Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà...

Tài liệu Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người lô lô ở huyện mèo vặc tỉnh hà giang (1986 2016)

.PDF
46
1
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG (1986 - 2016) Sinh viên thực hiện : Ninh Thị Kim Chung Lớp : D17LS01 Khoá : 2017-2021 Ngành : Sư phạm lịch sử Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Tiến LỜI CAM ĐOAN Bình Dương, tháng 11/2020 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và được sự hướng dẫn khoa học từ Ths. Nguyễn Văn Tiến. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những dữ liệu trong đề tài nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong đề tài còn sử dụng một số nhận xét cũng như đánh giá của các tác giả khác. Nếu có phát hiện bất kì gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo của mình. Bình Dương, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Sinh viên Ninh Thị Kim Chung i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy cô khoa Sư phạm nói chung, thầy cô trong chương trình Sư phạm lịch sử nói riêng và nhất là sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Văn Tiến đã giảng dạy kiến thức cho em suốt thời gian qua, giúp em có thêm nhiều kiến thức để hoàn thành được bài báo cáo tốt nghiệp này. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành bài báo cáo một cách hoàn thiện nhất. Song, do đây là lần đầu tiên em mới làm quen với việc làm một báo cáo lớn, vì em chỉ mới được tiếp xúc với hình thức các bài tiểu luận nhỏ, do chưa có nhiều kinh nghiệm và sự rộng mở nhiều về kiến thức, nên cũng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý của các quý thầy cô để bài báo cáo tốt nghiệp này của em được hoàn chỉnh về mọi mặt nội dung cũng như hình thức trình bày trong báo cáo. Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Trường Đại học Thủ Dầu Một nói chung, khoa Sư phạm nói riêng luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Dương, ngày 20, tháng 11, năm 2020 Sinh viên NINH THỊ KIM CHUNG ii MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................ 4 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 5 7. Bố cục ................................................................................................................ 5 B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT Ở VIỆT NAM ..................................................................................................................... 1 1.1. Khái niệm về văn hóa – văn hóa vật chất ... Error! Bookmark not defined. 1.2. Đặc trưng văn hóa – văn hóa vật chất ở Việt Nam Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI LÔ LÔ Ở VIỆT NAM ........ 3 2.1. Tên gọi, nguồn gốc, lịch sử cư trú, dân số và phân bố dân cư....................... 3 2.2. Đời sống kinh tế và xã hội ............................................................................. 5 2.3. Văn hóa truyền thống của người Lô Lô ....................................................... 6 2.3.1. Văn hóa tinh thần ........................................................................................ 6 2.3.2. Văn hóa vật chất .......................................................................................... 7 2.3.2.1. Nhà ở ........................................................................................................ 7 2.3.2.2. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt.................................................. 11 2.3.2.3. Trang phục nam, nữ ............................................................................... 12 2.3.2.4. Tập quán ăn uống ................................................................................... 15 iii TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 17 CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG (1986-2016) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO LƯU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC LÔ LÔ ................................................. 19 3.1. Những biến đổi về đời sống văn hóa vật chất ............................................ 19 3.1.1. Nhà ở và một số tập quán sinh hoạt liên quan đến nhà ở.......................... 19 3.1.1.1. Nhà ở ...................................................................................................... 19 3.1.1.2. Một tập quán sinh hoạt liên quan đến nhà ở .......................................... 19 3.1.2. Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt ..................................................... 20 3.1.3. Trang phục................................................................................................. 20 3.1.3.1. Trang phục nữ ........................................................................................ 20 3.1.3.2. Trang phục nam...................................................................................... 21 3.1.4. Tập quán ăn uống ...................................................................................... 21 3.2. Một số giải pháp để bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lô Lô ............................................................................................................. 23 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 25 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 29 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 30 iv A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển khác nhau, cùng với 53 dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam, dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã trải qua quá trình hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, mà tiêu biểu là phát triển về mặt văn hóa, tiêu biểu là văn hóa vật chất. Họ luôn biết bảo lưu những giá trị truyền thống và các bản sắc văn hoá dân tộc của mình trong đó có đời sống vật chất. Trong đời sống vật chất , dân tộc Lô Lô đã có những bước phát triển tiêu biểu để giúp cho đời sống của họ được cải thiện và phát triển. Họ cũng biết xây dựng nhà ở, sử dụng các công cụ sản xuất để tạo nên các sản phẩm thủ công phục vụ cho đời sống hằng ngày, họ biết gìn giữ các giá trị truyền thống trong bộ trang phục đến các món ăn, phong cách ăn uống vốn có từ lâu đời. Nhằm phát huy hết tất cả những giá trị tốt đẹp trong lĩnh vực văn hóa vật chất của dân tộc mình, qua đó giúp phát triển đất nước. Dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang là một dân tộc có số dân ít, cư trú ở các huyện vùng cao ở biên giới của Việt Nam. Cho đến nay các công trình viết về dân tộc Lô Lô cũng như các tài liệu liên quan vẫn còn khá hạn chế. Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang là một trong những cộng đồng đang gặp rất nhiều khó khăn và cũng đang nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Chính phủ và các cấp các ngành. Họ cũng có sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống của cư dân nơi đây. Tuy nhiên, vấn đề văn hóa và quan hệ tộc người của dân tộc này chưa đặt ra như một mục tiêu nghiên cứu. Nếu so sánh với một số cộng đồng khác, Lô Lô vẫn là một trong những dân tộc bảo lưu khá bền vững các giá trị văn hóa vật chất truyền thống như nhà cửa, ăn uống, y phục, trang sức, công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt. Đến nay các yếu tố văn hóa vật thể này của họ vẫn hàm chứa nhiều đặc trưng riêng biệt,những đặc trưng riêng biệt đó đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa của dân tộc Lô Lô ở Việt Nam nói chung và dân tộc Lô Lô ở huyện Mèo Vạc nói riêng. Tuy nhiên trong bối cảnh giao lưu và hòa nhập mạnh mẽ như hiện nay, so với các thành tố khác thì văn hóa vật chất của người Lô Lô đang có những thay đổi so với truyền thống, nhưng không quá nhiều, trong đó phải kể đến dân tộc Lô Lô ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Vậy sự thay đổi đó là gì? Thay trong từng phương diện ăn, mặc, ở như thế nào? Để có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi đó em 1 chọn đi sâu để tìm hiểu về vấn đề văn hóa vật chất của cư dân nơi đây, cụ thể là từ năm 1986 đến năm 2016. Để tìm hiểu rõ sự thay đổi ở giai đoạn này, trước hết em đi sâu vào tìm hiểu về những nét văn hóa truyền thống vốn có từ lâu đời, so sánh cái truyền thống vốn có với giai đoạn 1986 đến 2016 hay nói cách khác là giai đoạn từ sau đổi mới đến nay, để thấy rõ hơn về sự biến đổi. Với đề tài “Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất của người Lô Lô ở huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang (1986 – 2016)” sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn đề được đặt ra như trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Làm rõ hơn về đời sống văn hóa vật chất người Lô Lô: - Tổng quan chung về tộc người Lô Lô: tên gọi, nguồn gốc, lịch sử cư trú, dân số và phân bố dân cư, đời sống kinh tế và xã hội. - Biến đổi trong đời sống văn hóa vật chất từ năm 1986 đến 2016 với một số nội dung cơ bản sau: + Nhà ở (nhà sàn, nhà đất, cấu trúc ngôi nhà,..: nêu lên những nét truyền thống trong phương diện nhà ở của người Lô Lô, qua đó nêu lên sự biến đổi của truyền thống so với hiện nay là gì. + Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt: công cụ truyền thống là những công cụ gì và so với hiện nay có sự thay đổi như thế nào + Trang phục (trang phục nam, nữ): nét nổi bật của trang phục truyền thống so với hiện nay + Tập quán ăn uống: những phong tục truyền thống so với hiện nay. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rất rộng với nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất tinh thần của con người. Về mặt văn hóa vật chất hiện đã có nhiều sách, báo, tạp chí, luận văn... viết về vấn đề này. Trong đó có một số công trình tiêu biều như: - Khổng Diễn – Trần Bình (Đồng chủ biên). Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, 2007. Cuốn sách viết tương đối hoàn chỉnh về dân tộc Lô Lô. Phương pháp dân tộc học điền dã được sử dụng như một cách tiếp cận chủ đạo. Thông qua những đợt công tác tại cộng đồng Lô Lô ở Hà Giang, Cao Bằng, được cùng sinh sống ăn ở cùng với người dân, tác giả đã cùng với một số nhà nghiên 2 cứu khác đã hỏi chuyện, quan sát, ghi chép, chụp ảnh, ghi âm, thu thập các dữ liệu về môi trường, xã hội, tập quán, ăn, mặc, ở, ngôn ngữ, các nghi lễ, tín ngưỡng và các tri thức dân gian khác của dân tộc Lô Lô. - Nguyễn Khắc Tụng, Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (tập 1,2), Nxb Khoa học xã hội, 2015. Cuốn sách đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của các loại nhà cổ truyền qua nhiều thời kì khác nhau, phong tục, tập quán, cách thức sinh hoạt ăn uống, trong ngôi nhà. - Phạm Trung Phương, Trần Bình, 2011. Người Lô Lô ở Việt Nam. Cuốn sách này của hai tác giả có đề cập đến nguồn gốc lịch sử của dân tộc Lô Lô, qua đó cũng có nói tới các vấn đề về bản sắc văn hoá, đời sống và những phong tục tập quán riêng của dân tộc Lô Lô, để người đọc có thể thấy được những nét văn hoá đặc trưng riêng của họ. - Trần Quang Phúc, Việt Nam sắc màu 54 dân tộc anh em, 2013. Cuốn sách này của tác giả trình bày về sự đa dạng trong thống nhất những giá trị văn hoá của 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, trong đó có đề cập tới dân tộc Lô Lô. Trên cơ sở khái quát cụ thể những đặc trưng văn hoá cũng như đời sống kinh tế của từng dân tộc ở Việt Nam. - Vũ Khánh (chủ biên), 54 dân tộc anh em Việt Nam, 2008. Cuốn sách phản ánh các các mặt về đời sống, sinh hoạt, văn hoá xã hội, cuộc sống của dân tộc anh em trên khắp đất nước Việt Nam. - Nguyễn Văn Huy, Văn hóa và nếp sống Hà Nhì – Lô Lô, 1986. Cuốn sách này đã mô tả tương đối kĩ về các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến ở Việt Nam, trong đó có các dân tộc Lô Lô. Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề chung về kinh tế, xã hội văn hóa của tộc người Lô Lô. - GS. TS Hoàng Nam, Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam, 2013. Cuốn sách này giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam, từ tên gọi, nơi cư trú đến kinh tế, văn hóa, xã hội. Qua các công trình nghiên cứu trên đã phát họa khá rõ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô ở Việt Nam nói chung và dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang nói riêng. Nhưng đến nay chưa có nhiều công trình tìm hiểu về những biến đổi trong văn hóa vật chất của dân tộc này, đây cũng là lí do để em chọn đề tài này để làm rõ hơn về sự biến đổi đó. 3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng: dân tộc Lô Lô - Phạm vi: + Không gian: huyện Vạc Mèo, tỉnh Hà Giang + Thời gian: từ năm 1986-2016 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài + Thông qua những sử liệu, những hiện thực trong tiến trình lịch sử, các tác giả nghiên cứu về văn hóa học đã trực tiếp đưa ra những lí luận thực tế về những biến đổi trong đời sống văn hóa của người Lô Lô ở Việt Nam nói chung, ở huyện Vạc Mèo, tỉnh Hà Giang nói riêng, trong những năm 1986 đến 2016. + Những bằng chứng, tư liệu cụ thể về đời sống văn hóa vật chất của cư dân nơi đây thông qua việc phân tích cụ thể về vấn đề ăn, mặc, ở, những công cụ gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ, về cách thức ăn uống cũng như những bộ trang phục truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa từ xưa đến nay. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân loại: Sử dụng phương pháp phân loại để có thể phân tích các tài liệu, các tạp chí sách báo, tìm hiểu những tài liệu trên internet một cách cụ thể và có hệ thống . Góp phần tìm hiểu về đời sống vật chất của dân tộc Lô Lô một cách khoa học. + Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp sưu tầm nhiều tài liệu có liên quan đến dân tộc Lô Lô, qua đó chọn lọc để có thể tìm ra những tài liệu đề cập tới đời sống vật chất của dân tộc Lô Lô ở Mèo Vạc, so sánh giữa dân tộc này với nhiều dân tộc khác để có thể thấy được sự khác nhau giữa các dân tộc anh em Việt Nam, qua đó có cái nhìn tổng quan, đánh giá một cách chi tiết và khách quan nhất. + Phương pháp lô-gic: đưa ra những lí luận chung về văn hóa – văn hóa vật chất; khái quát chung về tộc người Lô Lô ở Việt Nam. + Phương pháp phân tích: làm rõ từng đặc điểm nổi bật trong đời sống văn hóa vật chất của người Lô Lô: nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, tập quán ăn uống, trang phục,... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: + Góp phần làm sáng tỏ thêm về đời sống văn hóa vật chất của tộc người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang. Bên cạnh những nét văn hóa truyền thống vốn có thì họ cũng có sự thay đổi về nhiều mặt để phù hợp với môi trường sống hiện tại. Ví dụ như họ chuyển sang ở nhà trệt nhiều hơn so với loại nhà sàn truyền thống, tập quán sinh hoạt, ăn uống cũng thay đổi ít nhiều, không còn quá lạc hậu so với trước kia. + Có cái nhìn phong phú hơn về trang phục từ truyền thống đến hiện đại của người Lô Lô ở huyện Mèo Vạc, giúp ích cho việc khái quát và đúc kết về đặc trưng văn hóa trong trang phục của các tộc người. - Ý nghĩa thực tiễn: + Góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn trong việc bảo tồn các giá trị truyền thống, khi nó dần có nhiều sự biến đổi. Bên cạnh đó cũng phải nêu cao một số điểm mới cho phù hợp với thời đại, duy trì những mặt tích cực, loại bỏ những cái tiêu cực, nhưng vẫn giữ nguyên các giá trị truyền thống vốn có. + Mỗi con người trong chúng ta cần có ý thức tự giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống vốn có để góp phần nhỏ trong việc giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc Lô Lô nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. 7. Bố cục Báo cáo tốt nghiệp có các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và phần nội dung bao gồm 3 chương: CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI LÔ LÔ Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN MÈO VẠC TỈNH HÀ GIANG (1986 - 2016) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ BẢO LƯU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC LÔ LÔ 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VẬT CHẤT Ở VIỆT NAM 1.1. Khái niệm chung về văn hóa – văn hóa vật chất Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, phong tục và cả những năng lực, thói quen của con người trong xã hội. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hóa. Văn hóa được hiểu theo quan điểm của xã hội phương Tây, văn hóa theo quan điểm xã hội phương Đông, theo quan điểm của triết học Maxit, theo quan điểm của UNESCO. Theo quan điểm của xã hội phương Tây, văn hóa có nghĩa là cày cấy, vun trồng, sau được nâng cao lên văn hóa là tập quán, là hành vi ứng xử của con người. Văn hóa được các nhà nghiên cứu phương Tây nhấn mạnh trên ba khía cạnh: văn hóa là sự phát triển của cá nhân trong xã hội. Là đặc thù của mỗi xã hội với môi trường xã hội nhất định, và văn hóa có thể là cái hòa hợp, đan xen, thâm nhập lẫn nhau giữa các môi trường văn hóa khác, giữa các vùng, các quốc gia khác nhau trên quy mô khu vực và trên thế giới. Còn theo quan điểm của xã hội phương Đông thì văn hóa được tách ra thành hai khái niệm riêng biệt “văn”, “hóa”. Văn là màu sắc, là lễ nghĩa, là sự giáo dục bằng đạo đức, là những cái tốt đẹp trong cuộc sống đã được đúc kết thành một biểu tượng. Hóa là sự cải biến hóa sinh, là quy luật của tạo hóa sinh sôi nảy nở, là sự giao hòa của hai sự vật, dẫn tới một hoặc cả hai sự vật đều biến đổi là đem những gì đã đúc kết được vận dụng vào trong cuộc sống. Văn hóa theo quan điểm triết học Mác xít là kết quả của quá trình biến đổi bản thân con người, với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con người. Văn hóa xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thực tiễn, biến đổi các quan hệ qua lại giữa con người và thế giới. Văn hóa là một quá trình cải biến con người thành chủ thể của sự vận động lịch sử, thành một cá nhân toàn vẹn. Theo UNESCO, văn hóa là tổng thể các dấu hiệu tinh thần, vật chất, trí tuệ và đặc biệt là tình cảm, xác định bản chất của một xã hội hay một nhóm xã hội. Nó bao hàm không chỉ cuộc sống nghệ thuật và khoa học, mà còn cả lối sống, các quyền tự do cơ bản của con người, các giá trị truyền thống và các quan niệm. Theo cách hiểu này, văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát mọi mặt của đời sống con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra ở hiện tại. Trải 1 qua bao thế kỉ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, mà dựa vào đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình. Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần. Do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Nó thể hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, C.Mac và Anghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại hình hoạt động cơ bản: đó là sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Do đó, văn hóa cũng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người. Được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. 1.2. Đặc trưng văn hóa – văn hóa vật chất ở Việt Nam Văn hóa có tính hệ thống. Mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hóa điều có liên quan mật thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội. Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Tính giá trị được phân thành nhiều loại khác nhau: giá trị vật chất phục vụ nhu cầu vật chất của con người (nhà ở, trang phục, ăn uống, đi lại...). Tính giá trị theo nhiều ý nghĩa khác nhau: giá trị sử dụng, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mĩ. Về mặt thời gian: giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời. Văn hóa là một hệ thống giá trị nên thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường xã hội. Tính nhân sinh. Văn hóa là sản phẩm của con người, có giá trị vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi dưới tác động của con người, văn hóa là sự nối kết giữa người với người. Văn hóa mang tính lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của một quá trình sáng tạo và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa, những giá trị tương đối ổn định: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghi... [Cơ sở văn hóa – Trần Ngọc Thêm] 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TỘC NGƯỜI LÔ LÔ Ở VIỆT NAM 2.1. Tên gọi, nguồn gốc, lịch sử cư trú và phân bố dân cư Lô Lô là một dân tộc có dân số dưới 10 nghìn người trong 54 dân tộc ở Việt Nam, thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến cùng với các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Cống, La Hủ, Si La, thuộc họ Hán - Tạng. Dân tộc Lô Lô có khoảng 4000 người, sống chủ yếu ở 3 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu. Ngoài tên gọi phổ biến là Lô Lô thì còn có nhiều tên gọi khác: Ô Man, La La, Màn Di, Màn Dì,.. Xét thấy về mặt lịch sử cũng như tên gọi, dân tộc Lô Lô ở Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với người Di ở Trung Quốc, Di là một dân tộc có nơi cư trú ở vùng miền tây cao nguyên Vân Quý với diện tích rộng lớn khoảng 500km2. Dân tộc Di là dân tộc có số dân đông nhất ở miền tây nam của Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở bốn tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu và Quảng Tây của Trung Quốc. Từ thời xa xưa người Di đã có mối quan hệ mật thiết với người Đế Khương, theo các sử gia phân tích cho rằng Khương là tên gọi của tộc loại, còn Đế chỉ là một bộ phận trong đó mà thôi. Đế Khương và dân tộc Di không chỉ có mối quan hệ gần gũi về ngôn ngữ mà trong các tập quán sinh hoạt hầu như là có điểm giống nhau. Mặc dù ở Việt Nam được gọi là dân tộc Lô Lô nhưng đồng bào ở đây họ vẫn tự nhận mình là dân tộc Di. Người Lô Lô ở Vân Nam tràn vào vùng Thuỷ Vĩ thuộc Hưng Hoá và chia làm hai đợt trong đó có hai đợt liên quan đến cuộc khởi nghĩa của họ để chống lại triều đình phong kiến Trung Quốc. Đó là cuộc khởi nghĩa của người Di ở 18 trại thuộc vùng Di Lạc. Sau khi di cư sang Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Lục Ngô Quân do không khuất phục nên đã dẫn hơn một vạn quân, dân người Lô Lô đi về phía nam và đến vùng đất Đồng Văn ngày nay dựng bản, lập mường. Dân tộc Lô Lô tuy có nguồn gốc là từ người Di ở Trung Quốc di chuyển sang nhưng từ lâu cho tới nay họ đã quen được gọi là Lô Lô. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, người Lô Lô họ có một mối quan hệ rất gần gũi với người Di ở bên Trung Quốc. Họ di cư sang Việt Nam do nhiều nguyên nhân và giai đoạn khác nhau, nhưng phần đông dân nhất vẫn là ở triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Nơi đặt chân đầu tiên của họ khi đến Việt Nam chính là vùng Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang bây giờ. Cho đến tận ngày nay, dân tộc Lô Lô đã là một trong 54 dân tộc không thể thiếu trong đất nước Việt Nam chúng ta. Lô Lô là một bộ lạc trong nhóm Ô Man, mà “Tân Đường thư” gọi là Lu Lu, “Nguyên sử loại biên” gọi là Lô Lô. 3 Người Lô Lô có truyền thuyết: có 7 anh em trai, trong đó có 3 người từ Vân Nam Trung Quốc đi sang Việt Nam tìm nơi làm ăn, sinh sống. Trên đường đi có một người bị lạc, còn 2 người đến đất Đồng Văn đầu tiên. Người anh ở lại Đồng Văn, còn người em đi tiếp sang vùng Tây Nam Bảo Lạc. Ngày nay, tuy vùng Tây Nam Bảo Lạc không còn người Lô Lô cư trú, nhưng ở vùng này vẫn còn những mộ táng của người Lô Lô, có địa danh gắn liền với tên dân tộc Lô Lô như Pác Mìa (nay là Bắc Mê). Một truyền thuyết khác kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một đôi vợ chồng người Lô Lô đi tìm đất hoang vu để khai khần làm ăn. Họ đi mãi từ ngày này sang ngày khác, từ miền đất nọ đến miền đất kia. Họ đến một vùng núi đá, ngủ đêm tại đó. Đêm ngủ người vợ nằm mơ thấy một cụ già, hiện ra bảo rằng đây là nơi đất lành, làm ăn ở đây sẽ có cuộc sống no đủ và hạnh phúc. Các con hãy dừng chân tại đây và đi hai chiếc giày này, giẫm đến đâu sẽ thành ruộng đến đó. Nói rồi ông già biến mất. Hôm sau, tỉnh dậy hai vợ chồng thấy hai chiếc giày, một chiêc to và một chiếc nhỏ, đặt ngay dưới chân hai vợ chồng. Người vợ kể chuyện giấc mơ cho chồng nghe, người chồng nửa tin, nửa ngờ, nhưng cũng làm theo lời vợ, xỏ chân vào giày. Người chồng xỏ chân vào chiếc giày nhỏ, người vợ xỏ chân vào chiếc giày to. Họ giẫm chân khắp thung lũng Mèo Vạc. Những nơi bàn chân của hai vợ chồng giẫm lên đã trở thành những thửa ruộng to, nhỏ khác nhau. Có chỗ người vợ giẫm mạnh tạo thành ao to, ao nhỏ. Ao to nhất là ao cạnh cây đa thuộc xóm Chúng Pả, mà người Lô Lô gọi là Mà Vàng. Các nhà sử học, dân tộc học đã khẳng định dân tộc Lô Lô và một số dân tộc khác ở Vân Nam (Trung Quốc) vào thế kỉ thứ VIII đã sáng lập ra nhà nước Nam Chiểu. Mà trước đó một thời kì dài, nhiều học giả vẫn cho rằng chủ nhân của nhà nước Nam Chiểu là người Thái. Năm 937, nhà nước Nam Chiểu bị nhóm người Bạch, một trong những bộ phận của cư dân Nam Chiểu, do Đoàn Tử Bình cầm đầu đã đánh chiếm nhà nước Nam Chiểu. Những ngưởi Lô Lô không chấp nhận sự đánh chiếm của người Bạch, đã chạy xuống phía Nam, đến Việt Nam từ thời kì đó. Sử sách ghi lại rằng, một tướng quân Lô Lô là Ngô Quân, thời đó đã dẫn hơn một vạn quân dân Lô Lô đi về phía Nam, tới đất Đồng Văn để khai phá đất đai, lập trại làm ăn. Vào thế kỉ VII, thủ lĩnh Khổng Mìn, đã dẫn năm, sáu nghìn người từ phương Bắc tìm đường vượt núi cao hiểm trở đến Mèo Vạc sinh sống. Từ Mèo Vạc họ di cư sang Bảo Lạc (Cao Bằng). Ngày nay, người Tày, người Tày, người Giáy, người Mông ở vùng Đồng Văn, Mèo Vạc vẫn có tục cúng ma Lô Lô – người có công khai phá đất đai, mỗi khi cày cấy xong hoặc khi lúa bị sâu bệnh cắn phá. Trong ngày hội lùng tùng của người Tày ở Bảo Lạc, có mâm cúng ma 4 Lô Lô – người chủ đất đầu tiên. Ở làng Lô Lộ Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, trong kí ức của người dân, trong truyện cổ, trong các bài ca, bài cúng đưa hồn người chết, đều cho rằng ở Việt Nam, Lũng Cú là nơi đầu tiên họ đặt chân đến. Địa bàn người Lô Lô sinh sống thuộc các cao nguyên biên giới phía Bắc Tổ quốc. Đó là phần rìa của khối cao nguyên Vân Quý đồ sộ ở Nam Trung Hoa. Đây cũng là vùng giáp biên giới Việt Trung của tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, giao thông đi lại ở đây rất khó khăn. Họ là cư dân có mặt rất sớm của vùng cực Bắc Hà Giang. Người Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các loại cây trồng chính như nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi đáng kể. Họ chủ yếu ăn ngô bằng cách xay thành bột đồ chín (mèn mén). Bữa ăn phải có canh, họ thường dùng bát và thìa bằng gỗ. Về mặc, phụ nữ có nhóm mặc áo cổ tròn, xẻ ngực, có nhóm mặc áo cổ vuông chui đầu, quần chân què, có nơi bên ngoài còn quấn xà cạp. Trang trí trên y phục bằng hoa văn, chắp ghép những mảnh vải màu to. Họ có sử dụng hoa văn in bằng sáp ong. Tùy từng nơi họ sống trong ba loại nhà: nhà sàn, nhà trệt hoặc nhà nửa sàn nửa đất. Người Lô Lô sống tập tung trong các bản tương đối ổn định, tính cộng đồng tộc người thể hiện rõ nét. Có hơn 30 dòng họ khác nhau. Mỗi dòng họ thường quần tụ trong phạm vi một làng, bản, thờ cúng chung một ông tổ và có một khu nghĩa địa riêng nằm trong nghĩa địa chung của công xã. Người Lô Lô thích các quan hệ hôn nhân nội tộc người và thực hiện nguyên tắc ngoại hôn giữa các dòng họ. 2.2. Đời sống kinh tế - xã hội Trồng trọt là nguồn sống chính của người Lô Lô. Cây lương thực chính là cây ngô và cây lúa. Cây ngô thì có nhiều loại giống: ngô nếp, ngô tẻ, ngô trắng, ngô vàng. Đây là loại ngô truyền thống, loại ngô này thường cho năng suất không cao như ngô lai, nhưng ăn thơm ngon hơn ngô lai và để cả năm không bị mốc, không bị mọt ăn. Cây lúa thì cũng có nhiều loại: lúa nếp, lúa tẻ. Giống lúa nếp cây cao, lá to, tuy nâng suất không cao nhưng được trồng khá phổ biến vì nó phù hợp với thói quen chế biến thành các loại bánh mà người Lô Lô ưa thích. Lúa tẻ cây cao, lá to, năng suất trung bình và được trồng nhiều. Ngoài cây lúa và cây ngô, họ còn trồng các loại hoa màu, các loại lương thực, thực phẩm, các loại cây ăn quả, các loại rau. Họ chăn nuôi các loại gia súc: trâu, bò, ngựa. Việc chăn nuôi gia súc thực hiện theo hình thức chăn thả. Họ chăn nuôi gia súc chủ yếu để làm sức kéo, 5 đồng thời để lấy phân bón cho cây trồng. Ngoài nuôi gia súc họ còn nuôi các loại gia cầm:lợn, gà, vịt, ngan, nguỗng. Họ cũng đẩy mạnh việc khai thác tự nhiên, hái rau rừng là công việc của phụ nữ, còn săn bắt thú rừng là việc của đàn ông. Thu hái lâm sản, mùa hè thì hái các loại rau rừng, đông thì tìm củ quả. Ngoài ra, họ còn đánh bắt cá dưới sông suối, lấy cây rừng làm nhà ở, làm công cụ sản xuất. Người Lô Lô có 3 nghề thủ công được nhiều người trồng vùng biết đến. Đó là nghề đan lát, làm ngói và nghề thêu. Đan lát và làm ngói là của đàn ông, còn thêu thùa là của phụ nữ. Kinh tế chủ yếu của người Lô Lô là kinh tế tự cấp, tự túc. Tuy nhiên họ có nhu cầu trao đổi, mua bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu. Quan hệ dòng họ được tính theo phụ hệ. Ý nghĩa quan trọng nhất của quan hệ dòng họ là duy trì cách thờ cúng tổ tiên, cúng ma và nghiêm cấm người trong dòng họ có quan hệ hôn nhân với nhau, từ 4 đến 5 đời. Mỗi dòng họ có một bộ trống đồng, dòng họ nào có từ ba bộ trống đồng trở lên là dòng họ lớn, có vị thế trong dòng tộc. Các thành viên trong dòng họ có nghĩa vụ giúp đỡ nhau trong cưới sinh, ma chay, làm nhà mới, hoặc giúp đỡ nhau khi hoạn nạn ốm đau. Tục lệ hôn nhân tuân thủ theo nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc. Tục lệ hôn nhân gồm các nghi lễ chính: nghi lễ hỏi tuổi, nghi lễ thông báo hợp tuổi, nghi lễ ăn hỏi và nghi lễ đón dâu, lễ lại mặt. Tập quán tang ma xuất phát từ quan niệm là con người có xác và hồn. Khi chết là xá chết và hồn vẫn còn sống, cho nên họ làm tang ma để đưa xác đi chôn và đưa hồn lên thiêng đàng về với tổ tiên. Nét đặc trưng trong tang lễ của người Lô Lô là sử dụng trống đồng. Khi thi hài còn ở trong nhà, họ đánh trống đồng trong tang lễ để tỏ lòng thương xót đối với người mất và tiễn đưa linh hồn của họ về thế giới bên kia. [Phạm Trung Phương – Trần Bình (cb), Người Lô Lô ở Việt Nam, Nxb Thông Tấn, 2011] 2.3. Văn hóa truyền thống của người Lô Lô 2.3.1. Văn hóa tinh thần Về tôn giáo, tín ngưỡng, người Lô Lô cho rằng nếu con người sống không tốt bụng thì dễ bị ma quỷ trừng phạt làm cho ốm đau và chết. Người Lô Lô quan niệm trời là cha, đất là mẹ. Trời sáng tạo ra thế giới trần gian, loài người và muôn 6 vật, trời quyết định vận mệnh của loài người. Người Lô Lô thường có câu huyền “người không thấy, đất thấy, người không biết đã có trời, nó sẽ bị trời đánh và đất vùi. Vì cho rằng mọi vật đều có linh hồn, nên người Lô Lô có tín ngưỡng đa thần. họ cho rằng mỗi làng điều có ma cai quản, đó là ma bản, có thể phù hộ hoặc làm hại dân làng, nên mỗi năm thường tổ chức cúng ma bản một lần. Thứ hai là việc thờ cúng tổ tiên. Dù ở trong nhà sàn hay nhà trệt, bàn thờ ma nhà của người Lô Lô thường được bố trí ở phần giáp vách của gian giữa. Ngoài bàn thờ của tổ tiên, trong ngôi nhà của họ còn có nơi thờ những người chết bất đắt kì tử được coi là khá linh thiên và đặt ở góc nhà ngay phía dưới bàn thờ tổ tiên hoặc ở gần bếp. Trừ chủ nhà, không ai được phép lui tới hoặc quét dọn nơi thờ cúng ma này. Người Lô Lô cho rằng tổ tiên là những người thuộc tất cả các thế hệ trước đã sinh ra mình và chia ra thành tổ tiên gần và tổ tiên xa. Theo tập quán của người Lô Lô, hằng năm các bản điều làm lễ cúng ma bản, cầu cho mùa màng tốt tươi, không bị muôn thú phá hoại. Theo tục lệ cúng bái của người Lô Lô, lễ cúng ma bản cũng tiến hành hai lần, lần đầu cúng dân những con vật hiến tế (chủ yếu là gà) chưa bị giết thịt, lần thứ hai cúng dân đồ ăn đã được chế biến từ các con vật hiến tế đã cúng lần đầu. Người Lô Lô có nhiều lễ hội như lễ rước thần bản, lễ tế trời đất, lễ rước đuốc và lễ cầu mưa. Lễ rước thần bản thường được tổ chức vào tháng Năm, rước thổ công, người đã có công khai bản. Lễ này có nguồn gốc từ một truyền thuyết của người Lô Lô ở Hà Giang. Lễ rước đuốc hằng năm được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 26 tháng Chín hằng năm. Lễ cầu mưa được tổ chức vào cuối tháng Năm âm lịch, lễ này xuất phát từ truyền thuyết đấu tranh với thiên nhiên của người Lô Lô, được tiến hành trong một khu đất rộng giữa bản. Người Lô Lô có chữ viết khá sớm, nhưng nay đã bị mai một. Văn nghệ dân gian của người Lô Lô khá phong phú bao gồm thơ ca dân gian, tục ngữ, câu đố, múa dân gian, đặc biệt thơ ca dân gian và truyện kể dân gian vốn được người Lô Lô ưa chuộng. Đối với văn hóa tinh thần của người Lô Lô, đáng chú ý nhất vẫn là dân ca, bởi nó có tính độc lập về ngôn từ, sự tồn tại và phát triển của dân ca Lô Lô không bị ràng buộc bởi các yếu tố như âm nhạc và múa dân gian. 2.3.2. Văn hóa vật chất 2.3.2.1. Nhà ở Người Lô Lô ở nước ta có ba loại nhà sàn khác nhau: nhà nền đất, nhà sàn và nhà nền sàng nữa đất. Nhà sàn chính là loại nhà truyền thống của người Lô Lô ở nước ta. Cấu trúc ngôi nhà khá đơn giản. Chủ yếu là nhà tạm, cột chôn sâu 7 xuống đất, chỉ ở được vài ba năm là phải tu sửa, lợp lại mái. Có nhiều lí do để họ sống trong nhà sàn. Một là do trước kia có nhiều rừng nên dễ tìm kiếm các loại nguyên vật liệu để làm nhà như tre, gỗ. Hai là khi đó dân cư còn quá thưa thót, rừng còn nhiều nên thú dữ còn nhiều lắm, nên ở nhà sàn an toàn hơn ở nhà đất. Nhà sàn của người Lô Lô ở Mèo Vạc có nhiều yếu tố tương đồng với nhà sàn của một số tộc người khác: nền nhà có cấu trúc kiên cố hơn, cột được kê trên hòn đá tảng, sàn bằng gỗ hay tre, mái lợp cỏ gianh hay ngói máng, thậm chí lợp bằng tấm fipproximang. Về mặt bằng dưới sàn được sử dụng làm bếp lò nấu cám lợn, nhốt gia súc, gia cầm, để cối xay giã gạo và là nơi cất giữ những nông cụ cùng các loại đồ dùng sinh hoạt khác của gia đình. Sàn là mặt bằng chính để ăn ở, ngủ nghỉ và thực hiện các sinh hoạt, đồng thời sàn cũng là nơi cất giữ lương thực và các loại đồ gia dụng quan trọng. Về cấu tạo bộ khung của ngôi nhà, nếu dựa vào cấu trúc của vì kèo thì có 2 loại nhà chính: vì kèo ba cột và vì kèo nhiều cột. Trong đó, loại nhà vì kèo ba cột là phổ biến của người Lô Lô xã Tín Cái huyện Mèo Vạc. Ngoài ra còn có loại vì kèo 5 cột và nhiều cột trốn. Với loại nhà vì kèo 3 cột, cấu trúc đơn giản hơn, thường chỉ có 2 hoặc 3 gian, 2 mái và cầu thang lên sàn với số bậc lẽ, nhưng cũng có vài nhà có 4 gian- gian thứ tư thường là gian phụ. Nhìn chung, nhà sàn của người Lô Lô ở nước ta có cấu trúc khá đa dạng trong đó đơn giản nhất là loại nhà vì kèo 3 cột. Còn loại nhà sàn có cấu trúc phức tạp hơn thường là loại vì kèo có cấu trúc nhiều cột, kể cả cột trốn. Người Lô ở Hà Giang bố trí mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn khá thống nhất: nhà có một hoặc hai cửa ra vào, ít cửa sổ, hai bếp, có sự quy định rõ ràng về nơi để đồ đạc và nơi ngủ của các thành viên, cầu thang lên sàn thường bắt trực tiếp lên cửa ra vào trên sàn. Với loại nhà hai gian, hiện nay chỉ còn tồn tại dạng nhà sàn, có đặc điểm là cửa chính nằm ở một trong hai gian và được bố trí ở phía trước nhà. Gian bên cạnh cửa chính có bếp nấu nướng, chạn bát và buồn ngủ của chủ nhà. Còn trong gian mở cửa chính có bàn thờ gia tiên, buồn ngủ của các cô gái bồ đựng thóc, bên cạnh bàn thờ gia tiên thường bố trí nơi ngủ cho con trai lớn tuổi, cũng có thể là nơi ngủ của khách. Đối với loại nhà ba hoặc bốn gian cách bố trí mặt bằng cũng tương tự hai gian, chỉ khác nhau ở một số chi tiết và diện tích sinh hoạt của loại nhà này thì rộng rãi thoáng mát hơn. Do nhà 3 gian nên vị trí cửa chính thường được bố trí ở gian giữa, ngay phía trước nhà. Toàn bộ gian giữa để đặt bàn thờ gia tiên ở trên vách đối diện với cửa chính, rồi đến nên tiếp khách 8 ở đó các gia đình thường bố trí bàn, ghế để tiếp khách. Gian ở phía trên bên trái của cửa chính có bồ thóc, buồn ngủ của vợ chồng con trai và buồng ngủ của các cô con gái. Gian ở bên phải cửa chính có bếp nấu nướng, nơi để nước sinh hoạt và bố trí nơi ngủ ở gần bàn thờ tổ tiên cho các con trai. Bên cạnh gian này có thể có một gian phụ dùng làm buồn ngủ cho chủ nhà và cất giữ đồ đạc của gia đình. Tùy theo sự thuận tiện cho việc đi lại, nhiều gia đình còn mở thêm cửa phụ phía có nhiều ánh nắng mặt trời để dựng sàn phơi gần đó. Dưới gầm nhà sàn, người Lô ở Hà Giang tận dụng để phục vụ cho công việc xay giã gạo nấu cám lợn, nấu rượu, làm nơi nhốt giữ gia cầm và cất giữ nông cụ. Nhà sàn của người Lô Lô ở Mèo Vạc có nhiều yếu tố tương đồng với nhà sàn của một số tộc người khác: nền nhà có cấu trúc kiên cố hơn, cột được kê trên hòn đá tảng, sàn bằng gỗ hay tre, mái lợp cỏ gianh hay ngói máng, thậm chí lợp bằng tấm fipproximang. Về mặt bằng dưới sàn được sử dụng làm bếp lò nấu cám lợn, nhốt gia súc, gia cầm, để cối xay giã gạo và là nơi cất giữ những nông cụ cùng các loại đồ dùng sinh hoạt khác của gia đình. Sàn là mặt bằng chính để ăn ở, ngủ nghỉ và thực hiện các sinh hoạt, đồng thời sàn cũng là nơi cất giữ lương thực và các loại đồ gia dụng quan trọng. Về cấu tạo bộ khung của ngôi nhà, nếu dựa vào cấu trúc của vì kèo thì có 2 loại nhà chính: vì kèo ba cột và vì kèo nhiều cột. Trong đó, loại nhà vì kèo ba cột là phổ biến của người Lô Lô xã Tín Cái huyện Mèo Vạc. Ngoài ra còn có loại vì kèo 5 cột và nhiều cột trốn. Với loại nhà vì kèo 3 cột, cấu trúc đơn giản hơn, thường chỉ có 2 hoặc 3 gian, 2 mái và cầu thang lên sàn với số bậc lẽ, nhưng cũng có vài nhà có 4 gian- gian thứ tư thường là gian phụ. Nhìn chung, nhà sàn của người Lô Lô ở nước ta có cấu trúc khá đa dạng trong đó đơn giản nhất là loại nhà vì kèo 3 cột. Còn loại nhà sàn có cấu trúc phức tạp hơn thường là loại vì kèo có cấu trúc nhiều cột, kể cả cột trốn. Người Lô ở Hà Giang bố trí mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn khá thống nhất: nhà có một hoặc hai cửa ra vào, ít cửa sổ, hai bếp, có sự quy định rõ ràng về nơi để đồ đạc và nơi ngủ của các thành viên, cầu thang lên sàn thường bắt trực tiếp lên cửa ra vào trên sàn. Với loại nhà hai gian, hiện nay chỉ còn tồn tại dạng nhà sàn, có đặc điểm là cửa chính nằm ở một trong hai gian và được bố trí ở phía trước nhà. Gian bên cạnh cửa chính có bếp nấu nướng, chạn bát và buồn ngủ của chủ nhà. Còn trong gian mở cửa chính có bàn thờ gia tiên, buồn ngủ của các cô gái bồ đựng thóc, bên cạnh bàn thờ gia tiên thường bố trí nơi ngủ cho con trai lớn 9 tuổi, cũng có thể là nơi ngủ của khách. Đối với loại nhà ba hoặc bốn gian cách bố trí mặt bằng cũng tương tự hai gian, chỉ khác nhau ở một số chi tiết và diện tích sinh hoạt của loại nhà này thì rộng rãi thoáng mát hơn. Do nhà 3 gian nên vị trí cửa chính thường được bố trí ở gian giữa, ngay phía trước nhà. Toàn bộ gian giữa để đặt bàn thờ gia tiên ở trên vách đối diện với cửa chính, rồi đến nên tiếp khách ở đó các gia đình thường bố trí bàn, ghế để tiếp khách. Gian ở phía trên bên trái của cửa chính có bồ thóc, buồn ngủ của vợ chồng con trai và buồng ngủ của các cô con gái. Gian ở bên phải cửa chính có bếp nấu nướng, nơi để nước sinh hoạt và bố trí nơi ngủ ở gần bàn thờ tổ tiên cho các con trai. Bên cạnh gian này có thể có một gian phụ dùng làm buồn ngủ cho chủ nhà và cất giữ đồ đạc của gia đình. Tùy theo sự thuận tiện cho việc đi lại, nhiều gia đình còn mở thêm cửa phụ phía có nhiều ánh nắng mặt trời để dựng sàn phơi gần đó. Dưới gầm nhà sàn, người Lô ở Hà Giang tận dụng để phục vụ cho công việc xay giã gạo nấu cám lợn, nấu rượu, làm nơi nhốt giữ gia cầm và cất giữ nông cụ. Không chỉ ở nhà sàn, đối với người Lô Lô ở Hà Giang, kiểu nhà nền đất cũng là một loại nhà ở phổ biến. Nhà nền đất của họ phổ biến có cấu trúc dạng vì kèo 4 cột và một cột trốn. Đặc biệt có loại nhà có cấu trúc mỗi vì kèo 5 cột và một cột hiên. Nhà thường chỉ có 3 gian và có nhà 4 gian và phần lớn những nhà này được bố trí thêm một gian phụ để trở thành nhà 5 gian. Theo người Lô Lô ở Hà Giang, chỉ trường hợp vợ hay chồng đã chết mới được ở loại nhà hai cháy, nếu không thì chỉ được làm một cháy (tức một gian phụ). Nhưng chủ yếu các ngôi nhà của người Lô Lô ở Hà Giang thường thuộc loại nhà 2 cháy, đây cũng chính là điểm khác so với nhà ở của người Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng. Có nhiều ngôi nhà nền đất của người Lô Lô thường cao hơn so với nhà trệt của người Hmong và người Dao. Nhà nền đất của họ thường có tường đất, mái lợp ngói âm dương, rạ, tương đối cao tráo, thoáng mát vừa đảm bảo đủ ánh sáng, vừa có gác xếp giống như tầng sàn của ngôi nhà sàn để làm chổ cất giữ lương thực và nhiều đồ dùng của gia đình. Có lẽ đây vẫn còn là một thói quen sống ở nhà sàn vẫn còn lưu lại trong tâm lí của người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang. Khác với nhà sàn, nhà trệt có mặt bằng sinh hoạt thường được bố trí ở tầng nền đất, còn gác xép chỉ để cất giữ lương thực và đồ đạc của gia đình. Cách bố trí cũng tương tự như nhà sàn, ở nhà trệt, cửa chính đươc mở ở gian giữa và trong gian này có bàn thờ gia tiên, bàn tiếp khách, giường ngủ của con trai lớn tuổi, có thể có thêm giường khách ở ngay gian cạnh. Gian bên phải hoặc bên trái của gian giữa có bếp sưởi và buồn ngủ của gia chủ. Trong gian còn lại, có bếp nấu nướng, 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất