Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi sinh hóa của rau củ quả trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm...

Tài liệu Biến đổi sinh hóa của rau củ quả trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm

.PDF
99
341
109

Mô tả:

Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------------ NGUYỄN TRỌNG TUẤN NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẢI NHUỘM BẰNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN ĐỂ SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ SẢN PHẨM ÁO SƠMI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT - MAY HÀ NỘI - 2011 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------------ NGUYỄN TRỌNG TUẤN NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH CHẤT CỦA VẢI NHUỘM BẰNG CHẤT MÀU TỰ NHIÊN ĐỂ SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ SẢN PHẨM ÁO SƠMI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT - MAY Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ LĨNH HÀ NỘI - 2011 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN................................................................................................ 3 1.1. Giới thiệu sơ lược về vải và sản phẩm áo sơ mi ............................................................. 3 1.1.1. Lịch sử phát triển của áo sơ mi .................................................................................... 3 1.2. Sản phẩm áo sơ mi sản xuất ở Việt nam ........................................................................ 3 1.2.1. Một số công ty sản xuất áo sơ mi tại Việt nam............................................................ 4 1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi ....................................................................... 6 1.2.3. Yêu cầu chung đối với sản phẩm áo sơ mi .................................................................. 7 1.2.3.1. Tính tiện nghi ............................................................................................................ 7 1.2.3.2. Tính bảo vệ ............................................................................................................... 9 1.2.3.3. Tính sinh thái .......................................................................................................... 11 1.2.3.4. Yêu cầu kỹ thuật ..................................................................................................... 12 1.2.3.5. Những kết quả đã nghiên cứu ................................................................................. 13 1.2.4. Thuận lợi và khó khăn áo sơ mi Việt nam ................................................................. 14 1.2.4.1. Thuận lợi áo sơ mi Việt nam .................................................................................. 14 1.2.4.2. Khó khăn áo sơ mi Việt nam .................................................................................. 15 1.3. Phương hướng phát triển hàng FOB đối với áo sơ mi Việt nam .................................. 15 1.4. Một số chỉ tiêu sinh thái đối với áo sơ mi..................................................................... 22 1.4.1. Xác định hàm lượng Fomanldehyde, giá trị pH ....................................................... 22 1.4.2. Xác định hàm lượng kim loại nặng ........................................................................... 23 1.5. Biện pháp đảm bảo tính sinh thái đối với áo sơ mi ...................................................... 23 1.5.1. Sử dụng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên .................................................................... 23 1.5.2. Dùng hóa chất thân thiện với môi trường .................................................................. 25 1.5.3. Dùng chất màu tự nhiên ............................................................................................. 25 1.6. Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 33 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 33 2.2.1. Phương pháp cơ lý ..................................................................................................... 33 2.2.2. Phương pháp hóa lý, hóa học, toán học ..................................................................... 33 2.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................... 34 2.3.1. Vải.............................................................................................................................. 34 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  2.3.2. Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt ............................................... 35 2.3.2.1. Khái niệm................................................................................................................ 35 2.3.2.2. Nguyên tắc .............................................................................................................. 35 2.3.2.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 35 2.3.2.4. Tính toán kết quả .................................................................................................... 37 2.3.3. Phương pháp xác định khối lượng trên đơn vị diện tích............................................ 38 2.3.3.1. Tóm tắt phương pháp thí nghiệm ........................................................................... 38 2.3.3.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 38 2.3.3.3. Tính toán kết quả .................................................................................................... 39 2.3.4. Phương pháp xác định độ bền màu giặt của vải ........................................................ 39 2.3.4.1. Khái niệm................................................................................................................ 39 2.3.4.2. Nguyên tắc .............................................................................................................. 40 2.3.4.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 40 2.3.4.4. Trình tự thí nghiệm ................................................................................................. 41 2.3.4.5. Tính toán kết quả .................................................................................................... 42 2.3.5. Phương pháp xác định độ bền màu với dung môi .................................................... 45 2.3.5.1. Khái niệm................................................................................................................ 45 2.3.5.2. Nguyên tắc .............................................................................................................. 45 2.3.5.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ...................................................................... 45 2.3.5.4. Trình tự thí nghiệm và tính toán kết quả ............................................................... 46 2.3.6. Phương pháp xác định độ bền màu với Peroxit ......................................................... 46 2.3.6.1. Phạm vi ứng dụng ................................................................................................... 46 2.3.6.2. Nguyên tắc ............................................................................................................. 47 2.3.6.3. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 47 2.3.6.4. Tính toán kết quả .................................................................................................... 48 2.3.7. Phương pháp xác định độ bền màu với Natri hypoclorit .......................................... 49 2.3.7.1. Nguyên tắc .............................................................................................................. 49 2.3.7.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 49 2.3.7.3. Tính toán kết quả .................................................................................................... 50 2.3.8. Phương pháp xác định độ bền màu với ánh sáng ...................................................... 50 2.3.8.1. Nguyên tắc .............................................................................................................. 50 2.3.8.2. Thiết bị và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 50 2.3.8.3. Tính toán kết quả .................................................................................................... 53 2.3.9. Phương pháp xác định khả năng chống tia UV ......................................................... 53 2.3.9.1. Nguyên tắc .............................................................................................................. 53 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  2.3.9.2. Thiết bị phương pháp thí nghiệm............................................................................ 54 2.3.9.3. Tính toán kết quả .................................................................................................... 57 2.4. Kết luận ................................................................................................................................... 57 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................................... 58 3.1. Xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt ....................................................................... 58 3.1.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 58 3.1.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 62 3.2. Xác định khối lượng trên đơn vị diện tích .................................................................... 63 3.2.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 63 3.2.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 64 3.3. Xác định độ bền màu với giặt ....................................................................................... 65 3.3.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 65 3.3.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 68 3.4. Xác định độ bền màu với dung môi .............................................................................. 68 3.4.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 68 3.4.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 70 3.5. Xác định độ bền màu với H2O2 .................................................................................... 71 3.5.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 71 3.5.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 74 3.6. Xác định độ bền màu với NaClO.................................................................................. 74 3.6.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 74 3.6.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 77 3.7. Xác định độ bền màu với ánh sáng ............................................................................... 77 3.7.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 77 3.7.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 78 3.8. Xác định khả năng chống tia UV .................................................................................. 78 3.8.1. Kết quả đo .................................................................................................................. 78 3.8.2. Nhận xét ..................................................................................................................... 80 3.9. Kết luận ........................................................................................................80 KẾT LUẬN......................................................................................................................... 82 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 84 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 86 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Đánh giá khả năng chống nhiễm khuẩn của vải tơ tằm sau khi xử lý bằng nhuộm màu tự nhiên ............................................................................................ 14 Bảng 1.2. Thị trường xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam quý I năm 2011 .............. 19 Bảng 1.3. Yêu cầu về các kim loại nặng chiết được theo nhãn sinh thái OekoTex100 ................................................................................................................ 23 Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật vải cotton, vải tơ tằm đũi trắng ................................ 33 Bảng 2.2. Kí hiệu các loại vải .............................................................................. 34 Bảng 2.3. Lực căng ban đầu của mẫu thử phụ thuộc vào khối lượng ..................... 36 Bảng 2.4. Các điều kiện thử ................................................................................ 42 Bảng 2.5. Cấp độ bền màu .................................................................................. 43 Bảng 2.6. Mức độ dây màu ................................................................................ 45 Bảng 2.7. Dung dịch ............................................................................................ 48 Bảng 2.8. Bộ mẫu chuẩn bằng len được nhuộm với các loại thuốc nhuộm ..... 51 Bảng 2.9. Độ bền màu theo thang xám ................................................................. 51 Bảng 2.10. Độ ẩm hiệu dụng được tạo nên bởi các dung dịch tạo ẩm .................... 52 Bảng 2.11. Các giá trị của Eλ .............................................................................. 55 Bảng 2.12. Các giá trị của Sλ .............................................................................. 56 Bảng 3.1. Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải cotton theo băng dọc ....................... 58 Bảng 3.2. Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải cotton theo băng ngang ................... 59 Bảng 3.3. Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc ................. 60 Bảng 3.4. Độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang .................................... 61 Bảng 3.5. Độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang ......................................... 62 Bảng 3.6. Kết quả đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải cotton ......................... 63 Bảng 3.7. Kết quả đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải tơ tằm đũi ................... 64 Bảng 3.8. Kết quả đo độ bền màu với giặt vải cotton ........................................... 65 Bảng 3.9. Kết quả đo mức độ dây màu với giặt vải cotton ................................... 66 Bảng 3.10. Kết quả đo độ bền màu với giặt vải tơ tằm đũi .................................... 66 Bảng 3.11. Kết quả đo mức độ dây màu với giặt vải tơ tằm đũi ........................... 67 Bảng 3.12. Chỉ dẫn sử dụng với giặt áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi . 68 Bảng 3.13. Kết quả đo độ bền màu, mức độ dây màu với dung môi ...................... 69 vải cotton, vải tơ tằm đũi ..................................................................................... 69 Bảng 3.14. Chỉ dẫn sử dụng với dung môi áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi ...................................................................................................................... 71 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  Bảng 3.15. Kết quả đo độ bền màu với H 2 O 2 vải cotton, tơ tằm đũi ..................... 71 Bảng 3.16. Kết quả đo mức độ dây màu với H 2 O 2 vải cotton ................................ 72 Bảng 3.17. Kết quả đo mức độ dây màu với H 2 O 2 vải đũi ..................................... 73 Bảng 3.18. Chỉ dẫn sử dụng với H 2O2 áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi . 74 Bảng 3.19. Kết quả đo độ bền màu với NaClO vải cotton ..................................... 74 Bảng 3.20. Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải cotton ............................. 75 Bảng 3.21. Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải tơ tằm đũi ....................... 76 Bảng 3.22. Chỉ dẫn sử dụng với NaClO áo sơmi trên chất liệu cotton, lụa tơ tằm đũi ....... 77 Bảng 3.23. Độ bền màu ánh sáng vải cotton, vải tơ tằm đũi .................................. 77 Bảng 3.24. Khả năng chống tia UV vải cotton, vải tơ tằm đũi ............................... 79 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Áo sơ mi thời kỳ Phục Hưng .................................................................................... 3 Hình 1.2. Áo sơ mi.................................................................................................................... 5 Hình 1.3. Lá bàng ................................................................................................................... 28 Hình 1.4. Cấu tạo hóa học của các sắc tố trong lá bàng ......................................................... 28 Hình 1.5. Cấu trúc phân tử của Lutein .................................................................................... 28 Hình 1.6. Cấu trúc phân tử của zeaxanthin ............................................................................. 29 Hình 1.7. Hạt điều màu ........................................................................................................... 29 Hình 1.8. Cây điều màu .......................................................................................................... 30 Hình 1.9. Công thức cấu tạo của saponin ............................................................................... 30 Hình 1.10. Cây chè ................................................................................................................. 31 Hình 1.11. Vải dùng may áo sơ mi ......................................................................................... 31 Hình 2.1. Máy kéo đứt RT - 1250A ........................................................................................ 35 Hình 2.2. Tủ thuần hóa mẫu ................................................................................................... 35 Hình 2.3. Cân điện tử .............................................................................................................. 38 Hình 2.4. Đầu đo quang phổ X-Rite ....................................................................................... 40 Hình 2.5. Máy nhuộm cốc Ti-Color I ..................................................................................... 40 Hình 2.6. Thang thước xám .................................................................................................... 41 Hình 2.7. Cốc nhuộm máy Ti-Color I..................................................................................... 41 Hình 2.8. Máy DL – 6000 – Starlet ........................................................................................ 47 Hình 2.9. Máy đo độ bền màu ánh sáng ................................................................................. 50 Hình 2.10. Máy quang phổ tử ngoại khả kiến ........................................................................... 54 Hình 2.11. Tủ thuần hóa M 250 – RH ................................................................................... 54 Hình 3.1. Biểu đồ đo độ bền đứt vải cotton theo băng dọc ................................................... 59 Hình 3.2. Biểu đồ đo độ giãn đứt vải cotton theo băng dọc .................................................. 59 Hình 3.3. Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải cotton theo băng ngang .......................................... 59 Hình 3.4. Biểu đồ đo độ giãn đứt vải cotton theo băng ngang ............................................... 60 Hình 3.5. Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc ....................................... 60 Hình 3.6. Biểu đồ đo độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng dọc ............................................. 61 Hình 3.7. Biểu đồ đo độ bền kéo đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang .................................. 61 Hình 3.8. Biểu đồ đo độ giãn đứt vải tơ tằm đũi theo băng ngang ......................................... 62 Hình 3.9. Biểu đồ đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải cotton .......................................... 63 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  Hình 3.10. Biểu đồ đo khối lượng trên đơn vị diện tích vải tơ tằm đũi ................................. 64 Hình 3.11. Biểu đồ đo độ bền màu với giặt vải cotton .......................................................... 65 Hình 3.12. Biểu đồ đo mức độ dây màu với giặt vải cotton ................................................... 66 Hình 3.13. Biểu đồ đo độ bền màu với giặt vải tơ tằm đũi .................................................... 67 Hình 3.14. Biểu đồ đo mức độ dây màu với giặt vải tơ tằm đũi............................................. 67 Hình 3.15. Biểu đồ đo độ bền màu với dung môi vải cotton .................................................. 69 Hình 3.16. Biểu đồ đo độ bền màu với dung môi vải tơ tằm đũi ........................................... 69 Hình 3.17. Kết quả đo mức độ dây màu với dung môi vải cotton .......................................... 70 Hình 3.18. Biểu đồ đo mức độ dây màu với dung môi vải tơ tằm đũi ................................... 70 Hình 3.19. Biểu đồ đo độ bền màu với H2O2 vải cotton......................................................... 72 Hình 3.20. Biểu đồ đo độ bền màu với H2O2 vải tơ tằm đũi................................................... 72 Hình 3.21. Biểu đồ đo mức độ dây màu với H2O2 vải cotton................................................ 73 Hình 3.22. Biểu đồ đo mức độ dây màu với H2O2 vải tơ tằm đũi ......................................... 73 Hình 3.23. Biểu đồ đo độ bền màu với NaClO vải cotton ...................................................... 75 Hình 3.24. Biểu đồ đo độ bền màu với NaClO vải tơ tằm đũi ............................................... 75 Hình 3.25. Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải cotton.............................................. 76 Hình 3.26. Kết quả đo mức độ dây màu với NaClO vải tơ tằm đũi ....................................... 76 Hình 3.27. Biểu đồ đo độ bền màu ánh sáng vải cotton ......................................................... 78 Hình 3.28. Biểu đồ đo độ bền màu ánh sáng vải tơ tằm đũi ................................................... 78 Hình 3.29. Biểu đồ đo khả năng chống tia UV vải cotton ...................................................... 79 Hình 3.30. Biểu đồ đo khả năng chống tia UV vải tơ tằm đũi ............................................... 79 Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Thị Lĩnh, người thầy đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giáo khoa Công nghệ Dệt may và Thời trang đã tận tình truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học, Viện kinh tế - Kỹ thuật Dệt may, Phòng Thí nghiệm Hóa Dệt trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Công ty Dệt Yên Mỹ, Công ty Dệt nhuộm Trung Thư, Công ty lụa tơ tằm Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian thực hiện luận văn tại khoa Công nghệ Dệt may và Thời trang Trường Đại học Bách khoa Hà nội em luôn lắng nghe, học hỏi và trau dồi kiến thức nhưng em tự nhận thấy bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, cần phải học hỏi nhiều hơn nữa. Em rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để em ngày càng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn. Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2011 Học viên Nguyễn Trọng Tuấn Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là do tác giả cùng đồng nghiệp nghiên cứu, không sao chép từ các luận văn khác. Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận văn. Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2011 Học viên Nguyễn Trọng Tuấn Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  LỜI NÓI ĐẦU May mặc là một trong những ngành xuất khẩu lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó cũng là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu nhất, do phần lớn các quốc gia sản xuất để cung ứng cho thị trường dệt may thế giới. Sản xuất may mặc là bước đệm cho sự phát triển của đất nước và thường là ngành công nghiệp đầu tiên điển hành của các nước thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu do là ngành có chi phí cố định thấp, sử dụng nhiều lao động. Sau nhiều năm tăng trưởng xuất khẩu bình hàng may mặc Việt Nam chính thức lọt vào top 10 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã từng bước vượt qua nhiều ngành hàng khác để trở thành quán quân trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu FOB của các doanh nghiệp thành viên khoảng 64,3% và tính trên toàn ngành dệt may thì tỷ lệ xuất FOB này vào khoảng 40%. Với 4 loại hình sản xuất đang phổ biến - (1) gia công hoàn toàn, (2) sản xuất theo thiết kế có sẵn và mua nguyên phụ liệu theo chỉ định của khách hàng, (3) sản xuất theo thiết kế có sẵn và được toàn quyền mua nguyên phụ liệu và (4) sản xuất trọn gói từ thiết kế đến thành phẩm - đa phần các công ty xuất FOB đều đang ở dạng 2 và 3. Phổ biến nhất là nhập vải, nguyên phụ liệu, làm theo thiết kế của khách hàng để xuất. Việc chủ động được nguồn nguyên phụ liệu trong sản xuất là vấn đề quyết định đối với doanh nghiệp dệt may hiện nay để đảm bảo xuất khẩu FOB, đồng thời Việt Nam là nước có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất như bông, lanh hay tơ tằm. Hơn nữa đó còn là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Khi sử dụng vải có cotton và vải tơ tằm nhuộm màu tự nhiên sẽ mang lại cho sản phẩm những ưu điểm sau: + Tính sinh thái: Sản phẩm thân thiện với môi trường không chứa các hợp chất độc hại như azo, fomanldehyde Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 1 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  + Tính tiện nghi: Mang lại cho sản phẩm có tính tiện nghi cao như khả năng thoáng khí, khả năng hút ẩm + Tính bảo vệ: Khả năng chống tia UV của vật liệu + Tính ứng dụng cao: Tạo cho vải tăng khối lượng, vải đầy đặn hơn, tăng khả năng kháng nhàu, độ bền đứt và độ giãn đứt tăng lên. Vì vậy em đã chọn tên đề tài: Nghiên cứu các tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên để sử dụng cho thiết kế sản phẩm áo sơmi. Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 2 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu sơ lược về vải và sản phẩm áo sơ mi 1.1.1. Lịch sử phát triển của áo sơ mi Có thể thấy sơ mi lần đầu xuất hiện từ thời cổ đại, và ngày nay, con người không bao giờ ngừng sản xuất thêm những kiểu cách mới, vận chúng theo nhiều cách khác nhau và luôn luôn yêu chuộng, dòng sản phẩm áo sơ mi không ngừng thay đổi vế mẫu mã, kiểu dáng, mầu sắc và sự kết hợp pha trộn giữa các chất liệu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm như tính thẩm mỹ, tính tiện nghi của người tiêu dùng. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đó nguyên liệu chủ yếu không thể thiếu được sản xuất áo sơ mi đó là vải cotton và vải lụa tơ tằm. hình 1.1. Áo sơ mi thời kỳ Phục Hưng 1.2. Sản phẩm áo sơ mi sản xuất ở Việt nam Áo sơ mi là sản phẩm may mặc có tính thời trang và thẩm mỹ cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được xã hội thừa nhận. Ngoài tính thời trang và tính thẩm mỹ áo sơ mi còn có tính năng bảo vệ sức khỏe con người trước tác động Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 3 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  của nắng, gió, bụi bẩn, vi sinh vật và không hại đến da người sử dụng, có thể sử dụng làm trang phục công sở, mặc khi đi làm, đi chơi hoặc làm áo đồng phục và bảo hộ lao động, áo được thiết kế dễ cử động và làm việc. Áo sơ mi nam có chất lượng cao được sử dụng trang thiết bị chuyên dùng và công nghệ tiên tiến: máy dập mex, máy ép mex, máy là ép cổ. Chất lượng áo sơ mi tốt cho người sử dụng cảm nhận được sự tự tin với nhiều loại chất liệu vải khác nhau, vải đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, kiểu dáng, có độ dày mỏng phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm trên chất liệu dệt thoi, đa dạng về mẫu mã phong phú về màu sắc, chủng loại như: Áo sơ mi cao cấp ngoại nhập, áo sơ mi của các công ty Việt Tiến, An Phước, May 10, Nhà Bè, Thăng Long, Phương Đông, Đức Giang, các công ty địa phương, công ty liên doanh và hàng nhái từ Trung Quốc. 1.2.1. Một số công ty sản xuất áo sơ mi tại Việt nam Công ty cổ phần May 10 với mỗi dòng sản phẩm đều có nhãn hiệu riêng, một số dòng sản phẩm có nhãn hiệu của công ty, một số dòng sản phẩm sử dụng nhãn hiệu như Pharaon, Clepatre, Prettywomen, Champray, Bigman... + Sản phẩm Pharaon EX là sự lựa chọn của giới văn phòng, đây là sản phẩm mũi nhọn với giá bán thấp trong dòng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng phổ thông, dùng phù hiệu bao bì nhãn mác của Pharaon EX. + Sơ mi nam Pharaon Classic là loại sản phẩm dành cho giới trung niên lịch sự, cổ điển với chất liệu tốt. + Pharaon Advancer là dòng áo luôn được cải tiến phù hợp với thanh niên và trung niên, kiểu dáng được thừa kế sơ mi nam truyền thống nhưng luôn hướng theo thẩm mỹ của thị trường hiện đại. + May 10 Expret, May 10 Prestige là dòng sản phẩm với chất liệu cao cấp, chống nhàu và kiểu dáng vượt trội khẳng định vị thế của giới chuyên gia. Công ty cổ phần may Việt Tiến, công ty cổ phần may Nhà Bè với hệ thống phân phối rộng lớn có thương hiệu lâu năm và mạnh, đa dạng hóa về kiểu dáng và màu sắc hợp thời trang, chất lượng sản phẩm đồng đều, giá cả trải rộng. Sản phẩm Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 4 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  được sản xuất trên dây chuyền kỹ thuật hiện đại. Công ty cổ phần may Việt Tiến nổi tiếng trên thị trường với chủng loại áo sơ mi nam có mức giá từ trung bình trở lên và muốn khẳng định lại thượng hiệu với người tiêu dùng trong nước. Để khẳng định là một thương hiệu sản xuất áo sơ mi nam cao cấp trong nước và nắm bắt xu thế thời trang của thế giới là hướng về thiên nhiên và tạo cho người sử dụng thỏa mái nhất, Việt Tiến đã xây dựng thương hiệu Vee Sendy với phương trâm (mỗi ngày là một ngày mới) với đội ngũ thiết kế được đào tạo bài bản, những dòng sản phẩm Vee Sendy đã được người tiêu dùng trong nước và một số nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá tốt. Công ty cổ phần may Đức Giang, Công ty cổ phần may Thăng Long với dòng sản phẩm áo sơ mi đa dạng hóa về kiểu dáng, phong phú về màu sắc và chủng loại, chất lượng và giá cả phù hợp với ngưới có thu nhập trung bình trở lên. Công ty may An Phước với hệ thống cửa hàng đại lý chuẩn mực, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, bao bì đẹp, chất lượng sản phẩm tốt thuộc hạng cao cấp, độ bền sản phẩm, giá cả hàng hóa cao tạo cho An Phước có thương hiệu mạnh . Công ty An Phước rất thành công khi dựa vào thương hiệu Pierre Cardin nhằm thu hút tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của khách hàng đồng thời đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao hơn. Công ty hiện là nhà sản xuất độc quyền thương hiệu này và thông qua thương hiệu này quảng bá thương hiệu An Phước. Sản phẩm thời trang dành cho nam giới của An Phước hiện được sản xuất trên nguyên liệu nhập khẩu tốt và được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại với đội ngũ lao động lâu năm có tay nghề cao. Hình1.2. Áo sơ mi Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 5 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  1.2.2. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi Hiện nay tiêu thụ nội địa mới chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, để chiếm lĩnh được thị trường dệt may nội địa là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước trong đó thách thức lớn nhất là hàng thời trang Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội chiếm lĩnh thị trường nội địa. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp đã xác định thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ghành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên thị trường dệt may cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả nhất là cạnh tranh với hàng thời trang Trung Quốc. Với thương hiệu áo sơ mi nam vốn rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường Việt Nam với các nhãn hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, May 10, Đức Giang, Thăng Long, Pierre Cardin… cùng với sản phẩm chủ lực là áo sơ mi nam đang phát triển mạnh mẽ và thâm nhập vào thị trường nội địa. Bên cạnh thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu cũng có bước phát triển mạnh mẽ. + Xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹ trong 8 tháng đầu năm, đạt 33,8 triệu chiếc, trị giá 154,4 triệu usd, tăng 13,8% về lượng và 2,9% về trị giá so cùng kỳ, chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam. Trong đó Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ hơn 4,6 triệu chiếc, trị giá 22,1 triệu usd, tăng 39% về lượng và 42% về trị giá so cùng kỳ. Đây cũng là tháng đạt kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹ cao nhất kể từ đầu năm. + Cũng trong thời gian này, xuất khẩu áo sơ mi sang eu giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá so cùng kỳ, đạt tổng cộng hơn 14,6 triệu chiếc, trị giá 83,1 triệu usd. Trong đó, xuất khẩu sang Đức đạt khối lượng cao nhất với 5,9 triệu chiếc, trị giá 37,7 triệu usd, tăng 5,7% về lượng và 8,6% về trị giá so cùng kỳ, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam sang eu. Nguyên nhân làm giảm Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 6 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  lượng xuất khẩu áo sơ mi sang eu trong 8 tháng đầu năm là do lượng xuất khẩu sang Hà Lan giảm mạnh. Theo số liệu thống kê, lượng xuất khẩu áo sơ mi sang Hà Lan chỉ đạt 744.000 chiếc, trị giá 4,4 triệu usd, giảm 52% về lượng và 40% về trị giá so cùng kỳ. + Xuất khẩu áo sơ mi sang Nhật trong 8 tháng diễn ra chậm, mặc dù tăng nhẹ về lượng nhưng lại giảm hơn 10% về kim ngạch so cùng kỳ, đạt 5,1 triệu chiếc, trị giá 34,8 triệu usd. + Giá xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam đạt 5,28 usd/c FOB, tăng gần 2% so tháng 7 và tương đương cùng kỳ. Đây là mức giá xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm nay. Kết quả, giá xuất khẩu trung bình áo sơ mi 8 tháng đạt 5,02 usd/c, giảm 5% so cùng kỳ. + Giá xuất khẩu áo sơ mi của Việt Nam sang 1 số thị trường chính như Mỹ, Đức, Nhật đều tăng đáng kể so tháng trước và cùng kỳ. Cụ thể, giá xuất khẩu áo sơ mi sang Mỹ đạt 4,76 usd/c FOB, tăng gần 2% và cao hơn 0,1usd/c so cùng kỳ. Đây cũng là tháng đạt mức giá xuất khẩu cao nhất tại thị trường này từ đầu năm đến nay. Tương tự, giá xuất khẩu sang Đức đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, ở mức 7,56usd/c, tăng 5% so tháng 7 và tăng 14% so cùng kỳ. Để sản phẩm áo sơmi tiêu thụ được thị trường trong nước cũng như cạnh tranh được với thị trương quốc tế thì áo sơ mi phải đạt được yêu cầu nhất định. 1.2.3. Yêu cầu chung đối với sản phẩm áo sơ mi 1.2.3.1. Tính tiện nghi Khi lựa chọn bộ sản phẩm áo sơ mi cần lưu ý một số yêu cầu của sản phẩm như sau: - Khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt đảm bảo quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể diễn ra một cách bình thường. - Trong quá trình mặc mồ hôi luôn được tạo ra để giúp cân bằng nhiệt cho cơ thể. Khi đó mồ hôi cần phải được dần dần tiêu tan để duy trì nhiệt độ và cảm giác Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 7 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  thoái mái. Quần áo đã trở thành một phần trong hệ thống điều hòa nhiệt độ ổn định của cơ thể. - Khi cơ thể hoạt động mạnh hoặc do nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao, lượng nhiệt cơ thể cần thải ra nhiều hơn. Việc thoát mồ hôi không nhận thấy dừng lại và cơ thể bắt đầu thoát mồ hôi nhận thấy được. Mồ hôi nhận thấy được thường là ở dạng lỏng thoát ra từ tuyến mồ hôi dưới da. Mồ hôi dạng lỏng trên bề mặt da trong những điều kiện nhất định sẽ bay hơi và khuếch tán qua quần áo ra môi trường bên ngoài. Việc bay hơi mồ hôi từ bề mặt da là một cơ chế làm mát đối với cơ thể vì khi nước trên bề mặt da bay hơi sẽ giải phóng một lượng nhiệt đáng kể và nhờ đó làm mát cơ thể. Thông thường cứ 1g nước bay hơi ở nhiệt độ da sẽ giải phóng một lượng nhiệt khoảng 0,6 kcal. - Trong những điều kiện môi trường có độ ẩm ướt cao, quần áo được mặc với mục đính chính là để tạo nên một tấm chắn đối với sự đi qua của nước từ môi trường tới bề mặt da. Tuy nhiên khi đó, sự di chuyển của mồ hôi từ cơ thể tới môi trường vẫn phải tiếp tục để nhận được sự tiện nghi về nhiệt và ẩm cao nhất. - Vật liệu dệt có khả năng duy trì độ ẩm tiện nghi trong vùng vi khí hậu giữa bề mặt da và quần áo cần phải đảm bảo những yêu cầu sau : + Tốc độ tăng độ ẩm của vùng vi khí hậu sau khi bắt đầu thoát mồ hôi phải chậm. + Giá trị lớn nhất của độ ẩm sau mỗi khoảng thời gian nhất định phải thấp. + Tốc độ giảm của độ ẩm vùng vi khí hậu sau khi mồ hôi ngừng thoát ra phải nhanh. Như vậy, vải dùng cho quần áo sinh hoạt hàng ngày phải có khả năng thẩm thấu hơi tốt. Trong môi trường có nhiệt độ càng cao hoặc mức độ hoạt động vật lý của cơ thể người càng mạnh thì vải và quần áo cần có độ thẩm thấu hơi nước càng cao để giữ da khô và tạo điều kiện thuận lợi cho mồ hôi bay hơi để tăng việc thải nhiệt từ cơ thể. + Tính thoáng khí của vải phụ thuộc rất nhiều vào chuyển động của lớp không khí giữa quần áo và cơ thể. Khi cơ thể mặc quần áo, sự đối lưu của lớp không khí vùng vi khí hậu làm tăng đáng kể sự truyền nhiệt qua quần áo. Do đó làm giảm nhiệt trở của quần áo. Tốc độ chuyển động của lớp không khí này càng lớn khi vải Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 8 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may Luận văn Thạc sĩ khoa học GVHD: PGS.TS Hoàng Thị Lĩnh  có độ thẩm thấu không khí càng cao. Đối với quần áo mùa hè, sự đối lưu này góp phần quan trọng làm tăng sự thoát nhiệt từ cơ thể. Hơn nữa, sự đối lưu của lớp không khí giữa quần áo và cơ thể ảnh hưởng đáng kể đến trở nhiệt. 1.2.3.2. Tính bảo vệ Vải tích điện thường bám dính vào cơ thể, gây nên cảm giác không tiện nghi và có thể hạn chế sự chuyển động của cơ thể. Sự bám dính của vải là do sự xuất hiện điện tích tĩnh trên vải và sự cảm ứng của điện tích này trên cơ thể. Trong quá trình mặc, khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau, những điện tích mang dấu "dương" hình thành trên một bề mặt, những điện tích "âm" bên trên bề mặt kia. Độ ẩm không khí xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bám dính. Sản phẩm hạn chế được vi khuẩn và mùi, sản phẩm không bị nấm mốc, đường may không bị dày cứng tại những vị trí tiếp xúc với da như cổ áo, vòng nách, mang séc hay cầu vai. Tính kháng khuẩn của vải chính là các loại vải có tính năng diệt được các loại vi khuẩn và cản trở khả năng lây lan của các loại virus gây bệnh cho cơ thể do vậy trong vải cần hạn chế tối đa các chất độc hại vốn có, mặt khác phải có khả năng ngăn chận các tác nhân độc (như các loại vi khuẩn, virus... có khả năng gây bệnh) từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Với tia UV: Bên cạnh những tính chất vật lý, tính sinh thái, thì hiện nay vải may mặc còn có khả năng bảo vệ con người khỏi bức xạ tử ngoại. Bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt trái đất có khoảng bước sóng rất rộng từ bước sóng rất lớn của tia hồng ngoại đến bước sóng nhỏ tia tử ngoại. Bức xạ mặt trời có phổ năng lượng liên tục với dải bước sóng khoảng từ 0,7nm đến 3000nm. Dải có bước sóng nhỏ hơn 175nm bị oxy trong bầu khí quyển hấp thụ. Bức xạ UVC có bước sóng tới 280nm được ngăn bởi tầng ozon trong khí quyển (cao khoảng 15km-30 km so với mặt biển). Bức xạ hồng ngoại có bước sóng lớn hơn cũng bị suy yếu do bị hấp thụ bởi hơi nước và không khí. Trong những năm gần đây với tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình công nghiệp hoá, tầng ozon đã dần bị hao mòn, làm tăng lượng bức xạ tia UV đi Học viên: Nguyễn Trọng Tuấn 9 Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan