Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biến đổi khí hậu tác động đến du lịch sinh thái rừng tràm trà sư an giang...

Tài liệu Biến đổi khí hậu tác động đến du lịch sinh thái rừng tràm trà sư an giang

.PDF
131
151
101

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Thị Mỹ Lan i LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và thiết thực cho công việc cũng như trong cuộc sống của mình. Qua đó, tôi vô cùng trân trọng những tình cảm quý báu mà quý Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu cho tôi và cho lớp Cao học Việt Nam học khóa 1 năm 2015. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Phan Huy Xu đã tận tâm hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn, cũng như những góp ý quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn của mình. Tôi xin gởi lời cám ơn đến Ban quản lý và tất cả nhân viên rừng tràm Trà Sư cùng người dân địa phương của hai ấp Văn Trà và Vĩnh Đông đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra phỏng vấn, thực hiện luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo và đồng nghiệp công tác tại cơ quan Chi cục Kiểm lâm An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập. Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn học viên lớp cao học Việt Nam học khóa 1 năm 2015, đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này./. TPHCM, ngày 29 tháng 5 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Mỹ Lan ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.....................................................................viii Danh mục các bảng biểu ............................................................................................ ix Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................................... .x Phần mở đầu ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 3 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 3 2.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu .......................................................................... 3 2.1.2. Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ..................................................... 4 2.1.3. Một vài nghiên cứu về du lịch sinh thái .............................................................. 4 2.1.4. Một số nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư ............. 5 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 5 3. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 6 3.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 6 3.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 7 4.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu ................................................................................ 7 4.3. Phạm vi không gian nghiên cứu ............................................................................. 7 5. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 7 5.1. Quan điểm tiếp cận................................................................................................. 7 5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống............................................................................... 7 5.1.2. Quan điểm tiếp cận địa lý học ............................................................................. 8 5.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử .................................................................................. 8 5.1.4. Quan điểm tiếp cận du lịch học ........................................................................... 8 5.1.5. Quan điểm tiếp cận khu vực học ......................................................................... 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 8 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu và nghiên cứu tư liệu ................................. 8 iii 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................... 8 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ......................................................................... 8 5.2.4. Phương pháp bản đồ ............................................................................................ 9 5.2.5. Phương pháp SWOT ........................................................................................... 9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 10 6.1. Ý nghĩa lý luận ..................................................................................................... 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 10 Phần nội dung ............................................................................................................ 11 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 11 1.1. Một số khái niệm liên quan đến luận văn ............................................................ 11 1.1.1. Khí hậu (Climate) .............................................................................................. 11 1.1.2. Biến đổi khí hậu (Climate change) ................................................................. ..11 1.1.3. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu .................................................................... 11 1.1.3.1. Nguyên nhân do tự nhiên. .............................................................................. 11 1.1.3.2. Nguyên nhân do con người ............................................................................ 12 1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam ...................................................... 14 1.1.4.1. Nhiệt độ ........................................................................................................ ..14 1.1.4.2. Lượng mưa ..................................................................................................... 14 1.1.4.3. Không khí lạnh ............................................................................................... 15 1.1.4.4. Bão ................................................................................................................. 15 1.1.4.5. Lũ lụt .............................................................................................................. 15 1.1.4.6. Hạn hán ........................................................................................................ ..15 1.1.4.7. Mực nước ....................................................................................................... 15 1.1.4.8. Hiện tượng ENSO .......................................................................................... 15 1.1.5. Du lịch sinh thái ................................................................................................ 16 1.1.6. Tài nguyên du lịch sinh thái .............................................................................. 16 1.1.7. Phát triển du lịch bền vững (Sustainable tourism development) .................... ..17 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 20 1.2.1. Khái quát về tỉnh An Giang. ............................................................................. 20 1.2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 20 1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu ............................................................................ 21 1.2.1.3. Các nguồn tài nguyên ................................................................................... ..24 iv 1.2.1.4. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở An Giang ................................................... 28 1.2.2. Khái quát về Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư..................................... 30 1.2.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 30 1.2.2.2. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 31 1.2.2.3. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................. ..36 1.2.2.4. Kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư liên quan đến khu rừng .................... 39 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƢ DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỒI KHÍ HẬU .................................................... 43 2.1. Các giá trị của rừng tràm Trà Sư .......................................................................... 43 2.1.1. Vị trí và vai trò của rừng tràm Trà Sư trong sự phát triển du lịch tại An Giang……………………………………………………………………………… ... 43 2.1.2. Hiện trạng quản lý bảo vệ rừng ....................................................................... ..44 2.1.2.1. Phân Khu bảo vệ nghiêm ngặt ....................................................................... 45 2.1.2.2. Phân khu phục hồi hệ sinh thái tự nhiên ........................................................ 46 2.1.2.3. Phân khu dịch vụ hành chính ......................................................................... 46 2.1.2.4. Vùng đệm ....................................................................................................... 47 2.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở lưu trú ................. ..49 2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 49 2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở lưu trú......................................................... 50 2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch tại rừng tràm Trà Sư .......................................... 53 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức trạm Kiểm lâm Trà Sư năm 2016 ....................................... ..53 2.1.4.2. Kết quả thực hiện chương trình phát triển du lịch sinh thái........................... 54 2.1.5. Thu nhập của nhân viên và cộng đồng địa phương .......................................... 56 2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư ............... 56 2.2.1. Hạn hán gây thiếu nước phục vụ đưa rước khách tham quan ......................... ..56 2.2.2. Lũ lụt không theo quy luật ảnh hưởng đến thời gian hoạt động du lịch ........... 61 2.2.3. Đa dạng sinh học bị mất đi và hệ sinh thái bị phá hủy ..................................... 62 2.2.4. Ảnh hưởng trực tiếp cơ sở hạ tầng du lịch ........................................................ 66 2.2.5. Số lượng khách tham quan và doanh thu du lịch bị ảnh hưởng ...................... ..66 2.2.6. Ảnh hưởng đến kinh tế của cộng đồng địa phương .......................................... 68 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 71 v Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI RỪNG TRÀM TRÀ SƢ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KIẾN NGHỊ ............. 72 3.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư An Giang dưới tác động của biến đổi khí hậu................................ 72 3.2. Giải pháp .............................................................................................................. 76 3.2.1. Giải pháp ưu tiên ............................................................................................. ..76 3.2.1.1. Các hoạt động “giảm nhẹ” ............................................................................. 76 3.2.1.2. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững .......................................... 78 3.2.1.3. Các chương trình tham quan .......................................................................... 79 3.2.2. Giải pháp quan tâm ......................................................................................... ..81 3.2.2.1. Định hướng về quản lý, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực .......................... 81 3.2.2.2. Xây dựng các công trình du lịch phòng tránh, giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 83 3.2.2.3. Bảo tồn đa dạng sinh học ............................................................................... 88 3.2.2.4. Giải pháp tổ chức các hoạt động giám sát ................................................... ..91 3.2.2.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ ............................................................. 91 3.2.2.6. Giải pháp về tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng .................................................................................................................. 92 3.2.2.7. Giải pháp tài chính ......................................................................................... 92 3.2.2.8. Giải pháp kỹ thuật lâm sinh ........................................................................... 92 3.2.2.9. Giải pháp nguồn vốn đầu tư ......................................................................... ..92 3.2.2.10. Các chương trình hợp tác Quốc tế................................................................ 94 3.2.2.11. Các giải pháp khác ....................................................................................... 94 3.3. Kiến nghị .............................................................................................................. 95 3.3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang...................................................................... ..96 3.3.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang .............................................. 96 3.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang .................................. 96 3.3.4. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang ................................................... 97 3.3.5. Chi cục Kiểm lâm An Giang ........................................................................... ..97 3.3.6. UBND huyện Tịnh Biên và chính quyền các xã có liên quan .......................... 97 3.3.7. Trạm Kiểm lâm Trà Sư ..................................................................................... 98 3.3.8. Cộng đồng địa phương ...................................................................................... 99 vi TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 100 Phần Kết luận .......................................................................................................... 101 Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 105 Phụ lục hình ảnh...................................................................................................... 109 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt AG BĐKH DLST ĐBSCL ĐNN HST KQ PCCCR RTTS TN VN Giải thích An Giang Biến đổi khí hậu Du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long Đất ngập nước Hệ sinh thái Khí quyển Phòng cháy chữa cháy rừng Rừng tràm Trà Sư Tài nguyên Việt Nam viii Trang 2 1 2 1 1 17 11 2 17 1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3.1 3.2 Tên bảng Một số đặc tính khí tượng thủy văn của tỉnh An Giang năm 2015 Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 Lượng mưa tại trạm quan trắc qua 04 năm 2012 - 2015 Mực nước và lưu lượng tại trạm Châu Đốc qua 04 năm 2012 - 2015 Vai trò và giá trị của các dạng đất ngập nước Thống kê dân số xã Văn Giáo năm 2014 Thống kê các hộ dân sống xung quanh rừng tràm Trà Sư (ấp Văn Trà – Xã Văn Giáo, ấp Vĩnh Đông – xã Vĩnh Trung, ấp Long Sơn – xã Ô Long Vĩ). Diện tích của các phân khu chức năng trong khu Bảo vệ (ha) Số lượt khách du lịch đến tham quan tỉnh An Giang và Trà Sư. Doanh thu du lịch từ năm 2012 - 2016 Bảng theo dõi mực nước tại rừng tràm Trà Sư. Khái quát các tác động của BĐKH đến HST và Đa dạng sinh học Các loài cá quý hiếm ở Trà Sư Bộ máy tổ chức và nhân sự khu rừng tràm Trà Sư, giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025 Hệ thống bờ bao, kênh hiện có ở khu rừng tràm Trà Sư ix Trang 20 26 26 27 33 37 38 45 53 54 58 62 63 82 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Số hình 1.1 1.2 1.3 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 Tên hình Rừng tràm Trà Sư trên bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long. Tọa độ rừng tràm Trà Sư trên Google map Cơ cấu dân tộc xã Văn Giáo Nhiệt độ trung bình trong 04 năm 2012 – 2015 ở An Giang Lượng mưa của An Giang trong 3 tháng đầu của 2012, 2013, 2014, 2015 Số lượng phiếu phỏng vấn thu được. Mực nước đỉnh lũ vào tháng 10, 11 và 12 của 04 năm 2012 – 2016. Mực nước trung bình của 12 tháng trong năm 2016. Tổng hợp ý kiến từ phiếu phỏng vấn về tác động của Biến đổi khí hậu ở rừng tràm Trà Sư. Số lượng khách trong nước và quốc tế từ năm 2012 – 2016. Doanh thu du lịch từ năm 2012 – 2016 của rừng tràm Trà Sư. x Trang 28 28 56 57 57 59 59 64 66 67 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XIX. Theo Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC, 2007), vào giữa thế kỷ XIX, do BĐKH nên dòng chảy năm trung bình của sông suối sẽ tăng lên ở các khu vực vĩ độ cao và một vài khu vực nhiệt đới ẩm, nhưng giảm ở một số khu vực nằm ở vĩ độ vừa và khu vực nhiệt đới khô. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm 2oC thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m. Việt Nam (VN) là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng cao. Khi đó, VN sẽ bị mất hơn 12% diện tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà. Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt. Trong 60 năm nữa, BĐKH toàn cầu sẽ làm môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội ĐBSCL thay đổi lớn. Khi nước biển dâng cao 1m, sẽ làm ngập lụt phần lớn ĐBSCL vốn đã bị ngập lụt hàng năm, dẫn đến mất nhiều đất nông nghiệp. Sẽ có từ 15.000 – 20.000 km2 đất thấp ven biển bị ngập hoàn toàn. Lưu lượng nước sông MêKông giảm từ 2 – 24% trong mùa khô, tăng từ 7 – 15% vào mùa lũ. Hạn hán sẽ xuất hiện nhiều hơn ở ĐBSCL. Nước lũ sẽ cao hơn tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang… thời gian ngập lũ tại đây sẽ kéo dài hơn hiện nay. Việc tiêu thoát nước mùa mưa lũ cũng khó khăn. Suy giảm tài nguyên nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nghề cá, giao thông, cấp nước sinh hoạt, sức khỏe, tăng nguy cơ cháy rừng… Diện tích rừng ngập mặn và một số vùng đất ngập nước sẽ bị giảm. ĐBSCL là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mekong trước khi chảy ra biển. Dựa vào định nghĩa về đất ngập nước (ĐNN) theo Công ước Ramsar (1971), ĐBSCL được xem là vùng ĐNN lớn nhất Việt Nam xấp xỉ 4 triệu ha diện tích. Vùng này là nơi có tính đa dạng sinh học phong phú. Đồng bằng có khoảng 1 280,000 ha rừng có thể phân làm 2 nhóm theo phân lọại sinh thái rừng ĐNN của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 1994): ĐNN rừng tràm và ĐNN rừng sát ven biển. Toàn khu vực có 11 khu ĐNN tự nhiên cần được bảo tồn. Các khu ĐNN này đang bị nguy cơ đe doạ bởi các yếu tố đe doạ hệ sinh thái ĐNN bao gồm việc tháo nước hay san lấp các khu vực ĐNN của con người, thay đổi các điều kiện thuỷ văn trong khu vực ĐNN bị thoái hoá dần do các ô nhiễm không có nguồn và do sự xâm chiếm của các sinh vật ngoại lai. Hiện nay, quần thể thực vật ĐNN còn bị đe doạ bởi các ảnh hưởng của vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng lên của nước biển. Sự hình thành các công trình trên hệ thống sông Mekong ở thượng nguồn như đập nước – hồ chứa của các nhà máy thủy điện, các khu công nghiệp, các khu dân cư tập trung ở dọc theo bờ sông làm mất dần diện tích và chất lượng sinh học ở các khu ĐNN và rừng ngập nước khiến sự đa dạng sinh học của các thực vật vùng đất này bị đe dọa suy giảm (Tuấn, 2009). Trong bối cảnh trên, các khu đất rừng mà đặc biệt là các khu ĐNN rừng tràm của tỉnh An Giang (AG) có thể phải hứng chịu những tác động của BĐKH, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến chính sách bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh AG về mặt kinh tế - xã hội và tính đa dạng sinh học trong vùng. Và thực tế, rừng tràm Trà Sư (RTTS) tỉnh AG là khu rừng mang tính tự nhiên đại diện cho hệ sinh thái rừng úng phèn vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên còn sót lại của tỉnh AG nói riêng và của ĐBSCL nói chung đang bị tác động bởi BĐKH. Lý do học viên nghiên cứu đề tài này: Để thấy được bức tranh du lịch sinh thái (DLST) RTTS bị tác động bởi BĐKH. Đưa ra những giải pháp giúp RTTS thích ứng với BĐKH nhằm mục đích bảo vệ và phát triển DLST bền vững. Là người con của AG và cán bộ công tác gần 10 năm trong ngành lâm nghiệp, cũng như theo dõi sâu sát hoạt động DLST tại RTTS, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biến đổi khí hậu tác động đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư An Giang” với mong muốn đóng góp thiết thực về lý luận và thực tiễn đối với việc bảo vệ và phát triển Khu DLST rừng tràm Trà Sư AG nhằm nâng cao doanh thu 2 hoạt động du lịch, nâng cao thu nhập của cộng đồng địa phương và góp phần nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng địa phương trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và giúp DLST nơi đây phát triển bền vững. Cũng từ kết quả nghiên cứu này, học viên mong muốn sẽ giúp ngành du lịch của tỉnh nhà phát triển bền vững hơn, đồng thời đóng góp các giá trị tích cực cho khoa học du lịch, khoa học môi trường, ngành lâm nghiệp, ngành Việt Nam học nói riêng và khu vực học nói chung xoay quanh hoạt động DLST thích ứng với BĐKH trong tình hình mới. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài gắn với hai từ khóa quan trọng BĐKH và DLST. Vì vậy học viên khái luận tình hình nghiên cứu xoay quanh việc tìm hiểu các nội dung về: DLST, DLST tại rừng tràm Trà Sư, BĐKH và tác động của BĐKH đối với RTTS. 2.1.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Các chuyên gia nghiên cứu tại Việt Nam có những hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài của học viên, cụ thể có các hướng nghiên cứu sau: 2.1.1. Nghiên cứu về biến đổi khí hậu: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (Triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính Phủ), Hà Nội. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội. Hồ Quốc Bằng (2016), Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Tuấn Anh (2009), Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam (An overview of climate change research and adaptation activities in Southern Vietnam). Tuấn Lê Anh (2009), Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng, Bài giảng Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ. 3 2.1.2. Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Hồ Quốc Bằng (2016), Giáo trình Biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Anh Tuấn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thanh Giang (VFEJ, 9/11/2009), Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch Việt Nam, http://www.vacne.org.vn/bien-doi-khi-hau-anh-huongtruc-tiep-toi-nganh-du-lich-viet-nam/21402.html. Cập nhật thứ Hai, 09/11/2009 | 10:19:00 PM. Nguồn: VTR, Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động phát triển du lịch ở Việt Nam. Cập nhật: Thứ năm, 22/11/2012 15:55:32. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/10756. Phạm Trung Lương, Du lịch trước nguy cơ từ biến đổi khí hậu. Cập nhật: Thứ sáu,10/05/2013 08:17:58. http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/11722. Thủ tướng Chính phủ, 2008. Quyết định số158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (National Target Program to Response to Climate Change). Hà Nội, Việt Nam. 2.1.3. Một vài nghiên cứu về du lịch sinh thái Thuật ngữ DLST đang được quan tâm luận bàn bởi các nhà nghiên cứu tại Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến các tác giả: Huỳnh Phú, Trần Anh Thư (2009), Du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường đồng bằng sông cửu long (A manual on environmental conservation & ecotourism in the Mekong Delta), Nơi xuất bản: An Giang. Phạm Trung Lương (1999), Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp ngành, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội. 4 Phạm Trung Lương (Chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông, Du lịch sinh thái - những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. Luật Du lịch Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp khóa 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. 2.1.4. Một số nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư Hiện tại, có khá nhiều bài viết trên tạp chí khoa học về định hướng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Khu rừng tràm Trà Sư, đó là các tác giả: Bành Thanh Hùng (2011), Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư, Nguồn trích: bài viết trên trang web Chi cục Kểm lâm An Giang. Nguyễn Thị Hà Vi, Bùi Xuân An, Vũ Văn Quang và Lê Quốc Tuấn (2012), Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư tỉnh An Giang, Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và công nghệ An Giang (ISSN 1859-0268), Sở KH&CN tỉnh An Giang, trang 5-11. Phan Thị Dang (2014), Du khách đánh giá về sự phát triển của du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Nguồn trích:Tạp chí Nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Số 3, tr 21-26. Trần Thị Hồng Ngọc (2012), Cơ sở khoa học và tiềm năng phát triển rừng tràm Trà Sư thành khu bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái, Nguồn trích: Bản tin Khoa học và Công nghệ An Giang, Số 2, tr. 16. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ADB (2013), Viet Nam Environment and Climate change Assessment Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, and To Phuc Tuong (2004), Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water Elevation in the Flood Season and Implications for Rice Production, Climatic Change, 66: 89–107. 5 Tuan Le Anh and Suppakorn Chinvanno (2009), Climate change in the Mekong River Delta and key concerns on future climate threats, Paper submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia. Từ những tài liệu tiếp cận được, nhận thấy chưa có đề tài nào công bố giống với đề tài của học viên lựa chọn. Vì vậy xin khẳng định đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên của tôi. Hay nói cách khác, hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài này là do tôi đề xuất. Tính mới về nội dung: Nghiên cứu về DLST rừng tràm Trà Sư AG dưới tác động của BĐKH và đề xuất giải pháp nhằm giúp nơi đây thích ứng với BĐKH. Tính mới về địa bàn nghiên cứu: Hiện nay chưa có một công trình khoa học nào được công bố liên quan đến việc nghiên cứu tác động của BĐKH tại RTTS tỉnh AG - Khu rừng cách sông Mê Kông 15 km về phía Đông Bắc và cách Vương Quốc Campuchia 10 km về phía Tây Bắc. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp giúp rừng tràm Trà Sư phát triển du lịch sinh thái dưới tác động của biến đổi khí hậu. 3.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu về biến đổi khí hậu Tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tìm hiểu cơ sở lý luận về du lịch sinh thái Khái quát tình hình du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đến du lịch sinh thái tại RTTS. Đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu RTTS. 6 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư chịu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cụ thể: Cảnh quan và hệ sinh thái khu rừng tràm; Nhiệt độ; Mực nước; Lượng mưa; Số lượng động, thực vật; Môi trường; Thời gian hoạt động du lịch sinh thái; Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch; Thu nhập của cộng đồng địa phương. 4.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích biến đổi trong khoảng 05 năm (từ 2012 – 2016) và tầm nhìn đến năm 2020. 4.3. Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài tập trung vào hoạt động DLST tại Khu bảo vệ cảnh quan RTTS, cụ thể: Phân khu hành chính (khoảnh 3a và 3b): 159 ha – nơi diễn ra hoạt động đưa rước khách tham quan. Khoảnh 5a: nơi diễn ra hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi và ẩm thực của khách. 5. Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm tiếp cận 5.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống Nhìn nhận toàn bộ hoạt động DLST của Khu bảo vệ cảnh quan RTTS dựa vào phân tích cấu trúc các phân hệ đặc trưng: tài nguyên du lịch, du khách, doanh thu, thời gian hoạt động du lịch. Xem xét, phân tích và đánh giá được mối quan hệ tương tác giữa các bên liên quan trong việc tác động của BĐKH đến hoạt động DLST tại Khu bảo vệ cảnh quan RTTS. 7 5.1.2. Quan điểm tiếp cận địa lý học Phân tích tác động của BĐKH đến rừng tràm dựa vào yếu tố không gian của tỉnh AG trên nền tảng địa lý tự nhiên. 5.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử Khái quát tiến trình hình thành rừng, sự vận động và thay đổi của RTTS từ năm 2012 đến năm 2016. 5.1.4. Quan điểm tiếp cận du lịch học DLST rừng tràm Trà Sư đã góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh An Giang, giúp phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong vùng. Do đó, trong kịch bản BĐKH mà các nhà khoa học đưa ra thì kinh tế - xã hội và đời sống của người dân địa phương ở đây trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? 5.1.5. Quan điểm tiếp cận khu vực học Phân tích để tìm ra giải pháp cho sự phát triển DLST rừng tràm dưới tác động của BĐKH trong mối tương quan với vùng ĐBSCL riêng và VN nói chung. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu và nghiên cứu tư liệu - Tiến hành thu thập thông tin và tập hợp các tư liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, khu vực nghiên cứu, gồm các thông tin, số liệu, văn bản có liên quan đến du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư và biến đổi khí hậu. - Phân tích nội dung các tư liệu đã thu thập. - Chọn lọc tư liệu có nội dung cô đọng nhất liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát 2 đợt chính: Đợt 1: Khảo sát mực nước, hệ sinh thái của khu rừng và du lịch sinh thái mùa mưa và mùa nước nổi (tháng 5 – tháng 12/2016) Đợt 2: Khảo sát mực nước, hệ sinh thái của khu rừng và du lịch sinh thái vào mùa khô (tháng 01 – tháng 04/2017). 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Lập phiếu điều tra phỏng vấn: 8 - Điều tra đời sống của người dân sống xung quanh Khu DLST RTTS. (30 phiếu) - Phỏng vấn một số hướng dẫn viên du lịch thường xuyên đưa khách đến tham quan RTTS. (20 phiếu) - Phỏng vấn điều tra du khách. (20 phiếu) - Nhân viên và cán bộ quản lý RTTS. (30 phiếu) Ngoài ra, tác giả tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, quản lý rừng về những thay đổi của RTTS. Các chuyên gia hoạt động trong các ngành của tỉnh An Giang. (05 người) Sau đó, tác giả tập hợp ý kiến, tính tỉ lệ để đánh giá sơ bộ, tác giả sẽ biết được: Cảnh quan, hệ sinh thái và môi trường khu rừng tràm chuyển biến trong 5 năm qua. Các số liệu về: nhiệt độ, mực nước, lượng mưa thay đổi qua các năm tại rừng tràm Trà Sư. Về thời gian hoạt động du lịch sinh thái tại rừng tràm Trà Sư. Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch hàng năm. Thu nhập của cộng đồng địa phương từ khi tham gia du lịch đến nay. 5.2.6. Phương pháp bản đồ - Đánh dấu các điểm diễn ra DLST trên bản đồ. - Tìm hiểu nét tổng quát về địa bàn nghiên cứu trên bản đồ. - Lập kế hoạch khảo sát thực địa trên bản đồ. - Tổng hợp việc thu thập tư liệu trên bản đồ. 5.2.7. Phương pháp SWOT Đây là một phương pháp có vai trò rất lớn trong nghiên cứu khoa học, phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà đối tượng phải đối mặt. Điều này 9 giúp đối tượng nghiên cứu khắc phục điểm yếu, tập trung vào điểm mạnh của mình và giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài xoay quanh các vấn đề về BĐKH ảnh hưởng đến du lịch được các tác giả nghiên cứu tại VN và trên thế giới. Nghiên cứu của học viên hướng về DLST tại khu rừng tràm của tỉnh AG nơi học viên đang quản lý dưới tác động của BĐKH. Đây là khu rừng ngập nước phèn còn sót lại của tỉnh và cũng là điểm DLST tiềm năng của tỉnh AG nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, học viên kỳ vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một ví dụ sinh động và mang tính đại diện cao khi nhắc đến DLST rừng tràm gắn với khu vực ĐBSCL nói riêng và VN nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đề tài sẽ đóng góp một cách trực tiếp và có giá trị tham vấn trong việc đưa ra giải pháp thích ứng với BĐKH trong khu vực RTTS (vi mô) và cả nước (vĩ mô). Đề tài có khả năng ứng dụng cho các cơ quan: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang Chi cục Kiểm lâm An Giang Khi hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho sinh viên, học viên cao học các ngành: Việt Nam học Ngành du lịch Ngành Khoa học môi trường Ngành lâm nghiệp. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan