Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bước đầu nghiên cứu phân loại chi cải (brassica l. 1753) ở việt nam...

Tài liệu Bước đầu nghiên cứu phân loại chi cải (brassica l. 1753) ở việt nam

.PDF
51
29
55

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ XUYẾN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CẢI (BRASSICA L. 1753) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ XUYẾN BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CẢI (BRASSICA L. 1753) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm và TS. Đỗ Thị Xuyến. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! ĐHSP Hà Nội 2, ngày 09 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Xuyến LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Cải (Brassica L. 1753) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm và TS. Đỗ Thị Xuyến. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. ĐHSP Hà Nội 2, ngày 09 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Xuyến MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 7 2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 7 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 7 2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 7 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 11 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam .................... 11 3.2. Đặc điểm phân loại chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam ....................................... 11 3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam ....................... 13 3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam ................ 13 3.4.1. Brassica campestris L. - Cải sen ................................................................... 13 3.4.2. Brassica chinensis L. 1759 - Cải thìa ........................................................... 15 3.4.3. Brassica integrifolia O. E. Schulz, 1919 - Cải ngọt ..................................... 17 3.4.4. Brassica juncea (L.) Czern. 1859 - Cải bẹ xanh ........................................... 19 3.4.5. Brassica oleracea L. 1753 ............................................................................ 21 3.4.5a. Brassica oleracea var. botrys - Súp lơ .................................................. 24 3.4.5b. Brassica oleracea var. capitala L. 1753 – Cải bắp............................... 25 3.4.5c. Brassica oleracea var. gongylodes L. 1753 – Su hào ........................... 26 3.4.5d. Brassica oleracea var. gemmifera DC. 1821 – Súp lơ chồi ................. 27 3.4.5e. Brassica oleracea var. italica Plenck, 1794 – Cải bông xanh .............. 27 3.4.5f. Brassica oleracea var. sabauda L. 1753 – Cải quăn ............................. 27 3.4.5g. Brassica oleracea var. viridis L. 1753 – Cải rổ .................................... 27 3.4.6. Brassica pekinensis (Lour.) Rupr. 1860 - Cải thảo ....................................... 28 3.4.7a. Brassica rapa L. var. amplexicaulis - Cải tua-sai ....................................... 30 3.5. Giá trị tài nguyên ................................................................................................. 31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Cải (Brassica L. 1753) ở Việt Nam” Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành khoa học khác nhau trong sinh học, trong đó có phân loại học thực vật. Chi Cải (Brassica L.), thuộc họ Cải (Brassicaceae Burnet, 1835), còn gọi là Thập tự (Cruciferae Juss. 1789) có khoảng 40 loài, chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là Tây Nam châu Âu và Bắc Phi. Ở Việt Nam, chi này hiện có 6 loài, trong đó có 6 loài được dùng làm thuốc, 6 loài được dùng làm rau ăn cho con người và 6 loài làm thức ăn cho gia súc. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Cải nhưng vẫn chưa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu phân loại chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ trực tiếp việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về chi Cải (Brassica L.) và cho những nghiên cứu có liên quan. Từ thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Cải (Brassica L. 1753) ở Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Brassicaceae, phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Nội dung nghiên cứu: – Phân tích các hệ thống phân loại chi Cải (Brassica L.) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Cải ở Việt Nam. – Điều tra nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật và các thông tin về phân bố, sinh thái,.. 1 – Phân tích mẫu vật để định loại, xây dựng bản mô tả chi, các loài và tìm hiểu giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. – Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: – Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Brassicaceae ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,… Điểm mới của đề tài Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác. Bố cục của khóa luận: Gồm 35 trang, 2 hình vẽ, 9 ảnh, 1 bảng được chia thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 20 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 27 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Trên thế giới Người đầu tiên nghiên cứu về chi này là Linnaeus năm 1753 [23] trong công trình "Species Plantarum".Trong công trình này, tác giả đã công bố chi Brassica với 3 loài là Brassica campestri, Brassica oleracea và Brassica rapa. Trong đó, loài Brassica oleracea được coi là loài chuẩn của chi. Sau Linnaeus, còn một số tác giả nghiên cứu chi Brassica nhưng chủ yếu là những công bố mới. Về hệ thống, không có tiến bộ đáng kể nào. A. Jussieu (1789) [22] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Cruciferae (tên thứ hai của Brassicaceae) đã xếp chi Brassica vào họ này cùng với các chi Raphalus, Sinapis, Turritis,… G. Bentham & J. D. Hooker (1862) [15] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Cruciferae (tên thứ hai của Brassicaceae) đã xếp chi Brassica tông Brassiceae cùng với các chi Eruca, Henophyton, Moricandia... A. Takhtajan (2009) [26] khi xây dựng hệ thống phân loại họ Cải (Brassicaceae) đã xếp chi Brassica vào tông Brassiceae cùng với các chi Eruca, Raphalus, Sinapis, Sinpidendron... Bên cạnh các hệ thống phân loại nêu trên, một số tác giả đã nghiên cứu phân loại chi Cải ở các nước gần Việt Nam, như: B. Jonsell (1988) [21] đã nghiên cứu phân loại chi Brassica ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol. 10, part 3”, tác giả đã mô tả đặc điểm chi, và mô tả 1 loài có ở vùng Malesiana là: Brassica juncea. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của loài. Siemonsma J. S. and Kasem Piluek (1994) [25], trong công trình “Plant Resources of South-East Asia, tác giả đã cung cấp thông tin về danh pháp, hệ thống các loài và thứ, mô tả đặc điểm loài, thứ, đặc điểm phân bố, giá trị sử 3 dụng, sinh học và sinh thái của các loài và thứ sau: Brassica chinensis, Brassica oleracea, Brassica pekinensis, Brassica rapa L. var. amplexicaulis, Brassica olerrace var. botrys, Brassica olerrace var. capital, Brassica olerrace var. gongylodes, Brassica olerrace var. gemmifera, Brassica olerrace var. italic, Brassica olerrace var. viridis, Brassica olerrace var. sabauda. Trong công trình “Flora of China”, tác giả Wu, Z. Y & P. H. Raven (2001) [18] đã xếp chi Brassica cùng với chi Orychophragmus, đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại các loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, mô tả đặc điểm chi, loài, đặc điểm phân bố, sinh thái, ở Trung Quốc và phân loại chi này với 2 loài là: Brassica oleracea, Brassica juncea và 1 thứ Brassica rapa L. var. amplexicaulis. Trong tác phẩm “Flora of Hong Kong” của tập thể tác giả WU De-lin (2007) [19] đã mô tả chi Brassica thuộc họ Brassicaceae cùng với chi Rorippa. Với chi Brassica, tác giả đã xây dựng bản mô tả, khóa định loại 4 loài, cung cấp một số thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng, ở Hồng Kông là: Brasica oleracea, Brasica juncea, Brassica chinensis, Brasica pekinensis. Trong tác phẩm “CRC World Dictionary of Medicinal and Poisonous Plants” Taylor & Francis (2012) [27], tác giả đã cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của 2 loài là: Brassica oleracea, Brassica juncea. Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất xếp chi Brassica vào họ Brassicaceae. 1. 2. Ở Việt Nam Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Cải (Brassicaceae) nói chung và chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên đề cập đến chi Cải ở Việt Nam là nhà thực vật người Bồ Đào Nha Lourreiro. Trong công trình Thực vật Nam Bộ - “Flora Conchinchinensis” [24] công bố năm 1790 tác giả đã công 4 bố loài Sinapis pekinensis (là tên đồng nghĩa của Brassica pekinensis) và Sinapis chinensis (nay là tên đồng nghĩa của Brassica juncea). Tác giả cũng sắp xếp giống như Linnaeus (1753). Gagnepain (1908), trong công trình “Flore Générale de l'.Indo-Chine” [17] đã mô tả đặc điểm của chi Cải, cung cấp một số thông tin về danh pháp và đặc điểm phân bố của 1 loài là: Brassica juncea. Tác giả lấy tên họ Cải là Cruciferes. Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” được tái bản năm 1999 [10], Phạm Hoàng Hộ đã cung cấp các thông tin cơ bản để nhận biết 4 loài và 7 phân loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam là: Brassica juncea, Brassica oleracea, Brassica oleracea var. capitata, Brassica oleracea var. botrytis, Brassica oleracea var. italic, Brassica oleracea var. subauda, Brassica oleracea var. viridis, Brassica oleracea var. caulorapa, Brassica oleracea var. gemmirfera, Brassica chinensis, Brassica pekinensis. Công trình tuy có nhiều hạn chế như: bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn,... nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. Nguyễn Tiến Bân (2003) [3], trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam họ Cải - Brassicaceae” đã chỉnh lý danh pháp và đưa ra danh lục 6 loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. Tác giả cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi Cải (Brassica L.) Năm 2003, trong cuốn “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1 [5], Võ Văn Chi đã tóm tắt đặc điểm của chi Cải (Brassica L.) và mô tả các loài thuộc chi này cùng hình ảnh và một số đặc điểm, công dụng, phân bố, nguồn gốc. Đỗ Tất Lợi (2004) [11], trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tác giả đã cung cấp các thông tin cơ bản để nhận biết 1 loài và 1 thứ thuộc chi Cải: Brassica juncea, Brassica oleracea var. capitala. Tác giả cung cấp một số 5 dẫn liệu về vùng phân bố thu hái và chế biến, dạng sống thành phần hóa học và sinh thái, cũng như giá trị sử dụng liều dùng các loài trong chi Brassica Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến chi Brassica L. dưới dạng tài nguyên như: Trong công trình “Cây thuốc Việt Nam” (1997) [14] của Viện dược liệu đã đề cập đến giá trị sử dụng, nguồn gốc, sự phát triển, sinh thái của 1 thứ của loài Brassica oleracea có ở Việt Nam là Brassica oleracea var. capitata; hay Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004) với “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” [8] giới thiệu 1 loài về phân bố, sinh thái, mô tả, cách trồng, tác dụng đó là Brassica juncea; hay công trình của Võ Văn Chi (2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6] giới thiệu 5 loài làm thuốc là Brassica campestis, Brassica integrifolia, Brassica pekinensis, Brassica chinensis, Brassica juncea. Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về họ Cải (Brassicaceae) nói chung và chi Cải (Brassica L.) nói riêng. Đặc biệt là chưa có công trình nào sử dụng công nghệ thông tin vào việc tra cứu chi Cải ở Việt Nam. 6 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu Các taxon thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Cải (Brassica L.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các tài liệu chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN). Tổng số mẫu nghiên cứu là 9. Việc phân tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật). Ngoài ra, tôi còn tham khảo nhiều mẫu thu thập được trong điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet. 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Khắp cả nước. 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/2016 - 5/2018 2. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Cải (Brassica L.), tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [13]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi 7 bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Các bước tiến hành: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Cải (Brassica L.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Cải (Brassica L.) hiện có. Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. 8 – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: 9 Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. – Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam. 10 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí của Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Cải và họ Cải trong các công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam như: Phạm Hoàng Hộ (1999); Wu, Z. Y & P. H. Raven (2001); WU De-lin (2007), A. Takhtajan (2009),... tôi nhận thấy phân loại chi này không có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài. Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của A. Takhtajan (2009) để phân chia chi Cải ở Việt Nam. Vì đây là hệ thống được kế thừa trước đó, phù hợp với việc sắp xếp các taxon ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống này, chi Cải (Brassica L.) được xếp vào họ Cải (Brassicaceae Burm), bộ Màn màn (Capparales), phân lớp Sổ (Diliienidae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Theo đó chi này ở Việt Nam có 6 loài. 3.2. Đặc điểm phân loại chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam Brassica L - Chi Cải. L. 1753. Sp. Pl. 2: 666; Czern, 1859. Consp. Pl. Charc. 8; Gagnep. 1908. Fl. Gen. Indoch. 1: 170; T. Y. Cheo & al. 1987. Fl. Reip. Pop. Sin. 33: 14; B. Jonsell, 1988. Fl. Males. Ser. I, 10(3): 545; Siemonsma J. S. and Kasem Piluek, 1994. PROSEA. 8:101-133; Ian Hedge, 1997. Fl. Thailand. 6(3): 184; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 1: 602; Wu, Z. Y & P. H. Raven, 2001. Fl. China. 8: 18; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 426; HU Qi-ming & WU De-lin, 2007. Fl. Hong Kong. 1: 265-272; Takht. 2009. Divers. Class. Flow. Plat. 253; Taylor & Francis, 2012. CRC World Dictionary of Medicinal and Poisonous Plants, pp. 644-649. 11 3.2.1. Dạng sống Hầu hết là cây thảo hằng năm hay 2 năm, mạch thủng lỗ đơn, đôi khi có thân củ (B. oleracea), không có lông hoặc có lông thưa (B. juncea, B. campestris), đôi khi có sáp dính (B. oleracea). 3.2.2. Lá Lá đơn, mọc cách, có cuống dài (trừ L. oleracea đôi khi không có cuống), phiến lá lớn, nguyên hay xẻ thùy, nhẵn hoặc đôi khi có lông thưa, hình thái thay đổi tùy loài và giống; gân hình mạng lông chim. 3.2.3. Cụm hoa và hoa Cụm hoa chùm hay ngù, hoặc cụm hoa chùy; mọc ở đỉnh cành và nách lá gần đỉnh cành; hoa khá lớn; cuống hoa mảnh và kéo dài ở quả, không có lá bắc. Hoa đều, lưỡng tính, đặc trưng bởi hoa mẫu 4. Lá đài 4, màu xanh, xòe rộng. Cánh hoa bằng số lá đài; thường màu vàng, ít khi màu trắng hoặc màu hồng; hình thìa, bầu dục, hoặc hiếm khi dạng mác ngược, chóp tù hoặc có khía; gốc cánh hoa có cựa dài gần bằng hoặc dài hơn lá đài, mọc đối chéo chữ thập. Nhị thường 6, (2+4), 2 nhị vòng ngoài ngắn hơn, 4 nhị vòng trong đối diện cánh hoa; chỉ nhị rời, dài. Tuyến mật nhỏ, nằm ở gốc nhị. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp thành bầu thượng 1 ô, mỗi ô có nhiều noãn đính bên. 3.2.4. Quả và hạt Quả nang (còn gọi là quả cải hay quả giác), hình thuôn, đỉnh nhọn, gốc có cuống dài tạo thành chuôi; khi chín mở bằng 4 kẽ nứt thành 2 mảnh vỏ, để lại vách giả mang hạt; mỗi mảnh vỏ có 1 gân dọc. Hạt nhỏ và nhiều, xếp thành 1 hoặc 2 hàng trong mỗi ô, hình cầu, vỏ hạt nhẵn bóng; lá mầm áp ngoài hoặc xếp chồng cùng chiều, có nội nhũ nhỏ. Có khoảng 40 loài, chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là Tây Nam châu Âu và Bắc Phi. Việt Nam hiện biết có 6 loài, phân bố rải rác khắp cả nước. 12 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam. 1A. Lá dày và nạc, có sáp che phủ; hoa cỡ 1,2-2,5cm (toàn bộ cây không có lông) ............................................................................................5. B. oleracea 1B. Lá mỏng, không có sáp; hoa không quá 1 cm. 2A. Lá phía gốc không có cuống, có cánh............. 7. B. rapa var. amplexicaulis 2B. Lá phía gốc có cuống, không có cánh. 3A. Cây có vị cay, không lông hoặc có lông thưa, lá hình đàn violon. 4A. Lá mọc chụm ở đất, chóp cánh hoa tù ................................... 4. B. juncea 4B. Lá không mọc chụm ở đất, chóp cánh hoa có khía .......... 1. B. campestris 3B. Cây không có vị cay, không có lông, lá không hình đàn violon 5A. Phiến lá nhăn, cỡ 5-10×8 cm, mép lá quăn...................... 6. B. pekinensis 5B. Phiến lá không nhăn, cỡ 7-20×7-20 cm, mép lá thường nguyên 6A. Phiến hình bầu dục, xanh nhạt, cuống trắng ................... 2. B. chinensis 6B. Phiến hình trứng ngược, trắng, cuống xanh nhạt ........ 3. B. intergrifolia 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Cải (Brassica L.) ở Việt Nam 3.4.1. Brassica campestris L. - Cải sen L. 1753. Sp. Pl. 2: 666; T. Y. Cheo & al. 1987. Fl. Reip. Pop. Sin. 33: 21; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 426. - Brassica rapa subsp. campestris (L.) A. R. Clapham, 1952. Fl. Brit. Isles - Cải bẹ, Cải dưa. 13 1 2 3 5 6 7 8 4 Ảnh 1: Brassica campestris L. 1. dạng sống, 2. rễ, 3. lá 4. cành mang hoa, 5. hoa, 6. cánh hoa, 7. bộ nhụy, 8. quả (ảnh: N. T. Xuyến, 2018, Thái Bình) Cây thảo hằng năm, hay hai năm, cao đến 1 m; thân nhẵn hay hơi có lông. Lá đơn, mọc cách, có dạng lông chim, có cuống dài, có bẹ to, dài 4-5 cm; phiến lá dạng trứng ngược dài 40-50 cm; lá phía dưới xẻ sâu, lá phía trên xẻ nông hơn; chóp lá tròn hoặc tù. Hoa nhỏ, lưỡng tính, không có lá bắc, cánh hoa bằng số lá đài 4, màu trắng hay vàng, dạng mác ngược, dài 6-10 mm, chóp có khía; gốc cánh hoa có cựa dài gần bằng lá đài, mọc đối chéo chữ thập lá đài màu xanh. Cụm hoa dạng chùm. Nhị thường 6, (2+4), 2 nhị vòng ngoài ngắn hơn, 4 nhị vòng trong đối diện cánh hoa; chỉ nhị rời, dài. Tuyến mật nhỏ, nằm ở gốc nhị. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn hợp thành bầu thượng 1 ô, có vách ngăn giả chia thành 2 ô, mỗi ô có nhiều noãn đính bên. Quả nang hình thuôn, đỉnh nhọn, dài 2-4 cm, đường kính 5 mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra, gốc có cuống dài tạo thành chuôi; khi chín mở bằng 4 kẽ nứt thành 2 mảnh vỏ, để lại vách giả mang hạt; mỗi mảnh vỏ 14 có 1 gân dọc. Hạt hình cầu, đường kính 1-2 mm, vỏ màu nâu đen hay đỏ nâu, mặt sau có màu vàng. Loc. class.: Europe Typus: Hort. Cliff. 339 Phân bố: Khắp nơi ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu: Ngoài tự nhiên. Sinh học và sinh thái: Được nhập trồng khắp nước ta. Thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, nhiệt độ thích hợp 8-200C. Ở miền Bắc thường trồng vào tháng 7-8. Giá trị sử dụng: Lá nấu canh, làm dưa; còn dùng đắp ngoài trị ung thũng. Rễ và hạt dùng chữa bệnh scorbut. Hoa và hạt dùng chữa mụn nhọt, sinh xong bị đau bụng và giúp sự sinh nở dễ dàng. 3.4.2. Brassica chinensis L. 1759 - Cải thìa L. 1755. Cent. Pl. 1: 19; T. Y. Cheo & al. 1987. Fl. Reip. Pop. Sin. 33: 25; J. S. Siemonsma and Kasem Piluek, 1994. Pl. Re. of South-East Asia. 8: 130-133; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 1: 603; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 426; HU Qi-ming & WU De-lin, 2007. Fl. Hong Kong. 1: 272. - Brassica campestris subsp. chinensis (L.) Makino, 1912. SomokuDzusetsu 3: 1, t. 27. - Brassica rapa subsp. chinensis (L.) Hanelt, 1986. Verz. Landwirtsch. Gart. Kulturfl. (ed. 2) 1: 304 - Brassica rapa L. cv. group Pak Choi. Siemonsma J. S. and Kasem Piluek, 1994. PROSEA. 8:130 - Cải trắng, cải rổ tàu 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất