Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam...

Tài liệu Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam

.DOC
143
108
88

Mô tả:

LỜI NÓI ĐẦU Khi hội nhập kinh tế quốc tế là bước đi tất yếu thì chủ chương mở rộng quan hệ ngoại thương của Đảng, Nhà nước ta là cần thiết và đúng đắn. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định (Bình quân tăng 4 - 4,5%/năm), góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, theo hướng CNH và HĐH, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung, tự cấp sang nền kinh tế thị trường với tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, khẳng định vị thế của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trên thương trường Quốc tế. Lợi ích to lớn của hội nhập kinh tế Quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng và không thể bác bỏ. Con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc, thay thế nhập khẩu đã hoàn toàn không có sức thuyết phục. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là hội nhập kinh tế ở mức độ nào, bằng hình thức nào để có thể mang lại lợi ích tối đa và phải trả một cái giá tối thiểu quả thực là một thách thức không nhỏ ! Việt Nam với hơn 80 triệu dân, và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động và sinh sống dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nên vấn đề phát huy các lợi thế và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp,đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu không chỉ là yêu cầu đối với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp mà còn là vấn đề mang tính chiến lược, nhằm giải quyết có tính tổng thể về các quan hệ mang tính xã hội... Do đó cần phải có những thay đổi cách tiếp cận về chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 1 Trong thời gian thực tập tại Bộ Thương Mại, qua nghiên cứu tình hình sản xuất và kinh doanh xuất khẩu nông sản. Với các lợi thế và tiềm năng về đất đai, lao động, các điều kiện sinh thái... Nhưng khối lượng và kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế. Từ thực tế đó em lựa chọn đề tài: "Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: + Nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất xuất khẩu đối với các mặt hàng (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) và những giải pháp chủ yếu đã tác động đến quá trình thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. + Đề xuất và kiến nghị các giải pháp chủ yếu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong thời gian tới (2001 - 2010) Với mục tiêu trên chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản phẩm trong quá trình hội nhập của việt nam ChươngII: Thực trạng về xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của việt nam trong thời gian qua Chương III: Giải pháp và những kiến nghị chủ yếu, nhằm thúc đẩy xuất khẩu nhóm mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu chính là các mặt hàng và ngành hàng (gạo, cà phê, cao su, chè, điều) về các giải pháp chủ yếu trong sản xuất, chế biến, môi trường kinh doanh xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu. + Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu một số nông sản chủ yếu của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, chè, điều, được xác định là những mặt hàng chủ lực xuất khẩu đã có khối 2 lượng, kim ngạch xuất khẩu cao trong những năm gần đây và có tiềm năng lợi thế để phát triển. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của em để hoàn thành chuyên đề này là: + Từ kiến thức đã học tại trường ĐH KTQD + Cùng sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Đặng Đình Đào, và sự chỉ bảo của các cô chú làm việc tại Vụ kế hoạch thống kê - Bộ thương Mại. + Qua thu thập thông tin, số liệu từ các giáo trình, thời báo, tạp chí ... có liên quan. Do hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như trình độ có hạn, hơn nữa việc tìm hiểu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam là một công tác phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế- xã hội, nên em viết chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đặng Đình Đào người đã tận tình chỉ dẫn, và các thầy cô giáo đã từng dậy dỗ em trong suốt quá trình học tập, cùng các cô chú ở Vụ kế hoạch thống kê - Bộ thương Mại đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM I.1. Hội nhập kinh tế của việt nam Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “ Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức và khu vực củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế” . Ngày 18 tháng 11 năm 1996, Bộ Chính Trị đã ra nghị quyết về kinh tế đối ngoại nhằm chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này,Nghị Quyết số 7-NQ/Tw của bộ chính trị về hội nhập kinh tế Quốc tế ngày 27/11/2001; Mặt khác vấn đề này cũng đã được xác định cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định chủ trương “Phát huy cao độ nội lực , đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh và có hiệu quả bền vững” Thật vậy , đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, Việt Nam cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ kiến thức quản lý để đẩy mạnh công cuộc Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Đó là một trong những giải pháp để nước ta thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế và cũng là giải pháp giúp Việt 4 Nam sánh vai ngang hàng với bạn bè thế giới , hoà mình với công cuộc hội nhập kinh tế thế giới . Bước vào đầu thế kỷ XXI nền kinh tế nước ta đang lĩnh hội nhiều cơ may phát triển nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn : Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã chính thức có hiệu lực ; lộ trình thực hiện AFTA và chương trình ưu đãi thuế quan CEPT ngày một đến gần, hội nghị cấp cao APEC tạo thuận lợi mới cho Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới, sức ép của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu đang lớn dần... Để hội nhập và phát triển không còn con đường nào khác hơn là nền kinh tế, mà cụ thể, là tự thân mỗi doanh nghiệp phải vận động phải nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh. xác định rõ điều này, tháng 9 năm 2001,Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã đề ra Nghị Quyết Quốc Hội về nhiệm vụ năm 2001 và chương trình hành động của chính phủ năm 2001 cũng đã thể hiện quyết tâm cao của cơ quan quyền lực nhà nước, trong việc tập trung mọi nỗ lực cho phát triển kinh tế . Tuy nhiên, suốt chặng đường 15 năm đổi mới cho thấy sức cạnh tranh của các doanh nghiệp việt nam còn yếu. Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn mới bắt đầu xuất phát so với nền kinh tế nhiều nước trong khu vực, sự yếu kém có thể thấy cụ thể ở nguồn vốn, lượng vốn qúa nhỏ, quy mô và phương pháp quản lý manh mún khiến sức cạnh tranh rất thấp, đồng thời việc liên kết để tạo thành một tập đoàn kinh tế cũng khó có thể thực hiện. Nhìn ở góc độ công nghệ hầu hết thiết bị công nghệ đang sử dụng trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, đi sau công nghệ trung bình sử dụng ở các nước phát triển. Trong khi đó hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu được thực hiện trên bề mặt, chưa theo chiều sâu và chưa có một chiến lược rõ ràng để tránh lãng phí, đảm bảo chất lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành sản xuất qua đầu tư công nghệ thiết bị, lực lượng lao động đang sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay phần lớn chưa phù hợp với yêu cầu của một 5 phương thức quản lý hiện đại thì hầu hết xuất thân từ nông nghiệp và công nghiệp bao cấp, chưa quen với tác phong công nghiệp thị trường. Hơn nữa lại mất cân đối giữa công nhân kỹ thuật , công nhân có tay nghề cao với lực lương cử nhân . Hội nhập là vấn đề tất yếu để Việt Nam Phát triển, trước hết Việt Nam cần nỗi lực thực hiện Hiệp Định Thương Mại Việt -Mỹ, AFTA,CEPT và trong tương lai là hội nhập toàn cầu khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) . Song điều cần nhấn mạnh là dù hiện tại hay tương lai việt nam cần luôn chủ động tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để nâng cao vị thế cạnh tranh của hàng hoá và uy tín của mình. Được vậy, sản phẩm Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới mới mong có chỗ đứng trên thị trường . Hội nhập kinh tế Quốc Tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, tuy quá trình hội nhập kinh tế đưa lai cho Việt Nam những thuận lợi nhưng bên cạnh đó không ít những khó khăn, do vậy Việt Nam cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc vận dụng xử lý khéo léo tính hai mặt của tiến trình hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ thụ động, vừa phải trống tư tưởng giản đơn nôn nóng. Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước vừa đáp ứng và tuân thủ đúng các quy định của các tổ chức quốc tế mà nước ta tham gia. Việt Nam đã và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế Quốc Tế, mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương; phát trriển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ ; bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tề Quốc Tế : ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tề quốc tế (IMS) ngân hàng phát triển châu á (ADB); ra nhập hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập diễn đàn áÂu (ASEM) ; ra nhập diễn đàn hợp tác kinh tế châu á -Thái Bình 6 Dương (APEC); trở thành quan sát viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO); và đang tiến hành đàm phán để ra nhập tổ chứ này. Ngoài ra nước ta cũng đã ký Hiệp định khung về hiệp tác kinh tế với liên minh châu Âu (EU) và hiệp định thương mại Việt -Mỹ . Để tăng cường việc chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế Quốc Tế , Chính phủ đã thành lập uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc Tế, Uỷ ban đã có nhứng đóng góp tích cực đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế . Thực hiện đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , nước ta đã mở rông được quan hệ đối ngoại, vượt qua những khó khăn về thị trường do những biến động ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu gây ra; phá được thế vị bao vây cấm vận của các thế lực thù địch,tạo dựng được môi trường Quốc Tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nâng cao vị thế nước ta trên chính trường và thương trường quốc tế, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế ở khu vực vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Quá trình hội nhập kinh tế đã đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng không ít những khó khăn . 1. Những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (*)1  Thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Và viện trợ phát triển chính thức (ODA), tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý  Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 1(*) Nghị quyết số 07/TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. 7  Bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại và quản lý kinh doanh thích nghi dần với điều kện mới, tạo tiền đề để tiếp tục quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tiếp theo . Với những kết quả đó chúng ta đã từng bước thực hiện đựơc chủ trương kết hợp phát huy nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng, trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và bản sắc văn hoá dân tộc Tuy nhiên quá trình hội nhập kinh tế vừa qua cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém 2. Những tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (*) Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã được khẳng định rõ trong nhiều nghị quyết của Đảng và trên thực tế đã được thực hiên từng bước nhưng nhận thức về nội dung,bước đi và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa đạt được sự nhất trí cao và nhất quán, Một bộ phận cán bộ chưa thấy hết và chủ động tranh thủ những cơ hội mở ra, hoặc chưa nhận thức đầy đủ những thách thức sẽ nẩy sinh, để từ đó có kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế nước ta vươn lên chủ động hội nhập có hiệu quả ;cơ cấu kinh tế chậm lực chuyển dịch để luôn phát huyđược lợi thế so sánh của đất nước; không ít chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới cho phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế .  Công tác hội nhập kinh tế quốc tế mới được triển khai chủ yếu ở các cơ quan trung ương và một số thành phố lớn, sự tham gia của các ngành các cấp của các doanh nghiệp còn yếu chưa đồng bộ, vì vậy chưa tạo lập được sức mạnh tổng hợp cần thiết đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đạt hiệu quả cao.  Doanh nghiệp nước ta nói chung còn ít hiểu biết về thị trường thế giới và luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu , 8 trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp và bảo hộ của Nhà Nước còn lại  Môi trường kinh doanh ở nước ta tuy đã được cải thiện đáng kể song về nhiều mặt còn yếu kém : hệ thống luật pháp còn thiếu chưa động bộ,chưa đủ rõ ràng và nhất quán ; kết cấu hạ tầng phát triền chậm ; trong bộ máy hành chính còn nhiều biểu hiện của bệnh quan liêu và tệ tham nhũng , trình độ nghiêp vụ yếu kém . nguồn nhân lực chưa được đào tạo tốt .  Đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngọai còn thiếu và yếu tổ chức chỉ đạo chưa sát và kịp thời,các cấp, các ngành chưa quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chuẩn bị tham gia vào hội nhập. Đây là nguyên nhân sâu xa của những yếu kém, khuyết điểm trong hợp tác kinh tế với nước ngoài . Hiện nay, trước xu thế hội nhập , nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới mang tính cạnh tranh về sản xuất, xuất khẩu nông sản, đặc biệt là đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực I.2. Vai trò của mặt hàng nông sản trong hệ thống các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Theo phân loại của FAO, hàng nông sản là tập hợp của nhiều nhóm hàng khác nhau như, nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt, nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm . Hàng chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch xuất khẩu do có thị trường nước ngoài và điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi . Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được Nhà Nước đề ra từ cuối những năm 1960. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các 9 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có cách nhìn nhận nghiêm túc, rõ ràng . Hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành trước hết là quá trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài , qua những cuộc cọ xát cạnh tranh mãnh liệt trên thị trường thế giới. và cuộc hành trình đi vào thế giới ấy kéo theo việc tổ chức sản xuất trong nước trên quy mô lớn với chất lượng phù hợp đòi hỏi của người tiêu dùng. Nếu đứng vững được thì mặt hàng đó liên tục phát triển . Để được xét là mặt hàng chủ lực, điều kiện cần và đủ phải đạt theo tiêu chuẩn sau : Một là : có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó . Hai là : Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán . Ba là : Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước . Ngày nay, số lượng và quy mô các mặt hàng xuất khẩu chủ lực không ngừng tăng lên. Tạm tính các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 50 triệu USD/năm trở lên, năm 1991 từ 6 mặt hàng lên 14 nhóm mặt hàng trong năm 1999 . Đó là : lạc nhân, cao su, chè, điều, gạo, hạt tiêu, than đá, dầu thô, thuỷ sản, rau quả, hàng dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ . Nếu tính đạt kim ngạch từ 100 triệu USD/năm trở lên thì số mặt hàng này năm 1991 mới có 4 năm 1999 đã lên tới 11 . Việt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chia làm 3 nhóm chính : Nông, lâm, thuỷ sản; Nhiên liệu, khoáng sản; Công nghiệp và thủ công mỹ nghệ . Do trình độ và định hướng đề tài có hạn, ở đây em chỉ xin trình bày về năm mặt hàng ở nhóm mặt hàng nông sản chủ lực : Gạo, cà phê, điều , cao su , chè. Nông nghiệp là ngành khởi đầu , đóng vai trò chủ đạo trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giản nhất đến những kỹ thuật tiên tiến. Ngành nông nghiệp có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để 10 tích luỹ làm tiền nhằm phát triển các ngành công nghiệp khác góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Nông nghiệp liên quan chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiêp khác, bởi vì nông nghiệp là ngành hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực và vì thế tạo điều kiện để đầu tư phát triển các ngành kinh tế này và ngược lại, ngành công nghiệp lớn mạnh sẽ là động lực để ngành nông nghiệp tạo đà đi lên Việt nam là một nước nông nghiệp dựa vào sản xuất lúa gạo là chính, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp khoảng 42% tổng sản phẩm quốc nội ( GDP), 71 % lượng lao động của cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp . Việt Nam có nhiều ưu thế để sản xuất nông nghiệp như : Lợi thế đầu tiên phải kể đến là tài nguyên đất , tổng diện tích tự nhiên của cả nước có trên 33.1 triệu ha . trong đó có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp rất phù hợp cho việc trồng lúa và các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều, chè, hạt tiêu... cùng với đất, nước, có ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác nông nghiệp. Tài nguyên nước dồi dào cũng là một trong lợi thế nổi bật của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra nước ta còn có lợi thế về khí hậu, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa lớn rất thích hợp cho sự tăng trưởng của cây lương thực, cây công nghiệp. Nguồn nhân lực cũng là một lợi thế Việt Nam có nguồn nhân lực lớn cả về số lượng lẫn chất lượng với gần 29 triệu lao động chiếm 70% lực lượng lao động của cả nước. Đó là những ưu thế về sản xuất nông nghiệp, ưu thế đó ngày càng rõ ràng hơn khi đặt trong bối cảnh khó khăn của tình hình lương thực thế giới ngày nay. Thế mà, như đã khẳng định ở trên, luật chơi của kinh tế ngày nay là luật chơi của kinh tế thị trường trong đó mỗi quốc gia chỉ có thể trông cậy vào vũ khí duy nhất là hướng vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh cao nhất của mình . Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản chủ lực cần phải kể đến đó là: a. Xuất khẩu nông sản chủ lực nhằm giải quyết vấn đề ngoại tệ cho quốc gia có ngoại tệ để nhập khẩu nhằm phục vụ cho công cuộc Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá đất nước . 11 Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến . b. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển . Với quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất và xuất khẩu.Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc dẩy sản xuất phát triển đê thực hiện  Xuất khẩu sẽ tạo điềukiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển  Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định sản xuất  Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia Thông qua xuất khẩu nông sản việt nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng . cuộc cạnh tranh này có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp việt nam phải tổ chức, xem xét lại khâu sản xuất , hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp , các doanh nghiệp phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thích nghi với những biến động của thị trường thế giới. c. Xuất khẩu nông sản có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân . Tác động của xuất khẩu nông sản đến đời sống nhân dân khá rõ nét, được thể hiện trên nhiều phương diện . Một mặt sản xuất nông sản là nơi thu hút nhiều lao động và việc làm có thu nhập khá ổn định, mặt khác xuất khẩu nông sản tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của nhân dân . Ngoài ra thông qua xuất khẩu nông sản chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường đối với mặt hàng nông sản . Mối quan hệ giữa thị trường nước ngoài và sản xuất 12 trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là một cách tốt nhất để nâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp . Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay, các sản phẩm nông sản có vai trò rất to lớn , góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu , xuất khẩu hàng nông sản đem lại nhiều lợi ích như tích luỹ vốn cho sự nghiệp Công Nghiệp HoáHiện Đại Hoá đất nước giúp Việt Nam khai thác được các lợi thế của mình về đất đai khí hậu. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái và các địa phương như trong cả nước , đã hình thành được phần chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu trên quy mô lớn như lúa gạo ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ,Đồng Bằng Sông Hồng ; cà phê vùng Tây Nguyên ; cao su vùng Đông Nam Bộ ; chè vung miền Núi -Trung Du phía Bắc ; và một số vùng cây ăn quả đặc sản khác ... đã góp phần nâng cao được khối lượng hàng hoá và kim ngạch nông sản xuất khẩu (bình quân tăng 20%/ năm ) Triªu USD 3000 2500 2500 1900 2200 2650 2600 2230 2000 1500 909.5 1000 500 0 N¨m 1990 N¨m 1995 N¨m 1996 N¨m 1997 N¨m 1999 N¨m 20000 N¨m 2001 Những con số phản ánh ở trên tuy là những kết quả bước đầu, song đã góp phần đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo từng bước Công Nghiệp HoáHiện Đại Hoá đất nước, tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm nâng 13 cao vị thế của nền nông nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Biểu I.1. Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời kì 1996- 2001: Mặt hàng Lạc nhân Đơn vị 1996 1997 nghìn tấn 127,0 83,3 1998 87,0 1999 2000 2001 56,0 80,0 76,2 Cao su nghìn tấn 194,5 194,6 191,0 263,0 251,5 300 Cà phê nghìn tấn 283,7 398,7 382,0 488,0 733,9 910 3 Chè nghìn tấn 20,8 32,0 33,0 37,0 56,5 58,0 Hạt tiêu nghìn tấn 25,3 23,0 15,0 38,4 37,9 50,6 Hạt điều nhân nghìn tấn 16,5 33,3 25,6 16,0 40,9 18,4 Hàng rau quả Triệu 90,2 68,0 53,0 74,0 72,0 75,0 USD Gạo Triệu tấn 3,00 3,50 3,75 4,50 3,50 3,55 Nguồn: Niên gián thống kê 2001 Trong năm năm 1991- 1995. Việt Nam đã xuất khẩu được với số lượng lớn, nhưng chỉ tới năm 1995 vị trí gạo mới được khẳng định trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Cà phê cũng có những bước tiến vượt bậc, năm 1990 là 89,6 nghìn tấn, năm 1999 là 488 nghìn tấn, năm 2000 là 743 nghìn tấn và đạt 910 nghìn tấn và 2001. Với mặt hàng chè năm 2000 xuất khẩu đạt 56,5 nghìn tấn nhưng đến năm 2001 đã xuất khẩu được 58 nghìn tấn. Hạt điều nhân cũng có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng xuất khẩu, năm 2000 là 18,4 nghìn tấn, năm 2001 đã là 40,9 nghìn tấn. Biểu I.2: Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam Nhóm hàng 1996 1997 1998 1999 2000 2001 CN nặng và khoáng chất 28.74 28.0 27.87 27.16 26.08 25.40 2 CN nhẹ và thủ công 28.96 36.7 36.62 37.08 37.12 37.60 14 nghiệp Nông sản 1 29.76 24.2 24.31 23.87 23.60 23.00 9 Lâm sản 2.90 2.45 2.04 1.86 1.88 1.80 Thuỷ sản 9.94 8.53 9.16 10.03 11.32 12.20 Nguồn : Niên gián thống kê 2001 Việt Nam là một nước có nhiều ưu thế về xuất khẩu hàng nông sản, trong 14 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có 9 mặt hàng là nông sản : Lạc nhân, Cao su, Chè, Gạo, Hạt tiêu, Hạt điều nhân... Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng nhanh qua các năm, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã trở thành mặt hàng quen thuộc và ưa chuộng trên thế giới. Tû träng xuÊt khÈu n«ng s¶n cña ViÖt Nam n¨m 2001 CN nÆng vµ kho¸ng chÊt 12.2 CN nhÑ vµ thñ 25.4 1.8 c«ng nghiÖp N«ng s¶n 23 L©m s¶n Thuû s¶n 37.6 Xét về tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chúng ta thấy rằng từ 1996 đến nay, tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có xu hướng giảm sút, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ có chiều hướng gia tăng mặc dù có sự giảm nhẹ năm 1998. Song với chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng đã qua chế biến, tỷ trọng nhóm hàng này đã tăng lên gần 40% vào những năm 1999, 2000, 2001. Nhóm hàng nông, lâm , thuỷ sản là nhóm hàng xuất khẩu khá quan trọng của Việt Nam trong đó quan trọng nhất thuộc về nhóm hàng nông thuỷ sản xuất khẩu. Trong 15 những năm qua, hàng nông sản xuất khẩu đang từng bước chiếm được vị trí quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Hiện nay đang dao động trong khoảng 23- 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. I.3. Nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với qúa trình hội nhập quốc tế: Với chính sách đổi mới, mở cửa. Việt Nam sẽ trở thành thị trường cạnh tranh của các công ty Đa Quốc Gia và Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước khác để đưa hàng hoá của mình xâm nhập và thâu tóm thị trường thế giới, tiến tới Việt Nam sẽ tham gia và Tổ chức thương mại Quốc Tế (WTO). Đó là những thuận lợi và cơ hội rất tốt để Việt Nam hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Bởi lẽ, nhờ tham gia và sự phân công, hiệp tác quốc tế, sẽ mở rộng được thị trường nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm trên thị trường thế giới. Song song với những thuận lợi trên, khi hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực, Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn: Chất lượng, khối lượng của hàng nông sản chưa cao, chưa tạo lập được thị trường tiêu thụ ổn định, thiếu bạn hàng, giá cả thường xuyên biến động gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài. Do vậy vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu hòng đứng vững trên thị trường và ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc tiếp tục đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế, luật pháp, phương thức quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu nông sản là vấn đề có tính chất cơ bản giúp Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 16 Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với AFTA. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, sức ép gia tăng mạnh lên nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam là năm 2006. Chúng ta sẽ hoàn tất lộ trình thực hiện chương trình CEPT. Khi đó thuế xuất nhập khẩu theo CEPT giảm xuống còn từ 0-5% và hàng rào phi thuế quan bị xoá bỏ, hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với giá thấp hơn hiện nay rất nhiều do thuế xuất nhập khẩu giảm. Nếu Việt Nam không đầu tư, chuẩn bị thật kĩ lưỡng ngay từ bây giờ- mà thực tế bây giờ không còn là sớm nữa- chắc chắn sẽ không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ASEAN khác. Cũng có ý kiến cho rằng, CEPT sẽ giúp hàng hoá Việt Nam rộng cửa vào các nước ASEAN nên cơ hội chia đều cho các đối thủ. Tuy nhiên, khi xuất khẩu vào các nước ASEAN, giá FOB cảng Việt Nam vẫn còn cao và số lượng hàng hoá xuất khẩu không lớn, nên khả năng chiếm lĩnh thị trường ASEAN của hàng hoá Việt Nam không cao. ASEAN là một thị trường khá lớn với khoảng 500 triệu dân, tuy trước mắt gặp rất nhiều khó khăn tạm thời song tiềm năm phát triển còn lớn, lâu nay chiếm khoảng trên dưới 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta, sắp tới khi AFTA hình thành càng mở ra triển vọng giao lưu buôn bán. Mặt khác, ASEAN có nhiều hàng hoá giống ta đều hướng ra các thị trường khác là chính chứ không phải là buôn bán trong khu vực là chính, thêm vào đó các mặt hàng của ASEAN lại hơn ta về chất lượng và số lượng, có bạn hàng lâu năm và ổn định hơn ta ( gạo đứng đầu xuất khẩu thế giới là Thái Lan, cao su là Inđônêxia...) trong khi đó với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi vào thị trường Việt Nam. Do đó có thể làm cho cán cân thương mại càng bất lợi hơn với chúng ta. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động hội nhập theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nứơc mình, đảm bảo xem trọng các cam kết song phương và đa phương. Bên cạnh đó, cần làm cho doanh nghiệp xuất khẩu thấy rõ thuận lợi và thách thức đan xen trong khi hội nhập 17 đang gõ cửa. Muốn vậy, phải bám sát lộ trình trong cơ chế mới 2001- 2005, cắt giảm từng bước các biện pháp bảo hộ, bao cấp cũ, đề ra những bước đi phát triển bền vững, đoạn tuyệt với cách chụp dựt, ăn xổi. Khi xuất khẩu, hàng hoá phải hấp dẫn về chất lượng, kiểu dáng và giá cả. Khi nhập tìm được công nghệ cao, thị trường gốc, hiệu quả cao, không thua thiệt với bên ngoài, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu ngay tại sân nhà. Trong khi tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ về xuất khẩu nông sản, cần phải cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng có tính toán đến yếu tố thị trường, với những liệu pháp mạnh về qui vùng, đổi mới giống, qui trình sản xuất, bảo quản, chế biến. Bên cạnh năng xuất cao phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế. Có chế định ưu đãi thu hút nhằm thực hiện tự giác theo những nội dụng nêu trên. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, bảo đảm độc lập tự chủ, bình đẳng cùng có lợi. Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, trước hết là lộ trình giảm thuế quan. Thực hiện chính sách bảo hộ có trọng điểm, có điều kiện và có thời gian phù hợp với tiến trình hội nhập. Tích cực thực hiện các cam kết đối với các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mà nước ta đã tham gia, đặc biệt chú ý tới các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, diễn đàn hợp tác á-Âu (ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương ( APEC), tiếp tục đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mở rộng quan hệ kinh tế với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở Châu á, Châu Phi, Trung Đông và Mỹ la tinh. Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế 18 II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN II.1. Nội dung : Việt Nam là một nước nông nghiệp , nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp khoảng 42% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 71,9% lực lượng lao động của cả nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Thực tế cho thấy ngành nông nghiệp đã đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời thay thế được nhập khẩu những nông sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất các lợi thế về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kĩ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển. Để xuất khẩu được hàng hoá ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam, nội dung của hoạt động xuất khẩu được tổ chức gồm nhiều nghiệp vụ: Từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá xuất khẩu, bạn hàng giao dịch , thông qua các bước giao dịch và đàm phán đi đến kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá được chuyển đến nước bạn, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và người mua tiến hành thủ tục thanh toán. Mỗi nội dung của hoạt động xuất khẩu chính là mõi khâu, mỗi nhiệm cụ của hoạt động xuất khẩu và để đạt đựơc hiêu quả cao nhất phục vụ được đầy đủ, kịp thời cho sản xuất và cho tiêu dùng đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi nghiệp vụ và đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau. 1. Nghiên cứu thị trường: Nông sản xuất khẩu Muốn khai thác và nghiên cứu, phát triển nguồn hàng của mình, các doanh nghiệp ngoại thương phải luôn tìm cách tiếp cận thị trường. Thị trường là một dạng thù khách quan gắn với lợi ích 19 nền sản xuất với lưu thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất, lưu thông thì ở đó có thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và đầu tiên đối với bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một hoặc một nhóm sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái thị trường có”. Đối với doang nghiệp xuất khẩu, nghiên cứu thị trường cần phải trả lời các câu hỏi: Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm; khả năng bán được bao nhiêu, bán cho ai; chọn phương pháp bán nào là phù hợp nhất... Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. 2. Lập dự án kinh doanh: Lập dự án kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi đã tiến hành nghiên cứu thị trường. Dựa và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường đơn vị kinh doanh phải lập phương án kinh doanh, phương án này là kế hoạch chiến lược, phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu sao cho khả thi nhất. Theo dự báo kế hoạch của Bộ NN- PTNT, mục tiêu phấn đấu trong năm 2002 của ngành là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,5%, lâm ngiệp đạt 3% so với năm 2001. Sản lượng lương thực có hạt đạt 34,5 triệu tấn, trong đó thóc đạt 32-32,3 triệu tấn; ngô 2,3-2,5 triệu tấn; cà phê 750 ngàn tấn; hạt điều cả vỏ 146 ngàn tấn, chè búp khô 60 ngàn tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản đạt 3 tỷ USD trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo 3,8 triệu tấn, cà phê 750 ngàn tấn; cao su mủ khô 310 ngàn tấn, hạt tiêu 46 ngàn tấn; hạt điều 140 ngàn tấn, chè 80 ngàn tấn. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan