Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn 2015...

Tài liệu Bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn 2015

.PDF
11
1076
74

Mô tả:

THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI Đề chính thức ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 01 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian đọc đề) Câu 1 (1 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm) sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng. (Tương tư,Nguyễn Bính, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013) Câu 1. Hãy cho biết thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là gì? (1,0 điểm) Câu 3. Nỗi lòng tương tư của chàng trai được thể hiện qua những biện pháp tư từ nào? (0,5 điểm) Câu 4. Anh/chị hãy nêu rõ sự tinh tế và ý nhị của chữ "nhuộm" trong câu thơ "Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng"? So sánh với chữ "nhuốm" trong câu thơ của Nguyễn Du "Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san" (Trích "Truyện Kiều")? (1,0 điểm) Câu 2 (1 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) "Hạnh phúc cũng như lửa, càng chia ra thì càng được nhân lên" Viết một bài văn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2. (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng nhân vật người đàn ông hàng chài và người vợ trong trong truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) không khác gì nhân vật A Sử và Mị trong "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài). Ý kiến của anh (chị) như thế nào? THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI Đề chính thức ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 02 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian đọc đề) Câu 1 (3 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi ; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. (Chiều xuân – Anh Thơ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr51) 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào ? (0,5 điểm) 2. Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả ? (1,0 điểm) 3. Chỉ ra các từ láy và biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ, nêu hiệu quả biểu đạt của chúng ? (1,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm): « Tương lai của bạn được xây dựng trên rất nhiều yếu tố, nhưng cái quan trọng nhất là chính bạn » Anh / chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. (Theo sách « Sống tự tin’, NXB Lao động xã hội, 2004, tr64) Câu 3 (4 điểm) Câu 2. (4,0 điểm): Bàn về vẻ đẹp hình tượng người lái đò trong tùy bút « Người lái đò Sông Đà » của nhà văn Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng : « Đó là vẻ đẹp của con người lao động bình dị trong cuộc sống mưu sinh thường nhật », ý kiến khác thì khẳng định : « Đây là vẻ đẹp của người nghệ s ĩ chèo đò trên sông nước miền Tây Bắc của Tổ quốc ». Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lái đò Sông Đà, anh / chị hãy bình luận các ý kiến trên. THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI Đề chính thức ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 03 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian đọc đề) Câu 1 (1 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi : Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng, Khi xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.144.145) Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ (0,5 điểm) Câu 2. Câu thơ "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ" gợi nhớ đến câu thơ nào cũng có hai từ "nhớ" trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng? (0,25 điểm) Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và hiệu quả biểu đạt của chúng? (1,0 điểm) Câu 4. Các câu thơ: "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!", "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương", tác giả đã phát hiện ra một quy luật, một chân lí rất dung dị mà sâu sắc của tình cảm và đời sống con người. Bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 10 -12 câu) anh/ch ị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quy luật tình cảm ấy? (1,25 điểm) Câu 2 (1 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Phải chăng lối sống thực dụng đang làm băng hoại đạo đức của con người? Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên. Câu 2 (4,0 điểm): Vẻ đẹp sử thi của hình tượng Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, 2008) ----- Hết ----- THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI Đề chính thức ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 04 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian đọc đề) Câu 1 (1 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3: "Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại". (Tô Hoài - Vợ chồng A Phủ) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản trên là gì ? (0,5 điểm). Câu 2. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn với nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì? (0,5 điểm). Câu 3. Đoạn văn bản trên đề cập đến hiện tượng nào trong cuộc sống? Nêu ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng đó. Viết trong khoảng 8 - 10 dòng. (0,5 điểm). Câu 2 (1 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6: Nếu ngày mai em không làm thơ nữa Cuộc sống trở về bình yên Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau Không xôn xao khi nắng hè đến sớm Chuyện hôm nay sẽ trở thành kỉ niệm Màu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta đi (Xuân Quỳnh - Nếu ngày mai em không làm thơ nữa) Câu 4. Điều gì xảy ra với nhân vật "em" nếu “ngày mai em không làm thơ nữa”? (0,5 điểm). Câu 5. Theo anh/chị, việc làm thơ có tác dụng gì đối với nhân vật “em”? (0,5 điểm). Câu 6. Nêu tác dụng của việc đọc/thưởng thức thơ đối với đời sống của anh/chị. (1,0 điểm). Câu 3 (1 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Coi trọng tình nghĩa nên cha ông ta quan niệm "Dĩ hòa vi quý" và "Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình" (Tục ngữ). Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). Câu 4 (1 điểm) Câu 2 (4,0 điểm): Nỗi nhớ trong tình yêu có muôn vàn cung bậc khác nhau, thi s ĩ Nguyễn Bính từng viết trong bài thơ "Tương tư": " Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Hai thôn chung lại một làng, Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Ngày qua ngày lại qua ngày, Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng". Còn nữ sĩ Xuân Quỳnh lại bày tỏ nỗi nhớ với thi phẩm "Sóng": "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi on sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức" Theo anh/chị, nội dung và cách thể hiện nỗi nhớ trong hai đoạn thơ trên có điểm gì tương đồng và khác biệt? ----- Hết ----- THI THỬ CÙNG CHUYÊN KHTN HÀ NỘI Đề chính thức ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 05 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian đọc đề) Câu 1 (1 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3 : « …Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. » (« Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức » Nguyễn An Ninh, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr51) 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào ? (0,25 điểm) 2. Hãy xác định nội dung khái quát của đoạn văn. (0,5 điểm) 3. Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì những lập luận của tác giả về sức mạnh của ngôn ngữ dân tộc có đúng đắn không? Hãy nêu quan điểm của anh/chị. (0,75 điểm) Câu 2 (1 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 6 : Ôi bóng người xưa đã khuất rồi Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi Sống trong cát, chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời Đốt nén hương thơm, mát dạ Người Về đây vui chút mẹ Tơm ơi ! Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi 4.Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên ? (0,25 điểm) 5.Anh (ch ị) hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) 6.Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ « Sống trong cát, chết vùi trong cát. Những trái tim như ngọc sáng ngời ». (0,75 điểm) Câu 3 (1 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm): « Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống » (Lép Tôn-xtôi) Anh / chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống. Câu 4 (1 điểm) Câu 2(4,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục - 2009, tr 89) Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan (Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục – 2009, tr 112) ---------- HẾT ---------- Câu 1 (1 điểm) Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Thơ tình người lính biển Anh ra khơi Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng Biển một bên và em một bên Biển ồn ào, em lại dịu êm Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía Biển một bên và em một bên Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc Biển một bên và em một bên Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng Biển một bên và em một bên. Vòm trời kia có thể sẽ không em Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ Cho dù thế thì anh vẫn nhớ Biển một bên và em một bên… Trần Đăng Khoa. 1.Vì sao chàng trai phải từ giã thành phố và người yêu để đến với biển? (0,25đ) A.Vì chàng trai có tâm hồn lãng mạn, muốn đến v ớ i thiên nhiên hùng vĩ, th ơ mộng. B. Vì chàng trai là ngườ i có khát vọng khám phá nhũng bí ẩ n của đại dươ ng C. Vì chàng trai là người lính canh gác biển đảo quê hương D. Vì chàng trai là một thủy thủ làm việc trên tàu biển Câu 2 (1 điểm) 2. Anh/chị thấy hình ảnh nhân vật “anh” hiện lên trong câu thơ “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng” bé nhỏ, đơn độc hay sừng sững, hiên ngang? Vì sao? (0,5) Câu 3 (0 điểm) 3. Theo anh/ chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” là vì những nguyên nhân cơ bản nào? (0,75 đ) Câu 4 (1 điểm) 4. Hai hình ảnh biển và em luôn sóng đôi cùng nhau nhằm thể hiện điều gì trong tâm hồn nhân vật anh? (1,0 đ) Câu 5 (1 điểm) 5. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được lặp lại trong tất cả các khổ thơ có tác dụng gì đối với kết cấu và âm điệu của bài thơ? (0,5đ) Câu 6 (1 điểm) Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Câu 1(3,0 điểm): Phải chăng «Đời người cũng như bài thơ. Giá trị của nó tùy thuộc vào số câu mà tùy thuộc vào nội dung» (Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ 2003, No Xê-li-ca) Anh / chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy ngh ĩ của mình về lời nhận định trên Câu 7 (1 điểm) Câu 2(4,0 điểm): So sánh hai đoạn văn: miêu tả tâm trạng nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng t ỉnh dậy sau đêm gặp gỡ Th ị Nở và diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng sau đêm tân hôn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan