Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận...

Tài liệu Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận

.PDF
230
158
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TĂNG TẤN LỘC BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ SÔNG NƯỚC TRONG TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TĂNG TẤN LỘC BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ SÔNG NƯỚC TRONG TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Sâm Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện KHXH Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những tri thức cần thiết về ngôn ngữ học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo của tôi, PGS.TS. Trịnh Sâm, người đã hướng dẫn tận tình và tận tâm giúp tôi hoàn thành luận án này. Đồng thơi, tôi xin được cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tăng Tấn Lộc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Tăng Tấn Lộc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .....................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................5 5. ĐÓNG GÓP MỚI................................................................................................6 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................7 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................................................................9 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................12 1.2. CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................19 1.2.1. Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận .............................................................19 1.2.2. Bức tranh ngôn ngữ .....................................................................................21 1.2.3. Lí thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia .........................................................29 1.2.4. Ý niệm và ý niệm hóa ..................................................................................39 1.2.5. Lược đồ và điển dạng ..................................................................................41 1.2.6. Tính nghiệm thân.........................................................................................42 1.2.7. Ẩn dụ ý niệm ...............................................................................................44 1.2.8. Khái niệm miền, miền nguồn và miền đích ..................................................49 1.2.9. Khái niệm về “sông nước” ...........................................................................51 1.3. TIỂU KẾT......................................................................................................52 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN DI NGỮ NGHĨA CỦA MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT ...............................................................53 2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................................53 2.2. CÁC DẠNG NƯỚC .......................................................................................54 2.3. ĐỊNH DANH NƯỚC .....................................................................................61 2.3.1. Mô hình: “X + nước” ...................................................................................62 2.3.2. Mô hình: “nước + X”...................................................................................64 2.4. MÔ HÌNH ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT .....................................................................................................................70 2.4.1. Cuộc sống là vật chứa nước .........................................................................71 2.4.2. Thực thể sống dưới nước là con người .........................................................78 2.4.3. Công cụ đánh bắt trên sông nước là con người.............................................81 2.4.4. Phương tiện trên sông nước là con người .....................................................82 2.4.5. Hoạt động, trạng thái, tính chất của nước là hoạt động, trạng thái, tính chất của con người ....................................................................................................................................84 2.5. Giá trị biểu trưng của miền ý niệm sông nước.................................................94 2.5.1. Giá trị biểu trưng của miền ý niệm sông nước và liên quan đến sông nước ..94 2.5.2. Giá trị biểu trưng của vật chứa nước và các yếu tố hữu quan .......................96 2.5.3. Giá trị biểu trưng của loài vật sống trong nước ............................................98 2.5.4. Giá trị biểu trưng của công cụ đánh bắt trên sông nước.............................. 102 2.5.5. Giá trị biểu trưng của phương tiện di chuyển trên sông nước ..................... 103 2.5.6. Giá trị biểu trưng đặc tính, trạng thái và vận động của nước ...................... 104 2.5.7. Giá trị biểu trưng hoạt động của con người trong nước .............................. 109 2.6. TIỂU KẾT.................................................................................................... 114 Chương 3 MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT................................................................................................................... 115 3.1. DẪN NHẬP ................................................................................................. 115 3.2. CON NGƯỜI VÀ DÒNG SÔNG ................................................................. 116 3.3. ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ SÔNG NƯỚC............................................................. 120 3.3.1. Ẩn dụ “Hành trình đời người là hành trình của dòng sông”........................ 121 3.3.2. Ẩn dụ “Cuộc đời là dòng sông” ................................................................. 123 3.3.3. Ẩn dụ “Ứng xử của con người là vận động của nước” ............................... 130 3.4. TIỂU KẾT.................................................................................................... 134 KẾT LUẬN........................................................................................................ 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH................................................................... 139 ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 140 PHỤ LỤC………………………………………………………………………...150 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CLB Câu lạc bộ ĐH Đại học ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG Đại học quốc gia ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội ĐHSP Đại học sư phạm HN Hà Nội ICM Idealized cognitive model KHXH Khoa học xã hội MYN Miền ý niệm MYNSN Miền ý niệm sông nước NNHTN Ngôn ngữ học tri nhận Nxb Nhà xuất bản T/c Tạp chí THVL Truyền hình Vĩnh Long Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VH-TT&DL Văn hóa – Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa thông tin VTV Truyền hình Việt Nam VTC Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1. Liệt kê mô hình “X + nước” trong tiếng Việt .................................. 62 Bảng 2. Liệt kê mô hình “nước + X” trong tiếng Việt ................................. 64 Sơ đồ 1. Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận.............. 34 Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia................................................ 35 Sơ đồ 3: Sơ đồ tỏa tia phạm trù MẸ.............................................................. 36 Sơ đồ 4. Mô hình tỏa tia CÁC DẠNG NƯỚC trong tiếng Việt .................... 60 Sơ đồ 5: Mô hình tỏa tia của từ NƯỚC trong tiếng Việt............................. 112 Sơ đồ 6: Mô hình tỏa tia MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC trong tiếng Việt .. 113 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đã được các học giả trên thế giới quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đến nay, xu thế nghiên cứu ngôn ngữ từ việc khảo sát các ngữ liệu được quan sát trực tiếp dần chuyển sang nghiên cứu những vấn đề không thể quan sát được của con người, chẳng hạn như: tri thức, trí tuệ, ý thức, ý niệm, văn hóa, tín ngưỡng, v.v. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có thể được xem là tiên phong trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận: Lakoff and Jonhson, Langacker, Talmy, Lakoff and Turner, Wierzbicka, Kovecses, v.v. 1.2. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì “nước” là một trong những yếu tố cấu thành nên vạn vật. Nước được hiểu như một thực thể tự nhiên nuôi dưỡng sự sống. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của nước đối với đời sống vạn vật, nước được dùng với mục đích là nguồn sống, để thanh tẩy, tưới tiêu, hay còn là nơi cung cấp thực phẩm (sản vật dưới nước), v.v. Chính vì tầm quan trọng của nước mà các cộng đồng dân cư trên thế giới đều tập trung và phân bố dọc theo các nguồn nước. Từ cơ sở thực tiễn đó mà ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người đều gắn liền với các yếu tố có liên quan đến “sông nước”. 1.3. Là một quốc gia gắn với nền văn minh nông nghiệp, nước có vai trò đặc biệt trong văn hóa cũng như trong tâm thức của người Việt. Nước có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, từ ý niệm thiêng liêng đến những điều thông tục hay hướng đến những khái niệm có tính khái quát cao, đặc biệt là trong tục ngữ, ca dao: nước chảy đá mòn, nước khe đè nước suối, nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, nước đến chân mới nhảy, uống nước nhớ nguồn, nước sông công lính, còn nước còn tát, một giọt máu đào hơn ao nước lã, v.v. 1 1.4. Môi trường sông nước với tư cách là đối tượng tri nhận đã hình thành nên một kho tàng ý niệm đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Từ việc định danh và tương tác gắn liền với địa hình sông nước, hoạt động trên sông nước, dần dần ngôn ngữ hình thành nên những miền ý niệm sông nước. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh sông nước ăn sâu vào ngôn ngữ Việt: buôn tàu buôn bè không bằng làm ăn hà tiện, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”,v.v. Người Việt thường nói: chìm đắm trong suy tư, đắm đuối nhìn nhau, thời gian trôi nhanh, ăn nói trôi chảy, hồ sơ bị ngâm lâu, mặt trời lặn, v.v. Ngay cả khi đi trên bộ, người Việt vẫn mượn hình ảnh sông nước để diễn đạt: lặn lội đến thăm nhau, đi nhờ xe ai một đoạn thì gọi là quá giang (qua sông), người Nam Bộ gọi xe khách liên tỉnh là xe đò, v.v. và hàng loạt cách diễn đạt thú vị khác: công việc làm ăn trôi chảy, thuận buồm xuôi gió, hoặc trong cuộc sống để động viên nhau: nào cố gắng vượt qua gió to sóng lớn, hành trình đời người lúc khó khăn phải lên thác xuống ghềnh chứ không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, nào hãy vững tay chèo, cùng thoát khỏi ao làng, sông rạch để hướng ra biển lớn, v.v. Vì sao số lần xuất hiện của từ ngữ sông nước trên cửa miệng của người Việt nhiều đến như vậy? 1.5. Do nhiều lí do khác nhau, môi trường địa lí từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây của Việt Nam, đâu đâu cũng thấy sông nước, và con người Việt Nam gắn bó thiết thân chẳng những về những ứng xử vật chất mà cả đời sống tinh thần với chúng. Đó là lí do giải thích vì sao dấu ấn sông nước khá đậm nét trong tư duy của người Việt. Người Việt đã dùng những hiểu biết về sông nước để phóng chiếu lên cuộc đời cũng như dùng những trải nghiệm của chính cơ thể mình để ngược chiếu trở lại sông nước. Theo chiều hướng ngược lại, dễ dàng tìm thấy nhiều ẩn dụ của sông nước có nguồn gốc từ thân xác hoặc vận động của con người như lòng sông, 2 mặt sông, chân nước, rốn nước, v.v. hoặc nước nhảy, nước bò, nước lăn, nước nằm, nước đứng, v.v. Thậm chí, con người còn dùng chính cơ thể mình làm thước đo: nước dưới lòng bàn chân, nước tới chân mới nhảy, nước tới mắt cá, nước tới ống quyển, nước tới đầu gối, nước tới lưng quần, nước tới ngực, nước ngập đầu ngập cổ, v.v. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sông nước chủ yếu được tiến hành dưới góc độ văn hóa, các nghiên cứu về sông nước dưới góc nhìn của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học tri nhận nói riêng bước đầu đã được một số học giả quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo và bao quát về sông nước dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt” với mong muốn góp thêm những cái mới và tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu phạm trù sông nước. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, luận án hướng đến các mục đích nghiên cứu sau: Thứ nhất, khái quát hóa bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, đặc biệt là người Việt tại Nam Bộ, trên cơ sở miêu tả những đặc điểm đặc thù trong tri nhận sông nước. Thứ hai, làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy và văn hóa trong tri nhận của người Việt trên lĩnh vực sông nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính, đó là: - Tìm hiểu ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến khoa học tri nhận, như: bức tranh ngôn ngữ, phạm trù tỏa tia, miền nguồn và miền đích, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm, v.v. 3 - Tìm hiểu về miền ý niệm sông nước và trên cơ sở đó đi vào thế giới tư duy của người Việt trong phạm trù sông nước. - Mô tả và phân tích miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt. - Chỉ ra đặc điểm chuyển di ngữ nghĩa của miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt. - Tìm hiểu nghĩa biểu trưng các miền ý niệm về sông nước trong tiếng Việt. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa bộ ba ngôn ngữ - tư duy và văn hóa của người Việt được thể hiện trong bức tranh ngôn ngữ về sông nước. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dựa vào cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, cụ thể luận án bàn đến là: định danh nước, phạm trù tỏa tia của sông nước, biểu trưng sông nước, các miền ý niệm, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm về sông nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát phạm vi nguồn cứ liệu chính trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ (nhất là tại Nam Bộ) có liên quan đến phạm trù sông nước. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ đời sống bao giờ cũng sinh động hơn nhiều so với từ điển. Và theo lí thuyết, ẩn dụ ý niệm về sông nước tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống đời thường, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Do vậy, để phục vụ nghiên cứu bức tranh ngôn ngữ về sông nước, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ngữ liệu rút ra từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, các website, các trang mạng xã hội, các báo điện tử, các tạp chí, tác phẩm văn học, đặc biệt là ngữ liệu được thu thập tại Nam Bộ. Vì đây là vốn văn hóa phản chiếu những kinh nghiệm từ đời sống hàng ngày của cả cộng đồng bản ngữ, là nguồn tư liệu phong phú để có thể nhận rõ đặc thù tư duy - văn hóa dân tộc làm nên linh hồn bên trong ngôn ngữ của dân tộc. 4 Lựa chọn phạm vi nguồn cứ liệu như vậy mục đích là để có các căn cứ khảo sát và bao quát toàn cảnh bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những ẩn dụ/hoán dụ ý niệm về sông nước trong tiếng Việt, nhất là tiếng Việt tại Nam Bộ. 3.3. Nguồn ngữ liệu Luận án trích dẫn nguồn từ các ngữ liệu sau đây: [1*] Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb. Văn nghệ Tp. HCM. [2*] Ngân Hà (tuyển chọn), (2009), Nguyễn Khuyến – Thơ, Nxb. VHTT. [3*] Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1 và 2), Nxb. VHTT. [4*] Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb. Hội Nhà văn. [5*] Hoàng Phê (chủ biên), (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa. [6*] Trịnh Công Sơn (1998), Tuyển tập những bài ca không năm tháng, Nxb. Âm nhạc. [7*] Thơ tình Xuân Diệu tuyển chọn (2008), Nxb. Thanh niên. [8*] Truyện ngắn 5 cây bút nữ (2004), Nxb. Hội Nhà văn. [9*] Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam (2001), Nxb. Phụ nữ. [10*] Lê Ngọc Tú (2006), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, Nxb. KHXH. [11*] Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb. Văn hóa. Cùng một số website, các trang báo điện tử, các trang mạng xã hội, v.v. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong luận án này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu sau: 5 - Thủ pháp thống kê, phân loại: đây là thủ pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu được khảo sát, từ đấy rút ra những nhận xét, hữu quan. - Phương pháp miêu tả: đây là phương pháp chính cùng với phương pháp phân tích ý niệm để giải quyết các vấn đề của luận án. Từ nguồn ngữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ thuộc miền ý niệm “sông nước” trong tiếng Việt. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3. - Phương pháp phân tích ý niệm: luận án tiến hành phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể, hướng đến tìm hiểu các đặc trưng văn hóa tư duy ẩn sau chúng, được thể hiện rõ nhất trong chương 3. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: luận án kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác cùng với tri thức ngành ngôn ngữ học để tìm hiểu thấu đáo hơn về đặc trưng văn hóa – tư duy của dân tộc. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận án. 5. ĐÓNG GÓP MỚI Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu và khảo sát toàn diện bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt. Vì vậy, luận án có thể có những đóng góp sau: Thứ nhất, luận án góp phần giải quyết được một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận trên sự khoanh vùng ngữ liệu nhất định – phạm trù “sông nước”. Thứ hai, luận án có những đóng góp mới trong việc mô tả các miền ý niệm trong bức tranh ngôn ngữ về sông nước, đồng thời miêu tả và phân tích bức tranh ấy trong tâm thức của người Việt. Thứ ba, kết quả luận án có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học Ngữ văn, nghiên cứu tiếng Việt nói chung và tiếng Việt tại Nam Bộ nói riêng. 6 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Về lí luận, góp phần về mặt phương pháp nghiên cứu sông nước trong ngôn ngữ và văn hóa người Việt, góp phần tìm hiểu về các cách thức tri nhận sông nước của người Việt, từ đó nhận thức rõ hơn về “bức tranh ngôn ngữ sông nước” có tính chất qui ước xã hội, có tính chất văn hóa, có tính chất môtíp của cộng đồng người Việt. Ngoài ra, thông qua khảo sát, luận án cũng góp phần giải thích tính tương tác giữa con người với tư cách là chủ thể kinh nghiệm với thiên nhiên sông nước với tư cách là khách thể hiện thực. Bởi vì, trong quá trình cộng sinh, hiện thực sông nước không thể không ảnh hưởng đến cách thức tư duy của con người và ngược lại, con người không thể không phóng chiếu hình bóng của chính mình lên hiện thực. Về thực tiễn, góp phần tìm hiểu vấn đề tri nhận sông nước trong tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết tri nhận, đồng thời góp phần tìm hiểu qui luật sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn đạt các ý niệm có liên quan đến “sông nước” của người Việt. Từ đó nêu lên một số gợi ý về phân tích, giảng dạy các chủ đề liên quan đến sông nước. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương này bao gồm phần tổng quan về tình hình nghiên cứu sông nước trong tiếng Việt cũng như các nội dung lí thuyết liên quan trực tiếp đến những vấn đề cụ thể mà luận án sẽ đề cập như: bức tranh ngôn ngữ, phạm trù tỏa tia, miền ý niệm, miền nguồn và miền đích, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm, v.v. Chương 2: Đặc điểm chuyển di ngữ nghĩa của miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt 7 Trình bày sự phân lập các dạng của nước, liệt kê và phân tích hai kết cấu có liên quan đến “nước”: mô hình “X + nước” và mô hình “nước + X”. Vận dụng lí thuyết phạm trù tỏa tia của Lee (2001), Evan & Green (2006) để tìm hiểu sự chuyển di ý niệm từ miền sông nước sang các miền ý niệm khác, cũng như bước đầu mô tả một số biểu thức sông nước có giá trị biểu trưng trong tiếng Việt. Chương 3: Miền ý niệm sông nước trong tâm thức của người Việt Tập trung nghiên cứu vai trò, chức năng và sự chi phối trong suy nghĩ cũng như hành động của người Việt đối với sông nước với tư cách là miền ý niệm nguồn cũng như hệ thống ánh xạ một số vấn đề trừu tượng trong miền ý niệm đích. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Từ góc độ văn hóa Lĩnh vực sông nước được đề cập nhiều nhất có lẽ là trong các tài liệu về văn hóa học, có thể kể: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (bản dịch) của Chevalier, Jean & Alain Gheerbrant, 2002 [6]. Trong công trình này, “sông” và “nước” như là một đặc tính của văn hóa được mô tả thông qua một số nền văn hóa. Tương tự, Amanach những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006 [1], “sông” và “nước” tuy không phải là chủ đề riêng biệt, nhưng cũng được đề cập đến, nhiều nhất là trong sinh hoạt, trong giao thông và cả trong phong thủy. 1.1.1.2. Từ góc độ ngôn ngữ học Một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu trường nghĩa “nước” như: Laurel J. Brinton và Donna M. Brinton trong “The Linguistic Structure of Modern English”, phần nghĩa của từ, bài tập 6.4 về các trường từ, mục (c) Nước. Các tác giả đã phân trường “nước” thành 5 tiểu trường sau: (i) các dạng thức tồn tại của nước (forms): băng (ice), nước (water), hơi nước nóng (steam), hơi nước, hơi sương (vapor), mưa tuyết (sleet), (mưa) rain, (tuyết) snow, mưa đá (hail). (ii) không gian chứa nước (bodies of water): hào, rãnh, mương (ditch), đầm lầy (slough), khu đầm lầy, nơi có nhiều cây cối mọc (swamp), eo nước (narrows), eo biển (strait), vịnh, lạch (inlet), eo sông, biển (bight), nhánh sông, biển (bayou), (dùng trong văn chương), vịnh hẹp, cửa sông trong địa danh Scotland (firth), hồ, vịnh ở Scotland (loch), hồ nhỏ trên núi (tarn), giếng 9 (well), hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo (reservoir), bể bơi (pool), biển (sea), đại dương (ocean), hồ (lake), ao, hồ tự nhiên và nhân tạo (pond), vịnh (bay), cửa sông, cửa biển (estuary), vịnh hẹp, nhất là ở Na Uy (fjord), cửa sông, biển (sound), vịnh (gulf), phá (lagoon), vịnh nhỏ (cove), cảng (harbor). (iii) nước trong thế vận động (water in motion): lạch biển (creek), sông (river), sóng (waves), hơi nước (billows), suối (stream), mưa (rain), sông nhỏ (brook), sông, suối nhỏ (rivulet), sông, suối nhánh (tributary), giếng phun (spring). (iv) nước đóng băng (frozen water): băng (ice), tuyết (snow), tinh thể (crystal), mưa tuyết (sleet), mưa đá (hail), nhũ băng (icicle), núi, đảo băng trôi (iceberg), sự đóng băng (rime), sương muối (hoarfrost), băng hà (băng trôi từ núi xuống thung lũng) (glacier). (v) thể khí của nước (gas): hơi nước, hơi sương (vapor), hơi nước nóng (steam) [95]. Ngoài ra, phân lập trường “nước” và các yếu tố liên quan đến “nước” còn có thể kể đến công trình của các tác giả ở trường đại học Texas [96]. Trước khi bàn đến bức tranh ngôn ngữ về sông nước, cần thiết phải có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận. Với tư cách là một khuynh hướng nghiên cứu mới, ngôn ngữ học tri nhận đã được các học giả nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, các thuật ngữ như: ngôn ngữ học tri nhận (cognitive lingguistics), ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics), và ngữ pháp tri nhận (cognitive grammar) thì mới xuất hiện trong một số công trình, đáng chú ý là Cơ sở của ngữ pháp tri nhận của R. W. Langacker. Các tác phẩm góp phần đặt nền móng cho ngôn ngữ học có thể kể đến như: Metaphors we live by của G. Lakoff và M. Jonhson, Chicago - London, University of Chicago Press, 1980, The Body in the Mind: The Body Basis of Meaning, Imagination and Reason của M.Johnson, 1987, Chicago, University of Chicago Press, 1987, Women, fire, and danggerous things của G. Lakoff, 10 Chicago, London, University of Chicago Press, 1987, Foundation of Cognitive Grammar của R. W. Langacker, Stanford University Press, 1987, v.v. Trong Metaphors we live by, George Lakoff and Mark Johnson đã bắt đầu quiển sách của mình bằng quan niệm mới về ẩn dụ rất khác với truyền thống: “Chúng tôi thấy rằng ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm thông thường của chúng ta - thể hiện qua suy nghĩ cũng như hành động - về bản chất mang tính ẩn dụ” [102, 3]. Sau đó, ngôn ngữ học tri nhận chính thức ra đời vào năm 1989 tại Hội nghị khoa học được tổ chức tại Duisbury (Đức). Cũng tại hội nghị, Hội Ngôn ngữ học tri nhận quốc tế được thành lập và cho phát hành Tạp chí Ngôn ngữ học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận hiện đang rất phát triển trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên cứ liệu nhiều ngôn ngữ được công bố. Ở Trung Quốc, từ cuối thế kỷ XX, giới ngôn ngữ học của nước này đã bắt đầu quan tâm đến ngôn ngữ học tri nhận. Không chỉ nghiên cứu về lí thuyết, các học giả Trung Quốc còn đặc biệt quan tâm đến tính ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ, giảng dạy tiếng Hán, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Có thể nói, ngôn ngữ học tri nhận đã đã thúc đẩy sự ra đời của ngành Từ vựng học tri nhận tiếng Hán. Lĩnh vực ngữ pháp học, Trương Mẫn đã cho ra mắt quiển Ngôn ngữ học tri nhận và danh ngữ tiếng Hán, Đái Hạo Nhất và Trương Mẫn với cuốn Ngữ pháp chức năng tri nhận tiếng Hán, Triệu Diễm Phương với Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Trong công trình sau, đã được dịch ra tiếng Việt, Triệu Diễm Phương đã giới thiệu một cách tổng quát các thành tựu của ngôn ngữ học tri nhận, đồng thời trình bày một số nghiên cứu và những kiến giải riêng của mình về một số vấn đề của khoa học này. Điều đặc biệt là, tác giả đã cố gắng truy tìm ngọn nguồn của những tư tưởng cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, đồng thời 11 chỉ ra được những ứng dụng của nó đối với việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, nhất là ứng dụng nghiên cứu tiếng Hán dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Liên quan trực tiếp đến đề tài đang bàn ở đây, theo quan sát bước đầu của luận án, ẩn dụ sông nước trong các ngôn ngữ biến hình xuất hiện không nhiều. Theo Trịnh Sâm (2016), trong văn hóa phương Tây, nó chỉ xuất hiện một vài ẩn dụ: GIAO THÔNG LÀ MỘT CON SÔNG, VẤN ĐỀ LÀ MỘT CƠ THỂ NƯỚC/MỘT VŨNG NƯỚC, VẤN ĐỀ LÀ MỘT VẬT CHỨA NƯỚC. Riêng trong giới học giả Trung Quốc cũng có hai bài bàn về “nước”: bài của Rong Chen (Water networks, the Chinese radical, and beyond in Languages and Linguistics, Compendium of cognitive linguistics research, Thomas Fuyin Li (ed), Nova publishers, New York, 2012) và Y. Nie and R. Chen (Water metaphors and metonymies in Chinese, A semantics network, Pragmatics and cognition, volume 16, number 3, 2008). Trong đó, nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán có bộ “thủy” và một số ẩn dụ về nước. Cũng theo Trịnh Sâm (2016), tuy về mặt văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam có những đặc điểm gần gũi nhưng tri nhận sông nước rất khác biệt. Như vậy, nói không quá rằng, với tư cách là một miền nguồn, sông nước có thể xuất hiện ở một số ngôn ngữ nhưng đậm đặc và phong phú nhất có lẽ là trong tiếng Việt. Điều này cũng dễ hiểu vì với người Việt Nam từ Nam chí Bắc sông nước là một thực thể rất thân thuộc và gần gũi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Từ góc độ văn hóa Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, Cao Xuân Huy khi đề cập đến lịch trình tư tưởng dân tộc đã nhắc đến “đặc tính nước” như một biểu tượng khái quát cho đặc trưng của dân tộc Việt. Ông cho rằng: “Sức sống của nước là ở nguồn, sức mạnh của nước là ở chỗ rất nhiều hạt nhỏ cấu kết lại với nhau một cách mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động, có thể uốn theo 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất