Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học

.PDF
97
349
135

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ====== NGUYỄN THỊ TUYẾT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN DỤC QUANG Hà Nội, 2018 LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cám ơn sự giảng dạy tận tình, những kiến thức quý báu của quý thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học- trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Dục Quang đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu, Tổng Phụ Trách và Giáo viên các trường Tiểu học. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu, Tổng Phụ Trách và tập thể Giáo viên trường Tiểu học Phú Cườngx.Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp xa gần đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi đạt được những kết quả tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng ….năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày… tháng ….năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................................ 2 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................................ 3 MỤC LỤC ..................................................................................................................................................... 4 DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................................................... 8 DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................................................... 9 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................ 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:............................................................................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ....................................................................................................................... 1 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: ................................................................................................. 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC......................................................................................................................................... 2 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................................... 2 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................................... 2 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................. 3 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:.................................................................................................... 3 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................................................... 3 7.3. Phương pháp thống kê toán học .................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: ................................................................................................................................................. 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................................................................................................................................. 5 1.1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 5 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM ................................................................................. 6 1.2.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em .......................................................................................................... 6 1.2.2. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................................... 8 1.2.3. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em ........................................................................................................... 9 1.2.4. Hậu quả của các hành vi xâm hại đối với trẻ em ..................................................................................... 9 1.2.5. Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ................................................................................................. 10 1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ NGUY CƠ HSTH TRỞ THÀNH ĐỐI TƯỢNG BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC ................ 13 1.4. GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC......................................................... 15 1.4.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học .............................. 15 1.4.2. Mục đích giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho HSTH ............................................ 16 1.4.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho HSTH ............................................. 16 1.4.3.1. Kỹ năng phòng tránh xâm hại được thể hiện ở một số kỹ năng cụ thể như:........................................................... 16 1.4.3.2: Kỹ năng xử trí khi bị xâm hại tình dục .................................................................................................................. 17 1.4.3.3: Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH ................................................................. 17 1.4.4. Con đường giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH ................................................................. 18 1.5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH ................................................. 19 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................................ 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ.............................................................................................................................................................. 22 TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ NỘI ....................................................................................................................... 22 2.1. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................... 22 2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................................................................ 22 BẢNG 2.1. DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHẢO SÁT. ...................................................................... 22 BẢNG 2.2. TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GV CÁC TRƯỜNG KHẢO SÁT. .............. 22 BẢNG 2.3. THÂM NIÊN CÔNG TÁC CỦA BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GV CÁC TRƯỜNG KHẢO SÁT. ................. 23 2.1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ............................................................................. 24 2.1.2.1. Mục đích khảo sát .............................................................................................................................. 24 2.1.2.2. Nội dung khảo sát .............................................................................................................................. 24 2.1.2.3. Nhiệm vụ khảo sát ............................................................................................................................... 25 2.1.2.4. Phương pháp khảo sát......................................................................................................................... 25 2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC, TP. HÀ NỘI. ........................................................................................................ 25 2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GVTH về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục với cho học sinh ở một số trường Tiểu học, Tp. Hà Nội........................................................................... 25 2.2.1.1. Nhận thức của BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GVTH về sự cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học ......................................................................................................................................................... 25 BẢNG 2.4. SỰ CẦN THIẾT CỦA KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH .......................... 25 2.2.1.2. Nhận thức của BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH ..................................................................................................................................... 26 BẢNG 2.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH. ................................................................................................................................................. 26 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh ở một số trường Tiểu học, Tp. Hà Nội ................................................................................................................ 27 2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học ở một số trường Tiểu học, Tp. Hà Nội ............................................................................................... 29 BẢNG 2.7. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG HIỆN NAY. ................................................................................................... 30 2.2.4. Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH. .................... 34 BẢNG 2.8. CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH . ........... 34 2.2.5. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH của BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH và GV các trường Tiểu học, Tp. Hà Nội .............................................................. 35 BẢNG 2.9. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH. ......................................................................................................................................... 35 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................................ 39 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG ................................................................. 40 PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .................................................................. 40 3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP .................................................................................................................... 40 3.1.1. Nguyên tắc tính mục đích: ...................................................................................................................... 40 3.1.2. Nguyên tắc kế thừa ................................................................................................................................. 40 3.1.3. Nguyên tắc khả thi.................................................................................................................................. 40 3.1.4. Nguyên tắc kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội........................................................................... 40 3.1.5. Nguyên tắc cá thể hoá ............................................................................................................................ 40 3.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH ......................................... 41 3.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng tình huống: Tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày; hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH.................................................................................................................................................. 41 3.2.2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi: học tập hoặc đóng vai để HSTH thực hành các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục............................................................................................................................................... 42 3.2.3. Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động tích cực ................................................................................... 44 3.2.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội để HSTH được tương tác, được trải nghiệm: tạo cơ hội để HSTH được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với bạn ở mọi lúc mọi nơi............................................................... 47 3.2.5. Biện pháp 5: Khuyến khích HSTH nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân.............................. 47 3.2.6. Biện pháp 6: Bồi dưỡng lý luận và phương pháp dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho GVTH ............................................................................................................................................................... 49 3.2.7. Biện pháp 7: Thống nhất nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục và chuẩn đánh giá kỹ năng này cho HSTH trong trường Tiểu học ................................................................................................ 50 3.2.8. Biện pháp 8: Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.................................................................................................................................................................. 51 3.2.9. Biện pháp 9: Nâng cao nhận thức của GV, phụ huynh về sự cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH .................................................................................................................................... 52 3.2.10. Biện pháp 10: Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HSTH ........................................................................................................................................... 53 3.3. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................. 54 3.3.1. Quy ước tính hiệu quả của các biện pháp .............................................................................................. 54 3.3.2. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp ................................................................................. 55 BẢNG 3.1. ĐIỂM TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT. ................................... 55 BẢNG 3.2. ĐIỂM TRUNG BÌNH MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT. ....................................... 56 BẢNG 3.3. SỰ KHÁC BIỆT Ý NGHĨA VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ................................................ 58 CÁC BIỆN PHÁP. .......................................................................................................................................... 58 3.4. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HSTH................ 59 3.4.1. Mục đích thử nghiệm.............................................................................................................................. 60 3.4.2. Nội dung thử nghiệm .............................................................................................................................. 60 3.4.3. Nhiệm vụ thử nghiệm ............................................................................................................................. 60 3.4.4. Tổ chức thử nghiệm................................................................................................................................ 60 3.4.4.1. Mẫu thử nghiệm ..................................................................................................................................................... 60 3.4.4.2. Thời gian thực hiện ................................................................................................................................................ 61 3.4.4.3. Tiêu chí đánh giá .................................................................................................................................................... 61 3.4.4.4. Tập huấn giáo viên ................................................................................................................................................. 62 3.4.4.5. Tiến hành thử nghiệm............................................................................................................................................. 62 3.4.5. Kết quả thử nghiệm ................................................................................................................................ 63 3.4.5.1. Đánh giá mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm ................................................................................................................................................................................ 63 BẢNG 3.4. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤCCỦA NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC VÀ SAU THỬ NGHIỆM. .................................................................................................................. 63 BIỂU ĐỒ 3.1. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤCCỦA NHÓM THỰC NGHIỆM TRƯỚC VÀ SAU THỬ NGHIỆM. .................................................................................................... 64 BẢNG 3.5. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤCCỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG TRƯỚC THỬ NGHIỆM. .......................................................................................... 65 BIỂU ĐỒ 3.2. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG TRƯỚC THỬ NGHIỆM. ............................................................................ 65 3.4.5.3. So sánh mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm .................................................................................................................................................................... 66 BIỂU ĐỒ 3.3. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤCCỦA NHÓM THỰC NGHIỆM VÀ NHÓM ĐỐI CHỨNG SAU THỬ NGHIỆM. ................................................................................. 67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................ 69 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 69 2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................................ 71 2.1. Đối với Bộ Giáo dụcvà Đào tạo ................................................................................................................ 71 2.2. Đối với BGH và GV các trường Tiểu học ................................................................................................. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 73 TIẾNG VIỆT .......................................................................................................................................................... 73 PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC 1. PHIẾU QUAN SÁT CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CỦA GVTH. ................................................................ 1 PHỤ LỤC 2. DÀNH CHO BGH VÀ GVTH ................................................................................................................ 2 PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHỎNG VẤN DÀNH CHO BGH VÀ GVTH ................................................................................ 6 PHỤ LỤC 4. DÀNH CHO BGH, GVTH. ................................................................................................................... 7 PHỤ LỤC 5. PHIẾU PHỎNG VẤN DÀNH CHO HS. ............................................................................................... 12 DANH MỤC VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU VIẾT TẮT BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BGH Ban Giám Hiệu BP Biện pháp GV Giáo viên GVTH Giáo viên Tiểu học h. Huyện HS Học sinh HSTH Học sinh Tiểu học ND Nội dung SĐC Sau đối chứng TH Tiểu học tp. Thành phố Tp.HN Thành phố Hà Nội TTN Trước thực nghiệm x. Xã XHTDTE Xâm hại tình dục trẻ em DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 2.1. Danh sách các trường tiểu học khảo sát............................................................. 22 BẢNG 2.2. Trình độ chuyên môn của bgh, tổng phụ trách, gv các trường khảo sát. 22 BẢNG 2.3. Thâm niên công tác của bgh, tổng phụ trách, gv các trường khảo sát. .... 23 BẢNG 2.4. Sự cần thiết của kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho hsth . ......... 25 BẢNG 2.5. Thời gian giảng dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục ở các trường...................................................................................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. BẢNG 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho hsth. ............................................................................................................................... 26 BẢNG 2.7. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của các trường hiện nay. .................................................................. 30 BẢNG 2.8. Các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho hsth . ................................................................................................................................................................. 34 BẢNG 2.9. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho hsth. ............................................................................................................................... 35 BẢNG 3.1. Điểm trung bình mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất. ................... 55 BẢNG 3.2. Điểm trung bình mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. ...................... 56 BẢNG 3.3. sự khác biệt ý nghĩa về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. ...... 58 BẢNG 3.4. Mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccủa nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm. ................................................................................................. 63 BIỂU ĐỒ 3.1. Mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccủa nhóm thực nghiệm trước và sau thử nghiệm. ....................................................................................... 64 BẢNG 3.5. Mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccủa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thử nghiệm......................................................................... 65 BIỂU ĐỒ 3.2. Mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thử nghiệm............................................................... 65 BIỂU ĐỒ 3.3. Mức độ nhận thức kỹ năng phòng chống xâm hại tình dụccủa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thử nghiệm. ................................................................. 67 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, bên cạnh việc dạy học các môn học thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có những trải nghiệm hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt của các em. Nó giúp các em có khả năng thích nghi và thực hiện những hành động tích cực hóa đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam, kỹ năng sống đã và đang được mọi người quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh vẫn chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Do đó các em được ví như những “ chú gà công nghiệp” trở nên thụ động và thiếu kỹ năng khi phải đối mặt với thực tiến cuộc sống và chỉ khi có những vụ việc đáng tiếc xảy ra người ta mới thấy được tầm quan trọng của việc trang bị cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết đó. Đặc biệt trong thời gian qua, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trẻ em bậc tiểu học là nhóm đối tượng dễ bị kẻ xấu xâm hại tình dục nhất, rất nhiều vụ học sinh tiểu học bị xâm hại tình dục đã được báo chí phanh phui. Thông qua các vụ việc mới thấy được rằng các em thiếu kỹ năng xử lí và bài học lớn được rút ra đó là việc cấp thiết phải làm là trang bị kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho trẻ em nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là rất quan trọng. Vì lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học” nhằm giúp các em hiểu biết về xâm hại tình dục và có những kỹ năng cần thiết về phòng tránh bị xâm hại tình dục cho chính mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 1 Xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học nhằm giúp các em nâng cao hiểu biết và chủ động phòng chống xâm hại tình dục cho chính mình. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: - Khách thể nghiên cứu: quá trình giáo dục phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học “ Nếu xây dựng được biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học phù hợp với quy luật chung của việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời phù hợp với đặc điểm học sinh sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả chủ động phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học nói riêng và góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xâm hại tình dục nói chung cho toàn xã hội.” 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học. - Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học ở một số trường khu vực ngoại thành Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc. - Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học - Thực nghiệm khoa học. 6. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống bị xâm hại tình dục cho Học sinh Tiểu học. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: 2 + Địa bàn khảo sát thực trạng: Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng đối với BGH, Tổng Phụ Trách, giáo viên và học sinh Tiểu học ở 5 trường thuộc tp.Hà Nội là: Trường Tiểu học Phú Cường (x.Phú Cường-h.Sóc Sơn-tp.Hà Nội) Trường Tiểu học Phủ Lỗ (x.Phủ Lôc- h.Sóc Sơn-tp.Hà Nội) Trường Tiểu học Tân Dân A (x.Tân Dân- h.Sóc Sơn-tp.Hà Nội) Trường Tiểu học Uy Nỗ (x.Uy Nỗ- h.Đông Anh-tp.Hà Nội) Trường Tiểu học Tiến Thịnh (x.Tiến Thịnh-tp.Hà Nội) Trong đó: BGH và Tổng Phụ Trách: 10 người GVTH: 30 người HSTH: 50 HS + Địa bàn thực nghiệm khoa học: Thực nghiệm khoa học được tiến hành tại trường Tiểu học Phú Cường (x.Phú Cường-h.Sóc Sơn-tp.Hà Nội). Nhóm thử nghiệm: 25 em Nhóm đối chứng: 25 em 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận: Đọc phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài: sách, báo, luận án, tạp chí, trang web… 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra giáo dục - Điều tra bằng Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH, GVTH. - Phỏng vấn sâu một số GV, BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH ở một số trường Tiểu học tại Tp.HN bằng hệ thống gồm 6 câu hỏi nhằm thu thập những thông tin chính xác từ BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH và GVTH. - Điều tra tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất thông qua phiếu khảo sát cho 10 người BGH, TỔNG PHỤ TRÁCH và 30 GVTH. Phiếu khảo sát gồm 2 3 nhóm câu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục do đề tài đề xuất. 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát một số hoạt động của GV và HS ở trường Tiểu học: giờ học, hoạt động trong lớp, ngoài trời để tìm hiểu rõ hơn thực trạng biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho HS. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động trong kế hoạch năm, tháng, tuần của GVTH ở các trường Tiểu học thuộc địa bàn khảo sát. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất trên HS nhằm hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Chọn 2 nhóm: nhóm thử nghiệm (25 HS) và nhóm đối chứng (25 HS) của trường Tiểu học Phú Cường, Sóc Sơn- Hà Nội. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng excel 2010 để tổng hợp và xử lý kết quả thu thập được từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh. Trong những phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra giáo dục là phương pháp nghiên cứu chính, các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1.1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề Vấn đề của trẻ em ngày càng được quan tâm đặc biệt bởi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế. Sáu trong tổng số tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền lợi trẻ em, tạo cho trẻ em điều kiện sống và phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại trẻ em ở nước ta trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, gây bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội: xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng hay tại nơi làm việc mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung. Đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi: người quen, người lạ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè trong và ngoài nhà trường, người Việt Nam, người nước ngoài… Trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, cứ bốn trẻ em ở Việt Nam thì có một em nhỏ là nạn nhân của tình trạng lạm dụng và có ít nhất 1,300 trường hợp được báo cáo mỗi năm. Đây chỉ là con số ước lượng trung bình mà trên thực tế con số có thể còn lớn hơn nhiều. Tuy nhà cầm quyền lập ra đủ mọi thứ hội đoàn trong đó có những hội đoàn bảo vệ phụ nữ, trẻ em, nhưng tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục vẫn thấy không suy giảm. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13. Theo một báo cáo của nhà cầm quyền hồi Tháng Bảy, trong năm 2016 xảy ra 1,248 vụ xâm hại tình dục trẻ em và có 1,211 trẻ bị xâm hại. Năm 2015 xảy ra 1,360 vụ với 1,371 trẻ em bị xâm hại và con số của năm 2014 là 5 1,544 vụ và 1,594 trẻ em bị xâm hại. Trong ba năm gần đây (2017), trung bình mỗi năm có trên 1.000 vụ được ghi nhận, cứ 8 giờ lại có thêm một trẻ bị xâm hại tình dục. Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này đều khẳng định tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên thực tế luôn cao hơn nhiều so với các số liệu thống kê chính thức. Việc nắm được những thống kê tương đối phổ quát về vấn đề này cũng sẽ là một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ với các bậc phụ huynh trong việc cần chia sẻ thông tin có trách nhiệm hơn nữa với con cái. Trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về mặt thể chất và trí tuệ nên rất dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành nếu bị bạo lực, xâm hại. Vì vậy, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể lực và tâm lực. Từ các số liệu thống kê và tình hình trên, tôi xin phép đề cập đến vấn đề đáng báo động và đang được đông đảo cộng đồng quan tâm đó là tình trạng xâm hại tình dục trẻ em để phục vụ cho nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh Tiểu học” của mình. 1.2. Một số vấn đề về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề “nóng” trong xã hội. Tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em đã đến mức nghiêm trọng, báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư... Xâm hại tình dục là một hiện tượng xấu và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đặc biệt với trẻ em. Tuy nhiên, phần lớn mọi người trong xã hội chưa ý thức hết được hậu quả của hành vi xâm hại tình dục để lại do chưa có nhiều hiểu biết hoặc hiểu biết chưa rõ, chưa chính xác về xâm hại tình dục hay do ngại ngùng khi nhắc về vấn đề này nên việc giáo dục cho trẻ em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trước tiên cần phải hiểu xâm hại tình dục là gì? 1.2.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em Xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) , theo định nghĩa của Finkelhor (2009), bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân. Theo định nghĩa này người phạm tội hoặc có hành vi XHTDTE có thể là người lớn, 6 người quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác. Bên cạnh những hành vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này bao hàm cả những hành vi phạm tội mà người gây tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau về mặt thể xác như bắt trẻ em nhìn hoặc xem các ấn phẩm khiêu dâm, gạ gẫm,… Luật Bảo vệ và Hỗ trợ trẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em bao gồm những hành vi như sau: “sử dụng, thuyết phục, lôi kéo, hoặc sử dụng áp lực để bắt trẻ em tham gia hoặc hỗ trợ người khác tham gia vào hành vi tình dục hoặc gợi tình dục vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm và trong trường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình dục trẻ em hoặc loạn luân với trẻ em.” (Child welfare information gateway, 2009). Theo khía cạnh pháp lý, XHTDTE là một thuật ngữ rộng bao gồm những hành vi xâm phạm về mặt dân sự và hình sự trong đó người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em hoặc khai thác trẻ em vì mục đích tình dục. Hiệp hội sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (APA) cho rằng: “trẻ em không thể đồng tình để thực hiện hành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn, “mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận và không thể coi là bình thường”. Cho đến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất hoàn toàn về xâm hại tình dục ở trẻ em. Tuy nhiên đặc trưng chính yếu của hành vi xâm hại tình dục trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục. Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó thân thể, bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay cho đến là giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả nhưng hành vi không tiếp xúc như khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, rình xem trộm hoặc sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em. Các định nghĩa về XHTDTE có thể khác nhau giữa các nghiên cứu hoặc các nền văn hóa, nhưng nhìn chung nó đều đề cập đến những hành vi nhất định mà tất 7 cả các nền văn hóa và các định nghĩa khác nhau đều chấp nhận và đồng tình. Sự bí mật, sử dụng quyền lực không đúng chỗ và việc làm méo mó mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn là những yếu tố quan trọng khi xem xét về vấn đề XHTDTE. Những nhân tố khác sẽ được cân nhắc khi người có hành vi XHTDTE là phụ nữ, trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Trong nghiên cứu này, tôi xin được tuân theo Luật Trẻ em được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/4/2016, theo đó trẻ em được quy định là người dưới 16 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ em đang thời kỳ phát triển, chưa hoàn thiện về mặt sinh lý và tâm lý, dễ bị tổn thương do các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. Xâm hại trẻ em: là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bơ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. Như vậy có thể hiểu có 4 hình thức chính xâm hại trẻ em đó là: sao nhãng hay bỏ mặc không chăm sóc trẻ em, xâm hại về thể chất, xâm hại về tinh thần và xâm hại tình dục.[15] Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.[15] 1.2.2. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm: bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm… Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm: là những hành vi như dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình 8 dục, bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm… [2] 1.2.3. Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em Theo các nghiên cứu về các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, thủ phạm thường gặp nhất là những thành viên trong gia đình hoặc những người quen biết (bạn bè của gia đình, hàng xóm, người trông trẻ…). Trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục do người lạ mặt chỉ chiếm khoảng 10%. Trong số này, những người bị mắc loạn dục với trẻ em chỉ chiếm thiểu số. Thực trạng việc xâm hại tình dục trẻ em không phải là chuyện hiếm gặp. Các chuyên gia nhận định, những người xâm hại tình dục trẻ em không phải chỉ có “yêu râu xanh”, những thành phần hư hỏng mà ngay kể cả những người có chức có quyền và 93% là người thân, quen với em bé. Bất kể ai đó cũng có thể trở thành người xâm hại tình dục. [2] 1.2.4. Hậu quả của các hành vi xâm hại đối với trẻ em Tất cả các hành vi xâm hại tình dục dù ở hình thức hay mức độ nào đều gây tổn thương cho trẻ ở các mức độ khác nhau. Về mặt thể chất, trẻ em bị xâm hại tình dục có thể chịu tổn thương thể xác kéo dài do các bệnh như như HIV/AIDS, viêm gan, lậu, giang mai và những bệnh lây lan qua đường tình dục khác… Nếu không được chữa trị có thể gây nên những vấn đề trong tương lai như có thai ngoài ý muốn, ung thư và tử vong do nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, trẻ còn có thể chịu những tổn thương thể chất trong quá trình phản kháng lại hành vi xâm hại tình dục…[2] Về mặt tâm lý, trẻ em bị xâm hại tình dục thường sẽ cảm thấy tội lỗi, sợ hãi, xấu xa, thất bại, cộc tính..., cho rằng mình là kẻ thất bại và có nguy cơ trở thành tội phạm khi trường thành. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị tâm lý kịp thời sau khi bị xâm hại thì rất dễ bị ám ảnh lâu dài và khi lớn lên có thể trở thành người đi xâm hại tình dục trẻ em khác. Ngoài ra, trẻ bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ lớn lên có thể gặp vấn đề về giới tính của mình, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm, rối loạn nhân cách... Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại tình dục cũng thể hiện ra bên 9 ngoài những tổn thương về tâm lý mà đôi khi, cơn sang chấn tâm lý phải sau nhiều năm mới thể hiện ra. Vì thế phụ huynh thường khó phát hiện ra những bất thường của con em mình…[2] Hơn thế, trẻ bị xâm hại tình dục có thể tiếp tục bị người khác xâm hại trong suốt quãng đời còn lại. Vì những trải nghiệm bị xâm hại khi còn là một đứa trẻ, chúng có thể lớn lên và tin rằng tình dục là cách duy nhất để thể hiện cảm xúc và sự an toàn. Nghiêm trọng hơn, bị đối xử tồi tệ và bị xâm hại tình dục có thể trở thành hình mẫu trong cuộc sống của chúng. Nếu không được hỗ trợ và giúp đỡ để có thể hàn gắn từ sự xâm hại, những trẻ em bị xâm hại có thể trở thành những người đi xâm hại khi chúng lớn lên. Có thể thấy rằng, hậu quả của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là hết sức nghiêm trọng đối với bản thân nạn nhân và gia đình, xã hội. 1.2.5. Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục Nhắc đến kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu thuật ngữ kỹ năng, kỹ năng sống để có một cách nhìn tổng thể và khoa học. Khái niệm kỹ năng Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt để thực hiện có kết quả một hành động nào đó trong những điều kiện phù hợp. [2] Khái niệm kỹ năng sống Kỹ năng sống (life skills) là cụm từ được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về khả năng tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức 10 năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”. Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,… ; Học để sống với người khác, gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm các kỹ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,… Kỹ năng sống còn có nghĩa là khả năng phân tích tình huống và hành vi, khả năng phân tích hậu quả của hành vi và khả năng tránh một số tình huống nào đó. (UNICEF, Thái Lan: 1995). Ngoài ra, “kỹ năng sống” còn có nghĩa là khả năng ứng phó với các tình huống nguy cơ để dự phòng đối với các vấn đề sức khỏe. (UNAIDS: 1997). Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Từ những khái niệm trên, có thể kết luận rằng kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. - Đó là khả năng sống cuộc sống hằng ngày của mỗi người (với nhiều tình huống khác nhau) một cách hợp lí và có ích cho người khác. - Đó là khả năng mà mỗi người ứng xử, ứng phó trước các tình huống trong cuộc sống. - Đó là khả năng của mỗi người làm chủ bản thân, ứng xử với những người khác và với xã hội một cách hợp lí trong cuộc sống hằng ngày của mình. Như vậy, có khá nhiều khái niệm rất rõ về kỹ năng sống, nhưng có thể nêu lên một cách ngắn gọn: Kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái độ trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan