa qua thật hoàn toàn không uổng phí và những hình ảnh về ngôi trƣờng màu thiên thanh, những gƣơng mặt thân quen của thầy cô, bạn bè sẽ sống mãi trong tâm trí tôi. Nhân đây tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô khoa Đông Phƣơng, cảm ơn Thầy Cô ngành Trung Quốc học đã luôn đổi mới phƣơng pháp dạy và học, luôn nghĩ cho sinh viên của mình. Xin cảm ơn Cô La Thị Thúy Hiền đã sát cánh cùng lớp tôi, động viên tôi trong suốt quãng thời gian qua. Đặc biệt xin cảm ơn Cô Trần Thị Mỹ Hạnh không chỉ vì những kiến thức sâu rộng mà Cô truyền thụ mà còn vì sự chỉ bảo tận tình của Cô để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Tiếp theo xin cảm ơn gia đình đã yêu thƣơng, chăm sóc tôi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi theo đuổi việc học. Và cũng xin cảm ơn ban giám đốc, các anh chị đồng nghiệp của công ty dây và cáp điện Taya (Việt Nam) đã yêu quý, đào tạo tôi để tôi có thể vừa đi làm vừa viết luận văn. Cuối cùng, do năng lực của ngƣời viết và do thời gian có hạn, khóa luận khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự nhận xét và sự góp ý của quý Thầy Cô. ĐÀO THỊ THỦY TIÊN MỤC LỤC MỤC LỤC PHẦN DẪN LUẬN..................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 1 3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4.Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................... 2 5.Những đóng góp của đề tài ................................................................................... 3 6.Cấu trúc: ................................................................................................................ 3 NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................... 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 4 1.1Các khái niệm .................................................................................................. 4 1.1.1Dịch thuậtlà gì? ......................................................................................... 4 1.1.2Thƣơng hiệu là gì?..................................................................................... 5 1.1.3 Dịch tên thƣơng hiệu là gì? ...................................................................... 6 1.2 Văn hóa dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Trung: .......................................... 7 1.3 Văn hóa dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Việt: ............................................. 9 CHƢƠNG II: CÁCH DỊCH TÊN THƢƠNG HIỆU NƢỚC NGOÀI TRONG TIẾNG TRUNG .................................................................................................................. 11 2.1 Dịch âm: ........................................................................................................ 13 2.2 Dịch ý:........................................................................................................... 16 2.2.1 Thuần dịch ý: .......................................................................................... 17 2.2.2 Dịch biểu ý: ............................................................................................ 18 2.2.3 Dịch phỏng tác: ...................................................................................... 19 2.3 Dịch kết hợp:................................................................................................. 20 2.3.1 Dịch nửa âm nửa ý: ................................................................................ 21 2.3.2 Dịch cả âm lẫn ý: .................................................................................... 22 2.3.2.1Dịch hài âm: ......................................................................................... 22 2.3.2.2 Dịch âm hài ý: ..................................................................................... 23  TIỂU KẾT: ........................................................................................................ 24 CHƢƠNG III: CÁCH PHIÊN ÂM TIẾNG NƢỚC NGOÀI SANG TIẾNG VIỆT:29 3.1 Phiên: ............................................................................................................ 33 3.1.1 Phiên âm: ................................................................................................ 34 3.1.2 Phiên chuyển: ......................................................................................... 34 3.2 Viết theo nguyên dạng: ................................................................................. 36 3.3 Dịch ra tiếng Việt:......................................................................................... 37 3.4 Sử dụng Hán Việt: ........................................................................................ 37 3.5 Chuyển tự:..................................................................................................... 38 KIẾN NGHỊ:....................................................................................................... 41 LỜI KẾT ................................................................................................................ 44 BẢNG PHỤ LỤC .................................................................................................. 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 63 PHẦN DỊCH TÓM TẮT ....................................................................................... 64 1 PHẦN DẪN LUẬN 1.Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán đều xuất hiện rất nhiều từ ngoại lai, trong đó không thể không nhắc đến các thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Các tên thƣơng hiệu đa số thuộc hệ chữ La-tinh này vào thị trƣờng Trung Quốc thì đƣợc dịch bằng nhiều cách để phù hợp với văn hóa và phù hợp với hệ chữ âm biểu ý (hay còn gọi làchữ tƣợng hình) mà ngƣời Trung Quốc đang sử dụng, các thƣơng hiệu đƣợc dịch sang tiếng Trung ấy đã gây không ít khó khăn cho nhiều ngƣời theo học tiếng Hán trong lúc sử dụng, dịch thuật tiếng Hán. Bản thân tôi cũng nhƣ nhiều ngƣời học Tiếng Trung khác khi gặp phải tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài, đôi lúc vì có sự đồng âm cũng đoán ra đƣợc nhƣng thƣờng thì rất lúng túng không biết cụm từ đó là gì. Còn trong Tiếng việt với ƣu thế tiếng Việt sử dụng hệchữ Latinh nên các thƣơng hiệu nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam thì hầu hết đƣợc giữ nguyên, nhƣng với trình độ ngoại ngữ của ngƣời dân Việt Nam nó cũng gây ra khó khăn cho không ít ngƣời đó vì không biết đọc các tên thƣơng hiệu ấy nhƣ thế nào mới đúng và tên phiên âm thì mỗi ngƣời viết mỗi kiểu nên xuất hiện tình trạng chỉ một cái tên nhƣng có đến ba, bốn kiểu đọc và ba, bốn cái tên phiên âm,... Chính vì những đều trên đã tạo cho tôi sự thích thú muốn tìm ra những quy luật trong cách dịch tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài ra tiếng Trung và tìm ra quy tắc phiên âm tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt để cung cấp kiến thức, hỗ trợ cho việc dịch thuật, giúp ích cho việc giao tiếp, kinh doanh sau nàycủa những ngƣời đang học tiếng Trung, những ngƣời đang quan tâm về vấn đề này và cũng nhƣ giúp cho chính bản thân tôi. 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam đã có rất ít tài liệu đề cập đến vấn đề dịch thƣơng hiệu nƣớc ngoài ra tiếng Trung và cũng có rất ít tài liệu đi sâu vào tìm hiểu, nhận xét, rút ra quy luật của vấn đề. Còn trong Tiếng Việt, đã có kiến nghị của các nhà ngôn ngữ, có tài liệu nghiên cứu về cách phiên âm tiếng nƣớc ngoài sang Tiếng Việt nhƣng nhiều ngƣời vẫn viết 2 phiên âm và đọc theo nhiều kiểu lẫn lộn vì chƣa có những quy tắc chung, chƣa có sự quy định chung ban bố một cách rộng rãi, hƣớng dẫn cụ thể cho mọi ngƣời về việc đọc và phiên âm từ ngữ nƣớc ngoài sang Tiếng Việt. Các tài liệu liên quan : đề tài luận văn ―Cách dịch các thƣơng hiệu nƣớc ngoài trong tiếng Trung‖,Lƣơng iết Nhi, năm 2006, bậc đại học, trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. Và cuốn―Từ ngoại lai trong tiếng Việt‖ của Nguyễn Văn hang,tháng 4 năm 2007, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. 3.Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc tìm hiểu đề tài này giúp ta hiểu rõ hơn về văn hóa, tâm lý xã hội, lối tƣ duy của ngƣời Trung Quốc, giúp ta biết cách lí giải tên thƣơng hiệu. Còn về phiên âm tiếng nƣớc ngoài sang Tiếng Việt chúng ta sẽ biết đƣợc cách viết, cách đọc, cách phiên âm nhƣ thế nào là đúng, khóa luận không những làm giàu thêm kiến thức của bản thân mà còn cung cấp kiến thức cho những ngƣời học tiếng hoa, những ngƣời kinh doanh, ngƣời làm quảng cáo và những ngƣời quan tâm đến vấn đề dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Trung và Tiếng Việt.  Phạm vi nghiên cứu: Với sự giao lƣu kinh tế, văn hóa, sự phát triển chóng mặt của các phƣơng tiện truyền thông nhƣ hiện nay. Sự xuất hiện của các từ ngoại lai là rất lớn, nhƣng trong khuôn khổ của một bài luận văn tốt nghiệp tôi chỉ xin giới thiệu các cách dịch tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) sang tiếng Trung,cụ thể sẽ là danh sách gần 500 tên dịch tiếng Hoa của các thƣơng hiệu nƣớc ngoài với các cách dịch của nó. Và các quy tắc, quy chuẩn phiên dịch các danh từ riêng nƣớc ngoài sang tiếng Việt. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề dịch tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài trong tiếng Trung và quy tắt phiên âm tiếng nƣớc ngoài trong tiếng Việt qua các sách, 3 báo, trang web,…ở cả hai ngôn ngữ tiếng Trung và tiếng Việt. Sau khi hoàn thành việc thống kê, phân loại các tài liệu tiến hành phân tích, biên soạn và tổng hợp dữ liệu, chú tích minh họa, dẫn chứng cụ thể rõ ràng.Cuối cùng hệ thống theo từng chƣơng, mục, sắp xếp thành bài luận văn hoàn chỉnh. 5.Những đóng góp của đề tài Luận văn nghiên cứu về hai vấn đề: cách dịch tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài sang tiếng Trung và cách phiên âm tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt. Ở vấn đề thứ nhất, bài luận sẽ giúp ta hiểu hơn về văn hóa, tâm lý xã hội, lối tƣ duy,…của ngƣời Trung Quốc, giúp ta biết đƣợc quy luật phát triển của ngôn ngữ Trung Quốc và qua những thành quả nghiên cứu ta có thể quy phạm hóa các tên dịch thƣơng hiệu nƣớc ngoài sang tiếng Trung. Hơn thế nữa, bài luận sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những ngƣời đang theo học tiếng Trung, những ngƣời kinh doanh, đặc biệt là những ngƣời làm việc trong lĩnh vực quảng cáo đã và những ngƣời đang quan tâm đến vấn đề đặt tên cho thƣơng hiệu của mình. Ở vấn đề thứ hai, khóa luận đƣa ra đƣợc quy tắt, quy phạm phiên âm tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt, giúp ích rất nhiều cho sự thống nhất, chuẩn hóa việc đọc đúng, phiên âm đúng tên các tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài của mọi ngƣời chúng ta. 6.Cấu trúc: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết: trình bày các khái niệm về dịch thuật, thƣơng hiệu dịch tên thƣơng hiệu, văn hóa dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Trung và tiếng Việt. Chƣơng 2: Cách dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Trung: giới thiệu các cách dịch với ƣu điểm, khuyết điểm và rút ra nhận xét, kết luận về các cách dịch đó. Chƣơng 3: Cách phiên âm tiếng nƣớc ngoài trong tiếng Việt: nêu lên các hiện trạng phiên dịch các danh từ riêng tiếng nƣớc ngoài và đƣa ra kiến nghị. 4 NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1Các khái niệm 1.1.1Dịch thuậtlà gì? Theo Newmark, Peter (1977) thì: Dịch thuật là việc chuyển một văn bản này sang một văn bản khác theo cách tác giả muốn thể hiện khi viết văn bản đó. Theo Tanke: ―Dịch thuật là việc chuyển một văn bản từ một ngôn ngữ gốc sang một văn bản khác bằng ngôn ngữ đích với mục tiêu là nghĩa của hai văn bản này phải tƣơng đƣơng hoàn toàn‖. Theo định nghĩa truyền thống: Dịch là quá trình thay thế một văn bản viết bằng ngôn ngữ gốc bằng một văn bản viết bằng ngôn ngữ đích với mục đích là đạt đƣợc sự tƣơng đƣơng tối đa về nghĩa. Theo định nghĩa hiện đại: Dịch là quá trình chuyển một thông điệp đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ gốc thành một thông điệp đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ đích với sự tƣơng đƣơng tối đa của một hay nhiều bình diện nội dung của thông điệp, chẳng hạn: quy chiếu ( thông tin vì mục đích thông tin), diễn cảm (tập trung vào ngƣời gửi thông điệp, nhƣ lời nói), thông báo (tập trung vào ngƣời nhân, chẳng hạn sự rõ ràng), siêu ngôn ngữ (tập trung vào mã, chẳng hạn từ điển), biểu cảm (tập trung vào sự giao tiếp, chẳng hạn phép lịch sự), thi vị (tập trung vào hình thức, chẳng hạn chất thơ).1 Trong dịch thuật, ngƣời ta thƣờng chia thành biên dịch và phiên dịch. Biên dịch thƣờng đƣợc hiểu là dịch văn bản, từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Trong khi đó, phiên dịch thƣờng đƣợc hiểu là dịch nói, hoặc là diễn giải lại câu của ngƣời khác sang ngôn ngữ để ngƣời nghe hiểu.2 1 http://asentranslation.com/index.php/Can-biet/dai-tu-nha-xung-trong-dich-thuat-anh-viet-p1.html http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_thu%E1%BA%ADt 2 5 1.1.2Thƣơng hiệu là gì? Thƣơng hiệu là khái niệm trong ngƣời tiêu dùng vềsản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng địnhchất lƣợngvàxuất xứsản phẩm. Thƣơng hiệu thƣờng gắn liền vớiquyền sở hữucủa nhà sản xuất và thƣờng đƣợc uỷ quyền cho ngƣời đại diện thƣơng mại chính thức. Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO_World Itellectual Property Organization: Thƣơng hiệu là một dấu hiệu đặc biệt (hữu hìnhvàvô hình) để nhận biết một sản phẩm, một hàng hoá hay một dịch vụ nào đó đƣợc sản xuất, đƣợc cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân.3 Theo Hiệp hội nhãn hiệu thƣơng mại quốc tế ITA_International Trademark Association: Thƣơng hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tƣợng hay bất kì sự kết hợp nào giữa các yếu tố trên đƣợc dùng trong thƣơng mại để xác định và phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất hoặc ngƣời bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hoá đó.4 Mặc dù có rất nhiều loại hình thƣơng hiệu khác nhau nhƣng có 5 loại thƣơng hiệu là phổ biến nhất, đó là thƣơng hiệu công ty, thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu cá nhân, thƣơng hiệu chứng nhận và thƣơng hiệu riêng.5  Phân biệt thƣơng hiệu với nhãn hiệu hàng hoá: Ở Việt Nam khái niệm thƣơng hiệu thƣờng đƣợc hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hoá. Tuy nhiên hai khái niệm này vẫn có các điểm khác nhau cần phải làm rõ. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tƣợng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế... hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một ngƣời bán hoặc nhóm ngƣời bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. 3 http://hethongnhandienthuonghieu.wordpress.com/ http://ngoisaomekong.com/thuonghieu/index.php/design/designand 5 http://www.hce.edu.vn/hsv/showthread.php?6240-Th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u-l%C3%A0g%C3%AC-S%E1%BB%B1-kh%C3%A1c-nhau-gi%E1%BB%AFa-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87uv%C3%A0-nh%C3%A3n-hi%E1%BB%87u 4 6 Từ đó, có thể thấy đƣợc một sự tƣơng đối giống nhau trong hai khái niệm trên: đều là những từ ngữ, dấu hiệu, biểu trƣng... dùng để xác định, phân biệt các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau. Song ở khái niệm thƣơng hiệu ngoài yếu tố thƣơng mại đƣợc nhấn mạnh còn nhắc đến sự xác định rõ ràng về nguồn gốc của hàng hoá. Nhƣ vậy ở đây đã xuất hiện phần nào bóng dáng của yếu tố luật pháp. Khi một nhãn hiệu đƣợc khẳng định chắc chắn bằng việc đi đăng kí bảo hộ và đƣợc chấp nhận bảo hộ thì nhãn hiệu đó đã đƣợc chứng nhận độc quyền và thƣờng đƣợc coi là thƣơng hiệu. Chính vì vậy ngƣời ta thƣờng gắn việc đăng kí nhãn hiệu hàng hóa với việc khai sinh ra một thƣơng hiệu thành công và đƣơng nhiên thƣơng hiệu đó có thể lớn mạnh hay không còn cần có một chiến lƣợc phát triển sản phẩm nghiêm túc nữa. Hơn nữa một nhà sản xuất thƣờng đặc trƣng bởi một thƣơng hiệu nhƣng có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác nhau.VD: Toyota (丰田),(tô-dô-ta)là một thƣơng hiệu chính nhƣng đi kèm có rất nhiều thƣơng hiệu hàng hoá khác: Inova (英诺瓦), (in-nô-va), Camry(凯美瑞),( kham-ry). 1.1.3 Dịch tên thƣơng hiệu là gì?  Dịch thuật gồm phiên dịch và biên dịch. Dịch tên các thƣơng hiệu tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Trung cũng bao gồm biên dịch và phiên dịch. Nhƣng dịch tên thƣơng hiệu là một lĩnh vực dịch thuậtđặc thù hơn. Biên dịch tên thƣơng hiệu hoàn toàn không giống với việc dịch các câu văn, ngữ pháp, ngữ nghĩa thƣờng thấy, mà đó là những danh từ riêng, những cái tên gọi, những ký hiệu,…rất ngắn ngọn, súc tích, chứa đựng trong đó là cả một bầu tâm huyết của những nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp về chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ và niềm tin, hi vọng về những đứa con mà mình tạo nên. Làm sao dịch những cái tên ấy vừa để lại ấn tƣợng sâu sắc trong tâm trí ngƣời tiêu dùng vừa nêu bật lên tính chất, ƣu điểm của sản phẩm, dịch vụ,..là một vấn đề không dễ chút nào. Phiên dịch tên thƣơng hiệu không những phải bày tỏ hết đƣợc tâm huyết của nhà sản xuất, nêu bật lên tính chất, ƣu điểm của sản phẩm,…mà những cái tên đƣợc đặt 7 lần thứ hai ấy khi nói lên, khi bật âm ra phải thật bay bổng, đọc lên thật vang, lƣu lại dƣ âm, để ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời tiêu dùng. Tóm lại, dịch tên thƣơng hiệu là dựa vào âm đọc, ý nghĩa, đặc trƣng,... của sản phẩm, dịch vụ để chuyển tên thƣơng hiệu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho tên dịch mới thật ấn tƣợng, dễ nhớ, âm đọc bay bổng, thể hiện đƣợc đặc trƣơng sản phẩm, tâm huyết của nhà sản xuất,...  Phiên dịch tên thƣơng hiệu tiếng nƣớc ngoài sang tiếng Việt: Khác với các tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài ở thị trƣờng Trung Quốc thƣờng đƣợc dịch nghĩa ra còn các thƣơng hiệu ở thị trƣờng Việt Nam thƣờng rất ít dịch nghĩa mà chỉ phiên âm ra. Phiên âm có hai dạng: phiên âm dƣới dạng đọc và dạng viết. Mỗi phần lại có các quy tắc trình bày khác nhau và còn có một số cách phiên dịch đối với các thƣơng hiệu, các danh từ riêng nhƣ: giữ nguyên, viết dƣới dạng Hán Việt, chuyển tự,...miễn sao ngƣời đọc, ngƣời nghe có thể đọc đƣợc và phần nào đó viết lại đƣợc các danh từ riêng nƣớc ngoài ấy. 1.2 Văn hóa dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Trung: Năm 1978, Trung Quốc sau cuộc cải cách mở cửa, hàng hóa, các doanh nghiệp ồ ạt tràn vào thị trƣờng nƣớc này. Song song đó là các thƣơng hiệu xuất hiện ngày càng nhiều. Các tên thƣơng hiệu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền sản phẩm, việc ngƣời tiêu dùng nhận dạng và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ. Theo đặc điểm văn hóa dân tộc, tƣ tƣởng Hán hóa, tâm lý tiêu dùng, truyền thông,..của ngƣời Trung Hoa, các thƣơng hiệu nƣớc ngoài muốn đƣợc ngƣời tiêu dùng đón nhận và đi sâu vào thị trƣờng thì các thƣơng hiệu thƣờng đƣợc dịch ra thành tiếng Hán. Các thƣơng hiệu đƣợc dịch thành tiếng Hán thƣờng có các đặc điểm:  Thể hiện tinh thần dân tộc Trung Quốc. Hãng Suntory của Nhật đƣợc dịch sang tên tiếng Trung là ―三得利‖ tên này không những có âm đọc gần sát với tên gốc mà nó còn hàm chứa tinh thần nhân văn Trung Hoa. ―三得利‖ (3điều lợi),có thể đƣợc hiểu là ―企业、消费者、社会三方得利‖ 8 (doanh nghiệp, ngƣời tiêu dùng và xã hội cả 3 đều có lợi) cả 3 tác động tƣơng hỗ nhau, thể hiện nguyên tắc phân phối lợi ích giàu tinh thần nhân nghĩa, biểu hiện tinh thần văn hóa của Nho giáo: ngƣời nhân nghĩa yêu ngƣời.  Tôn trọng suy nghĩ, thói quen, văn hóa của ngƣời Trung Quốc. Thƣơng hiệu thời trang nam nổi tiếng ―Goldlion‖ có thể dịch nghĩa trực tiếp ra các tên tiếng Hoa là―金狮‖ nhƣng từ này lại đồng âm với ―金死‖(vàng chết), ―金 失‖(vàng mất) sự hài âm này mang nghĩa không tốt nên công ty Goldlion của Hồng Kông đã dịch ý chữ ―Gold‖ là ―金‖, dịch âm chữ lion là ―利来‖ nhờ cách dịch nhƣ thế cái tên ―金利来‖ một thƣơng hiệu đến từ phƣơng Tây đã nổi tiếng khắp Trung Quốc, vì cái tên phù hợp với thói quen suy nghĩ, văn hóa của ngƣời Trung Hoa, mang một điềm tốt lành ―黄金财源滚滚来‖ (vàng bạc tiền cuồn cuộn chảy đến).  Tận dụng kho tàng văn học Trung Hoa. Tên công ty mỹ phẩm làm đẹp ―Revlon‖ của Mỹ dịch là ― 露华浓‖ cụm từ này vốn có nguồn gốc từ thơ của Lý Bạch ―云想衣裳花想容,春风拂槛露华浓‖ (hoa tƣởng y thƣờng hoa tƣởng dung, xuân phong phất hạm lộ hoa nồng) ngƣời phụ nữ hiện lên đẹp nhƣ đóa hoa rớm sƣơng buổi ban mai, không cần phải nhiều lời việc vận dụng thơ văn vào đặt tên thƣơng hiệu, chỉ một tên gọi thôi mà Revlon – một hãng mỹ phẩm đã nói lên những gì sản phẩm cần nói…  Chú trọng mối quan hệ giữa thuộc tính sản phẩm và tên thƣơng hiệu. Có nhiều nguyên tắc dịch tên thƣơng hiệu nhƣng việc dùng mối quan hệ giữa thuộc tính sản phẩm và tên thƣơng hiệu để đặt tên lần thứ hai cho sản phẩm là một cách làm rất thực tế, thiết thực làm cho ngƣời tiêu dùng chỉ cần nghe đến cái tên thôi là đã biết chủng loại, ƣu điểm của sản phẩm. Điều này giúp cho ngƣời tiêu dùng dễ ghi nhớ và dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Ví dụ: Clean One đƣợc dịch thành ―洗王‖ (Vua giặt tẩy) vừa nghe tên ngƣời ta cũng đoán ra đƣợc sản phẩm này thuộc chủng loại tẩy rửa; Longlife dịch sang tiếng Trung ―隆力奇‖(long lực kỳ) tên sản phẩm nói lên rằng sản phẩm có khả 9 năng tăng cƣờng sức khỏe, tăng lực mạnh mẽ đến khó ngờ cho nên chỉ cần nhìn tên thƣơng hiệu ngƣời tiêu dùng cũng có thểđoán ra đó là sản phẩm dinh dƣỡng; Crest tên gốc này có vẻ chẳng liên quan gì đến thuộc tính sản phẩm nhƣng tên dịch tiếng Hoa ―佳 洁士‖(hiệp sĩ làm sạch cừ nhất) thì lại rất có liên quan đến sản phẩm kem đánh răng Crest này.6 1.3 Văn hóa dịch tên thƣơng hiệu trong tiếng Việt: Trƣớc đây ngƣời dân Việt Nam ít có cơ hội biết đến các thƣơng hiệu nƣớc ngoài nhƣng từ ngày 11 tháng 1 năm 2007 gia nhập WTO chúng không những biết đến tên của các thƣơng hiệu nổi tiếng trên thế giới mà còn đƣợc trải nghiệmvới các thƣơng hiệu đó. Với lợi thế ngôn ngữ tiếng Việt cũng dùng hệ thống chữ la-tinh, các thƣơng hiệu sau khi vào thị trƣờng Việt Nam thƣờng đƣợc giữ nguyên bản với tên gọi ban đầu chứ không cần phải dịch nghĩara nhƣ Tiếng Trung, nên ngƣời Việt Namthƣờng chỉ phiên âm, phiên chuyển tên thƣơng hiệu dƣới dạng đọc và dạng viết. Tuy trình độ dân trí của dân ta đã đƣợc nâng cao, học sinh đã đƣợc học tiếng Anh từ lớp 3 nhƣng mọi ngƣời vẫn còn rất lúng túng khi tiếp xúc với các tên thƣơng hiệu, các danh từ riêng nƣớc ngoài, không biết đọc, phiên âm nhƣ thế nào mới đúng huống hồ chi những ngƣời đứng tuổi, ngƣời không biết tiếng Anh,…Sự không thống nhất ấy đã dẫn đến không ít cuộc tranh luận trong đời sống cũng nhƣ trên các diễn dàn: có bạn hỏi―Xe Lexus đọc là Lề Sớt, hay là Lếch Sợt, hay Lếch Xù nhỉ ?‖; ―từ levis rõ ràng đọc là le vít mà sao nhiều ngƣời đọc là lì vai thế nhỉ ?‖ ;có bạn lại nói:―bác toàn đọc bậy levi's: lì vais, chanel: cha neo...ko tin lên google translate xem thử nhá‖; một bạn khác cho ý kiến―Lên youtube mà coi ngƣời nƣớc ngoài đọc,dân VN cứ đọc sai hết cả lên Acer= ây xờ, Asus = a zus= a zút (sì)‖; lại một bạn khác:―Asus đọc là "ây sớt" có ngƣời lại đọc là "a sút",sao mình thấy dân miền nam và miền trung đọc là "ây sớt", còn dân Bắc đọc là "a sút" nhỉ.Mình học ở thành phố Hồ Chí Minh 5 năm mới ra Hà Nội thấy sự khác biệt này.‖7 6 ―Cách dịch các thƣơng hiệu nƣớc ngoài trong tiếng Trung‖, Lƣơng iết Nhi, năm 2006, bậc đại học, trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. 7 enternet.httpvozforums.com/showthread.php?t=2182192:// 10 Chỉ riêng lấy ví dụ về thƣơng hiệu nhà mạng điện thoại có nguồn gốc trong nƣớc nhƣng có tên tiếng Anh nhƣ :Viettel, Mobifone đã có đến năm ba cách đọc. Quảng cáo trên truyền hình là " việt-theo‖- hãy nói theo cách của bạn, còn có ngƣời đọc là ―việtteo‖, anh biên tập viên Quốc Khánh của chƣơng trình Thể Thao 24/7 VTV1 còn đọc là ―việt-ten‖;còn Mobifone thì phải đọc là ―mô-bi-phôn‖ hay ―mô-bai-phôn‖ mới là chuẩn; chƣa hết FPT thì phải đọc là ―ép-pi-ti‖ hay là ―ép-pê-tê‖…? Nhiều dấu chấm hỏi đã đƣợc đặt ra xung quanh vấn đề đọc đúng tên thƣơng hiệu này.8 8 http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=category&id=128&Itemid=194&lang=vi 11 CHƢƠNG II: CÁCH DỊCH TÊN THƢƠNG HIỆU NƢỚC NGOÀI TRONG TIẾNG TRUNG Dịch tên thƣơng hiệu là một lĩnh vực rất đặc thù, nhƣng không có nghĩa là hoàn toàn không chú ý đến các yếu tố ngôn ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ nhƣ ngữ âm, ngữ nghĩa và cấu tạo từ hoàn toàn không hề đối lập với thuộc tính ngôn ngữ sẵn có trong từng tên thƣơng hiệu nên ta có thể xếp nó vào phạm trù ngữ nghĩa của từ để tiện cho việc nghiên cứu.  Cấu tạo: Tên thƣơng hiệu chủ yếu có 3 dạng nhƣ sau: (1) Có âm có nghĩa: từ tiếng Hán ta có thể thấy những từ có nghĩa giống nhƣ tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài nhƣ: thƣơng hiệu máy tính chiếm thị phần lớn nhất trong các hãng điện thoại hiện nay: ―Apple‖ (trái táo) thì tên thƣơng hiệu tiếng Trung cũng có nghĩa là ―苹果‖; thƣơng hiệu thời trang nổi tiếng ―Crocodile‖ (cá sấu) tên thƣơng hiệu tiếng Hoa cũng cùng ý nghĩa ―鳄鱼‖; rồi còn thƣơng hiệu thuốc lá ―Hero‖ (anh hùng) ―英雄‖; thƣơng hiệu đồ điện tử ―Gold star‖ (ngôi sao vàng) ―金星‖; thƣơng hiệu xe hơi ―Explorer‖ (ngƣời khám phá) ―探索者‖; thƣơng hiệu dầu nhớt ―Shell‖ (vỏ sò) ―壳牌‖,… (2) Có âm không nghĩa: những từ này kết hợp với nhau có thể đọc lên thành tiếng nhƣng không có nghĩa hoặc là những tên riêng, tên gọi đƣợc ngƣời đặt tên tạm thời sáng tạo ra, ví dụ nhƣ: thƣơng hiệu ―IBM‖, thƣơng hiệu đồ điện ―LG‖, thƣơng hiệu máy ảnh ― odak‖, thƣơng hiệu dầu mỏ ―Exxon‖, nhãn hiệu thời trang ―Lee‖, tên thƣơng hiệu xe hơi ―Ford‖,… (3) Tên thƣơng hiệu đƣợc cải tạo từ tên gốc. Trong từ vựng ngôn ngữ gốc ngƣời ta tăng giảm số âm tiết, pha trộn hai từ ngữ hay thay đổi một phần cách viết, ví dụ tên thƣơng hiệu giày thể thao (Anh) lấy cảm hứng từ tên của một loài linh dƣơng Châu Phi ―Rhebok‖ và cải tạo thành tên ―Reebok‖nhƣ ngày nay; tên thƣơng hiệu mỹ phẩm dƣỡng da ―Lux‖ tên đã đƣợc giảm âm tiết từ tiếng Pháp ―Luxe‖ hoặc tiếng Anh ―luxury‖ (đều có 12 nghĩa là hào nhoáng, sang trọng); thƣơng hiệu nƣớc giải khác ―Pepsi‖ tên đã đƣợc giảm âm tiết từ chữ ―pepsin‖ (pepxin là 1 loại enzim có trong dịch vị), tên thƣơng hiệu đồng hồ đeo tay ―Timex‖ là sự pha trộn giữa ―time‖ và ―excact‖ (nghĩa là thời gian chính xác); thƣơng hiệu thuốc ―Cuccess‖ là sự biến đổi của ―success‖ (thành công), tên điện thoại Blackberry thì từ ―berry‖ đƣợc lấy từ ―strawberry‖,…9  Phân loại: Dịch tên thƣơng hiệu có 4 loại nhƣ sau: 9 ―Cách dịch các thƣơng hiệu nƣớc ngoài trong tiếng Trung‖, Lƣơng iết Nhi, năm 2006, bậc đại học, trƣờng đại học khoa học xã hội và nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh. 13 Sơ đồ 2.1 Trên đây ta đã thấy đƣợc tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài có sự phân loại và có cấu tạo phức tạp nhƣ thế nào nhƣng ngƣời Trung Quốc đã có những tên dịch thật sự thành công. Họ đã dịch tên thƣơng hiệu nƣớc ngoài sang tiếng Trung với chủ yếu 3 cách dịch nhƣ sau: Sơ đồ 2.2 2.1 Dịch âm: Dịch âm hay thuần dịch âm là việc mô phỏng phát âm của tên ban đầu bằng phát âm gần giống và không có liên quan về mặt ngữ nghĩa với tiếng Hán, đây còn đƣợc 14 gọi là phép tƣợng thanh. Ví dụ nhƣ: thƣơng hiệu vàng bạc đá quý của Mỹ ―Tiffany‖ dịch ra là: ―蒂芬尼‖vì nó có âm đọc gần giống với Tiffany vàtƣơng tự nhƣ vậy trong việc sử dụng những từ có âm gần giống với tên gốc để đặt tên : thƣơng hiệu rƣợu của Pháp ―Hennessy‖ dịch là: ―轩尼诗‖, thƣơng hiệu thời trang Italia ―Calvin lein‖ dịch âm là‖ 卡尔文克莱恩‖, một website tìm kiếm bắt nguồn từ Mỹ đƣợc sử dụng rộng rãi khắp thế giới ―Google‖ cũng đƣợc dịch âm gần giống với tên gọi gốc ―谷歌‖,… Thuần dịch âm tên thƣơng hiệu còn đƣợc thể hiện dƣới 3 dạng. đó là: tên dịch chữ Hán; tên dịch chữ Latinh và tên dịch kết hợp chữ Hán với chữ Latinh. (xem sơ đồ 2.2). Thuần dịch âm tên thƣơng hiệu dƣới dạng chữ Hán thƣờng dành cho các thƣơng hiệu nổi tiếng là nhờ chất lƣợng, sự độc đáo riêng cách dịch âm này gây sự gợi nhớ chính cái tên đã làm nên tên tuổi của thƣơng hiệu ban đầu. Vd: thƣơng hiệu chiếm lĩnh thế giới điện thoại di động một thời ―Nokia‖ đƣợc dịch rất sát âm ―诺基亚‖; thƣơng hiệu nƣớc hoa, thời trang nổi tiếng mấy thập kỷ qua của Italia ―Dior‖ đƣợc dịch gần giống với âm nguyên bản ―迪欧‖; thƣơng hiệu bia nổi tiếng của Hà Lan ―Heniken‖ sau khi dịch đƣợc đọc là ―海尼根‖; còn tên dịch―索尼‖vừa nghe đã biết đây là thƣơng hiệu của hãng điện tử ―Sony‖; còn tên dịch ―撒隆巴斯‖có âm đọc giống đến 90% tên thƣơng hiệu ban đầu ―Salonpas‖ - thuốc dán của Nhật,… Thuần dịch âm tên thƣơng hiệu dƣới dạng chữ Latinh thƣờng dành cho các tên riêng, tên viết tắt, những cái tên không âm, khó dịch nghĩa do ngƣời đặt tên sáng tạo ra. Ví dụ: công ty chế tạo và khai khoáng ―Minnesota Mining and Manufacturing Company‖ nếu dịch theo nguyên bản là ―明尼苏达矿业及制造公司‖ đƣợc dịch rút gọn là ―3M 公 司‖; các thƣơng hiệu nhƣ: rƣợu XO; TCL; NEC; G-star; lee LV; DVF Daks; … Các ví dụ khác: các thƣơng hiệu là tên riêng nhƣ thƣơng hiệu xe gắn máy của Mỹ ―Harley.Davidson‖ dịch ra là: ―哈雷戴维森‖; tên của các tổ chức nhƣ tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu lửa ―OPEC‖ (Organization of Petroleum Exporting Countries) đƣợc 15 dịch theo âm là ―欧佩克‖; thƣơng hiệu công ty xe hơi có tên không âm, khó dịch nghĩa do ngƣời đặt tên sáng tạo ra nhƣ ―TSLA‖ dịch ra là ―特斯拉‖,… Thuần dịch tên thƣơng hiệu kết hợp cả chữ Hán và chữ Latinh thƣờng dành cho các tên khó dịch âm, khó dịch nghĩa hoặc muốn gây ấn tượng vì sự kết hợp Á-Âu, ví dụ: thƣơng hiệu xe hơi Nhật ―FairladyZ‖ đƣợc dịch là:―日产淑女 Z‖ ; cũng một thƣơng hiệu của Nhật thuốc nhỏ mắt V. Rohto dịch thành ―V 乐敦‖. Ưu điểm của cách dịch âm là trực tiếp, rõ ràng. Cách dịch này vừa có thể giữ lại âm hƣởng của nguyên văn vừa thể hiện đƣợc âm hƣởng nƣớc ngoài. Nhƣ thế vừa có thể đánh vào tâm lý chuộng hàng ngoại của đa phần thanh niên Trung Quốc vừa có tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập và giao lƣu với nƣớc ngoài sau này. Bên cạnh đó cách dịch này cũng tồn tại không ít khuyết điểm: đó là sự dài dòng, không súc tích (thƣơng hiệu xe hơi của Nhật ―Lexus‖ sau khi dịch ra có đến 4 âm đọc ―雷克萨斯‖); không những thế dịch âm còn có nhiều nghĩa phát sinh, nhiều khi tên dịch không có từ nào liên quan đến sản phẩm làm nhiều ngƣời hiểu nhầm qua sản phẩm khác, ví dụ: với cách dịch âm một tên thƣơng hiệu đƣợc dịch ra là ―米其林‖(gạo của rừng) nhiều ngƣời khi nhìn tên dịch sẽ đoán ngay nhãn hiệu có liên quan đến thực phẩm nhƣng thực tế đây là thƣơng hiệu lốp xe nổi tiếng của Pháp ―Michelin‖;…Vì từ thuần dịch âm không dựa vào cơ sở ngữ nghĩa của từ gốc ban đầu nên tên dịch mang tính phân ly về quan hệ ngữ nghĩa, không phù hợp với phƣơng thức cấu tạo truyền thống của tiếng Hán. Cho nên nhiều từ sau khi dịch ra tiếng Hán mang một khuyết điểm chung là đọc rất khó hiểu vì tổ hợp từ ấy thƣờng không tạo thành một ý nghĩa rõ ràng, ví dụ:thƣơng hiệu nƣớc hoa của Mỹ ― Ralph Lauren‖dịch ra là ―拉尔夫劳伦‖;thƣơng hiệu xe hơi của Mỹ ―Cadillac‖ dịch là ―凯迪拉克‖; thƣơng hiệu thời trang của Mỹ ―Armani‖ đƣợc dịch là ―阿玛尼‖, thƣơng hiệu vàng bạc đá quý của Italia ―Ancient‖ dịch tên tiếng hoa là ―爱伦 斯特‖;…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan