Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học...

Tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

.PDF
21
8
132

Mô tả:

I: PHẦN MỞ ĐẦU Ở trường Tiểu học, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, nâng cao hiểu biết... và đặc biệt nó là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hình thành nhân cách cho học sinh. 1. Lý do chọn đề tài Đối với học sinh tiểu học người ta vẫn nói đến mối quan hệ giữa học và chơi, chơi và học. Vì vậy ngoài học tập nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em: học để mà vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập, học - chơi được đan xen một cách hài hoà. Sau những giờ học căng thẳng các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách say sưa. Các em thích được hát thích được múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích. Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu học sinh tiểu học đến trường chỉ làm mỗi nhiệm vụ học tập, một điều tất yếu xảy ra là khi vào giờ học các em sẽ không thể tập trung học tập được, khả năng tiếp thu bài giảm sút và đương nhiên chất lượng giáo dục sẽ thấp kém. Sau đó các em sẽ chán đi học, không muốn đi học. Làm thế nào để giúp trẻ cân bằng giữa việc học tập và vui chơi, giúp trẻ giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng sau những giờ học trên lớp, tạo hứng thú trong học tập, trong tư duy, trong nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ,.… Việc tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường sẽ giải quyết được vấn đề nêu trên. Bởi chính hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một sân chơi bổ ích và lí thú nhất trong nhà trường giúp các em vừa được học tập ôn luyện củng cố, mở mang kiến thức đã học trên lớp vừa được vui chơi, giải trí lành mạnh và thể hiện được chính mình. Đây là động lực thúc đẩy giúp các em học tốt hơn các môn học văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Chính vì những mục tiêu nêu trên, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Lê Tất Đắc. Từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nối chung. 3. Đối tượng nghiên cứu : 3 Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, công tác dạy và học của Tổng phụ trách đội, giáo viên và học sinh trong việc thực hiện hoạt động GDNGLL trường Tiểu học Lê Tất Đắc, huyện Hoằng Hóa trong những năm gần đây. 4. Phương pháp nghiên cứu : + Phương pháp đọc sách : Để nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan đến công tác hoạt động giáo dục NGLL. + Phương pháp đàm thoại: Nhằm trao đổi với các giáo viên về thực trạng và thu thập tư liệu, thông tin về công tác hoạt động giáo dục NGLL tại trường. + Phương pháp quan sát:Thông qua việc việc kiểm tra các nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức các hoạt động NGLL để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu. + Phương pháp điều tra viết: Thu thập ý kiến chủ quan của đối tượng được điều tra về công tác hoạt động giáo dục NGLL tại trường để có cơ sở nhận xét một cách tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu. + Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê để xử lí các tài liệu, số liệu thu thập được. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” ( Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3) Khoản 1 Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010 đã ghi: “ Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phát triển phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học”. Như vậy, hoạt động giáo dục trong trường Tiểu học được chia thành hai bộ phận: Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp; Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. ( Khoản 2- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). 4 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. ( Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ. Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo dục Đào tạo. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nghiên cứu một số tài liệu sau: - Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường (dành cho hiệu trường và cán bộ quản lý nhà trường)- Nhà xuất bản chính trị quốc gia – Hà Nội năm 2007. - Điều lệ trường tiểu học năm 2010 - Luật giáo dục Việt Nam năm 2005. - Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học. - Chương trình hoạt động GDNGLL của Bộ GD-ĐT. - Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/10/2015 ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học; Công văn số 1490/SGDĐTGDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học năm học 2015-2016. + Do yêu cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục, dạy học trong trường học ngày càng phức tạp, đa dạng. Trên cơ sở đó, hiệu trưởng rút kinh nghiệm, cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Hơn nữa, từ năm 2008 đến nay, căn cứ chỉ thị số 40/CT BGD ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; để thực hiện tốt phong trào này đòi hỏi phải thực hiện tốt tất cả các mặt giáo dục trong nhà trường theo 5 nội dung của trường học thân thiện, học sinh tích cực mà điều cần quan 5 tâm là việc nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh mà từ trước đến nay chúng ta còn xem nhẹ. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Tình hình địa phương : Trường tiểu học Lê Tất Đắc, nằm dọc theo Quốc lộ 10 thuộc thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dân số 5532 người/1521 hộ. Phụ huynh học sinh chủ yếu là cán bộ công chức nhà nước và công nhân. Phần lớn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Số hộ nghèo vẫn còn. b. Đặc điểm trường tiểu học Lê Tất Đắc: Trường tiểu học Lê Tất Đắc thành lập từ tháng 9/1990 được tách từ trường Thị trấn. Đội ngũ giáo viên ổn định, đảm bảo đủ chỉ tiêu (21 GV/17 lớp, tỉ lệ 1,23%). Số giáo viên đạt chuẩn 100%, giáo viên trên chuẩn 19/21 tỉ lệ 90.5%; trường có giáo viên chuyên các môn Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, tiếng Anh trong biên chế; toàn trường học 2 buổi/ngày lại học chỉ một điểm trường nên thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo và sinh hoạt của học sinh. Cơ sở vật chất tương đối ổn định, có đủ phòng học, cây xanh bóng mát đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp; có sân chơi bằng xi măng sạch sẽ, có bãi tập cho học sinh 2400m2. Trường được công nhận trường đạt chuẩn mức độ II, năm học 2011-2012. Trường được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 2014. c. Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDNGLL trong thời gian qua: * Thực trạng về xây dựng kế hoạch: Hàng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động NGLL với các nội dung theo chủ điểm hàng tháng.Tổ trưởng các tổ chuyên môn triển khai nội dung hoạt động vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để các khối lớp thực hiện. Thực tế, nội dung của kế hoạch chỉ thực hiện rõ nét ở những tháng có chủ điểm lớn: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 26/3,.. *Thực trạng về nhận thức, năng lực của giáo viên, tổng phụ trách Đội: Trong những năm trước đây, nhà trường còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xem đây là “môn phụ”, chỉ đầu tư nhiều vào các “môn chính”. Nội dung thực hiện còn sơ sài, thời gian dành cho hoạt động này còn hạn chế. Trong quá trình thực hiện ít có sự kiểm tra, đánh giá. Điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động còn thiếu thốn, chưa được đầu tư nhiều. Một bộ phận giáo viên chưa thực sự nhận thức được vai trò và tác dụng to lớn của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giáo viên còn xem nhẹ hoạt 6 động này, cho đây là hoạt động vui chơi,chỉ tập trung vào các hoạt động dạy học trên lớp. Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp, họ chỉ tổ chức nhằm đối phó với sự quản lí, chỉ đạo của lãnh đạo mà không cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả của nó. Vì không được giáo viên đầu tư dẫn đến nội dung hoạt động nghèo nàn, hình thức đơn điệu, chưa thiết thực, chưa gắn với nhu cầu thực tế cuộc sống, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Chính vì vậy các hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia, chưa mang lại hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục hiện nay. Nhiều bậc phụ huynh còn có những quan niệm chưa đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Họ chưa thấy rằng cùng với hoạt động học tập thì việc tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng là một nhiệm vụ, một quyền lợi để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của mỗi học sinh. Vì vậy họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận các kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường, lớp. Thậm chí nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia vào hoạt động này vì sợ mất nhiều quỹ thời gian học tập của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả, thành tích học tập của các em. Chính những suy nghĩ, nhìn nhận sai lầm ấy đã chi phối đến cách nhận thức của trẻ đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp. Do vậy nhiều trẻ không có ý thức tự nguyện, tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động. Nhiều em tham gia lấy lệ, chưa phát huy hết năng lực sở trường của bản thân, chưa thể hiện được bản lĩnh của mình trước tập thể. Vì thế chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao Trong những năm gần đây, từ khi nhà trường thực hiện phong trào “Xây dưng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được nhà trường quan tâm hơn trước. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động này đã có những bước chuyển biến đáng kể. Nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, thời gian thực hiện thuận lợi, thu hút được nhiều học sinh tham gia. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thành hoạt động thường xuyên liên tục, nối tiếp với hoạt động dạy học trên lớp và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Nó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục chung của nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quan tâm cải tiến về nội dung và hình thức, thu hút được học sinh tham gia. Ngoài thời gian sinh hoạt Đội, Sao, hoạt động ngoại khóa, mỗi lớp còn có riêng 1 tiết/tuần, thời gian đầu tư thỏa đáng.Việc nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sinh đối với hoạt động này có nhiều chuyển biến. Giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này, song xét về chất lượng và hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt cho việc thực 7 hiện các mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới theo tinh thần của Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT về việc Ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học. 2.3.Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Trên cơ sở thực hiện nghị quyết của các cấp, các ngành về luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cùng với những thành tích đã đạt được trong những năm học trước, căn cứ vào chương trình phối hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của phòng GD&ĐT Hoằng Hóa và chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 - 2016 của Hội đồng Đội huyện Hoằng Hóa, một điều không thể thiếu được với kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp là phải căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế chính trị của địa phương, căn cứ vào hoàn cảnh, địa lý, các hoạt động xã hội của địa phương và đặc điểm tình hình của nhà trường và của liên đội. Từ những căn cứ trên Trường tiểu học Lê Tất Đắc đã lập được kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách khá đầy đủ, chi tiết phù hợp với điều kiện của nhà trường và của liên đội. Có lịch hoạt động cụ thể cho từng nội dung, cân đối từ đầu năm học đến cuối năm học, chú trọng các hoạt động trọng tâm và các hoạt động trong thời gian nghỉ hè tại địa phương, hàng tuần, hàng tháng đều có lịch hoạt động cụ thể cho các lớp, các khu vực trường và cho toàn liên đội. a. Tổ chức thực hiện: Trong năm học cần nêu ra một số biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể đó là hoạt động theo các chương trình hoạt động của Liên đội: Ví dụ: Chương trình 1: Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh. Chương trình 2: Luyện rèn tri thức, vững bước tương lai . Chương trình 3: Vui vẻ an toàn,học ngàn điều hay. Chương trình 4: Xây dựng Đội mạnh, tiến bước lên Đoàn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn theo chủ điểm trong năm. Tổ chức các phong trào, các hội thi nhân các ngày lễ lớn. Ngoài việc tổ chức thực hiện nội dung chương trình được thực hiện trong suốt cả năm học nhà trường còn tổ chức cho liên đội tham gia một số phong trào do cấp trên tổ chức như: - Phong trào kế hoạch nhỏ. - Xây dựng quỹ bạn nghèo, quỹ tình thương trong liên đội để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt. - Tổ chức thi trò chơi dân gian và hội diễn văn nghệ nhân dịp 26/3; thi múa hát sân trường nhân dịp 20/11... 8 Đăc biệt năm học 2015-2016, nhà trường đưa nội dung giáo dục Kỹ năng sống, giáo dục An toàn giao thông vào lịch báo giảng hàng tuần của giáo viên chủ nhiệm, xem đây là một trong những môn học cụ thể của các khối lớp. b. Những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một là: Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo: Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục- Đào tạo về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường. Đảm bảo sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Phối kết hợp thật tốt với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai là: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động ngoài giờ lên lớp Muốn tổ chức được hoạt động nhất thiết phải có đầu tư ở một mức độ nhất địmh, đôi khi chỉ cần tốn không nhiều tiền vẫn thu được những kết quả khá tốt. * Về không gian, quang cảnh trường lớp: Vào đầu năm học cần tham mưa với Uỷ ban nhân dân thị trấn tổ chức sửa sang lại trường lớp, quét vôi ve đảm bảo trường lớp gọn gàng sạch, tạo cảnh quan môi trường. Sau đó duy trì tốt việc vệ sinh trường lớp, hàng ngày đảm bảo lớp học sạch sẽ thoáng mát. Một số lớp tham mưu với hội phụ huynh góp tiền để thuê người quét lớp hàng ngày. Việc làm này khắc phục được tình trạng học sinh tiểu học còn nhỏ, đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2 khó làm sạch trường lớp được, khắc phục được những hôm thi đổi phòng đổi lớp không có người quét. Việc đầu tư trồng cây không mất nhiều tiền và công sức nhưng kết quả thu được thì không nhỏ. Một việc cũng rất quan trọng đó là việc mua sắm tranh ảnh bảng biểu, mua sắm thêm chậu cảnh, lẵng hoa nhựa treo vào các góc lớp tạo được không gian lớp học hài hoà thoáng mát vui mắt.Tuy nhiên cần trang trí theo đúng qui cách và chất lượng tránh quá nhiều phản tác dụng. * Đầu tư mua sắm trang thiết bị: Một hoạt động thường xuyên liên tục diễn ra hàng ngày đó là hoạt động vui chơi, tập thể dục múa hát trong giờ ra chơi, nên sân chơi bãi tập cho học sinh là rất cần thiết. Nhà trường tham mưu với Uỷ ban nhân dân thị trấn, hội phụ huynh học sinh đổ sân bê tông làm sân chơi cho học sinh được sạch sẽ. Sân cho học sinh đứng xếp hàng tập thể dục nên đánh dấu vị trí 9 đứng tập thể dục của mỗi lớp để đảm bảo xếp hàng vừa nhanh vừa chuẩn đẹp. Khu sân bãi xa khu lớp học phục vụ cho các giờ thể dục nội khoá để không gây ảnh hưởng đến lớp học khác. Khu sân chơi bãi tập rất quan trọng nó góp phần không nhỏ cho thành công các hoạt động, kể cả các hoạt động lớn như ngày khai giảng, hội diễn văn nghệ. Nhà trường phối hợp với Hội cha mẹ học sinh thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục: mua hệ thống loa đài phục vụ cho hoạt động ngoại khóa. Thư viện của nhà trường đạt chuẩn có phòng đọc . Hằng năm nhà trường đều mua sắm thêm các loại sách báo để học sinh tham khảo: Báo Thiếu niên, truyện tranh Nhi đồng,....... Ba là: Lập kế hoạch, phân công người phụ trách. Để hoạt động ngoài giờ lên lớp trở thành nề nếp, Ban giám hiệu có kế hoạch cụ thể. Ngoài kế hoạch chỉ đạo của hiệu trưởng, kế hoạch năm học, phân công cụ thể mảng hoạt động này cho hiệu phó phụ trách từ đó có kế hoạch hoạt động cụ thể. Kế hoạch này thông qua hội đồng sư phạm, ban giám hiệu và được lên lịch hàng ngày theo lịch công tác tuần của nhà trường, từ đó quản lý chỉ đạo theo kế hoạch. Tổng phụ trách Đội là người phụ trách chính có trách nhiệm triển khai theo dõi đánh giá, duy trì tới các giáo viên chủ nhiệm. Ban giám hiệu họp giao nhiệm vụ trách nhiệm cho tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm. Tổng phụ trách phải là giáo viên có khả năng hát múa, kỹ năng nói tốt, có điều kện về mặt thời gian, yêu nghề mến trẻ, năng động. Kế hoạch cụ thể của nhà trường năm học 2015-2016 như sau: Tháng 8 Chủ Nội dung Giáo dục (GD) điểm GD Mùa - Chủ đề: GD kĩ năng tham gia sinh tựu hoạt tập thể trường * Hoạt động trước khai giảng: - Hát đúng, thuộc 2 bài hát: Quốc ca- Đội ca; - Tổ chức lao động vệ sinh, tu sửa bồn lớp, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh - Duy trì nền nếp công tác Đội, lập các Đội danh dự ( trống …) - Chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học năm học mới: văn nghệ, diễu hành. 10 Trọng tâm - Hát đúng, thuộc 2 bài hát: Quốc ca- Đội ca; - Nghi thức Đội. 9 10 -Tập múa hát sân trường bài “Hành khúc Đội” - Chủ đề: Truyền thống nhà trường, nội quy trường lớp - Tổ chức học nội quy trường học - Phát động tháng ATGT cho HS toàn trường. và bước đầu tìm hiểu luật giao thông đường bộ. - Thành lập đội cờ đỏ, sao nhi đồng - Tổ chức các nền nếp theo buổi, ngày, theo tuần như kế hoạch. -Tập múa hát sân trường bài “Rửa tay với xà phòng” Mái - ĐH kiện toàn tổ chức Đội. trường -Tham gia các hoạt động “Hội khỏe thân Phù Đổng” yêu - Sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới. - GD ATGT: Chủ để 1 + An toàn và nguy hiểm (Lớp 1) + An toàn và nguy hiểm trên đường phố (Lớp2) + Em tìm hiểu ATGT đường bộ, đường sắt( L3) + Biển báo giao thông và vạch kẻ đường ( L 4) + Biển báo GT thường gặp ( Lớp 5) Vòng - Chủ đề: Vòng tay bạn bè tay - Tổ chức các nền nếp theo buổi, bạn bè ngày, theo tuần như kế hoạch. - Tập múa hát sân trường bài “Đội em làm kế hoạch nhỏ” - Tổ chức tuyên truyền ATGT, chuyên hiệu, nghi thức đội… - Tổ chức các trò chơi dân gian 11 - Phát động tháng ATGT cho HS toàn trường. - Sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm. - HĐ MHTTST “Chơi ô ăn quan”. ”Bịt mắt bắt dê” - Triển khai các câu lạc bộ - GD KNS: Chủ đề 1 + Kỹ năng tự phục vụ ( Lớp 1,3,4) + Kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích ( L2) + KN giao tiếp nơi công cộng (L5) 11 12 - Chủ đề: GD lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo - Tổ chức thi đua học tập lập thanh tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. - Tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Tập múa hát sân trường bài “Điều em muốn” - Tổ chức trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”, “Rồng rắn lên mây” - Sơ kết thi đua, phát động thi đua Biết ơn thầy, cô mới. giáo - GD Kĩ năng sống: Chủ đề 2 + Kỹ năng quản lý thời gian ( Lớp 1) + Kỹ năng lắng nghe tích cực ( Lớp 2) + KN giao tiếp với bạn bè và mọi người(L3, 4) +KN ứng phó căng thẳng ( L 5) - GD an toàn giao thông: Chủ đề 2 + KN Em tìm hiểu đường phố ( Lớp 1) + Đường phố nơi em sống và đi học( Lớp 2) + Tìm hiểu biển báo giao thông ( Lớp 3) + Chiếc xe đạp an toàn ( Lớp 4) + Em đi xe đạp an toàn ( Lớp 5) Uống - Chủ đề: GD lòng tự hào và biết ơn nước đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc nhớ - Phát động thi đua học tập tác nguồn 12 - Tổ chức các hoạt độngVHVN- TDTT - Tổ chức giao lưu MHTTST cấp cụm, huyện. - HĐ MHTTST 1 phong chú bộ đội. - Tổ chức viếng nghĩa trang liệt sỹ. - Tổ chức thăm hỏi các gia đình thương binh liệt sỹ ở một thôn - Tập múa hát sân trường bài “Mái trường em học bao điều hay” - Tổ chức trò chơi “Mèo đuổi chuột” - Tổ chức giao lưu MHTTST cấp cụm, huyện. - Mời đại biểu nói chuyện về truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam - Sơ kết đợt thi đua và phát động đợt thi đua mới. - GD Kĩ năng sống: Chủ đề 3 + KN quản lý học sinh ( Lớp 1) + Trình bày suy nghĩ, lý tưởng ( Lớp 2) + Tìm hiểu bản thân: Tôi là ai? ( Lớp 3) +Kn ra quyết định và giải quyết vấn đề ( Lớp 4) + KN hợp tác ( Lớp 5) - GD an toàn giao thông: Chủ đề 3 + Đèn tín hiệu giao thông ( Lớp 1) + Hiệu lệnh của cảnh sát GT. Biển báo GT( L2) + Đi bộ an toàn ( Lớp 3) +Thực hành đi xe đạp ( Lớp 4) + Những hành vi không được phép khi đi xe đạp ân toàn ( Lớp 5) Ngày - Chủ đề: GD truyền thống dân tộc Tết - GD Kĩ năng sống: Chủ đề 4 quê em + KN tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn ( Lớp 1) + KN tự tin ( Lớp 2) + KN phòng tránh tai nạn thương tích ( Lớp 3) + KN tự bảo vệ mình ( Lớp 4) + KN giải quyết mâu thuẫn ( Lớp 5) 13 - Sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm. - HĐ MHTTST - GD an toàn giao thông : Chủ đề 4 + Đi bộ an toàn trên đường ( Lớp 1) + Đi bộ sang đường an toàn ( Lớp 2) + Đường đi bộ sang đường an toàn ( Lớp 3) + Lựa chọn đường đi xe đạp an toàn ( Lớp 4) + Đường đi an toàn ( Lớp 5) 2 3 - Chủ đề: GD tình yêu đối với quê hương, đất nước - Tổ chức tết trồng cây và tham gia chăm sóc cây cối, vườn trường. - Tập múa hát sân trường bài “Phép lạ hằng ngày , Khăn quàng thắp sáng bình minh” - Tổ chức trò chơi “Rồng rắn lên mây” - Tổ chức văn nghệ hát về Đảng và Bác Hồ. - GD Kĩ năng sống: Chủ đề 5 Em + KN ra quyết định và giải quyết vấn yêu Tổ đề ( Lớp 1) quốc + KN cảm thông, chia sẻ ( Lớp 2) Việt + KN đảm nhận trách nhiệm ( Lớp 3) Nam + KN tìm kiếm sự hỗ trợ khi khó khăn( Lớp 4 ) + Kiên định và từ chối ( Lớp 5) - GD an toàn giao thông: Chủ đề 5 + Đi bộ sang đường an toàn ( Lớp 1) + Các phương tiện giao thông đường bộ ( Lớp 2) + Đường đi bộ an toàn đến trường ( Lớp 3) + Giao thông đường thủy và AT đường thủy( L4) + Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông( Lớp 5) - Sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm. - HĐ MHTTST - Chủ đề: GD tình cảm yêu quý đối - Giao lưu Tìm hiểu kĩ Yêu quý mẹ với bà, mẹ, cô giáo, chị em gái; tôn năng tham gia giao và cô trọng, thân thiện đoàn kết với các thông an toàn cấp 14 4 bạn gái - Tổ chức thi chuyên hiệu nghi thức Đội. - Tập múa hát sân trường bài “Chúng cháu hát về đảo xa” - Tổ chức lễ kết nạp Đội cho nhi đồng chăm ngoan. - Tổ chức kết nạp đội viên mới. - Tổ chức trò chơi “kéo co”, “nhảy bao bố” giáo - GD Kĩ năng sống : Chủ đề 6 + KN hợp tác ( Lớp 1) + KN đảm nhận trách nhiệm ( Lớp 2) + KN quản lý thời gian ( Lớp 3) + KN kiểm soát cảm xúc ( Lớp 4) +Giá trị của tôi ( Lớp 5) - GD an toàn giao thông: Chủ đề 6 + Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy ( lớp 1, Lớp 2) + An toàn khi đi xe hơi, xe buýt, tàu hỏa ( Lớp 5) + Giao lưu Tìm hiểu kĩ năng tham gia giao thông an toàn cấp trường, cấp huyện Hòa Chủ đề: GD tình đoàn kết hữu nghị bình và giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế hữu giới nghị - Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về truyền thống đấu tranh dựng nước của dân tộc ta - Tập múa hát sân trường bài “Đi cấy” - Giao lưu hoạt động CLB cấp cụm, trường. - GD Kĩ năng sống (Chủ đề 7) + KN ứng xử ( Lớp 1) + KN hợp tác ( Lớp 3) + Mục tiêu của tôi ( Lớp 4) + Kn lập kế hoạch ( Lớp 5) - GD an toàn giao thông (Chủ đề 7) + An toàn khi đi xe khách ( Lớp 3) 15 trường, cấp huyện. - HĐ MHTTST - Giao lưu hoạt động CLB cấp cụm, trường. - HĐ MHTTST 5 Bác Hồ kính yêu - Chủ đề: GD tình cảm kính yêu Bác Thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Hồ - Thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chí Minh. - Làm lễ tổng kết năm học và lễ bàn giao học sinh về địa phương. - Các HĐ ôn tập, kiểm tra, tổng kết năm học. Bốn là: Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú đa dạng nhiều hình nhiều vẻ. Muốn có kết quả tốt cần phối hợp với các lực lượng cả ở trong và ngoài nhà trường. a. Trong nhà trường. Mỗi giáo viên chủ nhiệm lo trách nhiệm chính cho lớp mình, cần quan tâm đôn đốc thường xuyên. Trước đây, vẫn còn hiện tượng sau giờ học là giáo viên chủ nhiệm về văn phòng uống nước còn các hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh là phó mặc cho tổng phụ trách Đội. Nếu cứ để tình trạng này rất vất vả cho tổng phụ trách Đội mà hiệu quả không cao. Khi học sinh tập thể dục đồng diễn, hát múa tập thể giáo viên chủ nhiệm trực tiếp theo dõi đôn đốc lớp mình. Khi học sinh tham gia hoạt động vui chơi, thể thao giáo viên chủ nhiệm có thể cùng tham gia với học sinh các em sẽ rất thích thú, khi ấy các thầy cô giáo thực sự là những người bạn lớn và chắc chắn chất lượng sẽ tăng lên rõ rệt. Trong tất cả các hoạt động giáo viên chủ nhiệm phải là người luôn sâu đi sát, theo dõi quản lý giúp đỡ các em một cách thường xuyên liên tục. Cuối tuần, tổng phụ trách đội tổng kết, đánh giá kết quả thi đua của các chi đội, chi sao từ kết quả theo dõi của trực sao, sự theo dõi của giáo viên trực tuần. b. Ngoài nhà trường Học sinh tiểu học là những Đội viên thiếu niên, nhi đồng ngoài hoạt động ở trường các em còn được tham gia những hoạt động ở nhà. Đoàn thanh niên các khu phố quản lý chỉ đạo các em vì vậy cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với các chi đoàn các khu phố. Nhà trường cần có danh sách học sinh của từng phố theo từng lớp đưa về các chi đoàn các phố theo dõi hoạt động của học sinh. Phối kết hợp với ban chấp hành Đoàn xã , tổ chức ngoại khoá vui chơi cắm trại hội diễn văn nghệ hoặc lao động công ích quét dọn đường làng ngõ xóm, khu di tích lịch sử văn hoá ở địa phương. 16 Phối hợp với hội cựu chiến binh xã, mời các cựu chiến binh về kể chuyện về anh bộ đội cụ Hồ, những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Năm là: Duy trì tổ chức thực hiện có nề nếp . Với mọi hoạt động nếu không duy trì tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục thì sẽ không có kết quả, đồng thời việc triển khai thường xuyên gặp khó khăn vất vả. Cần có những qui định hết sức cụ thể từng ngày từng buổi và từng khâu công việc.Ví dụ: Toàn trường thực hiện thời gian biểu hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau: Sáng thứ hai, sau tiết chào cờ, toàn trường tập mới hoặc ôn lại bài múa hát sân trường ( 20 phút).Giờ ra chơi: Chiều thứ hai, sáng thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu ( TDGG), Giờ ra chơi: Chiều thứ ba, thứ tư, thứ năm ( MHST). Thường xuyên đôn đốc quán xuyến giáo viên chủ nhiệm và kể cả người phụ trách trong việc triển khai. Có biện pháp giúp đỡ tập huấn các nội dung của hoạt động Đội hoạt động ngoài giờ, các bài hát múa tập thể, bài hát theo qui định cho giáo viên chủ nhiệm. Ban giám hiệu cần có thái độ cương quyết, dứt khoát giờ nào việc nấy. Giáo viên nào bỏ trách nhiệm cần có biện pháp có thể nhắc nhở nghiêm túc và dứt khoát ngay từ đầu tạo thành một nề nếp. Với các hoạt động vui chơi có kế hoạch triển khai đồng loạt trong toàn trường chẳng hạn nam đá cầu, nữ nhảy dây. Yêu cầu mỗi học sinh tự mua các dụng cụ tập luyện, chơi hàng ngày. Tổ chức cho học sinh chơi cờ vua ở trường và ở nhà. Có thể tổ chức thành các giải thành từng đợt trong năm học, có thể tổ chức vào các ngày lễ, ngày hội như: ngày 20/ 11; 8/3; 26/3 ... Ngoài ra cần tạo điều kiện tổ chức cho học sinh tham gia đá cầu lông, thi cờ vua... Năm là: Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất lớn trong công tác giáo dục ngoài giừo lên lớp tác đọng lớn đến học sinh nhất là công tác vệ sinh và đạo đức. Ban giám hiệu cần chỉ đạo đến các giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh lớp mình có ý thức giữ gìn vệ sinh chung như: Không xé giấy vứt giấy rác bừa bãi ra trường lớp, có ý thức giữ vệ sinh chung các bồn rửa tay,..... Xử lý nghiêm túc những trường hợp vi phạm. Phối kết hợp với phụ huynh giúp các em có thói quen vệ sinh cá nhân: ăn mặc gọn gàng, chải đầu tóc trước khi đến lớp, mặc đồng phục theo các ngày mà Đội đã quy định. Về giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong các giờ đạo đức chính khoá mà cần thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Muốn vậy mỗi giáo viên cần là 17 tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tấm gương trong cư xử quan hệ với mọi người. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ kiên quyết với những học sinh nói tục chửi bậy đánh nhau, vi phạm nội quy trường lớp. Các đối tượng này, giáo viên chủ nhiệm phải liên lạc với phụ huynh học sinh để trao đổi, phối hợp giáo dục. Sáu là: Về hoạt động Đội thiếu niên, nhi đồng: Đội thiếu niên, nhi đồng cần tổ chức thực hiện theo kế hoạch công tác Đội theo chủ đề chủ điểm của hoạt động Đội. Duy trì hoạt động từ các chi đội liên đội ngay từ đầu năm. Mỗi lớp đều có đội cờ đỏ theo dõi các mặt hoạt động của các lớp đánh giá theo tuần vào thứ hai hàng tuần. Cần gắn thi đua của các lớp với thi đua của giáo viên. Tổng phụ trách trực tiếp phụ trách chỉ đạo các hoạt động của Đội, ngoài ra cần tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng ở các lớp 1,2,3. Bảy là: Kiểm tra đánh giá Bất kể hoạt động nào cũng cần kiểm tra đánh giá, đây là chức năng cơ bản cần thiết trong công tác quản lý. Sau khi triển khai các hoạt động cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc. Ngoài kiểm tra định kỳ, cần có kiểm tra đột xuất từng lớp, từng cá nhân trong lớp. Đưa các chỉ số của hoạt động này là một trong những tiêu chí thi đua với giáo viên với các lớp. Đối với cá nhân tập thể chưa đạt yêu cầu cần yêu cầu chấn chỉnh ngay những tuần tiếp theo. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. a. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân còn chưa sạch sẽ. Học sinh còn chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Chưa có nề nếp mặc đồng phục các ngày quy định trong tuần, đồ dùng học tập thường xuyên bị quên,.. - Các hoạt động như tập thể dục, hát múa sân trường, chưa có nề nếp, chưa đều đẹp. - Hoạt động Đội kết quả còn hạn chế... b. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua nhiều năm triển khai thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường luôn được Phòng giáo dục đánh giá xếp loại tốt. - Về vệ sinh trờng lớp cá nhân: luôn luôn sạch sẽ trong lớp ngoài lớp, bàn ghế trong phòng luôn luôn được kê ngay ngắn. Học sinh ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, mặc đồng phục các ngày theo qui định thứ 2, thứ 6. 18 - Về thể dục thể thao hát múa: 100% số học sinh thuộc các bài hát theo qui định, múa đều đẹp trong khi múa tập thể. Trường được chọn tham gia màn đồng diễn múa hát sân trường chào mừng Hội khỏe phù đổng cấp huyện lần thứ IX – 2015. HS tham gia màn đồng diễn chào mừng Hội khỏe phù đổng cấp huyện lần thứ IX – 2015. Giao lưu tiếng hát học sinh Tiểu học cấp huyện: 2 giải Nhất ( 1giải thể loại dân ca, 1 giải thể loại ca khúc), 22 học sinh đã có thành tích trong Liên hoan tiếng hát học sinh Tiểu học. Liên hoan kể chuyện và tiếng hát giáo viên, học sinh Tiểu học cấp tỉnh:đạt 1 giải Ba ( thể loại dân ca), 16 học sinh đã có thành tích trong Liên hoan kể chuyện và tiếng hát giáo viên, học sinh Tiểu học cấp tỉnh . 19 Em Trương Tiểu Lâm - đạt giải Nhất Giao lưu tiếng hát học sinh Tiểu học cấp huyện. Em Nguyễn Hương Mai-- đạt giải Nhất Giao lưu tiếng hát học sinh Tiểu học cấp huyện. 20 HS trường Tiểu học Lê Tất Đắc tham gia Liên hoan kể chuyện và tiếng hát giáo viên, học sinh Tiểu học cấp tỉnh Năm học 2015-2016, học sinh tham gia thi môn Thể dục,Hội khỏe phù đổng đạt giải cao: 1 huy chương vàng ( giải cờ vua khu vực Bắc miền Trung),11 giải cấp tỉnh( Huy chương vàng : 4, huy chương Bạc: 5; Khuyến khích: 2); 26 giải cấp huyện ( Nhất: 3; Nhì: 2; Ba: 17; Khuyến khích: 4). Toàn đoàn xếp thứ nhất môn Thể dục thể thao. - Phong trào hoạt động Đội cũng thể hiện rõ sắc thái: 1 học sinh tham gia thi phụ trách sao giỏi cấp huyện đạt giải Nhì. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2015:Học sinh thi múa hát sân trường 21 Em Đỗ Thu Phương (HS lớp 5) đạt giải Nhì Hội thi Chỉ huy Đội- Phụ trách sao giỏi năm học 2015-2016 - Năm học 2015-2015, toàn trường có: 424 em = 100% hoàn thành chương trình lớp học. 75 em = 100 % hoàn thành chương trình Tiểu học. * Phong trào thi đua nổi bật: Bồi dưỡng HS năng khiếu, học sinh giỏi đồng đội luôn xếp thứ Nhất toàn huyện, là trường trong tốp đầu toàn Tỉnh. PHẦN III: K ẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm: Từ một số biện pháp trên có thể rút ra một số bài học thiết thực để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học như sau: Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm sâu sắc đến hoạt động này, xem hoạt động này là hoạt động chính song song với hoạt động giảng dạy và học tập. Có kế hoạch cụ thể và chi tiết đến từng nội dung công việc từng ngày từng tuần, từng tháng, triển khai tới toàn thể giáo viên, học sinh. Từ đó tổ chức thực hiện theo kế hoạch, đồng thời kiểm tra đánh giá thường xuyên cả định kỳ và đột xuất. Việc tổ chức và duy trì hoạt động cần duy trì mọi lúc mọi nơi, phối kết hợp cả trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với các đoàn thể khác ở địa phương đồng thời có gặp gỡ trao đổi và bàn biện pháp giải quyết xây dựng tốt phong trào. 2. Kiến nghị, đề xuất: - Đối với địa phương: Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, các cấp các ngành, hội cha mẹ học sinh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp như khu sân chơi, bãi tập, loa đài.... - Đối với Phòng GD-ĐT : Cần có hướng dẫn cụ thể nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cho từng khối lớp để nhà trường dễ triển khai và kiểm tra đánh giá việc thực hiện của giáo viên. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, của ban giám khảo và của bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Bút Sơn, ngày 9 tháng 5 năm 2016 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 22
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan