Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu tượng trong tác phẩm kafka bên bờ biển của murakami haruki...

Tài liệu Biểu tượng trong tác phẩm kafka bên bờ biển của murakami haruki

.PDF
123
878
123

Mô tả:

ĐẠ Ơ ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH ÂN VĂN NHÂ Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ TR ẦN LAM VY TRẦ MSSV : 6106374 ỂU TƯỢ NG TRONG TÁC PH ẨM BI BIỂ ƯỢNG PHẨ ỂN KAFKA BÊN BỜ BI BIỂ CỦA MURAKAMI HARUKI ận văn tốt nghi Lu Luậ nghiệệp đạ đạii học ữ Văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn : TR ẦN VŨ TH Cán bộ hướ ướng TRẦ THỊỊ GIANG LA Cần Th ơ, 2013 Thơ ĐỀ CƯƠNG ỂU TƯỢ NG TRONG TÁC PH ẨM BI BIỂ ƯỢNG PHẨ KAFKA BÊN BỜ BI ỂN CỦA MURAKAMI HARUKI BIỂ ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NH NHỮ 1.1 Giới thuyết về khái niệm biểu tượng 1.1.1 Giới thuyết chung về biểu tượng 1.1.2 Biểu tượng trong văn học 1.2 Tác giả Murakami Haruki 1.2.1 Cuộc đời 1.2.2 Sự nghiệp sáng tác 1.3 Tác phẩm Kafka bên bờ bi biểển 1.3.1 Tóm tắt nội dung tác phẩm 1.3.2 Giải thưởng và dư luận ƯƠ NG 2 CH CHƯƠ ƯƠNG ỂU TƯỢ NG TRONG TÁC PH ẨM Ý NGH NGHĨĨA NỘI DUNG CỦA BI BIỂ ƯỢNG PHẨ 2.1 Bản thể con người 2.1.1 Hình ảnh con quạ 2.1.2 Hình ảnh linh hồn sống, giấc mơ 2.1.3 Hình ảnh cái bóng 2.2 Nỗi sợ hãi và sự dung hòa với định mệnh 2.2.1 Mặc cảm Oedipus 2.2.2 Phức cảm Genji 2.3 Thực tại phức diện 2 2.3.1 Thế giới cửa vào 2.3.2 Johnnie Walker, đại tá Sanders và cây sáo thu hồn 2.3.3 Phiến đá cửa vào 2.4 Tính hệ thống của các biểu tượng trong tác phẩm ƯƠ NG 3 CH CHƯƠ ƯƠNG Ệ THU ẬT XÂY DỰNG BI ỂU TƯỢ NG TRONG TÁC PH ẨM NGH NGHỆ THUẬ BIỂ ƯỢNG PHẨ 3.1 Nghệ thuật sử dụng yếu tố huyền ảo 3.2 Thủ pháp huyền thoại và giải huyền thoại 3.3 Thủ pháp phân mảnh 3.4 Phép liên văn bản ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ 3 PH ẦN MỞ ĐẦ U PHẦ ĐẦU 4 ọn đề tài 1. Lí do ch chọ Người Việt Nam biết đến nền văn hóa Nhật Bản đã từ rất lâu, một trong những nền văn hóa lâu đời và độc đáo của thế giới. Chúng ta cảm thấy gần gũi với cách sống giản dị hòa mình vào thiên nhiên, thú vị với sự tinh tế nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng không khỏi cảm phục trước sự mạnh mẽ và quyết liệt của những võ sĩ đạo. Nền văn hóa ấy chứa đựng những sự đối lập nhưng không mâu thuẫn nhau, mà ngược lại, chúng lại hòa quyện và phát triển có khi đến mức cực đoan tạo thành một sự nét đặc trưng không nơi nào có được. Nói đến văn hóa, một lẽ hiển nhiên không thể không nói đến văn chương. Đã từ lâu chúng ta biết đến đến văn học thời Heian, đến thơ Haiku, cho đến những nhà văn hiện đại như Kawabata Yasunari, Akutagawa Ryunosuke, Soseki Natsume, Ogai Mori hoặc gần đây hơn là Oe Kenzaburo hay Abe Kobo. Qua những tác phẩm của họ, một Nhật Bản kì bí đến gần hơn với chúng ta cùng với sự phong phú qua các cách kể riêng của mỗi người. Một Nhật Bản rõ ràng và có đời sống riêng từ xa xưa đến những năm sau thế chiến thứ hai chấn động thế giới. Đấy là tiền đề để những nhà văn sau này tiếp tục phát triển nền văn học thành công rực rỡ đó với hai giải Nobel văn học danh giá. Văn học Nhật Bản đương đại nổi lên ba cây bút nổi tiếng mà báo chí vẫn thường gọi là tổ hợp “hai Murakami và một Banana” (bao gồm Murakami Haruki, Murakami Ryu và Banana Yoshimoto), trong đó không thể phủ nhận Murakami Haruki là nhà văn có sức ảnh hưởng lớn không chỉ trong khuôn khổ Nhật Bản mà cả trên toàn thế giới. Nước Nhật hiện nay phát triển rất mạnh sau những thất bại của cuộc thế chiến, là một đất nước đầy năng động và sáng tạo khiến mọi người phải ngưỡng mộ và kính phục. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài đầy hào nhoáng đó còn có những ẩn ức không nói nên lời. Murakami Haruki hiểu được mặt trái ấy, để từ kinh nghiệm và tài năng của mình, ông kể những câu chuyện một cách tài tình mà không phải ai cũng làm được. Trong một thế giới càng ngày càng phẳng như hiện nay, câu chuyện về Nhật Bản đồng thời cũng là câu chuyện chung về thân phận con người. Chính vì thế, những tác phẩm của ông có sức lay động mạnh mẽ vào cảm xúc của độc giả. Ông thành công ở cả hai mảng, truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng lại được biết đến nhiều hơn ở thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn bốn mươi thứ tiếng và vẫn đang được liên tục dịch và xuất bản. Thế nhưng, chỉ gần đây bạn đọc Việt Nam mới được tiếp cận với sách của ông, tuy nhiên cũng đủ tạo ra một cơn sốt Murakami thật sự, nhất 5 là ở giới trẻ. Vì sự mới mẻ này mà ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu của giới học thuật về tác phẩm của ông, phần lớn là những bài đăng trên mạng và một số tạp chí văn học. Văn chương của Murakami “là một sự kết hợp hài hòa, độc đáo từ những tác động qua lại của văn hóa phương Tây, tư duy thẩm mỹ phương Đông trong một tài năng tiểu thuyết bậc thầy” (Nguyễn Anh Dân) [28], điều này đúng với cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Chính vì thế, sự kì bí và phức tạp trong sáng tác của ông không chỉ lôi cuốn độc giả mà còn là sự thách thức và gợi ra nhiều câu hỏi để đào sâu dành cho các nhà nghiên cứu. Đã từ rất lâu con người tư duy bằng biểu tượng và sử dụng biểu tượng để lưu giữ và truyền đạt những suy nghĩ của mình. Với người Nhật, biểu tượng từ lâu đã đóng vai trò rất quan trọng cho trí tưởng tượng, từ trong truyền thống đã có những chiếc gương, cánh hoa, thanh kiếm, bộ kimono… chúng đã tồn tại như những chuẩn mực từ trong tâm thức của họ. Biểu tượng là một chiếc cầu nối kết giữa văn hóa dân tộc với văn minh nhân loại, giữa nhà văn và người đọc, “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn chưa đủ, phải nói là một thế giới biểu tượng đang sống trong chúng ta” (Nhật Chiêu) [6; tr.32]. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn trong sáng tác của Murakami, điều làm nên sự bí ẩn và lôi cuốn và chiều sâu trong tác phẩm của ông. Hệ thống biểu tượng của Murakami “đa dạng và phức tạp, nó trải dài trên các bình diện không gian, thời gian, nhân vật đến cấu trúc, kết cấu” (Nguyễn Anh Dân) [27]. Khám phá những biểu tượng trong tác phẩm của ông là khám phá cuộc sống hiện thực thông qua những ẩn dụ, siêu hình và đa nghĩa. Điều này tạo nên một phong cách mang đậm sự sáng tạo của cá nhân ông đồng thời lại có liên hệ sâu xa với truyền thống. Trong câu chuyện Kafka bên bờ bi biểển, Murakami đã dùng một hệ thống biểu tượng đa dạng như thế, điều đó không chỉ phản ánh một chiều sâu tâm linh mà còn giải thích cả những vấn đề nóng hổi trong cuộc sống đương đại. Biểu tượng thường được khai thác nhiều bởi những giá trị ẩn, những tầng sâu ý nghĩa, Murakami không chỉ chú ý đến điều ấy mà còn xem biểu tượng như những “nhân vật” đặc biệt, xuất hiện dày đặc, hệ thống và tham gia trực tiếp vào nội dung của câu chuyện. Điều này góp phần không nhỏ vào thành công cũng như tạo tiếng vang lớn của tác phẩm. Xét về mặt khoa học, biểu tượng trong văn học không còn mới mẻ nhưng Murakami đã có những sáng tạo độc đáo của riêng mình, cần phải có những tìm hiểu để thấy được sự kế thừa và phát triển của ông, một nhà văn lớn mang tầm thế giới, một người kể chuyện bậc thầy. 6 Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm nhất định về vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn dừng lại ở những bài viết trên mạng, chưa có những công trình lớn, sâu sắc và có sức khái quát cao. Thế nên, đây là một đề tài thú vị vẫn còn đang được bỏ ngỏ. Vì thế, với mong muốn bước đầu khám phá và đóng góp ý kiến của mình, chúng tôi chọn ng trong tác ph đề tài Bi Biểểu tượ ượng phẩẩm Kafka bên bờ bi biểển của Murakami Haruki để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Lịch sử nghi nghiêên cứu vấn đề Murakami Haruki được xem là một hiện tượng trên văn đàn thế giới với những phá cách đầy táo bạo, tạo ra thách thức cũng như sức hấp dẫn với các nhà nghiên cứu. Tập truyện đầu tiên của Murakami được dịch sang tiếng Việt là tiểu thuyết Rừng Nauy xuất bản năm 1997, tác phẩm không gây được tiếng vang lại bị thu hồi do vi phạm lỗi in ấn nên có thể xem những tập truyện được phổ biến chính thức trước tiên là m, Ng ời để xem Kangaroo và tiểu thuyết Rừng hai tập truyện ngắn Đom đó đóm, Ngàày đẹ đẹpp tr trờ Nauy cùng xuất bản năm 2006. Tính đến nay tác phẩm của ông được giới thiệu với bạn đọc Việt Nam đã được bảy năm, một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không phải là ngắn để có những công trình nghiên cứu. Thế nhưng, về mảng văn chương đương đại Nhật Bản nói chung và Murakami nói riêng thì sự quan tâm còn hạn chế và phổ biến những bài viết trên mạng hơn là các công trình được xuất bản. Cho đến nay, ngoài quyển Truy Truyệện ng ngắắn Murakami Haruki - nghi nghiêên cứu và ph phêê bình do Hoàng Long biên soạn, do nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2006 thì chưa có quyển sách hay chuyên luận nào khác về Murakami được in ấn và xuất bản. Tuy nhiên, quyển sách chủ yếu giới thiệu các truyện ngắn của ông hơn là nghiên cứu và phê bình. Bài viết của tác giả đã cho thấy vị trí của Murakami trong nền văn học Nhật Bản, và so sánh truyện ngắn của ông với truyện ngắn của nhà văn Kawabata Yasunari. Năm 2007, công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam kết hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức hội thảo về các tác phẩm của Murakami Haruki và Banana Yoshimoto. Kỷ yếu của hội nghị đã tập hợp được nhiều bài viết có giá trị và một số được phổ biến trên mạng internet. Các bài viết trên mạng có thể chia thành nhiều mảng, vì phần lớn là các bài viết trên mạng nên có những bài mang hơi hướng cảm nhận, một số bài đi vào những vấn đề cụ thể trong từng tác phẩm, một số bài tổng hợp về phương pháp sáng tác chung của nhà văn. Vấn đề biểu tượng trong sáng tác của Murakami cũng được nhắc đến trong nhiều bài viết nhưng đi vào phân tích chuyên sâu 7 nhất là về nghệ thuật xây dựng biểu tượng vẫn chưa được chú ý và không có nhiều bài nghiên cứu. Dựa trên các tổng hợp, chúng tôi chia thành những vấn đề được liệt kê bên dưới. Yếu tố huyền ảo nhận được khá nhiều sự quan tâm, đây cũng là một trong những đặc trưng trong sáng tác của Murakami. Bài viết “Kafka bên bờ bi biểển” – câu tr trảả ươ ng Đô ng về cái phi lí của tác giả Khánh Phương lí giải cái bí ẩn chính là lời của ph phươ ương Đông những điều sâu kín trong tâm hồn con người mà cụ thể là ở từng nhân vật. Trong bài viết Bức họa phi lí và ph phảản quang xã hội trong “Bi Biêên ni niêên kí chim vặn dây cót” của tác giả Nguyễn Anh Dân đã nhìn vấn đề huyền ảo ở nhiều góc độ như tần số xuất hiện cao, cảm quan huyền ảo, những bí ẩn của vô thức và hướng đi nghịch dị của Murakami chọn cái phi thực để nói về hiện thực, tuy nhiên không đi sâu vào phân tích. Tác giả Nguyễn Anh Dân còn có bài viết Phong cách ngh nghệệ thu thuậật của H.Murakami nh nhììn từ yếu tố huy huyềền ảo, đây là một bài nghiên cứu đã có những phân tích khá sâu những gì bài viết trước gợi lên. Ông chú ý đến cảm quan huyền ảo và nhận xét “Murakami lựa chọn các chi tiết, sự kiện, hiện tượng mang tính bí hiểm, kì lạ và không xuất hiện một cách thông thường ở thế giới hiện thực, từ đó, con người sẽ được trải nghiệm, suy ngẫm và nhận ra chân lý tối thượng của đời sống.” [29] Bên cạnh đó ông cũng quan tâm đến thế giới biểu tượng đặc sắc trong các tác phẩm, ông nêu ra các hình ảnh biểu tượng tiêu biểu cũng như cách Murakami đã biến mỗi nhân vật trở thành một biểu tượng. Tác giả nhận xét “Thế giới biểu tượng trong sáng tác của Haruki Murakami đa dạng và phức tạp, nó trải dài trên các bình diện không gian, thời gian, nhân vật đến cấu trúc, kết cấu.” [29] Ông còn nói đến âm nhạc, một đặc trưng trong các tác phẩm của Murakami, âm nhạc xuất hiện dày đặc cũng góp phần tạo nên nhịp điệu riêng, bên cạnh đó còn có những dụng ý nghệ thuật cụ thể “Âm nhạc xuất hiện như một diễn giả trong tác phẩm của Murakami nhưng quan trọng hơn cả là chúng can dự một cách sâu sắc đời sống của nhân vật, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng có cơ duyên với cái huyền ảo. Thế giới của âm nhạc là một thế giới khó đoán định, thăng trầm bất ngờ cũng giống như bản chất của thế giới huyền ảo: nhân vật dễ ới trong hi ực đắm chìm vào mà khó thoát ra.” [29] Bài viết Sự xóa nh nhòòa ranh gi giớ hiệện th thự ực trong ti và si siêêu th thự tiểểu thuy thuyếết Haruki Murakami đăng trên trang mạng Tạp chí Văn đăng ngày 05/03/2012 là một bài viết khá công phu, phân tích cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Tác giả chú ý đến cách tạo ra những thế giới song song, thực ảo khó tách 8 bạch trong sáng tác của Murakami, lí giải hiện tượng ấy bằng lí luận về vô thức “Rõ ràng, dù hiểu hình ảnh ẩn dụ “thực tại khác” theo nghĩa rộng, ngụ ý chí thế giới vô thức tập thể của nhân loại, hay nghĩa hẹp, biểu trưng cho thế giới vô thức của mỗi cá nhân, thì chúng đều có thể quy về một dạng thực tại bề sâu, thực tại tâm hồn hay thế giới dưới hầm, thấm đẫm chất bí ẩn, siêu thực.” [50] Điểm đáng chú ý ở bài viết là tác giả đã quan tâm đến nghệ thuật xây dựng những yếu tố huyền ảo là phép đồng hiện, nghệ thuật ẩn dụ và nhất là cách sử dụng sự đa nghĩa của biểu tượng để tạo nên những thế giới thực ảo lẫn lộn. Tác giả đi vào phân tích các biểu tượng cái bóng, cái giếng và biểu tượng âm nhạc. Tác giả nhận xét “men theo những ý nghĩa lung linh, đa tầng của biểu tượng, nhằm truy tìm gốc rễ và lí giải trọn vẹn, đầy đủ những dấu vết linh thiêng, kỳ lạ trong đời sống con người thời hiện đại, còn là phương pháp tối ưu để nhà văn xác tín niềm tin về sự tồn tại của cái “thực tại khác” [50]. Bên cạnh yếu tố huyền ảo, tính hiện thực cũng được đề cập đến trong nhiều bài viết, đó là hiện thực gắn liền với cuộc sống con người. Tác giả Ngô Trà Mi viết bài ực nối dài trong “Bi Hi Hiệện th thự Biêên ni niêên ký chim vặn dây cót” của Murakami Haruki nói về những dấu hiệu xuất hiện trong tác phẩm, chính những dấu hiệu này đã làm hiện thực được tiếp tục nối dài trong sự diễn dịch của người đọc. Bài viết Cu Cuộộc tìm ki kiếếm ườ bản th thểể của con ng ngườ ườii hi hiệện đạ đạii của tác giả Hoài Nam đã có những lí giải về nhân vật tìm kiếm, từ cuộc tìm kiếm bản thể cá nhân liên kết với cộng đồng đã tạo nên một thế giới thực ảo lẫn lộn, nhưng hiện thực chân xác nhất là sự lạc lõng trong tâm hồn, vết thương thời hậu chiến khiến cho các nhân vật lao vào cuộc tìm kiếm miệt mài. Tác giả ườ ườ Trần Thị Tố Loan trong bài viết Ki Kiểểu con ng ngườ ườii đa ng ngãã trong ti tiểểu thuy thuyếết “Ng Ngườ ườii tình Sputnik Sputnik”” của Haruki Murakami cũng nói về cuộc tìm kiếm bản ngã, một đề tài lớn, xuyên suốt trong sáng tác của Murakami, tác giả khẳng định “những điều Haruki Murakami đặt ra trong các tác phẩm đã khắc chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại, đặc biệt là cuộc vật lộn của con người trong hành trình cuộc đời để tìm thấy bản ngã đích thực của mình” [39]. Có thể thấy, hai bài nghiên cứu cùng nói về một vấn đề ở hai quyển tiểu thuyết, điểm khác nhau cơ bản trong khi nhân vật ở Bi Biêên ni niêên ký chim vặn dây cót phải dùng mọi cách để soi rọi và nhìn thấu nội tâm mình thì nhân vật ườ ở Ng Ngườ ườii tình Sputnik lại phân vân lựa chọn giữa những bản ngã khác nhau. Tác giả ực tại và con ng ườ Trần Thị Tố Loan còn có bài viết Th Thự ngườ ườii trong sáng tác của Haruki Murakami, đây là một bài viết có kết cấu chặt chẽ lí giải khía cạnh hiện thực trong tác 9 phẩm của Murakami. Tác giả đi từ tiền đề xã hội chiến tranh đến bức tranh xã hội hiện đại, những điều đó tác động đến con người khiến họ cảm thấy cô đơn và chịu nhiều tổn thương, Trần Thị Tố Loan còn so sánh đối chiếu tác phẩm của Murakami với những tác giả Việt Nam cùng thời. Tác giả đã nhìn nhận và phân tích các sáng tác của Murakami trên cơ sở triết học Hậu hiện đại của Lyotard, Trần Thị Tố Loan nhận xét “Thông qua tác phẩm của mình, Murakami đã thể hiện được cảm thức của thời đại đỗ vỡ các giá trị và đã thực sự bước vào địa hạt Hậu hiện đại. Các nhà văn hậu hiện đại tin bản chất của thế giới là hỗn mang, “mọi sự đều là theo cách của nó”. Mỗi người thấy một thế giới khác nhau, bị chi phối bởi nhiều hệ quy chiếu.” [40] Nhìn chung các bài viết ở hướng nghiên cứu này ít đề cập đến vấn đề biểu tượng vì tính bí ẩn và đa nghĩa của biểu tượng thường góp phần tạo nên đặc sắc trong các yếu tố huyền ảo trong sáng tác của Murakami. Yếu tố tình dục là một vấn đề nổi cộm trong các tác phẩm của Murakami nên cũng nhận được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu tuy nhiên số lượng vẫn n qua các ti còn rất hạn chế. Bài viết Tình dục và nỗi cô đơ đơn tiểểu thuy thuyếết Nh Nhậật Bản của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh đã phân tích yếu tố tình dục của một số nhà văn lớn của Nhật Bản như Kawabata, Kanizati, Mishima, Kobo Abe, Banana và Murakami Haruki thông qua đó so sánh đối chiếu giữa các nhà văn. Nguyễn Tuấn Khanh lí giải tình dục là một cách giải phóng con người khỏi sự lạc lõng thế nhưng “những sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con người cô đơn” [36]. Trong bài viết Rừng Nauy ch th ực, tác giả Phan Quý Bích “R Nauy”” – sex thu thuầần túy hay ngh nghệệ thu thuậật đí đích thự ngoài lí giải sex là một cách cứu vãn tâm hồn méo mó tổn thương của các nhân vật mà còn là một phóng chiếu của xã hội đương thời “Sex vừa là sự thực trần trụi, vừa là ẩn dụ về những giá trị sống của thanh niên Nhật Bản vào những năm 60-70… Lớp thanh niên Nhật ngày ấy như rơi về từ một hành tinh khác: quên quá khứ, quên gia đình, truyền thống, xem sự thỏa mãn khát vọng riêng là mục đích tối cao” [26] Bài viết Sex trong “Rừng Nauy Nauy”” kh khôông ch chỉỉ có vậy của Linh Lan lại là một bài lật ngược các vấn đề mà Phan Quý Bích đã nêu ra trước đó, tác giả đồng ý với một số kiến giải của Phan Quý Bích nhưng cũng có điểm không đồng tình. Linh Lan bổ sung tình dục trong tác phẩm không chỉ là một cách giải phóng mà “nó cho con người cảm giác mình được sống, sống một cách thực sự, nồng nhiệt, mê đắm, sống như một con người trong mối lên hệ mật thiết nhất với con người.” [37] 10 Cảm quan huyền thoại cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm của giới học thuật. Bài viết Huy Huyềền tho thoạại và gi giảải huy huyềền tho thoạại Haruki Murakami của Ngô Trà Mi là một bài nghiên cứu khá công phu và chặt chẽ. Tác giả khảo sát trên các truyện ngắn của Murakami, một mảng đề tài còn ít người nghiên cứu. Ngô Trà Mi đã đặt những sáng tác của Murakami trong dòng chảy huyền thoại của văn học thế giới để so sánh đối chiếu, tác giả khẳng định “Những huyền thoại trên trang sách của ông có thể gọi là những Huyền thoại thời Hậu hiện đại… Với Murakami, huyền thoại chính là những ẩn dụ. Ẩn dụ đó không phải là kiểu uyển ngữ của truyền thống. Ẩn dụ của ông là ẩn dụ mới, do chính ông tạo ra, bên ngoài tất cả những gì đã định sẵn… Nhưng Murakami dùng huyền thoại là để giải huyền thoại, dùng ẩn dụ là để giải những ẩn dụ sáo mòn” [42] Ngô Thị Thu Thủy có bài viết Kafka bên bờ bi biểển – huy huyềền tho thoạại hậu hi hiệện đạ đạii, tác giả đã thâu tóm những chi tiết nghệ thuật, những khía cạnh, phương diện làm nên tính huyền thoại của tác phẩm Kafka bên bờ bi biểển. Bài nghiên cứu đã có những kiến giải về cách sử dụng nhuần nhuyễn thi pháp huyền thoại hóa của Murakami dựa trên huyền thoại phương Đông lẫn phương Tây tạo nên sự thành công lớn cho tác phẩm. Bài viết ức cảm Genji “Ph Phứ Genji”” trong ti tiểểu thuy thuyếết “Kafka bên bờ bi biểển” của Haruki Murakami quan tâm lí giải một khía cạnh nhỏ nhưng rất quan trọng trong tác phẩm. Tác giả vạch ra sự tương đồng và khác biệt giữa “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji” thông qua đó cho thấy tác phẩm mang nhiều biểu hiện của phương Đông hơn tuy kĩ thuật viết rất Tây phương. Người viết lí giải “xuất phát từ bản chất của văn học Nhật Bản, nền văn học duy tình (đề cao tình cảm). Với tính chất này, văn học luôn đặt yếu tố tình cảm lên hàng đầu.” [49] Vấn đề biểu tượng trong sáng tác của Murakami cũng nhận được sự quan tâm nhất định nhưng bài viết riêng biệt về vấn đề này số lượng vẫn còn rất hạn chế. Có thể ng trong “Bi kể đến Hệ th thốống bi biểểu tượ ượng Biêên ni niêên kí chim vặn dây cót” của Nguyễn Anh Dân. Trong bài viết, tác giả đã nêu ra những biểu tượng đặc sắc và tiêu biểu được Murakami sử dụng trong tác phẩm, Nguyễn Anh Dân nhận xét “Hệ thống biểu tượng trong tác phẩm khá đa dạng từ vật thể đến con người, đó hoàn toàn có thể là một kiểu trò chơi biểu tượng của Murakami.” [27] Tác giả đã gợi được nhiều ý tưởng, tuy nhiên ng cổ mẫu và hi ức bài viết còn chưa đi sâu vào phân tích. Bài viết Bi Biểểu tượ ượng hiệện tại ph phứ di diệện qua ti tiểểu thuy thuyếết Murakami Haruki của Nguyễn Bích Nhã Trúc, đây là một bài nghiên cứu khá công phu, có luận điểm rõ ràng mạch lạc. Tác giả đã liên hệ được biểu 11 tượng mà Murakami sử dụng với chiều sâu đời sống tâm linh của con người từ nguyên thủy đến nay. Nguyễn Bích Nhã Trúc phân tích sâu vào ba biểu tượng cổ mẫu tiêu biểu trong các sáng tác của Murakami là cái bóng, phức cảm Oedipus và linh hồn. Cả ba đều là những biểu tượng rất quan trọng trong Kafka bên bờ bi biểển. Tác giả nhận định “Với những biểu tượng văn hóa cổ mẫu, Murakami đã khơi dậy những vô thức tập thể của nhân loại, phản ánh chân thực sự đa chiều, phức diện trong đời sống tinh thần con người hiện đại.” [47] Có thể thấy, vấn đề biểu tượng trong sáng tác của Murakami nhận được khá nhiều sự quan tâm và được đề cập tùy mức độ ở mỗi bài viết khác nhau. Tuy nhiên, những bài viết tập trung khai thác sâu đề tài này vẫn còn rất khiêm tốn và chưa có công trình có tầm vóc nào được xuất bản. Từ nhiều năm nay Murakami trở thành cái tên quen thuộc trên văn đàn, thế nhưng những bài nghiên cứu có giá trị cao vẫn chưa xuất hiện nhiều. Các bài viết còn tập trung nhiều ở mảng nội dung và chưa thật sự đi sâu vào nghệ thuật xây dựng biểu tượng của Murakami. Kafka bên bờ bi biểển là một tác phẩm lớn, đáng quan tâm vì kĩ thuật viết tiểu thuyết điêu luyện, kết hợp được cái hay của cả hai nền văn hóa Đông Tây. Hệ thống biểu tượng dày đặc mà tác giả sử dụng đã gắn kết được ý thức cổ xưa với cuộc sống hiện tại, đây là một trong những điểm làm nên thành công của tác phẩm nhưng vẫn chưa có bài nghiên cứu được công bố nào về đề tài này. Thế nên, đây còn là một vấn đề thú vị được bỏ ngỏ cho những ai hứng thú với nó. 3. Mục đí ch, yêu cầu đích, ng trong tác ph Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn về đề tài Bi Biểểu tượ ượng phẩẩm Kafka bên bờ bi biểển của Murakami Haruki chúng tôi hy vọng sẽ có được những kiến giải về vấn đề lí thuyết của khái niệm biểu tượng và có cái nhìn tổng quát về tác giả Murakami Haruki cũng như tác phẩm Kafka bên bờ bi biểển. Biểu tượng như là một công cụ để Murakami giải mã thế giới nội tâm và thực tại xã hội. Thông qua việc phân tích để chứng minh sự đa dạng và hệ thống trong nội dung của các biểu tượng tiêu biểu của tác phẩm. Bên cạnh những nét đặc sắc về nội dung hàm ẩn của các biểu tượng, chúng tôi cũng chú trọng đến nghệ thuật xây dựng biểu tượng. Biểu tượng được Murakami sử dụng có sự hài hòa giữa tư duy cổ xưa và sáng tạo độc đáo của riêng ông mang đậm 12 dấu ấn đương đại. Các biểu tượng còn là sự kết hợp giữa kĩ thuật viết văn phương Tây và tâm hồn đậm chất Á Đông của tác giả. Đồng thời, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp được một cái nhìn mới cho vấn đề nghiên cứu cũng như có thêm kinh nghiệm và kiến thức để có thể phát triển đề tài trong tương lai. 4. Ph Phạạm vi nghi nghiêên cứu Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung làm rõ ý nghĩa nội dung và tính hệ thống của các biểu tượng đồng thời tìm ra nghệ thuật xây dựng biểu tượng độc đáo của Murakami Haruki. Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát tiểu thuyết Kafka bên bờ bi biểển, đồng thời chúng tôi còn liên hệ với một số tiểu thuyết khác của Murakami và các tác giả tên tuổi khác trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại đã có những hình ảnh biểu tượng tương đồng để so sánh đối chiếu nhằm làm rõ hơn giá trị của các biểu tượng. ươ ng ph áp nghi 5. Ph Phươ ương phá nghiêên cứu Để tập trung làm rõ vấn đề đặt ra, chúng tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây : Phương pháp lịch sử : Tác nhân lịch sử xã hội luôn chi phối sáng tác của bất kì nhà văn nào. Đặc biệt, vấn đề chúng tôi nghiên cứu là hệ thống biểu tượng thế nên cần phải đặt nhà văn và tác phẩm trong bối cảnh lịch sử cụ thể để thấy những ảnh hưởng khách quan đến quá trình sáng tác của Murakami. Phương pháp phân tích, tổng hợp : Biểu tượng không thể bị tách ra, đặt riêng lẻ trong một hình thức cụ thể mà cần được nhìn nhận một cách bao quát bởi nhiều học thuyết. Vì thế chúng tôi chia nhỏ ý nghĩa của các biểu tượng, trên cơ sở đó để tổng hợp tìm ra tính hệ thống mà mạch lạc của tác phẩm. Phương pháp so sánh đối chiếu : Đặt các biểu tượng trong mối tương quan liên văn bản với các tác phẩm của Murakami, đồng thời đặt trong mối quan hệ với các tác giả lớn khác có nghệ thuật xây dựng biểu tượng tiêu biểu để thấy những cách tân và sáng tạo riêng của Murakami trên con đường nghệ thuật. Phương pháp xã hội học : Murakami là một nhà văn Nhật Bản nhưng từ bé đã sớm tiếp cận với văn hóa Tây, ở ông có sự hòa trộn độc đáo giữa hai nền văn minh 13 Đông Tây. Trên cơ sở ấy, chúng tôi khai thác khía cạnh văn hóa xã hội để thấy được sự liên hệ giữa các tầng văn hóa trong tác phẩm. 14 ẦN NỘI DUNG PH PHẦ 15 ƯƠ NG 1 CH CHƯƠ ƯƠNG ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG NH NHỮ ới thuy ng 1.1 Gi Giớ thuyếết về kh kháái ni niệệm bi biểểu tượ ượng ới thuy ng 1.1.1 Gi Giớ thuyếết chung về bi biểểu tượ ượng Con người tiền sử xa xưa đã biết sử dụng những kí hiệu để ghi nhớ lại những sinh hoạt hằng ngày của mình. Xã hội nguyên thủy phát triển, vật chất dư dả, con người bắt đầu biết sử dụng vỏ sò như tiền thân của tiền tệ để trao đổi hàng hóa. Điều này cho ta thấy nhu cầu tạo ra những thứ cụ thể, dễ nắm bắt để thay thế cho những thứ trừu tượng hơn đã xuất hiện từ rất lâu. Khả năng biểu trưng hóa này giúp chúng ta có thể thâu tóm được những hình ảnh trong thực tại hoặc quá khứ dễ dàng hơn nhưng không phải nguyên bản như một bức ảnh chụp mà thông qua các biểu tượng. Khi cuộc sống càng phát triển đòi hỏi ấy ngày càng lớn hơn, những biểu tượng từ đấy phát sinh, qua các thời kì ngày càng phong phú đa dạng hơn. Để có được một biểu tượng nhất thiết phải đi qua hai con đường mã hóa và giải mã. Ban đầu, thực tại khách quan được cảm nhận bằng trực giác, con người tích lũy kinh nghiệm từ nhiều trực giác để tổng hợp thành tri giác. Từ tri giác được tập hợp, thông qua tư duy trừu tượng hóa cho ra đời một hình thức cụ thể là biểu tượng. Đó chính là ý nghĩa gốc ban đầu của biểu tượng, ý nghĩa gốc này có thể tồn tại hoặc mất đi qua không gian và thời gian. Song song đó là quá trình phái sinh ý nghĩa theo vùng miền và thời đại. Tuy nhiên, để một biểu tượng có ý nghĩa quá trình tạo dựng phải đi kèm với quá trình giải mã. Đầu tiên, người giải mã phải nhận thức, tìm ra được biểu tượng, đây là bước rất quan trọng đầu tiên. Sau khi bóc tách được biểu tượng từ một tổng thể người giải mã làm công việc ngược lại, đối chiếu biểu tượng trong mối quan hệ chung với bức phông nền của mình. Từ sự so sánh, rút ra những kết luận giữa ý nghĩa gốc và ý nghĩa phái sinh với cá nhân hoặc tập thể tạo dựng biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể để lí giải vấn đề. Biểu tượng (Symbol) trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ ngôn ngữ cổ Châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy Lạp). Thuật ngữ biểu tượng được sử dụng trong tiếng Việt là một gốc Hán được dùng khá trừu tượng. Tuy các biểu tượng đã được sáng tạo từ rất xa xưa nhưng cho đến khi lí thuyết Cấu trúc luận (structuralism) của nhà Ngôn ngữ học người Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure 16 (1857 – 1913) ra đời và phát triển thì các nhà nghiên cứu mới bắt đầu chú ý nghiên cứu vấn đề biểu tượng một cách bài bản và hệ thống. Hiện nay, biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như : văn học, ngôn ngữ học, triết học, nhân học, văn hóa học, ký hiệu học,… Vì thế, để tiếp cận ý nghĩa của biểu tượng thì hướng tiếp cận liên ngành là một cách làm bắt buộc để có cái nhìn sâu rộng về vấn đề. Có nhiều kiến giải khác nhau về khái niệm biểu tượng, tùy theo ngành khoa học nhất định. Ở Việt Nam, các từ điển chuyên ngành của các ngành thuộc lĩnh vực xã hội đều có những lí giải về biểu tượng. Có những lí giải dựa theo con đường phát triển của biểu tượng như ở Từ điển Ti Tiếếng Vi Việệt “Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [21; tr.22] hay như trong Từ điển tâm lí học “Biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai” [8; tr.22]. Những lí giải khác lại dựa trên sức khái quát của biểu tượng như trong Từ điển tri triếết học “Biểu tượng là hình ảnh trực quan – cảm tính, khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật và các hiện tượng đến giác quan. Cái trở thành tài sản của các cá nhân một cách khách quan nhờ thực tiễn của họ được ghi nhận và duy trì trong biểu tượng của con người. Mặc dù biểu tượng là hình thức phản ánh cảm tính của các nhân, nhưng ở con người, nó có mối quan hệ mật thiết với những ý nghĩa do xã hội tạo ra, đã được nêu ra một cách gián tiếp qua ngôn ngữ, mang đầy nội dung xã hội và bao giờ cũng lĩnh hội được và nhận thức được. Biểu tượng là một yếu tố tất yếu của ý thức, vì nó thường xuyên gắn liền với ý nghĩa và ý nghĩa cũng khác nhau với hình ảnh của các sự vật và đồng thời cho phép ý thức có thể sử dụng một cách tự do những hình ảnh mang cảm tính của chúng” [24; tr.22]. Khái niệm biểu tượng không chỉ xuất hiện trong các quyển từ điển mà nhiều nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau cũng quan tâm đến. Nhà triết học và thần học người Pháp Jean Chevalier (1906 – 1993), đồng tác giả quyển sách Từ điển bi biểểu ng văn hóa th ới chú ý đến nguồn gốc xa xưa của biểu tượng, ông cho rằng tượ ượng thếế gi giớ “ngay từ khởi thủy, biểu tượng đã là một dấu hiệu, một cơ sở quy ước của niềm tin. Ở 17 tầng sâu hơn, nó là sự hội tụ của hai ý tưởng chia ra và kết lại, phân ly và tái hợp, nó là dấu hiệu bị đập vỡ, gãy vỡ và nối kết. Ở đó, cảm xúc luôn luôn nổi trội, biểu hiện thành những nỗi lo sợ hay mừng vui khôn xiết tả, những cảm xúc không lời” [34]. Nhà ng định triết học và tâm lí học Carl G.Liungman, tác giả của quyển Từ điển bi biểểu tượ ượng nghĩa đơn giản biểu tượng là “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó.” [33] Karl Jung (1875 – 1961), nhà tâm thần học nổi tiếng người Thụy Sĩ cho rằng “Biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh ngay cả khi chúng là quen thuộc trong đời sống hàng ngày vẫn chứa đựng mối quan hệ liên can, cộng thêm vào đó cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che dấu đối với chúng ta” [34]. Nếu Jung định nghĩa biểu tượng là một từ ngữ, danh từ hay hình ảnh thì nhà văn hóa học người Nga Yuri Lotman (1922 – 1993) lại chú ý đến khía cạnh tư tưởng hình thành nên biểu tượng, ông nói “Quan niệm quen thuộc nhất về biểu tượng gắn liền với tư tưởng về một nội dung nào đó, đến lượt mình nội dung đó lại được dùng làm bình diện biểu hiện cho một nội dung khác, thông thường là nội dung có giá trị văn hóa hơn.” “Còn biểu tượng vừa ở bình diện biểu hiện, vừa ở bình diện nội dung bao giờ cũng là một văn bản, tức là có một ý nghĩa thống nhất đóng kín ở bên trong nó, và có một ranh giới biểu hiện rõ ràng cho phép tách biệt nó khỏi ngữ cảnh kí hiệu xung quanh.” [41] Dù có nhiều lí thuyết khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có điểm chung nhất định. Nhìn chung, biểu tượng là một chủ thể nhất định có thể đại diện cho chính nó hoặc những khách thể khác có ý nghĩa nội hàm liên quan đã được tri giác trước đó. Những điều này phải được một cộng đồng chấp nhận và lưu truyền một cách rộng rãi cả về không gian địa lý lẫn thời gian lịch sử. ng trong văn học 1.1.2 Bi Biểểu tượ ượng Vì tính hàm ẩn đa nghĩa của biểu tượng mà trong văn chương từ lâu các tác giả đã sử dụng biểu tượng như một phương tiện nghệ thuật đặc sắc để diễn tả hàm súc những gì mình cần diễn đạt. Biểu tượng hấp dẫn không chỉ với các tác giả dân gian mà lôi cuốn cả những tác giả văn của văn học viết, từ thơ ca đến kịch nghệ đến văn xuôi. Mỗi nền văn học lại có những biểu tượng cho riêng mình, có khi có sự giao thoa nhau đôi khi trong cùng một biểu tượng lại có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Theo Từ 18 ữ văn học, biểu tượng văn học theo nghĩa rộng là “đặc trưng phản ánh điển thu thuậật ng ngữ bằng hình tượng của văn học nghệ thuật”, theo nghĩa hẹp là “một phương phức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết học sâu xa về con người và cuộc đời” [17; tr.24] Khi ta xem xét một tác phẩm văn chương trên góc độ biểu tượng có nghĩa là ta quan tâm đến phần kết tinh nhất của tác phẩm. Nhà văn xây dựng nên biểu tượng là tổng hợp những gì thực tế tác động đến những sáng tạo của riêng mình, bởi thế, một biểu tượng văn chương luôn hòa quyện được sự chung riêng tất yếu này. Xét theo hướng ấy, phân tâm học đã có nhiều lí giải về biểu tượng của S.Freud và K.Jung. Freud thông qua khảo sát các chủ đề huyền thoại để khẳng định sáng tạo nghệ thuật chỉ là sự giải tỏa sự kiềm nén của những ẩn ức tình dục. Ông gọi là đó là những “libido tính dục”, những hình ảnh tượng trưng cho ẩn ức của con người. Tuy nhiên, quy kết mọi hoạt động sáng tạo đều nhằm vào xung năng tính dục là khá cực đoan. Do thế, người học trò xuất sắc của S.Freud, K.Jung đã bổ sung ý kiến về vô thức tập thể và cổ mẫu. Những libido không chỉ là xung năng tính dục đơn thuần mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ khác như văn hóa, xã hội, gia đình, tuổi thơ,… Từ vô thức mang tính cá nhân Jung đã phổ quát lên trở thành một vấn đề mang tính nhân loại : vô thức tập thể. Giống như một cá nhân cũng được sinh ra và lớn lên, mỗi tập thể đều có nguồn gốc và dần dần phát triển. Chính vì thế, nếu cá nhân có những libido thì tập thể cũng thế, các libido ấy là cổ mẫu. Ông lí giải biểu tượng là “sự diễn đạt cho tư tưởng trong lúc chưa thể mô tả được nó một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh” [23; tr.52] “bởi biểu tượng ở đây phải được xem là khả năng có một ý nghĩa khác rộng hơn, cao hơn, nằm ngoài năng lực cảm nhận và ám chỉ đến ý nghĩa đó của chúng ta… Biểu tượng nhô lên như một lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta. Từ đây tất nhiên sẽ bắt đầu một thực tế là sản phẩm mang tính biểu tượng đánh thức chúng ta nhiều hơn, có thể nói, quấy đảo chúng ta sâu hơn vì thế hiếm khi đưa cho chúng ta khoái cảm thẩm mỹ thuần túy, trong khi tác phẩm không mang tính biểu tượng từ đầu thì nhằm hướng đến cảm giác thẩm mỹ của chúng ta dưới dạng thuần túy hơn rất nhiều khi nó cho thấy tận mắt bức tranh hài hòa của sự trọn vẹn.” [23; tr.6364] Như vậy, Jung đã tiến xa hơn thầy mình để đi sâu vào lĩnh vực văn học, nghệ thuật. 19 Đặc biệt, ông đã nói đến tính chất không ngừng vận động và thay đổi của biểu tượng, biểu tượng không bao giờ là một khối đông cứng bất động. Nếu Freud chỉ nêu lên vấn đề về cái biểu hiện và cái được biểu hiện thì Jung đã liên kết được biểu tượng trong một mạng lưới chằng chịt và xoay chuyển không ngừng. Vậy, khi xem xét một biểu tượng văn chương ta cần phải quan tâm đến hai tầng tạo nghĩa, vô thức cộng đồng và sáng tạo của nhà văn. Một tác phẩm chỉ chứa những cổ mẫu vô thức không thể tự thân liên kết, những biểu tượng như thế chỉ có thể xuôi theo dòng chảy chung. Một tác phẩm có những biểu tượng nổi bật cần có sự tham gia một cách có ý thức của nhà văn. Nhà văn chủ động sáng tạo, tác phẩm tiếp tục phát triển và cộng hưởng với những tác phẩm khác và người đọc những ý nghĩa sẽ dần dần lớn lên theo thời gian. Mỗi ngành nghệ thuật đều có chất liệu khác nhau để cấu tạo nên những biểu tượng riêng. Với văn chương đó là ngôn từ, bản thân ngôn từ đã là một kí hiệu, từ ngôn từ lại tạo nên những hình ảnh, sự việc, con người mang tính chất biểu tượng. Biểu tượng văn học luôn vượt lên trên tính trực quan rút gọn và tính công thức ước lệ, mang nhiều ý nghĩa phái sinh qua từng thời kì. Biểu tượng, xét về phương diện hình thức là những tín hiệu mà theo L.Hjemslev, có tính phức hợp trong cấu tạo. Nó chứa đựng rất nhiều đặc tính, trong đó, đáng chú ý là ba đặc trưng nổi bật : tính đa trị, tính khả biến và tính tương tác. Tính đa trị vừa được xem là đặc điểm đồng thời cũng là hiệu quả của biểu tượng. Biểu tượng có thể mang trong mình nhiều tầng ý nghĩa cũng bởi sự thâm nhập, tương tác, cộng hưởng của mỗi chủ thể sáng tạo với cộng đồng và lịch sử. Đó có thể là một sự đào sâu có chủ ý cũng có thể do vô thức tập thể chi phối. Từ một lượng thông tin cụ thể, có giới hạn, thông qua biểu tượng có thể có một trường liên tưởng mở rộng vô hạn, nhiều tầng bậc, nhiều cấp độ, tùy thuộc vào trình độ và nhận thức của người tiếp nhận. Tính đa trị giúp biểu tượng vượt lên nơi chốn, hoàn cảnh, cá nhân cụ thể bằng cách quy tụ một thực tại và sâu sắc hơn. Dòng chảy ý nghĩa từ biểu tượng cứ thế mãi bất tận, không ngừng, theo sự phát triển của lịch sử văn học. Tính khả biến là là khả năng biến đổi, khả năng tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được biểu đạt làm cho văn học có độ mở mới, màu sắc mới. Mỗi biểu tượng không chỉ mang một ý nghĩa nhất định, bất biến mà tùy thuộc vào mỗi cộng đồng, mỗi thời kì, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân… qua quá trình tương tác và cộng hưởng dẫn đến những biến đổi nhất định về sắc thái ý nghĩa và làm nảy sinh nghĩa mới. Nếu tính đa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan