Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bcttgk bùi thu hiền...

Tài liệu Bcttgk bùi thu hiền

.DOCX
43
147
64

Mô tả:

Ngoại thương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA Chuyên ngành: Tài chính quốc tế PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN CỦA PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK - CHI NHÁNH THĂNG LONG Họ và tên sinh viên : Bùi Thu Hiền Mã số sinh viên : 1413310046 Lớp hành chính : Anh 07–TCNH–K53 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Minh Trâm Hà Nội, tháng 8 năm 2017 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU- SƠ ĐỒ DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP..............3 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long 3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................3 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chính của Chi nhánh Thăng Long.......4 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long.....................................5 1.1.4 Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thăng Long thời gian gần đây................6 1.2 Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ -SME.........................................12 1.2.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................................12 1.2.2 Các hoạt động chính tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ..........12 1.3 Vị trí thực tập.....................................................................................................13 1.3.1 Mô tả công việc thực tập................................................................................13 1.3.2 Nhận xét về công việc thực tập.......................................................................14 CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long........................................................................................................................ 15 2.1 Những quy định về hoạt động cho vay ngắn hạn tại VPBank............................15 2.1.1 Đối tượng cho vay..........................................................................................15 2.1.2 Hạn mức cho vay............................................................................................16 2.1.3 Lãi suất cho vay, phương thức tính lãi và phí.................................................16 2.1.4 Phương thức giải ngân và trả nợ.....................................................................17 2.1.5 Hồ sơ vay vốn.................................................................................................18 2.2 Quy trình cho vay ngắn hạn tại phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc chi nhánh VPBank Thăng Long.....................................................................18 2.3 So sánh giữa lí thuyết và thực tế về hoạt động cho vay ngắn hạn tại SME Thăng Long 22 2.4 Sản phẩm cho vay ngắn hạn tại phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc chi nhánh VPBank Thăng Long.....................................................................24 2.5 Tình hình cho vay ngắn hạn tại SME Thăng Long............................................25 2.5.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn.................................................................................25 2.5.2 Số lượng khách hàng......................................................................................26 2.5.3 Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn.......................................................................27 2.6 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại SME Thăng Long.............................27 2.6.1 Thành tựu đạt được.........................................................................................27 2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân.................................................................................28 CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thinh Vượng VPBank – Chi nhánh Thăng Long.........................................................................................30 3.1 Định hướng mục tiêu phát triển của VPBank....................................................30 3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn........................................30 KẾT LUẬN.............................................................................................................33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................34 PHỤ LỤC................................................................................................................ 35 DANH MỤC BẢNG BIỂU- SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của VPBank - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Bảng 1.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tại SME Thăng Long giai đoạn 20142016 Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn đối với cho vay Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Sơ đồ, biểu đồ Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Thăng Long theo thành phần kinh tế 2014-2016 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VPBank Thăng Long 2014-2016 Biểu đồ 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Thăng Long theo loại tiền tệ 2014-2016 Sơ đồ 2.1: Quy trình cho vay ngắn hạn tại SME Thăng Long Biểu đồồ 2.1: Dư nợ cho vay tại SME Thăng Long giai đoạn 20142016 Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại SME Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Trang 6 10 11 25 27 7 8 9 18 25 26 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại BIL Cho vay tín chấp CVTD Chuyên viên tín dụng ĐVKD Đơn vị kinh doanh Micro SME Khách hàng Doanh nghiệp vi mô HĐMB Hợp đồng mua bán PDTD Phê duyệt tín dụng QHKH Quan hệ Khách hàng QLRR Quản lí rủi ro SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo TNHH Trách nhiệm hữu hạn VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế. Để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, trong đó nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển là hết sức cần thiết. Vốn tự có của các doanh nghiệp thường rất nhỏ, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước lại có hạn và thường xuyên bị thâm hụt. Vì vậy, cần phải có các tổ chức tín dụng, chủ yếu là các ngân hàng thương mại (NHTM) đứng ra hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp. Mỗi ngân hàng đều có cách thức tổ chức quản lý và hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Trong nhà trường, các sinh viên hầu hết chỉ được học trên lý thuyết mà chưa có thực tế, vì vậy để hoàn thiện kiến thức, trang bị cả về lý thuyết lẫn thực tế cho các sinh viên khi ra trường thì việc đi thực tập, học hỏi thực tiễn là điều vô cùng quan trọng. Là một sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, sau khi xác định mục tiêu rõ ràng, em đã đến thực tập tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank- Chi nhánh Thăng Long. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ được biết đến hoạt động chính là cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank- Chi nhánh Thăng Long” để nghiên cứu. Bài báo cáo gồm 3 chương chính: Chương I: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long và quá trình thực tập Chương II: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thinh Vượng – Chi nhánh Thăng Long Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn ThS.Trần Thị Minh Trâm cùng Ban Lãnh đạo và các anh chị công tác tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank - chi nhánh Thăng Long đã tạo điều kiện tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập giữa khóa này. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cũng như sự giới hạn về thời gian, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quý báu của thầy cô và các anh chị để giúp em trong quá trình học tập và công tác sau này. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH THĂNG LONG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long Thông tin sơ bộ Ngày thành lập: 21/10/2005 Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Thăng Long Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank – Thang Long Branch Tên viết tắt: VPBANK Thăng Long (TLG) Trụ sở chính: 91 Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Điện thoại: Nội 024 6266 2577 Website: Logo: www.vpbank.com.vn Mã số thuế: 0100233583-039 Ngành nghề kinh doanh: Giám đốc chi nhánh: Ngân hàng và các hoạt động có liên quan Nguyễn Thị Phương 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VPBank - chi nhánh Thăng Long là chi nhánh cấp I của VPBank được Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập trong năm 2005 cùng với chi nhánh Thanh Xuân theo công văn chấp nhận số 365/NHNN-HAN7. Chi nhánh Thăng Long được khai trương ngày 21 tháng 10 năm 2005. Đây là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội được khai trương với một hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng hoàn chỉnh hình ảnh biểu tượng của VPBank. Trong quá trình hoạt động và phát triển, VPBank Thăng Long luôn theo đường lối cải tổ toàn diện đặt ra, nhất quán thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, không ngừng phấn đấu phát triển tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh là một trong những biện pháp quan trọng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng doanh thu lợi nhuận, nâng cao vị thế của VPBank trong thị trường tài chính ngân hàng. 1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chính của Chi nhánh Thăng Long - Thực hiện huy động và quản lý vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các sản phẩm, dịch vụ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tiết kiệm,…đối với các pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước bằng tiền VND và ngoại tệ theo quy định của NHNN và của VPBank; - Thực hiện cho vay và quản lý các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng tiền VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân theo quy định của NHNN và của VPBank; - Được phép vay hoặc cho vay các Định chế tài chính trong nước khi được Tổng Giám đốc chấp thuận; - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ mua bán và chiết khấu chứng từ có giá khi được Tổng Giám đốc ủy nhiệm hoặc chấp thuận và theo đúng quy định của NHNN và của VPBank; - Thực hiện và quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng; - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thanh toán tại Chi nhánh theo đúng chế độ của Nhà nước, của NHNN và của VPBank; - Thực hiện nghiệp vụ kho quỹ, chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của NHNN và bảo quản các chứng từ có giá, giấy tờ thế chấp, cầm cố,… an toàn tuyệt đối. Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt (tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ) chính xác; - Quản lý an toàn tài sản gồm trụ sở, nhà đất, xe máy, thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc,… của Chi nhánh được Hội Sở ủy nhiệm quản lý theo đúng chế độ của Nhà nước và quy định của VPBank; - Thực hiện chế độ bảo mật nghiệp vụ ngân hàng (như bảo mật về số liệu tồn quỹ, thanh khoản ngân hàng, tài khoản tiền gửi khách hàng, bảng tổng kết tài sản); - Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh:  Kế hoạch cân đối đầu vào (nguồn vốn) và đầu ra (sử dụng vốn)  Kế hoạch tài chính  Kế hoạch thu nhập – chi phí  Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và mạng lưới giao dịch  Kế hoạch tiếp thị và phát triển khách hàng 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của VPBank – chi nhánh Thăng Long Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Giao dịch – Kho quỹ Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng thẩm định tài sản đảm bảo Phòng thu hồi nợ Phòng thanh toán quốc tế Phòng hành chính tổ chức Phòng Kế toán 1.1.4 Tình hình kinh doanh của chi nhánh Thăng Long từ 2014 đến 2016 a. Tình hình huy động vốn Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn của VPBank - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: tỷ đồng 2014 Chỉ tiêu Nguồn vốn huy động 4028.313 2015 Thực hiện % Tăng 4667.204 15.86% 2016 Thực hiện % Tăng 6001.091 28.58% Cơ cấu I. Theo thành phần kinh tế 1.Tiền gửi từ tổ chức 2042.355 2.Tiền gửi từ dân cư 1985.891 II.Theo kì hạn 1.Tiền gửi có kì hạn 3464.349 2.Tiền gửi không kì hạn 563.964 III.Theo loại tiền tệ 1.VND 3544.916 2.Ngoại tệ (quy ra 2303.118 2364.086 12.77% 19.04% 2402.244 3598.847 4.30% 52.23% 4069.515 17.48% 5400.981 32.71% 597.402 5.93% 600.110 0.45% 4153.811 17.18% 5460.992 31.47% VND) 483.398 513.393 6.21% 540.098 5.20% Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long giai đoạn 2014 -2016 Từ bảng 1.1 về tình hình huy động vốn của VPBank - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014-2016, có thể thấy, nguồn vốn huy động có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2014 nguồn vốn huy động là 4028.313 tỷ đồng thì đến năm 2015 nguồn vốn này đã đạt 4667.204 tỷ đồng (tăng 15.86%) và gia tăng vượt bậc vào năm 2016 khi huy động lên tới 6001.091 tỷ đồng ( tăng 28.58% so với 2015). Không chỉ vậy, năm 2016, Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s đã nâng xếp hạng tín nhiệm của VPBank từ B3 lên B2 nhờ sự cải thiện trong chỉ số về khả năng sinh lợi. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy ngày càng nhiều khách hàng đặt niềm tin vào VPBank đồng thời nguồn vốn huy động này sẽ giúp cho Chi nhánh Thăng Long có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. Biểu đồ 1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Thăng Long theo thành phần kinh tế 2014-2016 (đơn vị: tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2014 2015 Tiền gửi từ tổ chức 2016 Tiền gửi từ dân cư Xét theo thành phần kinh tế dễ dàng nhận thấy tiền gửi từ các tổ chức tăng lên hầu như không đáng kể (từ 2303.118 tỷ đồng năm 2015 lên 2402.244 tỷ đồng năm 2016) và ngược lại với đó là sự gia tăng mạnh (tăng 52,23% từ 2364.086 tỷ đồng lên 3598.847 tỷ đồng giai đoạn 2015-2016) của tiền gửi từ dân cư. Điều này cho thấy xu hướng các hộ gia đình gửi tiền vào ngân hàng ngày càng lớn vì đây là một kênh đầu tư an toàn mà lợi nhuận thu về được ổn định. Biểu đồ 1.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của VPBank Thăng Long 2014-2016 (đơn vị: tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2014 Tiền gửi có kì hạn 2015 2016 Tiền gửi không kì hạn Xét về kì hạn thì ta thấy tiền gửi kì hạn chiếm trọng số chủ yếu, có xu hướng tăng (từ 4069.515 tỷ đồng vào năm 2015 lên đến 5400.981 tỷ đồng vào năm 2016; tăng 32.71%), mang lại nguồn vốn ổn định cho VPBank để có thể đáp ứng được các nhu cầu sử dụng vốn. Với tiền gửi không kì hạn không có sự biến đổi nhiều, có thể thấy giai đoạn 2015-2016 tăng rất ít từ 597.402 tỷ đồng lên 600.110 tỷ đồng (chỉ tăng 0.45%). Vì tiền gửi kì hạn có lãi suất cao hơn tiền gửi không kì hạn nên cho thấy người dân ngày càng có xu hướng đầu tư vào những kênh có lợi nhuận cao hơn. Điều này cũng là một thuận lợi cho ngân hàng vì có thể kiểm soát được nhu cầu thanh khoản. Biểu đồ 1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank Thăng Long theo loại tiền tệ 2014-2016 (đơn vị: tỷ đồng) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2014 2015 VND 2016 Ngoại tệ Xét theo loại tiền tệ thì VND là chủ yếu và tăng mạnh trong giai đoạn từ 2014 đến 2016 (từ 3544.916 tỷ đồng năm 2014 lên đến 5460.992 tỷ đồng năm 2016), còn ngoại tệ thì hầu như không có sự biến động nhiều (từ 483.398 tỷ đồng lên 540.098 tỷ đồng giai đoạn 2014-2016). Điều này cho thấy, khách hàng vẫn hầu hết nắm giữ đồng nội tệ là VND, vậy nên tiền gửi vào ngân hàng chủ yếu là VND => Nhìn chung tình hình huy động vốn tại VPBank Thăng Long đang tăng trưởng tốt và rất ổn định. Cơ cấu chỉ tiêu huy động đều có xu hướng tích cực, cho thấy Chi nhánh Thăng Long đang trên đà phát triển vững mạnh, thể hiện rõ vị thế của một Siêu Chi nhánh trong hệ thống của VPBank b. Tình hình sử dụng vốn Bảng 1.2: Tình hình sử dụng vốn của VPBank - chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2014 -2016 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng cho vay Ngắn hạn Trung, dài hạn Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ TSBĐ/ tổng dư nợ Năm 2014 3293.569 2371.369 922.200 1.2 80.67% Năm 2015 Thực tế 3837.668 2916.627 921.040 1.85 85.93% % tăng 16.52% 22.99% -0.13% 54.17% Năm 2016 Thực tế 4383.767 3419.338 964.429 2.72 90% % tăng 14.23% 17.24% 4.71% 47.03% Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long giai đoạn 2014 -2016 Có thể thấy tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh Thăng Long trong 3 năm gần nhất từ 2014 đến 2016 có xu hướng tăng, nhưng tốc độ gia tăng không bằng huy động vốn. Tỷ trọng cơ cấu cho vay ngắn hạn là chủ yếu (chiếm khoảng 75%), vay trung và dài hạn chiếm khá ít, thậm chí còn có xu hướng giảm vào năm 2015 (từ 922.200 tỷ đồng xuống còn 921.040 tỷ đồng giai đoạn 2014-2015). Tỷ lệ nợ xấu gia tăng ( từ 1.85 lên 2.72 giai đoạn 2015-2016) do các khoản vay tại Chi nhánh ngày càng lớn, việc kiểm soát sẽ khó khăn hơn nhiều. Tỷ lệ tài sản đảm bảo cho các khoản vay tăng nhẹ (từ 80.67% lên 90% giai đoạn 2014-2016), cho thấy ngân hàng ngày càng thắt chặt các quy định và chính sách cho vay. => Nhìn chung, với sự kiểm soát chặt chẽ và có sự dự phòng rủi ro phù hợp thì hoạt động của chi nhánh vẫn đảm bảo an toàn, có sự tăng trưởng ổn định. Bên cạnh đó, chi nhánh Thăng Long cần sát sao với các khoản vay để tránh để tỷ lệ nợ xấu gia tăng. c. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 1.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long năm 2014-2016 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thu nhập lãi thuần Lãi/ Lỗ từ hoạt động dịch vụ Lãi/ Lỗ từ hoạt động KD ngoại hối Năm 2014 89.034 17.442 -0.774 Năm 2015 124.647 24.930 2.493 Năm 2016 169.521 16.613 1.695 Chi phí hoạt động 46.472 79.401 108.494 LN trước chi phí dự phòng RRTD 59.231 72.669 79.335 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8.367 8.975 22.716 LN trước thuế 50.864 63.695 56.621 Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank Thăng Long giai đoạn 2014 -2016 Từ bảng 1.3 cho thấy thu nhập lãi thuần tăng lên đáng kể từ 89.034 tỷ đồng năm 2014 lên 169.521 tỷ đồng năm 2016 (đây là khoản thu nhập trọng yếu). Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng trong năm 2015 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2016. Cụ thể năm 2015, lợi nhuận đạt 63.695 tỷ đồng, tăng 12.831 tỷ đồng (tương đương tăng 25.23% so với năm 2014) trong khi năm 2016 đạt 56.021 tỷ đồng, giảm 7.674 tỷ đồng (tương đương giảm 11.11%) so với năm 2015. Hoạt động dịch vụ khác và hoạt động kinh doanh ngoại hối mặc dù chưa có sự tăng trưởng rõ rệt nhưng có thể thấy được chi nhánh đang ngày càng chú trọng hơn trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động tăng do có sự đầu tư trang thiết bị công nghệ, hệ thống vận hành trong toàn bộ chi nhánh nên cho thấy được chi nhánh Thăng Long đang ngày một mở rộng quy mô hoạt động. 1.2 Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME 1.2.1 Cơ cấu tổ chức Giám đốc Trung tâm SME kiêm Phó Giám đốc Chi nhánh Thăng Long Giám đốc Mảng Trưởng phòng Micro SME Trưởng phòng SME Chuyên viên QHKH Chuyên viên hỗ trợ tín dụng Chuyên viên QHKH Chuyên viên hỗ trợ tín dụng 1.2.2 Các hoạt động chính tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chính sách tiếp cận khách hàng theo từng đối tượng; - Lập kế hoạch tiếp thị cho vay/ bảo lãnh hằng năm và thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; - Liên hệ với các Hiệp hội, các tổ chức ngành nghề kinh doanh để xúc tiến công tác tiếp thị của VPBank; - Tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng tham gia các dịch vụ ngân hàng; tư vấn, góp ý và đề xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng; - Thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên theo dõi hoạt động khách hàng, theo dõi sự biến chuyển ngành nghề của khách hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu tốt hoặc không bình thường của khách hàng để xử lý; - Tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh của khách hàng. Thẩm định và có ý kiến đề xuất cấp trên có cơ sở xem xét giải quyết; tập hợp hồ sơ, tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món vay và bảo lãnh; - Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của khách hàng sau khi VPBank đã cho vay, bảo lãnh; - Đôn đốc thu hồi nợ, đề xuất gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; đề xuất điều chỉnh lãi, giảm lãi vay cho khách hàng; đề xuất giải chấp tài sản thế chấp, cầm cố; - Lưu trữ các hồ sơ cho vay, bảo lãnh và các giấy tờ có liên quan để trình Giám sát Tín dụng tại VPBank. 1.3 Vị trí thực tập 1.3.1 Mô tả công việc thực tập Vị trí: Thực tập sinh phòng Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long Địa điểm làm việc: Tòa nhà M3-M4, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Mô tả công việc: Hỗ trợ và tham gia vào các công tác nghiệp vụ hàng ngày của các cán bộ tín dụng tại SME Thăng Long: - Tìm kiếm, tiếp xúc, bán các sản phẩm dịch vụ, phát triển khách hàng tiềm năng và khách hàng mới là các doanh nghiệp SME; - Tư vấn cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục cần hoàn thiện; - Hướng dẫn khách hàng về thủ tục mở thẻ, cho vay, bảo lãnh; - Hoàn thiện hồ sơ khách hàng: mời khách hàng đến văn phòng hay đến tận nơi khách hàng yêu cầu; - Thực hiện soạn thảo các tờ trình, hợp đồng, chứng từ liên quan tới khoản vay, phát hành bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá (hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo đảm tiền vay khác…); - Hoàn thiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo (công chứng, giao dịch bảo đảm, phong tỏa tài sản đảm bảo, nhập xuất kho TSBĐ…) và quản lý hồ sơ khách hàng; - Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp lệ của hồ sơ tín dụng/bảo lãnh đã được phê duyệt; - Thẩm định khách hàng, chấm điểm báo cáo tài chính khi trình mới/tái cấp hạn mức cho vay, bảo lãnh; - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của chuyên viên hướng dẫn và Trưởng phòng SME 1.3.2 Nhận xét về công việc thực tập a) Về nội dung công việc Trong suốt quá trình thực tập, công việc em được đảm nhận thực tế khá giống với mô tả công việc như trên. Em được thực hiện từ những công việc cơ bản nhất như: đọc nghị quyết để áp dụng vào trường hợp thực tế, các thủ tục mở thẻ tín dụng/ghi nợ, cách làm việc trên hệ thống phần mềm của VPBank cho đến việc hoàn thiện đầy đủ bộ hồ sơ giải ngân, bảo lãnh cơ bản. b) Về môi trường làm việc Môi trường làm việc tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long rất nghiêm túc, chuyên nghiệp nhưng cũng rất thân thiện. Mọi người trong phòng luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và tạo điều kiện giúp các thực tập sinh như em tiếp cận các nghiệp vụ tín dụng cơ bản để sử dụng hiệu quả thời gian thực tập. c) Về kỹ năng mềm Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, điều mà em học tập được nhiều nhất trong suốt quá trình thực tập là khả năng giao tiếp. Quá trình tiếp xúc với khách hàng cũng như các anh chị chuyên viên ở nơi thực tập đã cho em thấy được sự cần thiết cũng như nhiều bài học bổ ích về giao tiếp với mọi người trong cả công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, em cải thiện được khả năng thích nghi, làm quen với môi trường làm việc trong doanh nghiệp, tác phong đúng giờ, thái độ làm việc nghiêm túc. Em còn có cơ hội áp dụng và nâng cao các kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, sử dụng các thiết bị máy móc như máy photocopy và máy scan CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Thăng Long 2.1 Những quy định về hoạt động cho vay ngắn hạn tại VPBank Quy định cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank – chi nhánh Thăng Long được căn cứ theo quyết định mới nhất: 212-2017QĐ-TGĐ, 352-2017-QĐ-HĐQT. Trong quy định này, VPBank đã đề ra các hướng dẫn chi tiết về các vấn đề cho vay hỗ trợ nhu cầu khách hàng như: đối tượng, điều kiện cho vay, mức cho vay, phương thức giải ngân, hồ sơ vay vốn… 2.1.1 Đối tượng cho vay a) Khách hàng Việt Nam vay vốn tại VPBank: Khách hàng là pháp nhân: bao gồm Doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện dưới đây theo quy định tại Điều 74, của Bộ luật Dân sự năm 2015: - Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan; - Có cơ cấu tổ chức theo quy định tài Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015; - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. b) Khách hàng nước ngoài vay vốn của VPBank: Khách hàng là pháp nhân nước ngoài phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật tại nước mà tổ chức đó đặt trụ sở chính (có đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan