Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bùi thị thu thành phần loài ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại...

Tài liệu Bùi thị thu thành phần loài ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả phương đông bactrocera dorsalis hendel và một số biện pháp phòng trừ trên cây bưởi tại tân lạc, hòa bình năm 2015

.PDF
83
386
120

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI THỊ THU THÀNH PHẦN LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ HẠI CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI, ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI CỦA LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG BACTROCERA DORSALIS HENDEL VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN CÂY BƯỞI TẠI TÂN LẠC, HÒA BÌNH NĂM 2015 Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.01.12 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Oanh NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này được hoàn thành bằng sự nhận thức chính xác của bản thân. Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Thị Thu i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành dề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và ngưởi thân. Trước tiên, với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Oanh, giảng viên bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cô giáo bộ môn Côn trùng đã tạo điều kiện góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, đồng nghiệp công tác tại bộ môn Côn trùng, Viện Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hòa Bình, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các huyện Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình điều tra, phân tích và thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Thị Thu ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi Danh mục bảng ...........................................................................................................vii Danh mục hình ...........................................................................................................viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix Thesis abstract .................................................................................................................xi Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ........................................................................ 2 1.2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................ 2 1.3. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................ 4 2.2. Những nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................................... 5 2.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả ..................... 5 2.2.2. Tập tính của ruồi đục quả ................................................................................. 6 2.2.3. Biện pháp phòng chống ruồi đục quả ............................................................... 9 2.3. Nghiên cứu ở trong nước ............................................................................... 14 2.3.1. Nghiên cứu thành phần loài, phân bố của ruồi đục quả ................................... 14 2.3.2. Tình hình gây hại của ruồi đục quả ................................................................ 15 2.3.3. Các biện pháp phòng chống ruồi đục quả ....................................................... 16 Phần 3 . Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 18 3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................................... 18 3.2. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ..................................................... 18 iii 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 18 3.2.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 18 3.2.3. Dụng cụ nghiên cứu. ...................................................................................... 18 3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 19 3.4.1. Nghiên cứu tình hình sản xuất cây ăn quả có múi và cây bưởi huyện Tân Lạc, Hòa Bình................................................................................................ 19 3.4.2. Nghiên cứu thành phần loài ruồi đục quả bằng bẫy dẫn dụ ME (Methyl eugenol)......................................................................................................... 19 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu hình thái các pha phát dục của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và ký chủ của chúng ........................................... 20 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh và gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis..................................... 22 3.4.5. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ........................................................................... 24 3.4.6. Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ........................................................................... 25 3.5. Công thức tính toán số liệu ............................................................................ 27 Phần 4 . Kết quả và thảo luận ................................................................................... 29 4.1. Thực trạng sản xuất và biện pháp phòng chống sâu bệnh hại bưởi ở Tân Lạc, Hòa Bình......................................................................................... 29 4.1.1. Thực trạng thâm canh cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình................................... 29 4.1.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng canh tác bưởi Tân Lạc, Hòa Bình..... 30 4.2. Thành phần, tỷ lệ xuất hiện và đặc điểm hình thái trưởng thành các loài của ruồi đục quả giống Bactrocera vùng cây ăn quả có múi tại hòa bình và vùng trồng bưởi Tân Lạc. .......................................................................... 32 4.2.1. Thành phần loài ruồi đục quả thu thập được từ bẫy ME tại Hòa Bình năm 2015 .............................................................................................................. 32 4.2.2. Tỷ lệ xuất hiện các loài ruồi đục quả được thu thập từ bẫy ME tại vùng trồng bưởi huyện Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ............................................. 33 4.2.3. Một số đặc điểm hình thái trưởng thành phân biệt các loài ruồi đục quả thu thập được từ bẫy ME................................................................................ 35 iv 4.3. Đặc điểm hình thái và thành phần cây ký chủ của loài Bactrocera dorsalis Hendel.............................................................................................. 37 4.3.1. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của loài B. dorsalis ............................... 37 4.3.2. Thành phần cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ........................................................................ 39 4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự gây hại của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel ............................................................................................. 41 4.4.1. Ảnh hưởng của các giống bưởi đến sự gây hại ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel tại vùng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ......................... 41 4.4.2. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến sự gây hại ruồi đục quả B. dorsalis tại vùng bưởi Tân Lạc ...................................................................... 43 4.5. Tác hại của ruồi đục quả phương đông B. dorsalis ......................................... 44 4.5.1. Triệu chứng gây hại của ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis ..................... 44 4.5.2. Tập tính gây hại của ruồi đục quả B. dorsalis ................................................. 46 4.5.3. Tỷ lệ gây hại của loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis qua các kỳ theo dõi trên bưởi đỏ Tân Lạc ........................................................................ 46 4.6. Một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả phương đông B. dorsalis tại tân lạc, hòa bình năm 2015 .................................................................................. 48 4.6.1. Phòng trừ ruồi đục quả B.dorsalis trên bưởi bằng biện pháp bao quả tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015............................................... 48 4.6.2. Tính hiệu quả kinh tế của biện pháp bao quả phòng chống ruồi đục quả tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 .......................................... 49 4.6.3. Phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông bằng bả Ento-pro 150DD trên bưởi tại vùng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ................................................... 50 4.6.4. Hiệu quả kinh tế của biện pháp phun bả Ento - pro 150DD phòng chống ruồi đục quả Phương Đông tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 .......... 52 4.7. Phần thảo luận .............................................................................................. 53 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 56 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 57 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 58 Phụ lục ...................................................................................................................... 64 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BVTV Bảo vệ thực vật CAQ Cây ăn quả GĐST Giai đoạn sinh trưởng HT Hình thành ME Methyl engenol PT Phát triển RĐQ Ruồi đục quả vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Thực trạng thâm canh cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ................ 29 Bảng 4.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác bưởi của nông hộ tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015............................................................................ 31 Bảng 4.3. Thành phần mức độ phổ biến của các loài ruồi đục quả trên cây ăn quả có múi Hòa Bình năm 2015 thu được từ bẫy ME ...................................... 33 Bảng 4.4. Tỷ lệ các loài ruồi đục quả thu được từ bẫy ME tại vườn bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ................................................................................... 34 Bảng 4.5. Một số đặc điểm về hình thái của trưởng thành các loài ruồi đục quả ở tại Tân Lạc, Hòa Bình ................................................................................ 36 Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của ruồi đục quả B. dorsalis từ quả bị hại ................................................................................................... 37 Bảng 4.7. Thành phần cây ký chủ của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ..................................................................... 39 Bảng 4.8. Diễn biến mật độ ruồi đục quả vào bẫy Vizubon - D trên các giống bưởi trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ...................................................... 41 Bảng 4.9. Tỷ lệ hại của ruồi đục quả B. dorsalis trên các giống bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015. .................................................................................. 42 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến sự gây hại ruồi đục quả B. dorsalis tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ............................................. 43 Bảng 4.11. Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả Phương Đông hại, bị rụng trên bưởi đỏ Tân Lạc qua các đợt điều tra năm 2015 ............................................................. 47 Bảng 4.12. Kết quả phòng chống ruồi đục quả B. dorsalis trên bưởi bằng biện pháp bao quả tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 .......................................... 49 Bảng 4.13. Hạch toán kinh tế của biện pháp bao quả phòng chống ruồi đục quả Phương Đông tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015................ 50 Bảng 4.14. Trưởng thành ruồi đục quả Phương Đông vào bẫy kết hợp phun bả Ento - pro 150 DD tại vườn bưởi đỏ Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ............ 51 Bảng 4.15. Tỷ lệ quả bị hại khi phun thí nghiệm bả Ento-Pro 150 DD tại vùng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ........................................................... 51 Bảng 4.16. Hạch toán kinh tế biện pháp phun bả Ento-pro 150DD phòng chống ruồi đục quả Phương Đông tại vùng trồng bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ................................................................................................... 52 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Phương pháp đặt bẫy ME thu thập ruồi đục quả trên CAQ ........................... 20 Hình 3.2. Thu mẫu ruồi đục quả đem về phòng thí nghiệm giám định.......................... 20 Hình 3.3. Thu hái quả bưởi bị hại về phòng thí nghiệm................................................ 21 Hình 3.4. Theo dõi sâu non các tuổi trong phòng thí nghiệm....................................... 21 Hình 3.5. Treo bẫy Vizubon - D thu hút trưởng thành ruồi đục quả trên các giống bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ........................................................ 23 Hình 3.6. Tiến hành treo thẻ trên quả để theo dõi mức độ hại....................................... 25 Hình 3.7. Bố trí thí nghiệm bao quả ............................................................................. 26 Hình 3.8. Bố trí thí nghiệm phun bả Ento-Pro 150DD.................................................. 27 Hình 4.1. Tỷ lệ các loài ruồi đục quả thu được từ bẫy ME tại vườn bưởi Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ................................................................................... 35 Hình 4.2. Trưởng thành các loài ruồi đục quả giống Bactrocera .................................. 36 Hình 4.3. Các pha phát dục của ruồi đục quả Phương Đông Bactocera dorsalis Hendel ..... 38 Hình 4.4. Triệu chứng ruồi đục quả hại trên các loại cây ăn quả .................................. 40 Hình 4.5. Vườn bưởi có trồng xen ổi, thanh long ......................................................... 40 Hình 4.6. Diễn biến mật độ của ruồi đục quả vào bẫy Vizubon-D trên các giống bưởi trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ............................................... 41 Hình 4.7. Tỷ lệ hại của ruồi đục quả trên các giống bưởi trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ........................................................................................... 43 Hình 4.8. Tỷ lệ hại của ruồi đục quả B. dorsalis trên các biện pháp canh tác tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ..................................................................... 44 Hình 4.9. Triệu chứng ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis gây hại .......................... 45 Hình 4.10. Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả Phương Đông hại, bị rụng trên bưởi đỏ Tân Lạc qua các đợt điều tra ............................................................................. 47 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Thị Thu Tên luận văn: Thành phần loài ruồi đục quả hại vùng cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel và một số biện pháp phòng trừ trên cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015. Ngành: Bảo vệ thực vật Mã số: 60.62.01.12 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thành phần ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, triệu chứng gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình và thử nghiệm các biện pháp quản lý làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu gồm 4 nội dung: Thành phần loài ruồi đục quả giống Bactrocera spp. hại vùng trồng cây ăn quả có múi Hòa Bình. Đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây bưởi. Ảnh hưởng của các giống bưởi, các phương thức canh tác, chăm sóc đến sự gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và thử nghiệm một số biện pháp phòng chống như biện pháp bao quả, biện pháp phun bả protein Ento-pro 150DD. Vật liệu nghiên cứu bao gồm: Cây ăn quả có múi Citrus bao gồm cam, chanh, quýt, bưởi; các giống bưởi: bưởi đào, bưởi da xanh, bưởi diễn. Thuốc bảo vệ thực vật: Regent 800WG; Bẫy Vizubon-D; Bả protein Ento - Pro 150DD, chất dẫn dụ Methyl eugenol (ME) nhập ngoại Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kiểu bẫy Steiner với chất dẫn dụ là Methyl eugenol (ME), treo bẫy dưới tán cây, tránh ánh sáng trực xạ, cách mặt đất 1,5-2m, cứ 2 tháng thay mồi một lần, định kỳ 7 ngày/lần đổ mẫu để đếm và phân loại thành phần loài ruồi đục quả giống Bactrocera spp. hại cây ăn quả có múi. Nghiên cứu đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel bằng phương pháp treo thẻ, thẻ làm bằng bìa catton cứng, có đánh số quả bưởi theo dõi. Thời gian tiến hành treo thẻ từ lúc đậu quả đến khi thu hoạch hoặc bị rụng. Phương pháp nghiên cứu hình thái của các pha phát dục, ảnh hưởng của một số yếu tố về giống và phương thức canh tác tới sự gây hại của ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ như bao quả và phun bả Ento-pro 150DD. ix Kết quả chính và kết luận: 1. Thành phần ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 bao gồm 3 loài: Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera correcta Bezzi, Bactrocera curvifera Walker, trong đó loài B. dorsalis và B. corecta là 2 loài gây hại chủ yếu. 2. Đã xác định được có 6 loại quả là thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương Đông B.dorsalis tại Tân Lạc, Hòa Bình bao gồm bưởi, cam, quýt, khế, ổi, thanh long. Ở các giai đoạn phát triển quả bưởi, theo dõi thời gian từ cuối tháng 8 - đầu tháng 9, tỷ lệ quả bị châm hại và tỷ lệ quả bị rụng cho thấy ở giai đoạn phát triển quả - quả già đạt cao nhất 21,1%; tỷ lệ quả bị rụng đạt cao nhất 13,2% số quả vào giai đoạn quả bưởi chín sinh lý - thu hoạch (khoảng thời gian cuối tháng 10 - trung tuần tháng 11). 3. Ruồi đục quả B. dorsalis xuất hiện và gây hại trên tất cả các giống bưởi được trồng tại vùng Tân Lạc, Hòa Bình. Trong giai đoạn quả già tương đương trong khoảng thời gian từ 09/8 đến 20/9/2015 số lượng ruồi trưởng thành vào bẫy Vizubon-D đạt cao nhất trên giống bưởi Đỏ. Tỷ lệ quả bị ruồi đục quả B. dorsalis hại ở giai đoạn quả bưởi đã già, cao nhất là 9,64% số quả trên giống bưởi Đỏ. Ở vườn bưởi trồng thuần, cây được tạo cành tỉa tán, vệ sinh vườn, thu gom chôn lấp quả rụng sau thu hoạch tỷ lệ quả bị ruồi hại cao nhất là 6,07% trong đó ở vườn bưởi trồng tạp, không làm các biện pháp kỹ thuật trên tỷ lệ quả bị hại đạt 14,04%. Như vậy, phương thức canh tác không tỉa cành tạo tán, thu gom quả rụng, vệ sinh vườn là nơi tích tụ nguồn ruồi đục quả B. dorsalis gây hại cho vườn trồng vào năm sau. 4. Phòng trừ ruồi đục quả B. dorsalis bằng phương pháp thủ công bao quả tỷ lệ quả bị ruồi hại đạt 1,2%, trong đó quả bưởi không được bao tỷ lệ bị ruồi hại đạt 11,2%. Phun bả Ento - pro 150DD có tác dụng giảm tỷ lệ quả bị hại còn 3,2% trong khi vườn đối chứng không phun bả là 9,38%. Đồng thời, biện pháp bao quả, phun bả Ento-pro150 DD làm cho sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn, vỏ quả sáng, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. x THESIS ABSTRACT Author: Bui Thi Thu Thesis title: Composition damage fruit flies of citrus fruit tree areas, damaging characteristics of fruit flies orient Bactrocera dorsalis Hendel and some control measures on grapefruit in Tan Lac, Hoa Binh 2015. Major: Plant Protection Code: 60.62.01.12 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Research project component of fruit fly damage in citrus fruit, damage symptoms of fruit flies Bactrocera dorsalis Hendel on grapefruit in Tan Lac, Hoa Binh and test management measures as a basis for proposing measures to prevent them effectively Research topics include 4 content: Composition same fruit flies Bactrocera spp. the damage citrus crops Peace. Harmful characteristics of fruit flies Bactrocera dorsalis Hendel on grapefruit. Effects of grapefruit varieties, cultivation methods, tending to the harm of fruit flies Bactrocera dorsalis Hendel and test some prevention measures such measures bags fruit, measures Ento-pro protein bait spray 150DD. Materials and Methods: Citrus Fruit including oranges, lemons, tangerines, grapefruit; grapefruit varieties: pink grapefruit, green grapefruit, grapefruit. Plant protection products: Regent 800WG; Vizubon-D trap; Ento Protein Baits - Pro 150DD, Methyl eugenol lures (ME) Use Steiner trap types with Methyl eugenol lures are hanging traps under trees, avoid exposed to light radiation, from the ground 1,5-2m, every 2 months rather bait once, periodically 7 days / times pour samples for counting and classification of species varieties fruit flies Bactrocera spp. Citrus fruit damage. Research damaging characteristics of fruit flies Bactrocera dorsalis Hendel Orient method hanging cards, cards made of cardboard, with a serial number tracking grapefruit. Duration of the card hanging from the fruit set until harvest or fell out. Morphological research methods of sexual maturity phase, the effects of some factors on seeds and farming practices to the damaging of the fruit fly Bactrocera dorsalis Hendel. Testing some preventive measures such as bags fruit and spray Entopro 150DD baits. Main findings and conclusions 1. Composition of fruit fly damage in citrus fruit in Tan Lac, Hoa Binh 2015 includes three species: Bactrocera dorsalis Hendel, Bactrocera correcta Bezzi , Bactrocera curvifera Walker, in which species B. dorsalis and B. corecta 2 major pests. xi 2. Identified 6 fruits eaten by fruit fly larvae in Tan Lac B.dorsalis Oriental, Peace include grapefruit, oranges, mandarins, star fruit, guava, dragon fruit. In the development phase grapefruit, track time from late August - early September, the rate of damage results and ratios are lit falling out results showed that at the stage of fruit development - the highest age 21, first%; results in falling out ratio reached 13.2% of the fruits highest stage of maturity grapefruit - harvest (period end October - midNovember). 3. B. dorsalis fruit flies appear and damage on all varieties of grapefruit in Tan Lac, Hoa Binh. In the period of ripe fruits period from 09/8/2015 to 20/9/2015 number of adult flies into the trap Vizubon highest - on Red grapefruit varieties. The rate fruit were harmful by fruit fly B. dorsalis is 9.64% of the highest in the fruit Red grapefruit. In monoculture grapefruit garden, tree prunings created canopy, garden sanitation, collection and burial of post-harvest drop fruit, the rate of fruit flies was highest at 6.07% of which grapefruit planting garden complex, not to technical measures, the ratio reached 14.04% damaged fruit. Such as, farming practices do not create canopy pruning, collecting drop fruit, garden sanitation accumulate resources where B. dorsalis by fruit fly harmful to plant next. 4. Prevention B. dorsalis fruit fly by manual methods bags fruit rate of 1.2% damaged fruit, including grapefruits not bags ratio reached 11.2% damaged. Entopro150DD bait spray is effective to reduce the ratio to 3.2% pod is damaged while untreated garden is 9.38%. At the same time, measures bags fruit, spray baits Entopro150 DD makes products more beautiful sample code, bright fruit skin, high economic efficiency, ensure food safetyyear's garden. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây ăn quả có múi (đặc biệt là cam, chanh, quýt, bưởi) được coi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả có nhiều chất khoáng đặc biệt nhiều vitamin, nhất là vitamin A, C rất cần thiết cho cơ thể con người. Trong thành phần thịt quả chứa 6-12% đường (chủ yếu là đường saccaroza - đường mía), hàm lượng vitamin C có từ 40 - 90 mg/100g quả tươi, các axit hữu cơ từ 0,4 - 1,2%, trong đó có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm. Cam, bưởi có tính an thần, chống co thắt, gây ngủ nhẹ, lợi tiêu hóa, trừ giun, hạ nhiệt, giảm biên độ co bóp tim. Còn y học cổ truyền cho rằng cam có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, tiêu đờm, lợi tiểu, giúp tiêu hóa. Hòa Bình là tỉnh miền núi, trung tâm tỉnh lỵ cách thủ đô Hà Nội 73km, điều kiện khí hậu và đất đai; nguồn lao động trong nông nghiệp khá dồi dào khoảng 392 ngàn người chiếm 71% lực lượng lao động của tỉnh, đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả có múi nói riêng. Diện tích cây ăn quả có múi năm 2014 đạt 1.500 ha sản lượng đạt 22 ngàn tấn, đứng thứ nhất về diện tích cây có múi của khu vực Trung du và miền núi Tây Bắc. Theo quy hoạch của tỉnh, năm 2015 ước đạt 2.600 ha với sản lượng khoảng hơn 27 nghìn tấn, đến năm 2020 đạt 5.800 ha với sản lượng ước đạt trên 80 nghìn tấn (UBND tỉnh Hòa Bình, 2013). Cây ăn quả có múi nói chung và cây cam, bưởi nói riêng là loại cây trồng yêu cầu mức độ đầu tư, thâm canh cao hơn các loại cây trồng khác. Nếu mức đầu tư thấp hoặc chỉ dựa vào độ phì nhiêu của đất thì hiệu quả kinh tế rất thấp và chu kỳ kinh tế ngắn, thậm chí cho kết quả ngược lại. Cây ăn quả có múi đặc biệt cây bưởi có nhiều đối tượng sâu bệnh hại, nhiều sâu bệnh hại dễ lây lan và rất khó phòng trừ, có đến 98% các hộ trồng cam, bưởi chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, phun thuốc với nồng độ cao, phun thường xuyên liên tục theo định kỳ và kinh nghiệm là chính. Bên cạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng, người sản xuất phải đối mặt với những yêu cầu cao về chất lượng và sự an toàn của sản 1 phẩm quả tươi. Để đạt được những yêu cầu này đòi hỏi người sản xuất phải thực hiện tốt các giải pháp quản lý dịch hại theo hướng tổng hợp. Ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel là một dịch hại nguy hiểm đối với cây ăn quả vì sâu non sinh sống và gây hại trong quả, ăn thịt quả, gây rụng quả hàng loạt dẫn đến làm giảm năng suất, thậm chí gây thất thu. Ngoài tác hại trực tiếp, ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis còn là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước nhập khẩu sản phẩm quả tươi từ Việt Nam. Để phòng trừ ruồi đục quả nói chung và ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis nói riêng hiện nay chủ yếu dựa vào bẫy diệt trưởng thành đực và thuốc hoá học, nhưng hiệu quả phòng trừ không cao. Các kết quả nghiên cứu về ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis đã có chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cây ăn quả. Việc quản lý ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis đang là cấp bách cho sản xuất nông nghiệp và là thách thức cho hoạt động xuất khẩu quả tươi của Việt Nam. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài là: “ Thành phần loài ruồi đục quả hại vùng cây ăn quả có múi, đặc điểm gây hại của loài ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis Hendel và một số biện pháp phòng trừ trên cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình năm 2015 ” 1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu thành phần ruồi đục quả hại cây ăn quả có múi, triệu chứng, mức độ gây hại của loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái trên cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình và thử nghiệm các biện pháp quản lý làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Thu thập và giám định thành phần loài ruồi đục quả giống Bactrocera tại vùng cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) Hòa Bình. - Xác định được đặc điểm gây hại loài ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây bưởi. - Xác định được diễn biến mật độ trưởng thành loài ruồi đục quả B. dorsalis vào bẫy gây hại trên cây bưởi dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái. 2 - Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả từ đó xác định được hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ ruồi đục quả B. dorsalis. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu khoa học về thành phần loài ruồi đục quả giống Bactocera spp. tại vùng trồng cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) Hòa Bình. - Kết quả nghiên cứu đặc điểm gây hại và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự gây hại của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Hendel trên cây bưởi tại Tân Lạc, Hòa Bình. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề xuất biện pháp phòng chống ruồi đục quả Phương Đông có hiệu quả, an toàn đối với sản phẩm tươi và sức khỏe con người, thân thiện với môi trường ở Tân Lạc, Hòa Bình và các vùng sản xuất cây căn quả có múi tập trung của tỉnh. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Từ khi thực hiện chủ trương đa dạng hóa cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến những cây trồng có giá trị kinh tế cao ngoài cây lúa. Trong những năm gần đây, cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Với những điều kiện thuận lợi từ các vùng, miền trên cả nước về điều kiện thời tiết khí hậu mang lại, diện tích trồng cây ăn quả có múi ở nước ta năm 2007 khoảng 140,9 nghìn hecta với sản lượng 1.059,3 nghìn tấn, trong đó cam, quýt có diện tích 86,2 nghìn hecta, sản lượng 654,7 nghìn tấn; bưởi 41,4 nghìn hecta, sản lượng 310,6 nghìn tấn và chanh 13,3 nghìn hecta, sản lượng 94,0 nghìn tấn. Đến năm 2009 diện tích cây có múi ở nước ta tăng nhưng cũng chỉ đạt 142,46 nghìn hecta, trong đó diện tích cho sản phẩm khoảng 110,9 nghìn hecta và sản lượng khoảng 1.221,8 nghìn tấn. Tuy diện tích tăng chậm nhưng năng suất luôn được cải thiện, sản lượng cũng được tăng đáng kể. Số liệu sơ bộ năm 2010 cho thấy sản lượng quả có múi có thể đạt 1,3 triệu tấn. Hòa Bình, với điều kiện khí hậu và đất đai phong phú, nguồn nhân lực dồi dào đã góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và cây có múi nói riêng. Năm 2012 diện tích cam và cây có múi của tỉnh đạt khoảng 1.500 ha, sản lượng đạt 25 ngàn tấn, đứng thứ 1 về diện tích cây có múi của khu vực Trung du và miền núi Tây Bắc và trong quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả có múi an toàn, tập trung của tỉnh đến năm 2020 đạt 5.084 hecta, ước sản lượng đạt trên 80 nghìn tấn (UBND tỉnh Hòa Bình, 2013). Ruồi đục quả họ Tephritidae có thành phần loài khá phong phú và có phổ ký chủ rất đa dạng thuộc các họ thực vật khác nhau (Ian and Marlene, 1992). Tuy nhiên, thành phần loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae ở các vùng sinh thái khác nhau rất không giống nhau, thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào thành phần loài thực vật là cây ký chủ của chúng. Những hiểu biết về đặc điểm riêng sinh vật học và sinh thái học của ruồi đục quả là cơ sở khoa học chắc chắn để đề xuất biện pháp phòng chống chúng một cách hiệu quả. Sâu non (giòi) của các loài ruồi đục quả thuộc họ Tephritidae đều sinh 4 sống và gây hại ở bên trong quả của các loại thực vật. Do đó, việc nghiên cứu diễn biến số lượng của quần thể ruồi đục quả chỉ có thể thông qua theo dõi diến biến số lượng của pha trưởng thành vào các loại bẫy khác nhau. Với tập tính sống ở bên trong các loại quả nên các biện pháp (kể cả biện pháp hóa học) phòng trừ sâu non của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis thường không cho hiệu quả cao. Các nghiên cứu diễn biến số lượng trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis là căn cứ quan trọng để đề xuất thời điểm áp dụng các biện pháp tiêu diệt pha trưởng thành của ruồi đục quả. Hiện nay, trong thực tiễn sản xuất tại Hòa Bình, chưa có biện pháp hữu hiệu nào được áp dụng để phòng trừ ruồi đục quả ngoài việc phải thu hoạch quả sớm hoặc sử dụng thuốc trừ sâu phun khắp vườn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe con người và tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích khác. 2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NGOÀI NƯỚC 2.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả Trên thế giới có khoảng 4.500 loài ruồi đục quả (Diptera: Tephritidae) (Drew, 2001), trong đó có 50 loài được phân loại là loài dịch hại nguy hiểm chủ yếu đối với cây ăn quả và cây rau ăn quả và 30 loài khác được đánh giá là loài dịch hại thứ yếu (Allwood and Drew, 1997). Tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương chỉ riêng thuộc phân họ Dacinae đã ghi nhận có 642 loài ruồi đục quả (Drew and Romig, 1996). Ruồi đục quả ở khu vực Canada, Mỹ và miền núi phía Bắc Mêxicô có khoảng 60 loài gọi là nhóm Nearctic. Ruồi đục quả ở vùng Châu Mỹ là phân nhóm Neotropical với khoảng 180 loài thuộc giống Anastrepha, một vài loài thuộc phức hợp loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis và Ceratitis capitata và 21 loài thuộc giống Rhagoletis. Giống ruồi đục quả Bactrocera được ghi nhận là quan trọng ở khu vực Thái Bình Dương và đa số các loài trong giống này thuộc nhóm kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên thế giới (Roger et al., 2012). Loài ruồi đục quả Phương Đông nằm trong giống Bactrocera, thuộc nhóm B. dorsalis. Loài ruồi đục quả này xuất hiện ở California, Florida vào năm 1987 và đã bị tiêu diệt, nhưng đến 1989 nó lại xuất hiện trở lại. Loài ruồi đục quả này chưa ghi nhận có ở khu vực châu Âu. Tại châu Á, loài ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis được ghi nhận có mặt ở Đài Loan từ năm 1912. Từ đó đến nay loài này đã mở rộng phân bố tới nhiều vùng khác nhau thuộc khu vực châu Á và Thái Bình Dương như Ấn Độ, Paskistan, Nepan, Việt Nam, Lào, Thái Lan. Ruồi 5 đục quả Phương Đông là một trong năm loài ruồi đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Ruồi đục quả có ảnh hưởng nghiệm trọng đến kinh tế, chúng làm mất mùa, giảm xuất khẩu và làm tăng các yêu cầu, đòi hỏi trong công tác kiểm dịch thực vật. Ruồi gây tổn hại đến cây trồng khi con trưởng thành cái chọc thủng lớp vỏ quả và đẻ trứng trên quả, sâu non (giòi) ăn phần thịt quả và những tác hại đó khiến cho quả tiếp tục bị thối rữa bởi các loại vi sinh vật. Ấu trùng ăn thịt quả là dạng hư hại nghiêm trọng nhất do nó khiến trái cây thối hỏng nhanh chóng và không thể tiêu thụ được (Mau and Matin, 1992). Ở giai đoạn trước thu hoạch, tỉ lệ hại của loài ruồi đục quả Carpomya vesuviana Costa trên quả táo đạt từ 10,4 % đến 47%. Loài ruồi đục quả Địa Trung Hải gây ra tỉ lệ quả bị hại là 20-25% trên cây cam quýt, 91% trên cây đào, 55% trên cây mơ và 15% cho cây mận ở Jordan (Allwood and Leblanc, 1996). Một số ít các loài ruồi đục quả gây hại ngay khi quả vừa mới hình thành. Ruồi đục quả Phương Đông B. dorsalis là một trong những loài gây hại nghiêm trọng cho nhiều loại quả của nhiều nhóm cây trồng, nhưng ít gặp gây hại quả của các cây họ bầu bí. Theo Waterhouse (1993), loài ruồi đục quả này được xếp là một trong năm loài ruồi đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn sau thu hoạch, ruồi đục quả thuộc nhóm đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước ở trên thế giới. Ruồi đục quả làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu rau quả do luật kiểm dịch thực vật của nhiều nước cấm nhập rau, quả từ những vùng có ruồi đục quả. Tuỳ theo nước nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp mà có yêu cầu kiểm dịch về các loài ruồi đục quả. Việc kiểm soát ruồi đục quả ở mỗi quốc gia được thực hiện dựa trên những qui ước quốc tế chung như hướng dẫn về phương pháp tiếp cận để quản lý những loài ruồi đục quả quan trọng (FAO, 2012), qui ước về xác định vùng dịch hại (FAO, 1998), v.v… Nhiều quốc gia trên thế giới phải chi kinh phí khá cao cho nghiên cứu nhằm kiểm soát ruồi đục quả. Theo Allwood and Leblanc (1996) chính phủ New Zealand phải chi tới 6 triệu đô la New Zealand nhằm kiểm soát loài ruồi đục quả Địa Trung Hải vào năm 1986. Ở nước Australia, hàng năm mức chi cho phòng trừ ruồi đục quả lên tới 850 triệu đô la Australia mà tổn thất năng suất vẫn ước tính khoảng 100 triệu đô la Australia. 2.2.2. Tập tính của ruồi đục quả Hoạt động của ruồi đục quả Tephritidae có rất nhiều kiểu khác nhau và đã 6 được nghiên cứu để các loài ruồi đục quả quan trọng có thể được hiểu, giám sát, điều khiển và quản lý hoặc loại bỏ. Tập tính của một số loài ruồi thuộc họ Tephritidae đã được nghiên cứu như là ruồi đục quả Queensland, ruồi đục quả Phương Đông, ruồi đục quả Địa Trung Hải… do tầm quan trọng kinh tế của chúng so với các loài khác (Prokopy et al., 1991). Hoạt động tìm kiếm ký chủ và đẻ trứng của ruồi đục quả Tephritidae sẽ không diễn ra cho đến gần giai đoạn trước khi ruồi cái thực sự trưởng thành và người ta đã phát hiện ra loài chủ thể, đặc điểm hóa học và vật lý của chủ thể, thói quen trước đó của ruồi cái với sự chấp nhận quả ký chủ là những nhân tố chính tác động đến hoạt động tìm kiếm và đẻ trứng (Prokopy et al., 1991). Theo dõi chi tiết của từng con cái loài ruồi B. dorsalis, B.tryoni…qua thời gian trên cây trồng đã phát hiện ra hoạt động tìm kiếm vị trí và đẻ trứng của ruồi đục quả Tephritidae cái có liên quan đến số lượng và chất lượng và sự phân bố của ký chủ trên cây, tán lá của cây, tình trạng của các con trưởng thành (Prokopy et al., 1991), giá trị của khứu giác nhận được ám hiệu thị giác từ quả ký chủ và các điệu kiện môi trường (nhiệt độ và cường độ ánh sáng). Aluja (1989) cho rằng việc chấp nhận sự đẻ trứng của ruồi cái họ Tetephritidae vào quả ký chủ bị ảnh hưởng bởi hình dáng, kích cỡ, màu sắc của quả và một số các đặc điểm vật lý khác của quả như tính hóa lỏng trong quả, chất hóa học trên bề mặt quả. Sự ưu tiên lựa chọn quả ký chủ của ruồi cái Tephritidae cũng phụ thuộc vào các nhân tố như loại quả, độ chín của quả, vết thương trên quả và vết chích trước của các con cái khác. Cả con cái ruồi Queensland và ruồi đục quả Phương Đông đều thích đẻ trứng trong những vết đẻ trứng cũ và chúng đẻ trứng thường xuyên ở các vết mới đục hơn là trên các quả chưa bị đục lỗ. Chúng cũng thường bị thu hút bởi các vết thương của quả do vết chích đẻ trứng của các con cái khác hoặc vết thương tự nhiên, đặc biệt là các vết thương còn mới từ 2 giờ đến 2 ngày (Liu and Huang, 1990). Stange (1999) cũng chứng minh rằng carbon dioxide là một chất hạn chế phạm vi hấp dẫn sự đẻ trứng của ruồi đục quả. Sự gây hại quả của ruồi đục quả Phương Đông có tương quan cao với độ chín của quả và mùi thơm của quả. Nghiên cứu về phản ứng của ruồi đục quả Phương Đông cái đối với mùi thơm của quả vải ở 3 độ chín trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng tốc độ sinh sản và số lượng trứng tăng cùng với mùi thơm và độ chín của quả. Các đặc điểm hình thái của quả giống như bề mặt vỏ và màu sắc tươi có tác động rõ rệt đến sự lựa chọn của các con ruồi đục quả Phương Đông cái, trong khi hình dạng của quả không có một 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất