Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trườ...

Tài liệu Biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố hồ chí minh. .

.PDF
177
709
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– TRẦN NAM GIAO BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO –––––––––––––––––––––––––– TRẦN NAM GIAO BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục thể chất Mã số: 62 14 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Huỳnh Trọng Khải 2. PGS.TS. Trịnh Hữu Lộc Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Trần Nam Giao MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng trong luận án Danh mục các biểu đồ trong luận án Phần mở đầu .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 5 1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo ......................... 5 1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. ........ 5 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. ...................................................................................................................... 7 1.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc triển khai thực hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................................. 12 1.2. Đào tạo đại học theo học chế tín chỉ ............................................................ 14 1.2.1. Lịch sử về đào tạo theo học chế tín chỉ ........................................................... 14 1.2.2. Đặc điểm của học chế tín chỉ .......................................................................... 15 1.2.3. Các điều kiện đảm bảo để tổ chức tốt đào tạo theo học chế tín chỉ. ............... 19 1.3. Các nguyên tắc và một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất .................................................. 22 1.3.1. Các nguyên tắc về phương pháp giáo dục thể chất. ........................................ 22 1.3.2. Một số phương pháp giảng dạy chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục thể chất ....................................................................................... 24 1.4. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường Đại học ở Việt Nam, kinh nghiệm và đề xuất giải pháp (biện pháp) thực hiện ........................... 28 1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. ......................................... 28 1.4.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Đà Lạt – nhận thức và kinh nghiệm triển khai. ............................................................................................. 29 1.4.3. Ý kiến đề nghị nhằm hoàn thiện học chế tín chỉ trường Đại học Cần Thơ................ 30 1.4.4. Ý kiến đề xuất một số giải pháp khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ tạo trường Cao đẳng Kon Tum. ........................................................................................... 31 1.4.5. Những công việc cần làm và sớm triển khai để chuyển sang hình thức đào tạo theo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội........................................................... 32 1.4.6. Một số giải pháp để hoàn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam.......................................................................................................................... 33 1.5. Những công trình nghiên cứu có liên quan ................................................. 34 1.6. Giới thiệu về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. ................... 42 1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 42 1.6.2. Giới thiệu về bộ môn Giáo dục thể chất ......................................................... 43 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....46 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 46 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 46 2.1.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 46 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 46 2.2.1. Phương pháp tổ ng hơ ̣p và phân tić h tài liê ̣u.................................................... 46 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .................................................................... 47 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm....................................................................... 47 2.2.4. Phương pháp kiểm tra Y học........................................................................... 48 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 49 2.2.6. Phương pháp toán thống kê ............................................................................. 50 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 51 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 51 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 52 3.1. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. . 52 3.1.1. Xây dựng thang đo và ứng dụng đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ. .................................. 52 3.1.2. Thực trạng các điều kiện đảm bảo sử dụng các biện pháp thực hiện chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................................... 55 3.1.3. Mức độ quan tâm của người học về chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh ......... 62 3.1.4. Thực trạng thể chất sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................... 64 3.1.5. Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................................................... 74 3.1.6. Đánh giá thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. ...... 81 3.2. Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................. 91 3.2.1. Tổng hợp các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ ......................................................................................................... 91 3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia, người học để lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ. ....................................... 93 3.2.3. Xác định lộ trình thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. .............................................................................................................. 102 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 125 3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm ............................................ 125 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................................... 127 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................. 140 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BMI Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể cm centimet CTSV Công tác sinh viên CBQL Cán bộ quản lý CBGD Cán bộ giảng dạy ĐHQG-HCM Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn GDTC Giáo dục thể chất GV Giảng viên Kg Ki – lô – gam m Mét QĐ Quyết định SV Sinh viên TDTT Thể dục thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TN Thực nghiệm TBTCVN Trung bình thể chất Việt Nam TC Thể chất TH Thực hành DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Bảng Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Nội dung Trang Mô tả hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo các mục hỏi Sau về tổ chức triển khai thực hiện chương trình GDTC tr.54 Thực trạng về cơ sở vật chất sử dụng các biện pháp thực hiện Sau chương trình giáo dục thể chất tại trường ĐHKHXH&NV tr.55 Thực trạng về đội ngũ thực hiện chương trình GDTC tại trường Sau ĐHKHXH&NV tr.55 Thành phần giảng viên theo lứa tuổi, giới tính với trình độ học Sau vấn, thâm niên giảng dạy và môn chuyên sâu giảng dạy tốt nhất tr.57 Phân Sau bổ nội dung chương trình GDTC tại trường ĐHKHXH&NV Hình thức đánh giá học phần giáo dục thể chất Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 tr.59 Sau ĐHKHXH&NV tr.59 quan tâm đến chương trình giáo dục thể chất chính khóa và ngoại khóa Bảng 3.9 Sau Thực trạng về hoạt động TDTT ngoại khóa tại trường Tổng hợp kết quả khảo sát SV trường ĐHKHXH&NV về mối Bảng 3.8 tr.59 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo giới tính Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo học GDTC Tổng hợp mối quan tâm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV đến chương trình giáo dục thể chất Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về mối quan tâm đến chương trình GDTC theo giới tính và học GDTC Sau tr.59 62 63 63 64 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá thể chất sinh viên năm thứ nhất Sau trường ĐH KHXH&NV tr.64 So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nam SV Bảng 3.14 ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 66 tuổi So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá thể chất nữ SV Bảng 3.15 ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 69 tuổi Bảng 3.16 Bảng 3.17 Đánh giá thể lực nam sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT Đánh giá thể lực nữ sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV theo qui định 53/2008/BGD&ĐT Kết quả khảo sát SV về thực trạng tổ chức triển khai thực hiện Bảng 3.18 chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV Bảng 3.19 tr.82 Kết quả phỏng vấn Ban giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, Bảng 3.21 bộ môn các biện pháp thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ Bảng 3.25 tr.82 thực hiện chương trình GDTC theo giới tính TP. Hồ Chí Minh Bảng 3.24 Sau Sau Bảng 3.20 dục thể chất theo học chế tín chỉ tại một số trường Đại học tại Bảng 3.23 73 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai Tổng hợp thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo Bảng 3.22 72 Thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NAM sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Sự tăng trưởng theo từng test đánh giá thể lực của NỮ sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm Sau tr.91 Sau tr.93 127 128 129 131 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của Bảng 3.26 sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực 133 nghiệm Bảng 3.27 So sánh xếp loại thể lực của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm 135 Kết quả khảo sát đánh giá của SV về việc tổ chức triển khai Bảng 3.28 thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường 137 ĐHKHXH&NV sau thực nghiệm Bảng 3.29 Sự khác biệt về kết quả khảo sát sinh viên về công tác triển khai thực hiện chương trình GDTC theo giới tính 139 DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Biểu đồ Biểu đồ 3.1 Biểu đồ 3.2 Nội dung Mức độ quan tâm của sinh viên đến chương trình GDTC So sánh về hình thái giữa nam SV ĐH KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi Trang 64 67 So sánh chỉ số công năng tim giữa nam SV ĐH Biểu đồ 3.3 KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 67 19 tuổi. So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nam SV ĐH Biểu đồ 3.4 KHXH&NV với nam SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 68 19 tuổi Biểu đồ 3.5 Biểu đồ 3.6 So sánh về hình thái giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi So sánh chỉ số công năng tim giữa nữ SV ĐH KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 tuổi. 70 70 So sánh các chỉ tiêu đánh giá thể lực giữa nữ SV ĐH Biểu đồ 3.7 KHXH&NV với nữ SV TP.HCM 19 tuổi và TBTCVN 19 71 tuổi. Tỷ lệ % xếp loại thể lực nam SV năm thứ nhất trường Biểu đồ 3.8 ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào 73 tạo Tỷ lệ % xếp loại thể lực nữ SV năm thứ nhất trường Biểu đồ 3.9 ĐHKHXH&NV theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào 74 tạo Biểu đồ 3.10 Biểu đồ 3.11 Biểu đồ 3.12 So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất So sánh trung bình kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất So sánh kết quả phỏng vấn của sinh viên và CBQL, GV về 82 83 83 công tác tổ chức thực hiện chương trình GDTC theo học chế tín chỉ tại trường ĐHKHXH&NV Biểu đồ 3.13 Biểu đồ 3.14 Biểu đồ 3.15 Biểu đồ 3.16 So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nam sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nam sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nữ sinh viên nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm So sánh sự tăng trưởng trung bình các test đánh giá thể lực của nữ sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm 130 131 132 133 So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể Biểu đồ 3.17 lực cho nam SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 3.14 sau thực nghiệm So sánh sự tăng trưởng trung bình của các test đánh giá thể Biểu đồ 3.18 lực cho nữ SV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 134 thực nghiệm Biểu đồ 3.19 Biểu đồ 3.20 So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nam nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm So sánh tỷ lệ xếp loại thể lực của nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 136 136 So sánh trung bình kết quả khảo sát sinh viên về công tác Biểu đồ 3.21 triển khai thực hiện chương trình giáo dục thể chất sau thực nghiệm của bộ môn GDTC 138 1 PHẦN MỞ ĐẦU Đào tạo theo hệ thống tín chỉ lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý "Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo". Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển năng lực của người học. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình [46]. Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học, nơi sinh viên tiếp thu kiến thức và kỹ năng thông qua các chương trình học được sắp xếp có hệ thống. Thế giới đang trong tiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học, nơi sinh viên có thể chuyển đổi từ hệ thống giáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhà giáo dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học đang cố gắng lập ra một không gian giáo dục thống nhất để sinh viên có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt. Với mục đích đó, một hệ thống được gọi là “hệ thống chuyển đổi tín chỉ” được xây dựng và phát triển ở nhiều nước trên thế giới [21]. Nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một thử thách vô cùng lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng sinh viên cũng như nhận thức của người dân về vai trò nền tảng, quốc sách của giáo dục học đại học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa – tương lai của Việt Nam trong một xã hội có sự phát triển đồng hành của nền kinh tế tri thức. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giáo dục có vai trò rất lớn, ngoài việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế; nó còn đáp ứng nhu cầu nâng cao trí tuệ, nhận thức của người dân. Tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là bước đi cần thiết, để thúc đẩy việc đổi mới triệt để từ mục tiêu, chương trình và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học làm chủ 2 quá trình học tập của mình, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giải pháp số 1 cho việc đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo tính thích nghi và liên thông, hội nhập [26]. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có vai trò quan trọng trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng cao ở địa bàn các tỉnh phía Nam [71]. Năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế kết hợp với học phần sang học chế tín chỉ, một bước đi đã tác động và làm thay đổi nhiều khâu, nhiều bộ phận trong hoạt động đào tạo của trường [17]. Giáo dục Đại học ngày nay không những trang bị khối lượng kiến thức đơn thuần mà còn phải có sự quan tâm đúng mức để phát triển thể chất và nhân cách cho sinh viên. Việc vận dụng chương trình giáo dục thể chất vào chương trình đào tạo chung của nhà trường là một vấn đề quan trọng cần thiết và đòi hỏi tính khoa học. Tuy rằng, từ năm học 2005-2006 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyển đổi hoạt động đào tạo từ niên chế kết hợp với học phần sang học chế tín chỉ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa chuyển đổi một cách toàn diện ở tất cả các ngành đào tạo trong đó có cả giáo dục thể chất. Để góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển, với vị trí của mình trong sự nghiệp thể dục thể thao của đất nước, việc giảng dạy giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp hiện nay cần đổi mới, từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức, thực hiện, cải tiến nội dung chương trình giáo dục thể chất, thay đổi phương pháp giảng dạy… cho phù hợp với thực tế hiện nay. Cũng có nghĩa là trong việc thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày càng toàn diện hơn. Để hòa nhập theo sự thay đổi và phát trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, khắc phục những mặt còn hạn chế trong hình thức tổ chức giảng dạy giáo dục thể 3 chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo theo học chế tín chỉ một cách toàn diện và hiệu quả hơn; cùng với việc thực hiện những nghiên cứu thực nghiệm, kết hợp với các phương pháp đo lường hiệu quả nhằm xây dựng những cơ sở lý luận mới, nâng cao tính hiệu quả trong việc giảng dạy môn học giáo dục thể chất cho sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh theo học chế tín chỉ. Điều này đã ấp ủ, thôi thúc tôi xây dựng và đề xuất được thực hiện đề tài nghiên cứu: “Biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu: Nhằm nghiên cứu các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các giảng viên; góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tiến hành giải quyết các mục tiêu cơ bản sau: Mục tiêu 1: Thực trạng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng các biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh: Giả thuyết khoa học của đề tài Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm học 2005-2006. Tuy nhiên, việc 4 tổ chức giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất theo học chế tín còn nhiều mặt hạn chế. Do đó, với những biện pháp thực hiện chương trình Giáo dục thể chất theo học chế tín chỉ phù hợp sẽ góp phần tích cực khắc phục những mặt hạn chế để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG – TP. Hồ Chí Minh. 5 Chương 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo. 1.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển [25, tr.71]. Một số chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay được thể hiện rõ trong Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên): Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Người đã đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ba nhiệm vụ quan trọng, đó là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Đảng ta luôn khẳng định cách mạng khoa học - kỹ thuật giữ vai trò then chốt, giáo dục và đào tạo là nền tảng văn hóa dân tộc. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng của chiến lược con người, mà chiến lược con người nằm ở vị trí trung tâm của toàn bộ chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo không phải là phúc lợi đơn thuần, mà là đầu tư cho phát triển, chỉ có đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo thì đất nước mới phát triển bền vững được. Ngày 13/4/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhằm cụ thế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập” và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. 6 Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước trong tình hình mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định một trong ba đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 20112020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Đây cũng được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất để đưa nước ta phát triển ngang tầm với xu thế phát triển của thời đại... Tài liệu nghiên cứu nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI cũng đã nêu rõ sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng: Trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều biến động to lớn, phức tạp, rất nhiều vấn đề đặt ra cho cách mạng Việt Nam; mục tiêu nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, nền kinh tế của nước ta chuyển từ mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, từng bước đi vào nền kinh tế tri thức, vươn lên sánh vai cùng các nước tiên tiến đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao. Muốn như vậy, cần phải tiến hành một cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hiện nay, tình hình thế giới biến đổi hết sức phức tạp, khó lường, xu thế hợp tác là chủ yếu nhưng cũng đang xuất hiện những cuộc cạnh tranh gay gắt. Cùng với trào lưu phát triển trên toàn thế giới, trào lưu đổi mới, cải cách giáo dục và đào tạo đã mang tính chất thời đại, trở thành xu thế khách quan. Trong nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, thực chất cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay trên thế giới là cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực, mà giáo dục và đào tạo phải tạo ra con người Việt Nam có tri thức, có khả năng sáng tạo, tiếp thu, làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại. Trong bốì cảnh đó, đổi mới giáo dục là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách giáo dục hướng tới một nền giáo dục hiện 7 đại. Nước nào không đổi mới, hoặc cải cách giáo dục không thành công, nước đó sẽ mất khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế và sẽ bị tụt hậu xa hơn [7, tr. 233-248]. 1.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học. Từ năm 1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 180-CT/TW ngày 26 tháng 8 năm 1970 về tăng cường công tác Thể dục thể thao trong những năm tới, với phương hướng chung: “Trên cơ sở làm thấu suốt đường lối và quan điểm thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước và nhằm mục tiêu khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân, góp phần tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ quốc phòng, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con người mới, cần ra sức phát triển thể dục thể thao thành một phong trào có tính quần chúng rộng rãi, lấy thể dục, rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn và 5 môn: chạy, nhảy, bơi, bắn, võ làm trọng tâm, đồng thời cố gắng phát triển những môn thể thao khác. Cần tăng cường xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên, huấn luyện viên, vận động viên thể dục thể thao, tăng cường việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật thể dục thể thao, kết hợp những thành tựu hiện đại của thế giới với kinh nghiệm, truyền thống của dân tộc, do đó mà từng bước vững chắc nâng cao chất lượng của phong trào”. Đối với thể thao trường học, Chỉ thị cũng đã nêu ra rõ nhiệm vụ và nội dung cụ thể: "Đối với trường học, phải cải tiến nội dung phương pháp và tổ chức huấn luyện thể dục, hoạt động thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và chữa một số bệnh của học sinh... Phải từng bước tổ chức thực hiện tốt chế độ rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn cho thanh niên, thiếu niên. Cần phải cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tổ chức việc tập luyện cho phù hợp với lứa tuổi và điều kiện sinh hoạt, công tác của thanh niên trai và gái" [2]. Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 227/CT/TW, ngày 18 tháng 11 năm 1975 về công tác Thể dục thể thao trong tình hình mới, đưa ra những nội dung hoạt động Thể dục thể thao trong điều kiện mới, chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trong nhà trường cần được chú trọng: "Tổ chức tốt việc học tập thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ, giữa giờ cho các trường học. Phát triển các trò chơi vận động trong thiếu niên và học sinh. Phát triển các môn thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục đồng diễn... làm cho hoạt động thể dục phong phú và hấp dẫn". Chỉ thị cũng đề ra biện pháp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan