Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai từ thực tiễn ...

Tài liệu Bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện đông anh, thành phố hà nội

.PDF
73
320
141

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN ANH TUẤN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN ANH TUẤN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN QUANG TUYẾN HÀ NỘI - 2019 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài :……………………………………………………….... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................................... 2 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài : ................................................................ 3 4. Đối tượng nghiên cứu : ........................................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu : …….………………………6 6. Đóng góp mới của luận văn: ………………………………………………. ...…6 7. Kết cấu của luận văn : …………………………………………………………6 Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. Lý luận về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất :…................. …..…7 1.1.1. Cơ sở chính trị và cơ sở lý luận của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: 7 1.1.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất :.…..…………………… ...12 1.1.3. Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: ..... ........................................................ 14 1.1.4. Phân biệt giữa bồi thường với hỗ trợ khi nước thu hồi đất :............................15 1.1.5. Mục đích, ý nghĩa của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:……….12 1.2. Lý luận pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: ……………...15 1.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi NNTHĐ: .:……………15 1.2.2. Nội dung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: …. …..16 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI :……………………………………...... ..........................28 2.1. Nội dung pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: ...........27 2.1.1. Nội dung quy định chung về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: .. 27 2.1.2. Nội dung quy định cụ thể về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất : .. 31 2.1.3. Nội dung quy định về xác định giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất : . ..................................................................................................................35 2.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội : ………………………………42 2.2.1. Tình hình thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội : ...................................................................... 42 2.2.2. Tình hình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đông Anh : ..... ................................................................43 2.2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: .....………………………………………46 Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI : …………………56 3.1.Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội:..... 56 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường,hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: .…61 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: ...... 61 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhànước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ……………………67 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ đề tài “Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng các số liệu, tài liệu tham khảo tôi đều đã trích dẫn đầy đủ ở danh mục tài liệu tham khảo theo đúng yêu cầu của Quy chế đào tạo. Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2019 Tác giả LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người thầy đáng kính, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Tuyến đã nhiệt tình không quản ngày đêm hướng dẫn giúp đỡ chỉ bảo tôi thực hiện tốt luận văn này. Qua đó tôi cũng xin gửi lời ơn tới tất cả những ông, bà, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp, trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ hợp tác, chia sẻ thông tin. Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn tất cả các cá nhân, tập thể tác giả mà tôi đã mượn xem, tham khảo tài liệu để tôi hoàn thành tốt công việc trên. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2018 Tác giả MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đông Anh là huyện ven đô Hà Nội, là cửa ngõ phía bắc của Thủ đô. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, một trong những cái “nôi” của nền văn minh sông Hồng. Cùng với cả nước, Đông Anh đang ra sức tập trung phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, thành phố Hà Nội đã lập quy hoạch chung triển khai đầu tư xây dựng tập trung phát triển các trung tâm đô thị. Với kỳ vọng Đông Anh sẽ trở thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía bắc thủ đô, là một “thành phố mới”, một phần năng động của thành phố. Có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thông tin liên lạc tương đối đầy đủ hiện đại, đã kết nối Đông Anh với các quận nội đô. Đồng thời là cầu nối với các địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hưng Yên… để phát triển.Nơi đây cũng từng là cố đô của các triều đại phong kiến xưa, có thể nói Đông Anh là huyện có đầy đủ các yếu tố để phát triển, ở thế tựa rồng bay trong thời gian tới. Để có một quỹ đất sạch đáp ứng nhu cầu triển khai các dự án phát triển kinh tế -xã hội vì lợi ích công cộng thì việc Nhà nước thu hồi đất là điều khó tránh khỏi. Nhận thức được tính phức tạp, khó khăn của công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Đảng bộ, chính quyền huyện Đông Anh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc áp dụng đúng chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất; đồng thời, duy trì sự ổn định chính trị - xã hội. Bên cạnh đó vẫn còn có nguyên nhân khác nhau, ở công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa bàn huyện Đông Anh vẫn gặp khó khăn, vướng mắc chưa đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Có lúc, có nơi còn xảy ra vụ việc tranh chấp, khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ phức tạp, kéo dài, làm 1 chậm tiến độ thực hiện dự án và ảnh hưởng đến trật tự trị an xã hội v.v. Muốn đưa ra giải pháp khắc phục tồn tại này thì việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tại địa bàn huyện Đông Anh là cần thiết. Mặt khác, xét về góc độ học thuật, nghiên cứu về chính sách, pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu nước ta. Đã có nhiều công trình khoa học về vấn đề này ở mức độ và phạm vi khác nhau được công bố. Nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tham chiếu với thực tiễn thi hành tại huyện Đông Anh đặt trong bối cảnh Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có sửa đổi, bổ sung về vấn đề này thì dường như còn ít công trình như vậy. Từ những lý do cơ bản trên đây, học viên lựa chọn đề tài “Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết, báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay quanh vấn đề này như một số công trình khoa học tiêu biểu sau đây: i) Trần Thị Kim Tuyến (2013), Pháp luật về thu hồi hồi đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ luật học - Học viện Khoa học Xã hội; ii) Nguyễn Thị Dung (2009), “Chính sách đền bù khi nhà nước thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản số 8; iii) Nguyễn Ngọc Anh (2009), “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ nông 2 nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội; iv) Nguyễn Thị Yến (2010), “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ luật học Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; v) Hoàng Thị Nga (2009), “Pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất”, luận văn thạc sĩ luật học - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; vi) Phạm Thu Thủy (2012), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Các công trình nghiên cứu trên đây đã giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như phân tích khái niệm, đặc điểm; ý nghĩa, nguyên tắc và yêu cầu của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; luận giải khái niệm, đặc điểm, cơ sở ra đời pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ; đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; nâng cao hiệu quả thi hành v.v. Mặc dù, nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống, toàn diện thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tham chiếu từ thực tiễn của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thì vẫn còn thiếu một công trình như vậy. Bằng cơ sở tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài đã công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 3 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Trước hết luận văn sẽ từng bước nghiên cứu các vấn đề dưới đây : - Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, định nghĩa và kinh nghiệm cũng như thực tiễn trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. - Đánh giá trọng tâm tình hình thực hiện vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai tại huyện Đông Anh, qua đó sẽ tìm ra một số hạn chế và khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ. - Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu vào các vấn đề cụ thể sau đây: - Khái niệm về Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. - Các chế định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của pháp luật đất đai. - Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài “Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” có phạm vi nghiên cứu rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong phạm vi quy định của một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả xin phép được giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau : 4 -Về nội dung : Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, không đi sâu tìm hiểu các quy định về bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. -Về không gian : Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất tham chiếu với thực tiễn thi hành trên phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. -Về thời gian : Đề tài nghiên cứu các quy định về bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất tham chiếu với thực tiễn thi hành trên phạm vi huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội lấy mốc thời gian từ năm 1993 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tốt đề tài, luận văn chủ yếu dựa vào các cơ sở lý luận như sau : Một là: Để nghiên cứu Những vấn đề lý luận pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại Chương 1, tác giả sử dụng vào các phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống. Hai là : Để nghiên cứu thực trạng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại Chương 2. Tác giả sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận.v.v. Ba là, để nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tại Chương 3, tác giả sử dụng các phương pháp lập luận lô gic, phương pháp luận giải, phương pháp hệ tổng hợp.v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn có tính mới là đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật 5 về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội một cách có hệ thống dựa trên lý thuyết về vật quyền, lý thuyết quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt; trên cơ sở luận giải về việc giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa 3 bên: Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư trong bồi thường, hỗ trợ. Luận văn phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; đánh giá thực trạng lĩnh vực pháp luật này và thực tiễn thi hành tại huyện Đông Anh để chỉ ra những điểm hợp lý, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích không chỉ cho các cán bộ làm công tác xây dựng chính sách, pháp luật đất đai; cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai nói chung và cán bộ quản lý đất đai ở huyện Đông Anh nói riêng mà còn là tài liệu chuyên sâu có giá trị phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn - Chương 1. Những vấn đề lý luận pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất - Chương 2. Thực trạng pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và nâng cao hiệu quả thi hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 6 Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. Lý luận về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1. Cơ sở chính trị và cơ sở lý luận của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1.1. Cơ sở chính trị của bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Trong Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Theo NQ số 19- NQ/TW có định hướng rõ ràng về việc thu hồi và bồi thường, hỗ trợ đất như : - Trong vấn đề sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt bởi Quốc hội từ trước, với các trường hợp Nhà nước ưu tiên thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích cần thiết của nhà nước. - Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ thực hiện vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ. Các tổ chức có nhiệm vụ xây dựng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi vấn đề bồi thường. - Khi có quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cần khách quan, công tâm, đúng với pháp luật đất đai. Người bị thu hồi đất được bồi thường nếu có đủ điều kiện hợp pháp. Đồng thời kết hợp đào tạo nghề, tạo việc làm, cho nhân dân ở khu vực giải phóng mặt bằng. 7 - Khi xây dựng các khu tái định cư cần phải đáp ứng đủ điều kiện, sinh hoạt của mỗi dân tộc của từng nơi. (Nghị quyết số 19 chương 3, điều 3) Những quan điểm trên đây của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. 1.1.1.2. Cơ sở lý luận của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Thứ nhất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất) được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “Quyền sở hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm" (Điều 12). Sự kế tiếp của Hiến pháp năm 2013 kế thừa công nhận: Hiến pháp năm 2013 còn long trọng tuyên bố: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ. ( Khoản 2, Điều 54 ) Thứ hai, xét về bản chất Nhà nước là một tổ chức do người dân thiết lập ra để thay mặt toàn dân thực hiện việc quản lý xã hội. Nhà nước muốn thể hiện quyền uy và trọng trách của một người cha đối với con của mình thì phải phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phát triển của nhân dân. Một khi Nhà nước thu hồi đất của người dân để sử dụng vào bất kể mục đích gì mà gây ra tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì Nhà nước phải có bổn phận và trách nhiệm, nghĩa vụ phải đền bù. 8 Thứ ba, Nhà nước ta đã và đang xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" đây cũng là một lý do dẫn đến việc ra đời chế định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; Thứ tư, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất, cấp đất cho nhân dân và các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng ổn định, lâu dài. Bằng việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền của người sử dụng đất thì dường như người sử dụng đất ở nước ta là người "sở hữu" một loại quyền về tài sản đó là "quyền sử dụng đất". Pháp luật thừa nhận quyền sử dụng đất là một loại quyền về tài sản của người sử dụng đất, thì khi Nhà nước thu hồi đất (có nghĩa là người sử dụng đất bị mất quyền sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra), Nhà nước phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng đất. Thứ năm, khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích phục vụ trực tiếp, gián tiếp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó việc bồi thường, hỗ trợ dựa trên sự tiếp cận và tôn trọng lý thuyết về vật quyền được pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới thừa nhận và quy định. Vật quyền được hiểu là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật. Người có vật quyền thực hiện quyền của mình mà không cần sự hợp tác, hỗ trợ của người khác, kể cả người đang nắm giữ tài sản. Tất cả mọi người, kể cả người đang nắm giữ tài sản với tư cách là chủ sở hữu, phải tôn trọng quyền của người có vật quyền đối với tài sản [26, tr. 80]. 9 Đối với vật quyền thì nó bao gồm 2 khía cạnh khác nhau : Nếu là khía cạnh hình thức thì vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản nhất định, cho phép chủ thể này trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận đối với tài sản đó. Bằng nghĩa này thì vật quyền là quyền đối với vật, khác với trái quyền là quyền của một người yêu cầu một người khác thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi mà mình yêu cầu chính là quyền đối nhân. Nếu ở khía cạnh nội dung thì vật quyền được coi là Nhà nước ban hành ra các quy phạm pháp luật quy định, bằng các điều, khoản về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền, về các loại vật quyền, về căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, về nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, về các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện quyền của mình. Cho nên dù nói thế nào chăng nữa, hiểu theo nghĩa cái bên ngoài thì vật quyền chính là pháp luật về quyền của chủ sở hữu và quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với vật [32 ]. Thực tế để áp dụng lý thuyết vật quyền vào lĩnh vực pháp luật đất đai cho thấy ở nước ta mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước đại diện chủ sở hữu; còn thực tế thì Quốc hội không trực tiếp sử dụng đất mà giao đất, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của nhân dân và các doanh nghiệp hay gọi là (người sử dụng đất). 1.1.2. Khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Theo Từ điển Tratu.coviet online: “Bồi thường là đền bù những thiệt hại về vật chất mà mình gây ra cho người ta” [51]. Trong Luật Đất đai năm 2013 đã giải thích về bồi thường như sau: "Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện 10 tích đất thu hồi cho người sử dụng đất" (Khoản 12 Điều 3). Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mang một số đặc trưng cơ bản sau đây: i) Vấn đề bồi thường chỉ đặt ra khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; ii) Việc bồi thường cho người sử dụng đất không do lỗi của Nhà nước gây ra mà xuất phát từ nhu cầu chung của xã hội, của cộng đồng; iii) Việc bồi thường về đất thực hiện không căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường (trao đổi ngang giá) dựa vào giá đất cụ thể do Nhà nước xác định tại thời điểm thu hồi đất. 1.1.3. Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Việt Nam vốn là một dân tộc có tinh thần đoàn kết "lá lành đùm lá rách" thông qua sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp một thành viên hoặc một nhóm người trong xã hội có thể vượt qua những khó khăn không may xảy ra khi họ gặp phải là (động đất, lũ lụt,gió bão, hỏa hoạn, hạn hán, mất mùa..) với mong muốn khắc phục ổn định đời sống. Hoạt động này được gọi là hỗ trợ. Còn theo Từ điển Tratu.coviet online thì “Hỗ trợ là giúp đỡ lẫn nhau” [51] Sự hỗ trợ là sự giúp đỡ của cộng đồng nhằm san sẻ hay chia sẻ bớt một phần khó khăn, rủi ro mà một thành viên hoặc một cộng đồng người gặp phải trong cuộc sống. Còn ở Luật Đất đai năm 2013 lại giải thích về hỗ trợ : “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển” (Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013) 11 Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì người bị thu hồi đất, bị mất chỗ ở, đảo lộn cuộc sống vốn bình yên, thất nghiệp, mất kế sinh nhai. Cho nên đây là kết quả pháp lý sau khi Nhà nước thu hồi đất đem lại gián tiếp và trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước tạo lên. Sư hỗ trợ của Chính phủ ra đời sau khi có quyết định thu hồi đất xảy ra. Hỗ trợ là việc Nhà nước giải quyết các hệ quả vẫn còn tồn tại xảy ra sau bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. 1.1.4. Phân biệt giữa bồi thường với hỗ trợ khi nước thu hồi đất Qua sự nghiên cứu tìm hiểu, thì bồi thường và hỗ trợ cũng có các điểm khác biệt như sau : Thứ nhất : đó là đối tượng được bồi thường là các thiệt hại có thật từ các quyết định thu hồi đất của Chính phủ gây ra đối với những người bị thu hồi đất. Còn đối tượng của hỗ trợ là sự giải quyết các vấn đề mang tính xã hội, phát sinh qua quá trình thực hiện khi nhà nước thu hồi đất. Thứ hai : bồi thường là trách nhiệm pháp lý của nhà nước đối với thiệt hại từ hành vi thu hồi đất của mình gây lên. Còn sự hỗ trợ là thể hiện tính nhân văn, trách nhiệm xã hội của nhà nước trong quá trình thực hiện giải quyết các vấn đề mang tính xã hội. Đây là hậu quả phát sinh từ các quyết định của nhà nước khi thu hồi đất để phục vụ các dự án quan trọng vì an ninh, quốc phòng, kinh tế xã hội, công cộng, với mong muốn giúp đỡ người bị thu hồi đất nhanh chong ổn định sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Thứ ba : Nguyên tắc thực hiện việc bồi thường là toàn bộ thiệt hại do từ vấn đề quyết định thu hồi đất của nhà nước gây ra cho người bị thu hồi đất. Đối với hỗ trợ là sự xem xét các hoàn cảnh mức độ khó khăn thiếu thốn trong 12 thực tế của người bị thu hồi đất mà đưa ra các điều kiện để hỗ trợ một phần hay toàn bộ của nhà nước cho các hộ sử dụng đất sau khi bị thu hồi. 1.1.5. Mục đích của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.5.1. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trước hết là nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, công cộng Nhà nước với tư cách là cơ quan đại diện chủ sở hữu về đất đai, đại diện khi Nhà nước thu hồi đất, nhằm chấm dứt hợp đồng pháp luật về sử dụng đất giữa Nhà nước với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, thuê đất để phục vụ vào mục đích an sinh xã hội. Bên cạnh đó cũng làm giảm áp lực từ lực lượng lao động ở nông thôn đưa họ chuyển sang lao động tại khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ ở thành thị, cũng là sự chuyển đổi mục đích ngành nghề lao động để phục vụ cho đất nước hội nhập quốc tế. 1.1.5.2. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích của nhà đầu tư Khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích của quốc gia. Tuy nhiên vấn đề trên cũng gây xung đột với Nhà nước, chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất, là tất cả thiệt hại trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của họ. Một khi việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị mất đất làm chưa đúng, đầy đủ. Sẽ ảnh hưởng tới các công trình phúc lợi công cộng được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích cho số đông dân chúng trong xã hội nhưng ở mặt trái lại người bị thu hồi đất lại rơi vào tình trạng khó khăn về sản xuất và đời sống do không còn tư liệu sản xuất, không còn chỗ ở. Với góc độ khác, khi Chính phủ thu hồi đất thực hiện không có hiệu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan