Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật...

Tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật nam định

.PDF
130
134
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Nhật Thăng HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu Trang 1 1 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Giả thuyết khoa học 3 3 3 6. Phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 3 4 8. Cấu trúc luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học 4 5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1. Vấn đề tự học đã có từ lâu trong lịch sử 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả về quản lý tự học 5 6 1.2. Những vấn đề lý luận về tự học 1.2.1. Khái niệm về tự học 8 8 1.2.2. Các hình thức tự học 1.2.3. ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sự hoàn thiện nhân cách 1.3 Những vấn đề về quản lý, quản lý hoạt động tự học 1.3.1 Một số khái niệm công cụ quản lý tự học của sinh viên 9 10 11 11 1.3.2 Quản lý giáo dục 1.3.3. Quản lý nhà trường 1.3.4. Quản lý hoạt động tự học 1.4.Vai trò của quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên các trường đại học 1.4.1. Quản lý tốt hoạt động tự học góp phần nâng cao sự thống nhất hoạt 14 15 16 19 19 động giữa thầy và trò 1.4.2. Quản lý tự học góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động học tập rèn luyện của sinh viên 1.4.3. Quản lý hoạt động tự học sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực, xây dựng được môi trường sư phạm tạo cơ hội cho sinh viên thực hiện nhiệm 22 22 vụ đào tạo 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động tự học 1.5.1 Đặc điểm của sinh viên 1.5.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục và đào tạo bậc đại học 26 26 29 Kết luận chương 1 31 32 Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2.1. Vài nét khái quát về trường Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Nhiệm vụ đào tạo của trường 2.2. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên 2.2.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học 2.2.2 Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên 2.3 Thực trạng quản lý của nhà trường và hoạt động tự học của sinh viên 2.3.1 Thực trạng việc tổ chức bộ máy quản lý tự học của sinh viên 2.3.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý 2.3.3 Các biện pháp quản lý đã thực hiện 2.3.4. Những khó khăn và thuận lợi về quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định Kết luận chương 2 Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 3.1 Nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Đinh 3.1.1 Các biện pháp phải đồng bộ tác động vào các yếu tố của hoạt động tự học 3.1.2 Phải phát huy được ý thức tự giác tính tích cực của thầy và trò đặc biệt của sinh viên 3.1.3 Phải phát huy mọi tiềm năng trong và ngoài trường 3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 3.1.5 Đảm bảo tính hiệu quả 3.1.6 Đảm bảo tính thực tiễn 3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên 3.2.1 Tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm, động cơ học tập 3.2.2 Xây dựng bộ máy quản lý 3.2.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp trong đó có tự học 3.2.4 Chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức dạy học của giảng viên trên lớp 3.2.5 Chỉ đạo thay đổi nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá thể hiện kết quả tự học của sinh viên 3.2.6 Bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của sinh viên 3.2.7 Lấy tiêu chí nâng cao kết quả tự học của sinh viên làm tiêu chuẩn đánh giá đổi mới dạy học của giảng viên 3.3 Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý tự học của sinh viên KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận 2.Khuyến nghị 32 32 32 33 33 42 47 47 50 51 61 63 64 64 64 65 65 66 66 66 66 66 69 70 72 77 83 85 95 97 97 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 100 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển nhân cách của mỗi người luôn bị chế ước chi phối bởi bốn yếu tố: Bẩm sinh di truyền được coi như là tiền đề vật chất; Hoàn cảnh (bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội) được xác định là môi trường của sự phát triển; Giáo dục (bao gồm tác động giáo dục có định hướng của gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội khác) có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh sự phát triển cá nhân và yếu tố thứ tư là hoạt động rèn luyện của bản thân chủ thể. Đó là yếu tố quyết định hiệu quả của sự phát triển nhân cách. Tự học là một thành phần của quá trình tự hoạt động, tự rèn luyện. 1.1. Xuất phát từ vai trò của tự học đối với việc nâng cao chất lượng Giáo dục Đào tạo Tự học- tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi người. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học. Để đáp ứng được nguồn nhân lực có đủ số lượng và chất lượng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng ta xác định mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001 - 2010) là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao...”[7, 24]. 1.2. Tự học càng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên trong thời đại bùng nổ thông tin Trong lịch sử nhân loại chưa bao giờ khối lượng tri thức lại phát triển mạnh mẽ như những năm gần đây và thời gian sắp tới. Người ta tính rằng trong năm năm gần đây tri thức tăng gấp đôi, nhất là những lĩnh vực mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sức bền vật liệu, vật lý, điều khiển học... Kiến thức mà thầy cô truyền thụ ở trong nhà trường, nhất là qua những giờ giảng chỉ là một phần quá ít ỏi người lao đông cần phải có thể tham gia lao động sản xuất và hoạt động với tư cách là chủ thể của sự phát triển nhân cách, phát triển xã hội và khai thác có hiệu quả tự nhiên... Sinh viên là nguồn bổ sung cho lực lượng lao động xã hội có trình độ cao. Họ phải có năng lực tự hoàn thiện, tự học để tiếp cận với tri thức khoa học và công nghệ bằng các kênh thông tin khác nhau, không chỉ bằng con đường học tập trên lớp. Chính xuất phát từ vị trí vai trò, đặc điểm của đội ngũ sinh viên mà vấn đề tự học càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo cũng được xác định rõ là: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy và học đổi mới nội dung, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá...”. Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “Giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Điều 5 Luật giáo dục 2005 cũng quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. 1.3. Thực tế việc bồi dưỡng năng lực tự học chưa được các trường đại học quan tâm thoả đáng trong đó có trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Nam Định Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật không những đào tạo ra những kỹ sư công nghệ trình độ đại học và cao đẳng mà còn đào tạo GVDN, giáo viên kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của các tỉnh phía Bắc. Về thực tế, chất lượng học tập của sinh viên trường ĐHSPKT Nam Định còn thấp,chúng tôi nhận thấy sinh viên còn rất lúng túng trong tự học, nhất là những môn mới chưa được tiếp xúc ở trường phổ thông. Các thầy cô giáo phần lớn chỉ tập trung truyền thụ kiến thức cho sinh viên mà chưa quan tâm hướng dẫn cho SV tự học tự trao dồi kiến thức. Sinh viên học tập còn mang tính chất đối phó với KT và thi cử. Khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu còn rất yếu; công tác quản lý việc tự học của sinh viên chưa được sát sao lắm, số lượng giáo viên cơ hữu của trường còn thiếu. Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV còn thấp. Chính vì vậy, để tìm ra biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động tự học của SV trường ĐHSPKT Nam Định là cần thiết đối với nhà trường trong giai đoạn hiện nay,chúng tôi xác định đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường ĐHSPKT Nam Định” làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của sinh viên trường ĐHSPKT Nam Định. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động tự học của sinh viên trường ĐHSPKT Nam Định. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường ĐHSPKT Nam Định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài - Điều tra khảo sát đánh giá thực trạng hoạt đông tự học và các biện pháp quản lý hoạt động tự học ở trường ĐHSPKT Nam Định - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của SV 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động tự học của SV trường ĐHSPKT Nam Định còn một số hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan là sinh viên chưa có phương pháp học tập hợp lý, các em còn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp tự học, học còn nặng về thi cử, kiểm tra, thiếu tinh thần học hỏi và ý chí tự vươn lên. Nguyên nhân khách quan các thầy cô chỉ chú trọng tới nội dung truyền thụ kiến thức mà chưa áp dụng các phương pháp dạy tự học. Các công tác tổ chức và quản lý hoạt động tự học của sinh viên còn nhiều hạn chế. Số lượng GV cơ hữu của trường còn thiếu. Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hợp lý tác động vào các khâu, các yếu tố của hoạt động tự học của sinh viên thì chất lượng hiệu quả học tập của sinh viên sẽ được nâng cao. 6. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu đối với sinh viên hệ đại học ở trong ký túc xá và nghiên cứu biện pháp quản lý tăng cường tự học của nhà trường 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm nghiên cứu phương pháp luận, nghiên cứu ý nghĩa của tự học, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Các phương pháp: + Phương pháp thống kê học + Phương pháp điều tra tâm lý học xã hội đối với giáo viên+ sinh viên + Phương pháp quan sát thực tế. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm + Phương pháp trao đổi toạ đàm... Phương pháp sử lý thông tin: Ngoài phân tích, tổng hợp, chủ yếu tác giả sử dụng toán thống kê, phần mềm tin học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự học Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam định Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề tự học đã có từ lâu trong lịch sử Trong lịch sử phát triển của giáo dục, tự học là vấn đề đã được quan tâm và nghiên cứu từ lâu cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm phát huy vai trò tích cực học tập của người học. Song ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử vấn đề tự học được đề cập tới dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngay từ thời Trung Hoa cổ đại, nhà giáo dục lỗi lạc đã nhận thấy vai trò quan trọng của vấn đề tự học. Khổng Tử (551-479Tr CN), trong cuộc đời dạy học của mình ông luôn quan tâm và coi trọng mặt tích cực của người học. Ông đã từng dạy học trò: “Không giận vì không muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày cho, vật có 4 góc bảo cho biết một góc mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Khi khoa học giáo dục trở thành khoa học thực sự, người đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển của nhà trường hiện đại là nhà sư phạm vĩ đại Tiệp Khắc J.A Comenxky(1592-1670) ông tổ của nền giáo dục cận đại đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng”.{6,101} Đến thế kỷ XVIII -XIX các nhà giáo dục nổi tiếng như J.Rutxô (1712-1778), Disterverg (1790-1886 )và K.D Usinxki ( 1824-1890) T.H Petstalogi (1746-1827 ) trong các tác phẩm nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Tự mình giành lấy tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi, tự suy nghĩ là con đường quan trọng để chiếm lĩnh tri thức”.{12 } Các nhà giáo dục hiện đại cũng đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học giáo dục cũng đã khẳng định vai trò to lớn của hoạt động tự học. Phát triển tư tưởng từ quan điểm của các nhà giáo dục tiền bối, họ đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng như : N.A Rubakin,{27} Smit Hecbơc {15} đã nhấn mạnh việc quan tâm giáo dục động cơ hoạt động đúng đắn là điều kiện để học sinh tích cực chủ động trong học tập. Để giúp người học nâng cao tính tích cực nhận thức và đạt hiệu quả trong hoạt động tự học các tác giả như A.M.Machiuskin,{20}A.V.Petrovski,{23} cũng đã đề ra trong việc thiết kế các bài tập nhận thức nhất là bài tập nêu vấn đề để SV thực hiện trong thời gian tự học đó là trách nhiệm của người giáo viên. Các nhà giáo dục phương Tây nổi lên cuộc cách mạng tìm phương pháp khai thác “cái tôi” trong người học. Như Montaigne, ông kêu gọi các nhà giáo “Tốt hơn là ông thầy nên để cho học trò tự đi lên phiá trước mà nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức của trò”. Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước tây Âu và Mỹ đã tìm những phương pháp giáo dục mới, dựa trên cơ sở “Lấy người học làm trung tâm” để phát huy hết năng lực của người học. Các kỹ năng được tích luỹ phải bằng hoạt động do người học tiến hành với sự giúp đỡ của giáo viên. Đại diện cho tư tưởng này là J.Deway ông cho rằng “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”{18}. Ngoài ra các phương pháp dạy học theo tư tưởng này cũng đã được đưa vào thực nghiệm như: “Phương pháp tích cực”, “Phương pháp cá thể hoá”, “Phương pháp hợp tác”. Đây là những phương pháp mà người học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng cách nghe thầy giảng mà còn từ hoạt động tự học, tự tìm tòi để biến kiến thức của sách vở, của thầy thành kiến thức của mình, Giáo viên chỉ là trọng tài, thiết kế, đạo diễn, tổ chức, giúp đỡ học sinh biết cách học, biết cách làm...Các nhà nghiên cứu qua thực nghiệm cũng đã chỉ ra những hạn chế nhất định của các phương pháp đó là không thể ứng dụng cho mọi loại tri thức, không thể vận dụng mọi lúc, mọi nơi mà còn phải phụ thuộc vào trình độ tổ chức và thực hiện của mỗi giáo viên, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính tự nguyện học hỏi của mỗi cá nhân người học. Nhiều nhà giáo dục ở Châu Á cũng đã quan tâm đến lĩnh vực tự học của học sinh. Nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật ông T.Makiguchi đã trình bày những tư tưởng giáo dục mới trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”. Ông cho rằng giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng. Trước những thách thức mới của thế kỷ 21. Hội đồng Quốc tế Jacques Delors về giáo dục cho thế kỷ 21 đã hoàn thành bản báo cáo phân tích nhiều khía cạnh học tập trong xã hội tương lai, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả về quản lý tự học Ở Việt Nam, các bậc thầy trong giáo dục thời xưa đã từng chú ý đến vai trò của người học như; Chu văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,.... trong thời đại ngày nay cũng có nhiều ý kiến về vấn đề này. Hoạt động tự học thực sự được chú ý quan tâm dưới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ đã từng dạy: cách học tập... lấy người học làm nòng cốt, và khi nói về công tác huấn luyện và học tập Người nhấn mạnh “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học” Người khuyên “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập” Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhắc nhở sinh viên: “Ở Đại học, điều chủ yếu là học phương pháp.... nếu anh tự vũ trang được một phương pháp vững vàng thì anh dùng nó suốt đời, vì anh phải học mãi mãi...” Nghị quyết Hội nghị TW 2, Khoá VIII đề cập đến vấn đề “Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”, “ Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Luật giáo dục 1988, chương 1, điều 4 có ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên...” Vấn đề nghiên cứu tự học và hoạt động tự học đã được đặt nền tảng vững chắc về quan điểm chỉ đạo trong thời kỳ chuyển mình của giáo dục đào tạo nhằm thích ứng với giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi bước vào thế kỷ XXI. Từ đó vấn đề tự học đã được các nhà sư phạm hàng đầu trong nước nghiên cứu thực nghiệm. Cuối những năm 1960, các tác giả như Tạ Quang Bửu, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng... đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tự học. Trong những năm gần đây dưới sự hướng dẫn của các thầy các cô của khoa Sư Phạm Đại học Quốc gia Hà Nội nhiều luận văn thạc sỹ quan tâm nghiên cứu vấn đề này. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh với đề tài: “Các biện pháp chủ yếu Quản lý hoạt động tự học của học viện trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Yên Bái”. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Hoài Văn với đề tài: “Biện pháp quản lý tăng cường hoạt động tự học của SV viện Đại học Mở Hà nội trong bước phát triển hiện nay”. - Luận văn thạc sĩ của Phạm chí Cường “Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của SV trường cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái nguyên” Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề tự học ở những góc độ khía cạnh khác nhau, chỉ ra vai trò, vị trí tầm quan trọng của tự học, các phương pháp tự học, các điều kiện và phương tiện phục vụ tự học, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả tự học và các phương pháp nâng cao chất lượng tự học. Nhưng về phương diện quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định chưa có đề tài nào đề cập tới. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định” 1.2. Những vấn đề lý luận về tự học 1.2.1. Khái niệm về tự học Có rất nhiều tác giả nghiên cứu về tự học, mỗi tác giả có những quan điểm khác nhau, sau đây là một số các quan điểm. Nhà tâm lý học N.A Rubakin cho rằng: “Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử trong thực tiễn hoạt động các nhân bằng cách thiết lập các mối liên hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu ,đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm kỹ năng, kỹ xảo của bản thân chủ thể. {27} Theo giáo sư người Nga S.I. Zinoviez tự học đó là việc học độc lập của SV diễn ra song song với quá trình dạy học Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học - là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp...) và khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất cuả mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cá nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi...)để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”{30,621}. Theo Võ Quang Phúc: “Tự học là một bộ phận của học, nó được tạo thành bởi những thao tác, cử chỉ ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định”{24,37}. Tự học là một dạng lao động trí óc đòi hỏi người học phải tích cực chủ động quyết tâm cao. Trong quá trình tự học người học thực sự là chủ thể của quá trình nhận thức, nỗ lực hoạt động hoạt động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Tự học là “nội lực” quyết định chất lượng học tập sáng tạo cho hôm nay và cho mai sau. Từ những quan điểm nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như sau : Tự học là một quá trình hoạt động nhận thức của mỗi người, là một trong những nhân tố quyết định hiệu quả chất lượng chiếm lĩnh tri thức của loài người để phát triển nhân cách. Tự học đòi hỏi một sự nỗ lực, tự giác, kiên trì sáng tạo về phương pháp hình thức phù hợp với điều kiện, khả năng và mục tiêu đặt ra. Tự học không chỉ là lĩnh hội tri thức khoa học mà còn bao gồm kinh nghiệm sống, lao động và học tập, chiếm lĩnh những giá trị văn hoá xã hội của nhân loại và dân tộc trong quá khứ lịch sử và hiện tại. 1.2.2. Các hình thức tự học Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau - Hình thức 1: Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có sách và sự hướng dẫn của giáo viên. Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học. Kết quả của quá trình nghiên cứu đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các tri thức khoa học mới, đây thể hiện đỉnh cao của tự học. Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một niềm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng vừa sâu. Tới trình độ tự học này người học không thầy, không sách mà chỉ cọ sát với thực tiễn vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học của cá nhân mình. - Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có giáo viên bên cạnh. Ở hình thức tự học này có thể diễn ra ở hai mức : + Tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy: Kiểu học này người học tự học để hiểu, để thấm các kiến thức trong sách vở qua đó sẽ phát triển tư duy. Tự học hoàn toàn với sách là cái đích mà người học phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. + Tự học có thầy ở xa hướng dẫn: Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đổi thông tin thô sơ hay phức tạp dưới dạng phản ánh và giải đáp những thắc mắc, làm bài kiểm tra, đánh giá... - Hình thức 3: Tự học có sách, có sự điều khiển trực tiếp của thầy những phương tiện kỹ thuật trên lớp với một số tiết trong ngày sau đó người học về nhà tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên. + Trong quá trình học tập trên lớp, thầy với vai trò là nhân tố hỗ trợ, là chất xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự lĩnh hội tri thức. Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác tích cực say mê, sáng tạo trong quá trình nhận thức. Mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực. Ngoại lực dù có quan trọng đến mấy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy nội lực phát triển. + Trong quá trình tự học ở nhà, với sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sắp sếp kế hoạch, huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn thành những yêu cầu do giáo viên đề ra. Tự học của người học theo hình thức này liên quan trực tiếp với yêu cầu của giáo viên, được giáo viên định hướng về nội dung, phương pháp tự học để người học thực hiện. Như vậy, ở hình thức tự học thứ 3 này quá trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học, chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của GV và quá trình tự học của sinh viên. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên trong và ngoài giờ lên lớp dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định. 1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động tự học đối với sự hoàn thiện nhân cách Trong hoạt động giáo dục việc tạo ra kiến thức cho người học gắn liền với quá trình tự nhận thức của chính họ. Kiến thức chỉ có được thông qua hoạt động tư duy của người học. Trong quá trình dạy học tác động dạy của thầy dù có quan trọng đến mức “Không thầy đố mày làm nên” vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác và tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển và trưởng thành. Tự học là một hoạt động có ý nghĩa quyết định kết quả học tập và tu dưỡng của SV trong trường sư phạm nói chung và SV Trường Sư phạm Kỹ thuật nói riêng. Trong quá trình học tập tu dưỡng trong trường họ phải rèn luyện để trở thành một giáo viên và một người thầy người thợ giỏi trong tương lai. Để đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tự học Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Về nhân cách học tập phải lấy tự học làm nòng cốt”. Quá trình tự học như thế có thể hiểu là sự chuyển hoá quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, là sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm gía trị bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới từ bên ngoài. Như vậy hoạt động tự học có vai trò quyết định đến sự phát triển nhân cách của người sinh viên chính là vốn tri thức nghề nghiệp, kỹ năng và phẩm chất đạo đức được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học. Đối với sinh viên sư phạm tự học càng trở nên quan trọng bởi sẽ là những thầy cô giáo sẽ về những trường phổ thông dạy cho HS, đòi hỏi ở họ không chỉ có kiến thức khoa học về các môn sẽ dạy ở phổ thông mà còn phải có hiểu biét sâu sắc về các vấn đề văn hoá XH, thời sự chính trị trong nước và quốc tế...Có kiến thức lý luận và thực tiễn sâu rộng mới đủ khả năng giúp SV phát triển trí tuệ, đạo đức, phát triển nhận thức, hình thành tình cảm và niềm tin trong cuộc sống...Chính vì vậy XH luôn đòi hỏi “thầy biết mười để dạy một”, “Thầy giáo là cuốn từ điển sống”, “Bộ óc (sự hiểu biết) của thầy giáo là cái giếng khoa học, tâm hồn là mùa xuân ấm áp, trái tim đôn hậu như một người mẹ...” Người SVSP phải biết tự học vì sẽ phải dạy cho HS biết tự học. Có lẽ trên đời này không có nghề nghiệp nào lại có chức năng cao quý “Dạy học trò làm người” và chính vì vậy SVSP phải học cách tự học để dạy HS tự học làm người. 1.3. Những vấn đề về quản lý, quản lý hoạt động tự học 1.3.1. Một số khái niệm công cụ quản lý tự học của sinh viên + Khái niệm về quản lý. Quản lý là sự điều khiển một hệ thống hoạt động xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Đó là loại lao động để điều khiển người lao động. Nó là một thuộc tính lịch sử, có tính vĩnh hằng. Hoạt động quản lý nẩy sinh và bắt nguồn từ chính trong quá trình lao động để cải tạo tự nhiên và xã hội của con người. Khi xã hội càng phát triển, các hình thức lao động càng phong phú thì hoạt động quản lý càng chiếm vai trò quan trọng và càng có điều kiện để trở thành một khoa học. Vì vậy Các Mác đã viết: “Bất kỳ một lao động xã hội hay cộng đồng nào được tiến hành trên quy mô tương đối lớn cũng đều cần có sự quản lý, nó xác lập mối quan hệ hài hoà giữa các công việc riêng rẽ và thực hiện những chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động của toàn cơ cấu sản xuất (khác với vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy). Một nghệ sỹ chơi đàn chỉ phải điều khiển có chính mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” Vậy quản lý là gì? Khoa học quản lý, xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau, đã đưa ra những quan điểm khác nhau về quản lý. Có người cho rằng quản lý là cai trị “Cai trị một tổ chức bằng cách đặt ra các mục tiêu và hoàn chỉnh các mục tiêu, bằng cách lựa chọn và sử dụng những phương tiện, phương pháp thích hợp”. Những người theo quan điểm này cho rằng quản lý là cai trị vì trong quản lý không phải mọi lúc cấp dưới đều chấp hành mệnh lệnh cấp trên cho nên phải cưỡng chế. Nhưng cũng có những quan điểm lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hành động của con người. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là sự tác động liên tục có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”{25,24} Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “ Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng) quản lý về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”{11} Các tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “ Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”{5}. Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”{16,33}. Như vậy các quan điểm về quản lý trên đây tuy có khác nhau nhưng không đối lập nhau. Từ những quan điểm đó ta có thể hiểu quản lý: Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm hướng dẫn, điều khiển các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để đạt tới những mục đích phù hợp với ý chí của nhà quản lý và phù hợp quy luật khách quan. + Các chức năng quản lý. - Chức năng lập kế hoạch. Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất giúp cho nhà quản lý tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và khoa học. Trên cơ sở đó căn cứ vào những gì đã có, những gì sẽ có trong tương lai mà xác định rõ hệ thống các mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để chỉ rõ mong muốn của tổ chức. Lập kế hoạch bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau: * Xác định, hình thành mục tiêu. * Chẩn đoán đánh giá thực trạng phát triển của tổ chức. * Xác định các hoạt động cần thiết để đạt được những mục tiêu. Lập kế hoạch sẽ tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của hệ thống làm cho việc kiểm tra được dễ dàng. - Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch. Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình sắp xếp và phân phối các nguồn lực để hịên thực hoá các mục tiêu đã đề ra, là sự sắp đặt một cách khoa học cho con người, công việc một cách hợp lý, là sự phối hợp các tác động bộ phận tạo nên một tác động tích hợp mà hiệu quả của nó lớn hơn nhiều so với tổng số các hiệu quả của tác động thành phần. Công tác tổ chức bao gồm: * Xác định cấu trúc của bộ máy. * Tiếp nhận và phân phối các nguồn lực theo cấu trúc bộ máy. * Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên trong tổ chức. - Chức năng chỉ đạo. Chỉ đạo là quá trình tác động, liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định để đạt được những mục tiêu của tổ chức. Nội dung của chức năng chỉ đạo bao gồm: *Chỉ huy, ra lệnh. *Động viên khen thưởng. *Theo dõi, giám sát. *Uốn nắn, sửa chữa, chỉnh lý. - Chức năng kiểm tra đánh giá. Để hoàn thành chức năng lãnh đạo, người lãnh đạo hệ thống cần phải thực hiện chức năng kiểm tra của quản lý. Xem mục tiêu dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt được ở mức độ nào, kịp thời phát hiện những sai sót lệch lạc, tìm ra nguyên nhân của những sai sót, điều chỉnh và tạo thông tin cho quản lý tiếp theo. Bốn chức năng của quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chu trình quản lý. Chu trình quản lý bao gồm 4 giai đoạn với sự tham gia của 2 yếu tố quan trọng thông tin và quyết định. Trong đó thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý. Chức năng kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo. Chu trình quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau: LẬP KẾ HOẠCH Kiểm tra Thông tin Tổ chức 1.3.2. Quản lý giaó dục Quản lý giáo dục được bàn ở đây là quản lý giáo dục dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì mỗi phương thức sản xuất có một cách quản lý khác nhau. Xã hội nô lệ có quản lý của xã hội nô lệ, xã hội tư bản có quản lý của xã hội tư bản, xã hội chủ nghĩa có quản lý của xã hội chủ nghĩa. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất [28-29]. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. Từ các định nghĩa trên ta thấy có hai yếu tố cơ bản thường được nhắc đến trong quản lý giáo dục đó là: Chủ thể quản lý: Hệ thống, bộ máy quản lý giáo dục các cấp. Khách thể quản lý: Là hệ thống giáo dục quốc dân hay sự nghiệp giáo dục của địa phương. Như vậy, sự tác động từ chủ thể quản lý đến khách thể quản lý có thể từ người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục đến các đối tượng quản lý là người dạy, người học, cơ sở vật chất thiết bị, hoặc từ tác động giữa các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương. 1.3.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là một thể chế xã hội- Nhà nước, là một đơn vị tổ chức hoàn chỉnh, một cơ quan giáo dục chuyên biệt thực hiện chức năng giáo dục-đào tạo của Nhà nước và của cộng đồng xã hội chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống. Quản lý giáo dục là một phạm vi cụ thể của quản lý hệ thống giáo dục. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh”{13 ,61} Quản lý nhà trường bao gồm nhiều nội dung: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhằm phục vụ cho việc học tập, giảng dạy: Quản lý nguồn tài chính hiện có của nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để tiến hành cho hoạt động dạy học và giáo dục; Tổ chức đội ngũ nhà giáo, CBCNV, tập thể học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ trong chương trình công tác của nhà trường; Quản lý các hoạt động chuyên môn: Quản lý chương trình, thời gian, quản lý chất lượng, theo chương trình giáo dục của Bộ, của nhà trường; Quản lý việc học tập của SV theo quy chế của Bộ GD & ĐT. Quản lý nhà trường là một bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục tổng thể, trong đó quản lý qúa trình dạy học là một trong những hoạt động chủ yếu nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý của nhà trường. Xuất phát từ quản lý quá trình dạy học là sự thống nhất hữu cơ giữa quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động học của học sinh. Những hoạt động quản lý nói trên đều là những tác động có phương hướng, có mục đích được phối hợp một cách đồng bộ nhằm giải quyết những nhiệm vụ quản lý của nhà trường trong đó sản phẩm cuối cùng của hoạt động quản lý đều được biểu hiện tập trung ở sự hình thành và phát triển nhân cách cuả học sinh. 1.3.4. Quản lý hoạt động tự học - Khái niệm: Quản lý hoạt động tự học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lý đến tất cả các khâu của hoạt động tự học trong nhà trường giúp sinh viên hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Quản lý hoạt động tự học là một nội dung quản lý rất quan trọng của hoạt động quản lý nhà trường. Vì nếu quản lý tốt hoạt động tự học của sinh viên sẽ nhân lên và tạo ra những nguồn lực tiềm tàng đảm bảo chất lượng và ngược lại nếu quản lý kém sẽ làm suy yếu các nguồn lực và làm giảm chất lượng học tập của sinh viên. - Mục tiêu của hoạt động quản lý tự học. Mọi hoạt động quản lý đều xuất phát từ mục tiêu quản lý. Nếu xác định sai mục tiêu sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, nguồn lực tài chính và nhân lực.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan