Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi kinh tế xã hội của thành phố hải dương (1997 2010)...

Tài liệu Biến đổi kinh tế xã hội của thành phố hải dương (1997 2010)

.PDF
128
35
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ TUYẾN BIẾN ĐỔI KINH TẾ - Xà HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG (1997 – 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ TUYẾN BIẾN ĐỔI KINH TẾ - Xà HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG (1997 – 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khánh Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay của riêng tôi. Tất cả những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Học viên Đào Thị Tuyến LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khánh - người Thầy tận tâm đã chỉ dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, Phòng quản lý nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học, đặc biệt là tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội, đã truyền thụ những nguồn kiến thức, tinh thần và lý tưởng khoa học cần thiết và quý báu cho thế hệ sinh viên, học viên chúng tôi trong suốt những tháng năm học tập, trưởng thành. Cảm ơn các Cô, Chú đang công tác tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Dương đã ủng hộ, cung cấp những nguồn sử liệu quý giá cho bản thân học viên hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới bạn bè và gia đình, những người đã khuyến khích, động viên và ủng hộ tôi trong suốt chặng đường học tập và nghiên cứu. Hà Nội, tháng7 năm 2014 Học viên Đào Thị Tuyến KÝ TỰ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BXD Bộ xây dựng CNH Công nghiệp hóa CN - XD Công nghiệp – Xây dựng CP Chính phủ CNXH Chủ nghĩa xã hội DV Dịch vụ ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam ĐHKHXH - NV Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội EU Liên minh Châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài GDP Tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân HĐH Hiện đại hóa HĐBT Hội đồng bộ trưởng KTQH Kiến trúc quy hoạch KTTĐ Kinh tế trọng điểm NĐ Nghị định N – L - TS Nông – Lâm – Thủy sản ODA Vốn đầu tư trong nước QĐ Quyết định TNHH Trách nhiệm hữu hạn THCS Trung học cơ sở T HPT Trung học phổ thông TW Trung ương T Tg Thủ tướng UB Ủy ban UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3 3.1. Mục đích ................................................................................................ 3 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4.1. Đối tượng .............................................................................................. 3 4.2 Phạm vi .................................................................................................. 4 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4 5.1. Nguồn tư liệu......................................................................................... 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4 6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5 7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 5 NỘI DUNG........................................................................................................... 6 Chương 1: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG .............................................................................. 6 1.1. Điều kiện tự nhiên và không gian thành phố .............................................. 6 1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 6 1.1.2.Quá trình hình thành Thành phố Hải Dương................................... 7 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1997 ............................................... 12 1.2.1. Về kinh tế ....................................................................................... 12 1.2.2.Về văn hóa - xã hội ......................................................................... 15 Chương 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ .............................................. 19 CỦA THÀNH PHỐ TỪ 1997 - 2010................................................................ 19 2.1. Công cuộc đổi mới và chủ trương của Ban lãnh đạo Thành phố Hải Dương nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH Thành phố Hải Dương........... 19 2.2. Những thay đổi về không gian đô thị ....................................................... 28 2.3. Những biến đổi về kinh tế của Thành phố Hải Dương từ năm 1997 - 201033 2.3.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế.................................................................... 33 2.3.2. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp............................................ 37 2.3.3.Về nông nghiệp ................................................................................ 39 2.3.4. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ............................................. 43 2.3.5.Về thương nghiệp, dịch vụ ............................................................... 47 Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA – Xà HỘI .......................... 52 CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG .................................................................. 52 3.1. Những biến đổi về văn hóa, giáo dục ....................................................... 52 3.1.1. Về văn hóa....................................................................................... 52 3.1.2. Về giáo dục ..................................................................................... 59 3.2. Những biến đổi về xã hội.......................................................................... 65 3.2.1. Biến đổi về dân cư và lực lượng lao động ...................................... 65 3.2.2. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ............................................. 71 3.2.3. Vấn đề sinh kế của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ..... 76 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống của xã hội hiện đại, dù ở các quốc gia phát triển cao hay các nước đang phát triển, các đô thị luôn luôn là những tâm điểm chứa đựng nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay cấn và bức xúc. Trong thời đại ngày nay, để phát triển và hội nhập, tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH là con đường phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng: quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với xu hướng tập trung nguồn lao động, dân cư và quá trình đô thị hóa. Các nhà khoa học cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc, khách quan về vấn đề này, trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu, hoạch định các chính sách phát triển quốc gia. Trong định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình đô thị hóa của vùng và cả nước. Trong đó, Hải Dương là một trong 3 tỉnh có sức hút đầu tư đứng đầu cả nước. Kể từ khi trở thành đơn vị hành chính độc lập của cả nước (1/1997), Thành phố Hải Dương là một địa điểm có vị thế quan trọng cho sự hình thành và phát triển những khu, cụm công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn. Ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng ở các vùng ven thành phố, tạo nên nhiều đổi thay về kinh tế - xã hội của khu vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu biến đổi kinh tế - xã hội ở một vùng quan trọng như vậy là việc làm cần thiết và mang ý nghĩa khoa học thực tiễn, góp phần nghiên cứu sự hình thành, phát triển và vai trò của các thành phố vệ tinh nói riêng, các thành phố lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Theo suy nghĩ như vậy nên tôi đã chọn: ‘‘Biến đổi kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Dương (1997 - 2010)’’ làm đề tài luận văn của mình. 1 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn 2. Tình hình nghiên cứu Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là những chuyển biến về kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu hút nhiều nhà khoa học luận bàn về vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tham khảo các công trình về đô thị, đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam như: Phạm Xuân Nam với Đổi mới kinh tế - xã hội: thành tựu, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội (1991); Nguyễn Trung Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội (1998); Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1999); Nguyễn Văn Khánh với Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội (2001); Phan Thanh Khôi, Lương Xuân Hiến (chủ biên), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội (2006)…Cùng với các bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học như: Nguyễn Ngọc Cơ, Sự biến đổi đời sống vật chất của nông dân đồng bằng Sông Hồng từ 1976 đến nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 (1993); Phạm Xuân Nam, Mấy nét tổng quan về quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam 15 năm qua, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1 (2001); Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 12 (2005)… Đặc biệt, học viên đã khai thác và xử lý các tư liệu liên quan đến lịch sử tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng trong thời kỳ Đổi mới như: Trần Công Hiến, Trần Huy Phác, Nguyễn Thị Lâm dịch, giới thiệu Hải Dương phong vật chí, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội (2009); Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2009); Nguyễn Mạnh Hiển, Trịnh Xuân Hấn, Trần Công Dưỡng, Phạm Thị Thanh Thủy, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội (2010); Cục thống kê tỉnh Hải Dương, Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nhà 2 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn xuất bản thống kê Hà Nội (2010); Lê Huy Hòa, Trịnh Xuân Huấn, Ngô Bá Toại, Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Hải Dương (1936 – 1996), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (2000)… Những tài liệu trên đã đưa ra được rất nhiều số liệu thống kê khá xác thực về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương trong thời gian qua. Tuy nhiên vấn đề chuyển biến kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương mới chỉ được đề cập ở từng khía cạnh và chưa có công trình nào đề cập cụ thể đến vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích + Trình bày và làm sáng tỏ quá trình chuyển dịch về không gian đô thị và cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hải Dương từ 1997 – 2010. + Phân tích sự biến đổi về văn hóa - xã hội dưới tác động của những biến đổi về kinh tế. + Nêu một số vấn đề đã và đang được đặt ra trong quá trình đô thị hóa của Thành phố Hải Dương, từ đó gợi mở cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách quản lý đô thị ở Hải Dương hiện tại và tương lai. 3.2. Nhiệm vụ + Trên cơ sở tập hợp và xử lý các tư liệu có liên quan đến Thành phố Hải Dương từ năm 1997 đến nay, luận văn trình bày những chuyển biến về kinh tế xã hội của Thành phố Hải Dương trong những năm 1997 – 2010. + Nêu lên một số nhận xét, đánh giá (thành tựu và hạn chế) về sự biến đổi cũng như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Dương trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu: 3 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn + Những chuyển biến về kinh tế (sự hình thành và phát triển của cụm, khu công nghiệp; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nội bộ ngành kinh tế nói riêng) của Thành phố Hải Dương từ 1997 đến 2010. + Những chuyển biến về xã hội (cơ cấu dân cư, sự phân hóa giàu nghèo, tình hình an ninh trật tự, vấn đề việc làm cho người lao động…) trên địa bàn Thành phố Hải Dương trong quá trình CNH, HĐH. + Những chuyển biến về văn hóa – giáo dục (văn hóa, phong tục, lối sống… ) của người dân trên địa bàn Thành phố Hải Dương từ khi được công nhận là thành phố đến năm 2010. 4.2 Phạm vi + Thời gian: Sự nghiệp CNH, HĐH được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2010. + Không gian: tập trung nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hải Dương trong bối cảnh có so sánh với một số thành phố khác thuộc vùng KTTĐ của Đồng bằng Bắc Bộ để làm rõ thêm những biến đổi về kinh tế - xã hội của đối tượng. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu - Các văn bản, báo cáo, số liệu thống kê… của thành phố và các cơ quan, sở, ban ngành, UBND tỉnh Hải Dương. - Các tài liệu điều tra thực địa (điền dã, xã hội học). - Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Ngoài các tư liệu trên, tôi còn tham khảo thêm nhiều tài liệu, các bài báo, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài được đăng trên các tạp chí như: Nghiên cứu Lịch sử, nghiên cứu Kinh tế, Xã hội học… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ đối tượng và vấn đề nghiên cứu đặt ra, phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp lịch sử, phương pháp logic nhằm xem xét quá trình và nội dung chuyển biến kinh tế - xã 4 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn hội trên địa bàn Thành phố Hải Dương trong giai đoạn1997 -2010. Ngoài ra, tôi còn kết hợp với các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, xử lý tài liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, … 6. Đóng góp của đề tài Trong luận văn này, kế thừa và phát triển thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi cố gắng tổng hợp, bổ sung thêm, từ đó đưa ra một vài đóng góp cụ thể. Đó là: Thứ nhất, trình bày bối cảnh, các tiền đề kinh tế - xã hội, các thành tựu của Thành phố Hải Dương khi tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH. Thứ hai, góp phần đánh giá , tổng kết thành tựu của công cuộc Đổi mới ở đô thị Hải Dương- một trong những đô thị tiêu biểu của Đồng bằng Bắc Bộ. Thứ ba, góp phần rút ra những kinh nghiệm cần thiết để Thành phố Hải Dương vững bước trên con đường CNH, HĐH trong thời gian tiếp theo. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Bối cảnh và các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Dương Chương 2: Những biến đổi về kinh tế của Thành phố Hải Dương từ năm 1997 - 2010 Chương 3: Tình hình văn hóa – xã hội của Thành phố Hải Dương 5 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn NỘI DUNG Chương 1: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG 1.1. Điều kiện tự nhiên và không gian thành phố 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hải Dương có tọa độ 270 vĩ bắc, 106 045’ độ kinh Đông. Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và huyện Nam Sách, phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng, phía Nam giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ và phía Bắc giáp huyện Nam Sách. Cách thủ đô Hà Nội 57km về phía Tây và cách thành phố cảng Hải Phòng 45km về phía Đông, Thành phố Hải Dương nằm án ngữ trên trục đường quốc lộ số 5. Đây là một trong những tuyến giao thông quan trọng nhất của cả nước nhằm phục vụ công tác vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, qua Thành phố Hải Dương còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc với với lưu lượng giao thông lớn. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố Hải Dương cũng như tỉnh Hải Dương có điều kiện giao lưu với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Địa hình: Với diện tích 71.386km2, Thành phố Hải Dương nằm trong vùng có địa hình bằng phẳng thấp trũng hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ cao độ +2,00 - + 2,4m thấp dần xuống +1,5 – 1,0m, có vùng thấp trũng cao độ +0,5 +0,8m. Trong thành phố có nhiều ao hồ, kênh mương nối liền với nhau thành hệ thống liên hoàn thông với các sông, chia cắt thành phố ra làm các lưu vực nhỏ. Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Cũng như các tỉnh miền Bắc Việt Nam, Thành phố Hải Dương nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm: 23,40C; độ ẩm trung bình năm: 84%; lượng mưa trung bình năm 1.300 – 1.700mm. 6 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Thành phố Hải Dương chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của các sông Thái Bình và sông Sặt. Mực nước cao nhất vào lúc đỉnh triều trung bình hàng tháng từ tháng 6 đến tháng 10 là 2,6m – 3,5m. Đất đai trong thành phố thuộc loại phù sa cổ sông Hồng và sông Thái Bình. Trong các lớp đất ở độ sâu 8 – 10m là các lớp đất đá sét, sét pha, bùn sét có cường độ chịu tải dưới 1kg/cm2. Các công trình 3 – 4 tầng đều phải xử lý nền móng. Thành phố Hải Dương nằm ở vùng trũng, nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu 0,5 – 1m về mùa mưa và 1 – 2m về mùa khô. Mạch nước mạch sâu trong tầng cuội sỏi phixtoxen khi khai thác nhiều có khả năng nhiễm mặn. 1.1.2. Quá trình hình thành Thành phố Hải Dương Theo sử cũ ghi lại, thời Lê Thánh Tông, lỵ sở Hải Dương đặt ở xã Mặc Động (Chợ Thiên, Chí Linh), lúc ấy gọi là Thành Vạn hay Doanh Vạn. Trong giai đoạn 1735 – 1739, triều đình nhà Lê đã dời lỵ sở về đất Mao Điền (Cẩm Giàng). Năm 1804, để củng cố bộ máy cai trị, triều đình nhà Nguyễn đã phân chia lại địa giới hành chính đất nước. Theo đó lỵ sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền về vùng ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt tại địa phận làng Hàn hay còn gọi là trấn Hàn. Tại đây, nhà Nguyễn đã cho xây dựng một thành khá kiên cố với tên gọi Thành Đông. Lỵ sở Hải Dương có tên gọi là Thành Đông bắt đầu từ đó. Thành Đông đã trở thành phên dậu phía Đông của thành Thăng Long. Thành Đông buổi đầu đắp bằng đất, năm Minh Mạng thứ 5 (1824) được gia cố bằng đá ong. Năm Tự Đức thứ 9 (1856) mở rộng, đặt thêm thành Dương Mã bao quanh phía ngoài Thành Đông có chu vi 246 trượng1. Mặt Nam 61 trượng, Mặt Đông 61 trượng, Mặt Tây 62 trượng, Mặt Bắc 62 trượng; tường thành cao 5,1 thước; hào rộng 3 trượng 3 thước, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa: cửa Đông ở vào khoảng giữa Hồ Văn hóa và Bưu điện tỉnh. Cửa Bắc nay còn di tích cây cầu trên dường Chi Lăng bắc qua hào thành (sát Công ty dược phẩm). 1 trượng = 10 thước; 1 thước = 0,4m bởi vậy chu vi dài 984m – mỗi mặt thành dài 244m, tường thành cao 2,16m; hào rộng 12,2m và sâu 2,4m. 1 7 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Cửa phía Tây còn di tích cây cầu trên đường Tuệ Tĩnh từ Quân Y viện 7. Cửa Nam ở sau Sở Công an đường Nguyễn Trãi. Hào của thành là sông Hoàng Giang nối vào sông Kẻ Sặt ở cả 2 đầu hào. Trong suốt hơn 40 năm (1883 - 1923), Thành Đông chỉ là một “cái làng lớn” dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Ngoài nhà máy rượu, nhà máy chai, lỵ sở Hải Dương không có cơ sở công nghiệp nào khác được xây dựng. Công sứ Gơrobo trong báo cáo năm 1899 đã viết: “Ngoài dinh công sứ, nhà thờ truyền đạo của người Tây Ban Nha còn có vẻ là lâu đài, người ta chỉ thấy nhà gạch ở phố có người Tàu”… Busê (Bouchet), công sứ Hải Dương 1923 – 1927 cũng có nhận xét: Hải Dương chỉ là một cái làng lớn, bùn lầy nước đọng, các quan chức, người giàu có tiền chỉ thích cho vay nặng lãi, chứ không chịu bỏ tiền xây dựng nhà cửa, kinh doanh công thương nghiệp. Theo sách hướng dẫn của Madrolee Miền Bắc Đông Dương – Bắc Kỳ (Nhà xuất bản Hachette phát hành năm 1928 do thư viện tỉnh Hải Dương trích dịch) mô tả thị xã Hải Dương sau 40 năm bị thực dân Pháp xâm lược như sau: Trên bờ những hào lớn bảo vệ thành đối diện với sông Sặt, quần tụ xã lớn ở thị xã Hải Dương, chi chít những nhà tranh hôi hám. Cách nhau có các con đường phố hẹp, khúc khuỷu, cứ tới mùa mưa là tràn ngập do những con triều lớn hoặc các kỳ nước lũ của sông…Trong khi các tỉnh lỵ khác dần dần đổi mới thành những thành thị sạch sẽ, xây đắp đẹp đẽ xinh xắn, thì Hải Dương tiếp tục sống trong khổ sở, tối tăm ở giữa những hồ ao xung quanh chen chúc nhà tranh thảm hại. Một vài phố có được xây đắp tốt, nhưng không có bản họa, gặp sao hay vậy, Hải Dương váng đọng lên ở trong bùn… Theo đề nghị của công sứ Busê, ngày 23/12/1923, toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định đầu tư ngân sách xây dựng lỵ sở Hải Dương và quyết định tên gọi mới của lỵ sở Hải Dương là Thành phố Hải Dương. Đứng đầu thành phố là Đốc lý do Công sứ kiêm nhiệm (Résident Maire), giúp việc cho Đốc lý là Hội đồng thành phố gồm 4 thành viên: 2 người Pháp và 2 người Việt với nhiệm kỳ là 3 năm. Công việc đầu tiên của Đốc lý là tổ chức san lấp mặt bằng và lập một dự án xây dựng thành phố. Từ đây việc xây dựng thành phố được đẩy mạnh. 8 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Không gian thành phố được phân thành hai khu vực: khu vực hành chính (chủ yếu bên bờ bắc sông Sặt) và khu vực kinh tế (bao gồm dân cư từ Nhà máy rượu đến ga Hải Dương). Các phố được thành lập. Tổng số toàn thành phố lúc này đã có khoảng gần 40 phố lớn nhỏ và tên phố được gọi bắt đầu bằng chữ Đông2. Đặc biệt, lúc này ở Thành phố Hải Dương có hai nút giao thông quan trọng là ngã sáu (cuối phố Phạm Ngũ Lão, đầu đại lộ Hồ Chí Minh) và ngã năm (quảng trường Độc Lập hiện nay). Đến cuối những năm 20 đầu những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều công trình lớn đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như: dinh Tổng đốc, các dinh Bố chánh, trụ sở của các sở Dây thép (Bưu Điện), Lục lộ (Giao thông), Thú y, Cadastre (Địa chính), Nhà Đoan (Thuế), Nông phố Ngân hàng…. Thành phố Hải Dương đã trở thành 1 trong 4 thành phố quan trọng nhất của Bắc kỳ bấy giờ (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương). Đa số các nhà ở trên phố có từ 1 đến hai tầng, kiểu cách đơn điệu, kiến trúc pha tạp theo phong cách quy hoạch và kiến trúc châu Âu. Bên cạnh những khu phố sầm uất: Đông Giàng, Đông Kiều, Đông Môn, Đông Mỹ, Đông Thuần, ven thành phố đã hình thành một xóm mà cư dân là những người dân di cư từ nơi khác đến sinh sống. Điển hình nhất là xóm Cột Cờ ở trung tâm Thành Đông (nay là khu tập thể Công ty cổ phần chế tạo bơm Hải Dương); xóm Lò Lợn (nay là khu vực Quân y viện 7), xóm Cựu Thành (ở khu vực phía sau trường trung học cơ sở Trần Phú ngày nay). Sau cách mạng tháng Tám thành công 1945, chính quyền cách mạng đã gộp các phố và ngõ xóm thành lập 3 khu phố: Bắc Sơn, Bạch Đằng, Chi Lăng. Mỗi khu phố có một số phố và xóm ngõ. Năm 1946, sau khi tái chiếm Thành phố Hải Dương, thực dân Pháp và chính quyền tay sai tiến hành xóa cấp thành phố và thành lập quận Đông Thành. Địa giới quận Đông Thành gồm thị xã Hải Dương và các xã phía Bắc huyện Tứ Kỳ kéo dài tới tận các thôn Ô Mễ, Xuân Nẻo thuộc xã Hưng Đạo ngày nay và một số xã thuộc huyện Gia Lộc, kéo dài tới tận Phương Điếm thuộc thị trấn Gia Lộc ngày nay. Các phố: Đông Thuần (khu vực Tuy Hòa chợ Phú Yên), Đông Mỹ (khu vực trước và sau nhà máy chai đến chợ Phú Yên), Đông Hòa (khu vực nhà máy sứ). Đông Kiều (khu vực nhà máy rượu, chi nhánh điện thị xã, trường Võ Thị Sáu).. 2 9 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Năm 1949 – 1950, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các xã Thanh Bình, Hàn Thượng (Cẩm Giàng), Ngọc Châu (Nam Sách) được sáp nhập vào thị xã. Năm 1954 diện tích hành chính của thị xã Hải Dương khoảng 500 ha. Khu vực nhà cửa tập trung chỉ khoảng trên 100 ha. Toàn thị xã có khoảng 35 dãy phố chính, 1.106 nhà xây kiên cố, do chiến tranh tàn phá cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1968 – 1996, thị xã Hải Dương trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hải Hưng. Đến năm 1969, Quốc hội ra quyết định mở rộng địa giới hành chính thị xã Hải Dương tới các xã Ngọc Châu (Nam Sách), Tứ Minh, Thanh Bình, Việt Hòa, Cẩm Thượng (Cẩm Giàng). Theo quyết định số 175/CP ngày 15/9/1969 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một phần xã Tân Hưng (huyện Gia Lộc) được chuyển về thị xã Hải Dương để hình thành xã Hải Tân. - Ngày 23/7/1997, Bộ xây dựng ban hành quyết định số 293/BXD – KTQH công nhận thị xã Hải Dương là đô thị loại III trực thuộc tỉnh với diện tích 36,268km2, dân số là 143.895 người. - Ngày 6/8/1997, Chính phủ ban hành nghị định 88/NĐ-CP chuyển 5 xã thành phường là Thanh Bình, Cẩm Thượng, Ngọc Châu, Bình Hàn và Hải Tân. Phường Trần Phú được tách ra thành hai phường: Trần Phú và Lê Thanh Nghị. Thành phố Hải Dương trở lại là tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị Hải Dương, là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân Hải Dương. Lúc này, toàn thành phố có 13 đơn vị hành chính, trong đó có 11 phường và 2 xã. - Ngày 19/3/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/NĐ- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng để mở rộng Thành phố Hải Dương; chuyển 2 xã thành phường (Tứ Minh, Việt Hòa) và mở rộng địa giới hành chính phường Hải Tân thuộc Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Các xã : Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu, Thượng Đạt (huyện Nam Sách); Thạch Khôi, Tân Hưng (huyện Gia Lộc); một phần diện tích, dân số thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn (huyện Tứ Kỳ); một phần diện tích Thị trấn 10 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Lai Cách (huyện Cẩm Giàng) được sáp nhập về Thành phố Hải Dương. Toàn thành phố có 19 đơn vị hành chính (13 phường và 6 xã). - Ngày 15/5/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 616/QĐTTg công nhận Thành phố Hải Dương là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hải Dương. - Ngày 23/9/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường – thành lập phường mới thuộc Thành phố Hải Dương. Theo đó, phường Nhị Châu được tách ra từ phường Ngọc Châu và phường Tân Bình được tách ra từ phường Thanh Bình; khu Trái Bầu (phường Thanh Bình) được chuyển về phường Lê Thanh Nghị. Thành phố Hải Dương tổng cộng có 21 đơn vị hành chính bao gồm 15 phường (Quang Trung, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ Lão, Lê Thanh Nghị, Thanh Bình, Bình Hàn, Cẩm Thượng, Ngọc Châu, Hải Tân, Tứ Minh, Việt Hòa, Tân Bình, Nhị Châu) và 6 xã (Thạch Khôi, Tân Hưng, Nam Đồng, Ái Quốc, An Châu, Thượng Đạt). Với bề dày lịch sử gần 200 năm, Thành phố Hải Dương hôm nay được xem là vùng đất năng động, có vị trí địa lý - kinh tế quan trọng không chỉ với tỉnh Hải Dương mà còn đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng như cả nước. Đối với tỉnh Hải Dương, ngay từ khi thành lập Thành phố Hải Dương đã được xác định là lỵ sở của tỉnh Hải Dương (1804-1968). Năm 1969 tỉnh Hải Dương được sáp nhập với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Năm 1997, do nhu cầu mở rộng địa lý hành chính của Chính phủ, tỉnh Hải Dương được tái lập. Song dù địa phận của tỉnh Hải Dương có mở rộng hay chia tách, Thành phố Hải Dương luôn giữ vai trò thủ phủ, là trung tâm chính trị của tỉnh. Các cơ quan hành chính - khoa học - kinh tế - y tế - văn hóa- giáo dục của tỉnh và thành phố đều tập trung ở đây. Đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, Thành phố Hải Dương là một trong những động lực của một vùng kinh tế động lực của cả nước. Hiện nay, tỉnh Hải Dương được xếp là 01 trong 10 tỉnh, thành phố có giá trị GDP công nghiệp – xây dựng lớn nhất cả nước, trong đó Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp và 11 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn dịch vụ của tỉnh (chiếm 11,5 % ngành công nghiệp – xây dựng và 17,5% ngành dịch vụ của tỉnh Hải Dương trong năm 2005). Thành phố Hải Dương nằm ở trung tâm của ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế của cả nước là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Theo Quyết định 145/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 13/8/2004, Thành phố Hải Dương được lựa chọn để xây dựng Trung tâm Y tế chất lượng cao và tổng kho trung chuyển của cả vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong tương lai, Thành phố Hải Dương sẽ trở thành điểm có thế mạnh về dịch vụ vận tải, dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính và các khu công nghiệp. Thành phố Hải Dương là nơi hội tụ của các đầu mối giao thông thủy bộ. Phía Bắc có nhà ga xe lửa đi Hà Nội, Hải Phòng: có bến xe ô tô chở khách đi các huyện, thị và các tỉnh bạn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Bắc…Phía Đông có cảng Cống Câu có thể đi các tuyến Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh theo các sông: Thái Bình, sông Luộc, sông Hồng, sông Kẻ Sặt… Có thể nói, với ưu thế thuận lợi về điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên và sinh thái, Thành phố Hải Dương và tỉnh Hải Dương đã trở thành một địa điểm hấp dẫn trong chiến lược đô thị hóa, phát triển kinh tế nước nhà. 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1997 1.2.1. Về kinh tế Trước Đổi mới năm 1986, nền tảng kinh tế của tỉnh Hải Dương (thuộc Hải Hưng) là nền kinh tế nông nghiệp thuần túy. Hoạt động kinh tế mà chủ yếu là kinh tế nông nghiệp được tổ chức theo mô hình hợp tác xã. Ruộng đất và tư liệu sản xuất được tập thể hóa. Mô hình quản lý tập trung theo hiệu lệnh trống, kẻng trên thực tế đã không nâng cao được tinh thần và trách nhiệm của các xã viên. Khẩu hiệu “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ” thực sự chỉ tồn tại về mặt hình thức. Sản xuất tăng chậm trong khi đó dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng khó khăn trong hoạt động phân phối lương thực. Hiện tượng “dong công, phóng điểm” diễn ra phổ biến trong nhiều hợp tác xã nông nghiệp. Xét về trình độ quản lý, số hợp tác xã trung bình và yếu kém chiếm trên 50%. 12 LuËn v¨n th¹c sÜ §µo ThÞ TuyÕn Bước vào thời kỳ Đổi mới, mặc dù đã có một số thay đổi trên cả phương diện chính sách song đến năm 1990, nhìn chung nền kinh tế của cả tỉnh Hải Dương vẫn mang tính thuần nông, phân tán, thiếu nền tảng vật chất kỹ thuật cần thiết. Trong cơ cấu kinh tế, hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn tỷ trọng. Nền kinh tế của tỉnh Hải Dương phát triển khiêm tốn không chỉ thể hiện ngay ở bản thân cơ cấu chung mà còn thể hiện ở từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Về nông nghiệp, mặc dù luôn đóng góp cho cơ cấu kinh tế địa phương khoảng trên 60% tổng giá trị sản phẩm nhưng từ năm đầu Đổi mới đến giữa thập kỷ 90, nông nghiệp địa phương nhìn chung chưa thể đảm bảo được nhu cầu về lương thực. Về công nghiệp, tuy đã có sự góp mặt của một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhưng phần lớn các cơ sở này có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động và hiệu quả hoạt động chưa cao. Chi phí sản xuất chưa hợp lý, công nghệ lạc hậu khiến cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp nên gặp phải sự cạnh tranh của các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường. Trong khu vực Nhà nước thì các sở Trung ương chiếm tuyệt đại đa số. Giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh do thị xã quản lý chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (3,3%) giá trị tổng sản lượng toàn ngành. Hoạt động của các xí nghiệp, công ty tư nhân hầu như không đáng kể. Ngành công nghiệp hiện diện và đóng vai trò khá mờ nhạt trong nền kinh tế. Các hoạt động dịch vụ cũng tham gia vào nền kinh tế nhưng mức đóng góp chỉ xấp xỉ 1/2 giá trị ngành nông nghiệp. Hoạt động của ngành mang nặng tính chất manh mún và tự phát. Tình hình kinh tế trên cho thấy rằng, nền kinh tế thị xã Hải Dương trong thời kỳ này chưa có sự thay đổi đáng kể nào. Nó phản ánh một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Chính quyền địa phương chưa tìm được hướng đi phù hợp để tạo ra những đột phá thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn 1991 – 1995, Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII đã họp và đề ra phương hướng, chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong 5 năm tới là: “Phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách; từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện 4 chương trình kinh tế - xã hội: sản xuất hàng tiêu dùng; hàng xuất 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan