Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong môi trường internet...

Tài liệu Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân trong môi trường internet

.PDF
101
3
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT ĐỨC PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT ĐỨC PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 8380101.04 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Việt Đức i MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG ..................................................................................................... 7 1.1. Khái quát về hợp đồng và phân loại hợp đồng .......................................... 7 1.1.1. Khái niệm hợp đồng ................................................................................ 7 1.1.2. Bản chất của hợp đồng .......................................................................... 10 1.1.3. Khái quát về phân loại hợp đồng .......................................................... 12 1.1.4. Ý nghĩa của việc phân loại hợp đồng .................................................... 13 1.2. Các căn cứ phân loại hợp đồng ................................................................ 14 1.3. Phân loại hợp đồng theo quy định của một số quốc gia trên thế giới ...... 17 1.3.1. Bộ luật Dân sự Pháp 1804 ..................................................................... 17 1.3.2. Bộ luật Dân sự Cộng hòa giáo hồi Iran 1983 ........................................ 18 1.3.3. Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994 ..................................................... 19 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 22 CHƢƠNG 2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............................................................................................................... 23 2.1. Lịch sử phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt nam ................................... 23 2.1.1. Phân loại hợp đồng theo Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931 ......................... 23 2.1.2. Phân loại Hợp đồng theo Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 .................... 26 2.1.3. Phân loại hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 1972 ..................................... 27 2.1.4. Phân loại hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2015 ..................................... 28 2.2. Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam .......................................... 37 2.2.1. Hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ ................................................ 40 ii 2.2.2. Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù ............................. 44 2.2.3. Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế ............................................. 51 2.2.4. Hợp đồng nhất định và hợp đồng không nhất định ............................... 56 2.2.5. Hợp đồng chính và hợp đồng phụ ......................................................... 58 2.2.6. Hợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập .................................... 60 2.2.7. Các cách phân loại khác ........................................................................ 64 2.3. Khoảng trống của pháp luật Việt Nam về phân loại hợp đồng ................ 67 2.3.1. Hợp đồng hữu danh và vô danh ............................................................ 67 2.3.2. Hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể ................................................. 72 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 76 CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG ........................................................................................ 77 3.1. Thực tiễn áp dụng phân loại hợp đồng ở Việt Nam ................................. 77 3.2. Một số kiến sửa đổi bộ luật dân sự hiện hành .......................................... 84 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Từ thời cổ đại, con người đã bắt đầu trao đổi những sản phẩm họ tạo ra được nhưng không dùng tới với người khác để đổi lấy những sản phẩm cần thiết khác. Ví dụ một người săn được rất nhiều thịt thú rừng nhưng họ không sử dụng hết. Có những người khác lại thu lượm được rất nhiều trái cây nhưng lại không có thịt để ăn. Và thế là họ gặp nhau để trao đổi thịt và trái cây, người có nhiều thịt giờ sẽ có thêm trái cây và ngược lại, người có nhiều trái cây cũng có thịt để ăn. Việc trao đổi giữa những người này thời cổ đại có thể được coi là giao dịch và là manh nha của hợp đồng. Xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ cũng phức tạp hơn. Do đó, con người cần thực hiện nhiều giao dịch hơn để phục vụ cuộc sống. Không còn đơn thuần là việc trao đổi tài sản, hiện nay con người thực hiện muôn vàn giao kết khác như thuê, mượn tài sản, mua bán tài sản, hợp tác…, tương ứng với mỗi giao kết đó sẽ hình thành ít nhất một hợp đồng. Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều loại giao dịch, hợp đồng khác nhau phát sinh trong cuộc sống hằng ngày. Để các nhà làm luật có thể ban hành được những quy chế chính xác và phù hợp cho từng loại hợp đồng thì đầu tiên cần có những cách phân loại phải chính xác. Ngoài ra, việc phân loại các hợp đồng một cách rõ ràng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện pháp luật, bao gồm tuân thủ luật, thi hành luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang là một trong những quốc gia hấp dẫn các nhà đầu tư trên khắp thế giới bởi những thành tựu mà chúng ta đạt được về cả kinh tế và xã hội. Cụ thể, gần đây Việt Nam đã tham gia 2 FTA thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Do đó, để có thể có một 1 môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh thì chúng ta cần có những quy định pháp luật rõ ràng và phù hợp với sự phát triển của xã hội. Từ những thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu về phân loại hợp đồng theo các quy định pháp luật của Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế. Do đó, tác giả lựa chọn: “Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn với hy vọng sẽ có cách nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về cách phân loại hợp đồng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế về cách phân loại hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề phân loại hợp đồng. Có thể kể đến công trình nghiên cứu tiêu biểu như Ngô Huy Cương: “Hai cặp phân loại Hợp đồng căn bản” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 25 (2009) 27-33). Các sách chuyên khảo như “Việt Nam dân lược khảo – Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước”, 1963, tr. 61-82 của Vũ Văn Mẫu; “Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung)”, tr. 174-218 của PGS.TS Ngô Huy Cương; “Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015” do PGS. TS Đỗ Văn Đại làm chủ biên, 2016; “Luật dân sự Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 313-322 của Nguyễn Xuân Quang – Lê Nết – Nguyễn Hồ Bích Hằng; Nguyễn Ngọc Điện, “Giáo trình Luật dân sự Tập 2”, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Tái bản lần 2, 2019, tr. 28-34. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến cách phân loại hợp đồng theo quan điểm riêng của mỗi tác giả hoặc đề cập đến cách phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam mà chưa có bài nghiên cứu nào bao quát được các vấn đề về phân loại hợp đồng như khái niệm, nêu ra các căn cứ phân loại hợp đồng và phân tích cụ thể các cách phân loại khác nhau để liên 2 hệ với cách phân loại của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, một số công trình được thực hiện trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được ban hành nên không còn tính mới và không mang tính thời sự. Do vậy, đề tài “Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” rất cần được nghiên cứ và luận giải sâu sắc hơn trong bối cảnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu luận văn: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về phân loại hợp đồng. - Chỉ ra các cách phân loại hợp đồng khác nhau. - Làm rõ cách phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. - Tìm ra những hạn chế, bất cập trong cách phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và đưa ra những giải pháp và đề xuất cách phân loại phù hợp hơn cho pháp luật Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân loại hợp đồng như: khái niệm phân loại hợp đồng, các căn cứ, cơ sở của việc phân loại hợp đồng. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu sơ lược các cách phân loại hợp đồng của một số nước đại diện cho các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới. - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về phân loại hợp đồng. - Làm rõ những ưu và nhược điểm của cách phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, từ đó đề xuất phương án hoàn thiện pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về phân loại hợp đồng, các quy định hiện hành theo pháp luật Việt Nam về phân loại hợp đồng và thực tiễn áp dụng các cách phân loại hợp đồng. Trên cơ sở đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là: 3 - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cách phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, các cách phân loại trên thế giới chỉ được sử dụng để so sánh. - Luận văn tập trung phân tích cách phân loại mà pháp luật Việt Nam đã lựa chọn và cơ sở, ý nghĩa của việc phân loại đó. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Do đó, các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật đều dựa trên các quan điểm chỉ đạo nêu trên. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: + Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ một số vấn đề về lý luận cơ bản về phân loại hợp đồng. + Nghiên cứu lịch sử được sử dụng nhằm nghiên cứu rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về phân loại hợp đồng đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây. + Phương pháp so sánh được sử dụng đối chiếu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia đại diện các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm. + Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê thực tiễn áp dụng cách phân loại của pháp luật Việt Nam để đưa ra những nhận xét, kết luận và đề xuất để hoàn thiện cách phân loại phù hợp. + Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc tổng hợp các vấn đề đã nghiên cứu, được đưa ra tranh luận nhằm đưa ra những nhận định và những kết luận. 4 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về những vấn đề liên quan đến phân loại hợp đồng. Đưa ra các khái niệm, các đặc trưng, vai trò của việc phân loại hợp đồng đối với việc ban hành luật và thực thi pháp luật. Các nội dung trên được phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc, từ đó làm cơ sở cho việc luận giải những vấn đề có liên quan đến việc phân loại hợp đồng. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, Luận văn đã phân tích làm rõ thực trạng pháp luật hiện hành về phân loại hợp đồng. Luận văn phân tích, đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc những thuận lợi, những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc có thể gặp phải khi áp dụng quy định về phân loại hợp đồng trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp có giá trị nhằm hoàn thiện quy định về phân loại hợp đồng. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về phân loại hợp đồng. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc áp dụng các quy định pháp luật về phân loại hợp đồng. Ngoài ra, những phân tích, đóng góp của luận văn cũng là tài liệu giúp ích trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật của các cơ quan lập pháp, là tài liệu tham khảo cho những người làm việc trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp như Thẩm phán hay Trọng tài viên có hiểu biết sâu sắc thêm về các cách phân loại hợp đồng. Kết quả nghiên cứu của Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu hay học tập pháp luật tại Việt Nam. 8. Về bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu thành 3 chương như sau: 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phân loại hợp đồng. Chương 2: Phân loại hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng phân loại hợp đồng và kiến nghị hoàn thiện các quy định hiện hành về phân loại hợp đồng. 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG 1.1. Khái quát về hợp đồng và phân loại hợp đồng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng Thứ nhất, về vai trò và ý nghĩa của hợp đồng Mọi mặt trong đời sống của con người đều được tạo nên từ hợp đồng. Từ lúc một người được sinh ra, đến lúc chết đi đều gắn với những hợp đồng. Lúc sinh ra, con người được sử dụng các dịch vụ y tế từ việc cha mẹ chúng ta giao kết hợp đồng với các cơ sở y tế. Lúc đi học, con người được đào tạo thông qua hợp đồng với cơ sở giáo dục. Đến tuổi lập gia đình, việc tìm được một người bạn đời và kết hôn với họ, xét về bản chất cũng có thể coi là một hợp đồng. Khi chúng ta làm việc, kinh doanh thì rất nhiều hợp đồng khác xuất hiện như hợp đồng lao động, hợp đồng vay, hợp đồng thành lập doanh nghiệp, hợp đồng mua bán. Cuối cùng, đến khi con người chết đi cũng làm phát sinh các hợp đồng như dịch vụ tang lễ, hợp đồng sử dụng huyệt mộ. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng một đời người gắn liền với rất nhiều hợp đồng khác nhau và hợp đồng có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cụ thể hơn, trong việc làm ăn, kinh doanh, hợp đồng là một thành phần, một nhân tố không thể thiếu, nó giúp các bên ràng buộc với nhau những quyền và nghĩa vụ. “Người ta thường nói luật hợp đồng là nên tảng của kinh doanh và tìm hiểu luật hợp đồng là thiết yếu đối với những người có mong muốn tiến hành kinh doanh” [41,tr.191]. Đúng vậy, để một doanh nghiệp có thể thực hiện một dự án đầu tư như xây dựng nhà chung cư thì tham gia vào rất nhiều hợp đồng như: hợp đồng thuê đất với nhà nước, hợp đồng thuê các đơn vị tư vấn về dự án, tài chính, pháp lý, hợp đồng thuê các bên thi công xây dựng, khi hoàn thành công trình thì phải ký hợp đồng thuê đơn vị quản lý và 7 đặc biệt không thể thiếu là ký các hợp đồng để kinh doanh sản phẩm như mua bán, cho thuê nhà chung cư. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp đồng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, chúng ta phải giao kết rất nhiều hợp đồng khác nhau: Hợp đồng mua bán hoặc thuê nhà ở, khi mua bán xe chúng ta phải giao kết hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới hoặc có thể là hợp đồng tín dụng với ngân hàng, khi mua lương thực phẩm, khi sử dụng điện nước hay internet, chúng ta cũng phải giao kết những hợp đồng với đơn vị cung cấp và rất nhiều hợp đồng khác. Do vậy, có thể hiểu rằng hợp đồng được coi là một phương tiện để con người duy trì cuộc sống. Trong mối quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế, để duy trì một nền hòa bình và ổn định trên thế giới, các quốc gia ký kết với nhau những điều ước quốc tế. Theo đó, các quốc gia tham gia thỏa thuận sẽ những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên ký kết, có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các quốc gia. Về bản chất thì các điều ước quốc tế cũng là một thỏa thuận và có thể coi là hợp đồng. Như vậy, chúng ta có thể thấy hợp đồng có vai trò và vị trí quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, đời sống hằng ngày, kinh doanh thương mại hay mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. Hợp đồng là căn cứ để các bên thi hành các quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình, ngoài ra cũng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Tất cả chủ thể trong xã hội đều có nhu cầu sử dụng hợp đồng để duy trì sự tồn tại và phát triển, không phân biệt giàu nghèo, nam hay nữ, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới hay trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào. Thứ hai, về khái niệm hợp đồng “Hợp đồng có những tên gọi khác nhau như thỏa thuận, khế ước, giao 8 kèo, thỏa ước, ước định, hiệp ước”[3,tr.10]. Cùng với đó là nhiều định nghĩa khác nhau về hợp đồng. Bộ luật Dân sự Pháp hay còn gọi là Bộ luật Napoléon được ban hành năm 1804 quy định tại Điều 1101, Thiên III: “Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó”[18,tr.306]. Theo định nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa hai hay nhiều người và mục đích của hợp đồng chính là để giao một vật, làm hoặc không làm một việc. Tiếp thu Bộ luật dân sự Pháp 1804, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931 định nghĩa tại Điều 644 rằng “hiệp ước là một hay nhiều người hợp ý nhau lại để lập ra hay chuyển đi, đổi lại hay tiêu đi một quyền lợi thuộc về vật hay về người”. Tương tự, Bộ luật Trung Kỳ năm 1936 quy định tại Điều 680 như sau: “Khế ước là một hiệp ước của một hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì.” Còn theo quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản, hợp đồng được định nghĩa là “Một loại giao dịch thể hiện thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên. Mục đích của hợp đồng thông thường làm phát sinh nghĩa vụ”[38,tr.489]. Như vậy, “theo quy định của Bộ luật dân sự Nhật Bản thì hợp đồng được xem xét dưới phương diện là một quan hệ pháp luật và cũng là căn cứ phổ biến và quan trọng làm phát sinh nghĩa vụ”. [20,tr.13] Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994 định nghĩa hợp đồng tại Điều 420 như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hoặc nhiều người về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 có lẽ đã sao chép quy định tại Bộ luật Dân sự Liên bang Nga 1994 khi định nghĩa hợp đồng tại Điều 388 như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Các nhà làm luật Việt Nam quy định về 9 khái niệm “Hợp đồng dân sự”, tuy nhiên khái niệm này có thể được hiểu rộng hơn, có thể là hợp đồng chứ không đơn thuần là hợp đồng dân sự, tức là ngoại diên rộng hơn nội hàm. Chính vì lẽ đó, để khắc phục điểm này, các nhà làm luật đã điều chỉnh tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 rằng: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Theo định nghĩa trên của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng được cấu thành bởi hai yếu tố: Thứ nhất là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng; thứ hai, mục đích của thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Ý chí sự thỏa thuận là điều kiện đầu tiên của hợp đồng, ý chí này của một bên phải được thể hiện ra ngoài bằng một trong những hình thức nhất định như bằng lời nói, cử chỉ hoặc văn bản. Dựa vào những dấu hiệu này, bên còn lại có thể nhận biết được và đáp lại bằng việc biểu hiện ý chí của mình. Hơn nữa, ý chí biểu hiện ra ngoài phải được xuất phát từ chính chủ đích của chủ thể một cách tự do, không phải bị cưỡng ép hay đe dọa. Yếu tố thứ hai của hợp đồng chính là mục đích của thỏa thuận. Sự thỏa thuận của các bên phải làm phát sinh hậu quả pháp lý như xác lập, làm thay đổi hoặc làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Tóm lại, từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy hợp đồng có hai vấn đề cơ bản và cũng chính là bản chất của hợp đồng: (i) Các bên thống nhất ý chí (thỏa thuận) và (ii) sự thỏa thuận phát sinh hậu quả pháp lý (mục đích của thỏa thuận). 1.1.2. Bản chất của hợp đồng Như đã phân tích ở phân khái niệm của hợp đồng, bản chất của hợp đồng được tạo nên bởi hai thành tố: sự thống nhất ý chí của các bên và mục đích của sự thỏa thuận. 10 Thứ nhất, về sự thống nhất ý chí (sự thỏa thuận): Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, thỏa thuận là “sự nhất trí chung được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hòa”[11,tr.238]. Hiểu một cách đơn giản hơn thì thỏa thuận là “nhất trí, đồng ý với nhau sau khi bàn bạc”[19,tr.1578]. Theo Phan Hữu Nghị thì: “Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau. Người ta thường gọi nguyên tắc này là nguyên tắc hiệp ý. Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng: khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên…”.[17] Thỏa thuận của các bên luôn là một trong những yếu tố thể hiện bản chất của hợp đồng. Có quan điểm cho rằng: “yếu tố thỏa thuận của các chủ thể là tiền đề của hợp đồng và được xem là tuyệt đối”[27,tr.20]. Bản chất của sự thỏa thuận là kết quả của sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí ra ngoài của các bên. Để đạt được sự đồng thuận thì ý chí của các bên phải được bộc lộ ra ngoài để bên còn lại và các chủ thể thứ ba (nếu có) biết được ý chí của mình. Như vậy, “thỏa thuận là sự trùng hợp ý muốn của các bên về một điều gì đó mà các bên mong muốn đạt được”[30,tr.10]. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, có thể do lý do chủ quan hoặc khách quan mà ý chí của các bên trong được thể thiện rõ trong hợp đồng. Trường hợp xảy ra tranh chấp, cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật thực định tương ứng về loại hợp đồng đó để giải quyết. Trường hợp xấu hơn là luật thực định cũng không điều chỉnh thì phải áp dụng những nguyên tắc của pháp luật dân sự, cụ thể sẽ được phân tích ở phần sau. 11 Thứ hai, mục đích của sự thỏa thuận là tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý của các bên. Bản chất thứ hai của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên phải làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ, tức là tạo ra một sự ràng buộc pháp lý. Bởi lẽ, một sự thỏa thuận của các bên sẽ không trở thành hợp đồng nếu không tạo ra bất kỳ sự ràng buộc pháp lý nào giữa các bên giao kết. Ví dụ A thỏa thuận với B rằng A sẽ đến dự đám cưới của B, thỏa thuận này cũng không được coi là hợp đồng mà chỉ dừng lại là một lời hứa mang tính xã giao, nếu A không thực hiện đúng lời hứa thì chỉ làm mất danh dự của chính bản thân mình mà không hề có một sự ràng buộc pháp lý nào cả. Như vậy, mọi hợp đồng đều là sự thỏa thuận của các bên nhưng không phải sự thỏa thuận nào cũng là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận nào mà tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý như làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì mới được coi là hợp đồng. Tóm lại, sự thỏa thuận và mục đích của sự thỏa thuận (sự ràng buộc pháp lý) vừa là bản chất, vừa là hai dấu hiệu của hợp đồng. 1.1.3. Khái quát về phân loại hợp đồng Ngày này do các mối quan hệ xã hội ngày càng phức tạp nên để đáp ứng các nhu cầu trao đổi, giao dịch của mình thì con người nghĩ ra rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Do đó, cần thiết chúng ta phải sắp xếp chúng vào những loại nhất định để có thể đặt cho chúng những quy chế khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, phân loại hợp đồng là việc dựa vào những căn cứ hay tiêu chí nhất định để có thể chia hợp đồng thành các loại khác nhau. Tuỳ vào những nhu cầu khác nhau mà người ta có thể phân hợp đồng thành rất nhiều loại. Ví dụ Bộ luật Dân sự 2015 thì phân thành hợp đồng song vụ và đơn vụ, hợp đồng chính và phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng có điều kiện, hợp đồng mẫu [23,Đ.402]. Ngoài những cách phân loại của Bộ luật Dân sự 2015 thì Lê Nết lại cho rằng hợp đồng còn có thể phân 12 loại thành hợp đồng có đền bù và không có đền bù, hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế, hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, hợp đồng viết và hợp đồng miệng, hợp đồng thông dụng và không thông dụng, hợp đồng ấn định người thực hiện và hợp đồng không ấn định người thực hiện, hợp đồng khung, hợp đồng có yếu tố nước ngoài.[22,tr.280-288] Còn rất nhiều cách phân loại hợp đồng của các nền tư pháp trên thế giới cũng như các luật gia khác. Tuy nhiên, nhìn chung thì có những cách phân loại hợp đồng cơ bản sau đây: (i) Hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ (ii) Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù (iii) Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng thực tế và hợp đồng trọng hình thức (iv) Hợp đồng nhất định và hợp đồng không nhất định (v) Hợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập (vi) Hợp đồng chính và hợp đồng phụ (vii) Hợp đồng vô danh và hợp đồng hữu danh (viii) Hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng 1.1.4. Ý nghĩa của việc phân loại hợp đồng Chúng ta có thể không dễ dàng nhận ra ý nghĩa của việc phân loại hợp đồng, tuy nhiên phải thừa nhận rằng lợi ích của việc phân loại hợp đồng đã thay đổi rất nhiều qua các thời ký khác nhau. Từ thời La Mã, việc phân loại quyết định đến khả năng thực thi của một giao dịch. Nếu một giao dịch không thể được xếp loại vào một nhóm bất kỳ thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đó khó có thể được thực thi. Qua thời gian thì vai trò của việc phân loại hợp đồng đã được thay đổi, hiệu lực của hợp đồng hiện nay phụ thuộc vào việc hợp đồng đó có tuân thủ các nguyên tắc nhất định hay không, ví dụ như hợp đồng xuất phát từ ý chí của các bên, không vi phạm các điều cấm của luật hay thỏa mãn điều kiện về hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, 13 nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia hiện nay vẫn bị ảnh hưởng từ thời La Mã. Về cơ bản, chúng ta có thể thấy việc phân loại hợp đồng có nhưng lợi ích như sau: Thứ nhất, dưới góc độ của các nhà làm luật: Việc phân loại hợp đồng tức là sắp xếp các hợp đồng, giao dịch trên thực tế thành những loại nhất định và đưa ra định nghĩa, đặc điểm chung của những hợp đồng đó. Khi đó các nhà làm luật có thể dễ dàng ban hành các quy chế cho các loại hợp đồng khác nhau một cách hợp lý. Thứ hai, dưới góc độ của những người thực hiện pháp luật: việc phân loại hợp đồng một cách rõ có thể giúp chúng tránh nhầm lẫn giữa chúng. Sẽ là rất nguy hiểm khi một giao dịch nhưng lại có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, cho nên việc đưa ra định nghĩa và phân loại các hợp đồng là rất cần thiết để tất cả mọi người có một cách nhìn chính xác và thống nhất về các loại hợp đồng, bao gồm tất cả những người thi hành, tuân thủ, áp dụng và sử dụng pháp luật. Thứ ba, dưới góc độ giảng dạy và đào tạo: Việc phân loại hợp đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả giảng viên, sinh viên và học viên. 1.2. Các căn cứ phân loại hợp đồng Để phân loại được các hợp đồng thì nhất thiết phải dựa vào một căn cứ hoặc cơ sở nhất định. Tùy vào mục đích của người thực hiện phân loại là nghiên cứu, xây dựng pháp luật, hay để áp dụng thực tiễn, kinh doanh thì người ta lại xác định được những tiêu chí khác nhau để phân loại hợp đồng. Vũ Văn Mẫu cho rằng hợp đồng có thể phân loại dựa vào các phương diện sau đây: (i) Phân loại theo phương diện hình thức thì hợp đồng có thể phân loại thành hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng hình thức và hợp đồng thực tế; (ii) Phân loại theo các điều kiện nội dung thì hợp đồng được phân loại 14 thành hợp đồng thương lượng và hợp đồng gia nhập, hợp đồng cá nhân và hợp đồng cộng đồng; (iii) Phân loại theo quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thì có thể phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ, hợp đồng có đền bù và hợp đồng không đền bù, hợp đồng chắc chắn và hợp đồng may rủi, hợp đồng tức thì và hợp đồng kéo dài; Phân loại về phương diện giải thích các hợp đồng thì có thể phân loại thành hợp đồng hữu danh và hợp đồng vô danh.[14,tr.61-68] Có lẽ do ảnh hưởng nặng nề bởi luật thực định, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 2 của Trường đại học Luật Hà Nội phân loại hợp đồng căn cứ vào những tiêu chí sau: (1) Căn cứ vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng được phân thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng chứng nhận, hợp đồng mẫu; (2) Căn cứ vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên thì hợp đồng được phân thành hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ; (3) Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì hợp đồng có thể phân thành hợp đồng chính và hợp đồng phụ; (4) Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể thì hợp đồng được phân thành hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù; (5) Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng được phân thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế; (6) Ngoài ra còn các loại hợp đồng khác như hợp đồng có điều kiện, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, hợp đồng hỗn hợp.[28,tr.101-106] Lê Nết đã phê phán việc phân loại hợp đồng vì nó chỉ quan tâm đến hiện tượng mà không đi thẳng vào bản chất của vấn đề - là phân tích ý chí của các bên. Tuy nhiên, để giảng dạy luật dân sự Việt Nam, Ông đã đề cập tới nhiều cách phân loại hợp đồng theo cách thực hỗn tạp (trộn lẫn giữa Civil Law, Sovietique Law và Common Law) [3,tr.177], dựa trên những tiêu chí như sau: (1) Dựa trên tính chất “đền bù ngang giá” của quan hệ tài sản, hợp đồng được 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan