Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc thuộc địa pháp tại đà nẵng...

Tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc thuộc địa pháp tại đà nẵng

.PDF
212
65
112

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA --------------------------------------- HOÀNG THANH THỦY BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số:8580101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.KTS Lê Minh Sơn ĐÀ NẴNG-2018 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Đà Nẵng, năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thanh Thủy 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường đại học Bách Khoa-Đại học Đà Nẵng, tới Khoa đào tạo Sau đại học, tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô giáo. Đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS.KTS. Lê Minh Sơn đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn sĩ. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia đình đã hết sức giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận văn. Đà Nẵng, năm 2018 Tác giả luận văn Hoàng Thanh Thủy 4 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI ĐÀ NẴNG Học viên: Hoàng Thanh Thủy Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 8580101 Khóa:34 - Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt – Đà Nẵng, một thành phố trẻ được đánh giá là thành phố đáng sống tại Việt Nam. Với tiềm lực về kinh tế, xã hội, du lịch mãnh mẽ, Đà Nẵng không ngừng phát triển vào những năm trở lại đây. Đến với Đà Nẵng ta biết đến những công trình hiện đại như cầu Rồng, tòa nhà hành chính “Quả Bắp” ,hay khu du lịch Bà Nà Hill. Vậy mấy ai từng biết Đà Nẵng là một thành phố mang nhiều dấu ấn lịch sử của một thời Pháp thuộc huy hoàng mà đến nay vẫn còn hiện hữu trong những công trình kiến trúc thuộc địa Pháp còn lại. Với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đẩy những công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng vào bờ vực xuống cấp và bị phá hủy nghiêm trọng. Sự cân bằng giữa bảo tồn di sản kiến trúc – phát triển đô thị luôn là vấn đề khó giải quyết của mọi đô thị trong đó có Đà Nẵng. Luận văn này tiến hành nghiên cứu những giá trị quy hoạch đô thị mà người Pháp để lại cho thành phố Đà Nẵng; khảo sát, lập hồ sơ kiến trúc những công trình thuộc địa Pháp còn lại tại Đà Nẵng, nhằm khẳng định rõ giá trị về văn hóa – lịch sử, nghệ thuật, làm luận cứ khoa học phục vụ cho các công tác nghiên cứu kiến trúc. Khẩn trương đề xuất giải pháp phân loại và xếp hạng di sản để từ đó có những giải pháp ứng xử phù hợp, để Đà Nẵng không chỉ là điểm đến du lịch hiện đại mà còn là điểm đến lịch sử, mang lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khách du lịch. Từ khóa - kiến trúc thuộc địa Pháp, quy hoạch đô thị, di sản. CONSEVE AND PROMOTE VALUE FRANCH COLONIAL ARCHITECTURE Abstract - Da Nang, a young liveable city in Viet Nam. With the potential of economic, society, travel is strong, Da Nang is not stop development in the recent years. Travel to Da Nang, we know about modern constructions such as Dragon Bridge, administration building “Qua Bap”, Ba Na Hill. however, nobody known Da Nang as a city has history marks of the glorious Franch colonial. Today, these history marks is exist in the Franch colonial buildings in Da Nang. With strong process urbanization, land fund is more rare, made Franch colonial architecture in Da Nang is destroyed day by day. The balance between preserving architectural heritage and socio-economic development is always a difficult issue for all city in which have Da Nang. This dissertation will research values urban planning, the values that French made for Da Nang city; investigate, to erect architecture profile for Franch colonial buildings in Da Nang. With purpose confirm culture and history value, art, made science basis for architecture research. Suggest distribute solutions and ratings heritage immediately, creat basis accordant behaves, so that Danang is not only a modern tourist destination but also a historic destination, bringing a deep impression in the heart of tourists. Keywords - Franch colonial architecture, urban planning, heritage. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước…………………………………………………………………………………….. 2 3. Mục tiêu đề tài…………………………………………………………………….. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu…………………………………………………... 5 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu………………………………………… 5 6. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………. 7 PHẦN NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1 - ĐÀ NẴNG THỜI THUỘC PHÁP (1888-1950)……………………… 9 1.1. Thành phố với tên gọi Tourane………………………………………………... 9 1.2. Người Pháp tổ chức Đà Nẵng…………………………………………………... 12 1.2.1. Đạo dụ Mậu Tý (3/10/1888)…………………………………………………. 12 1.2.2. Tình hình kinh tế chính trị xã hội…………………………………………… 14 1.3. Quy hoạch đô thị và xây dựng thành phố……………………………………... 30 1.3.1. Đồ án thiết kế thị xã………………………………………………………….. 30 1.3.2. Xây dựng các công trình kiến trúc…………………………………………… 44 CHƯƠNG 2 - KHẢO SÁT, LẬP HỒ SƠ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI ĐÀ NẴNG………………………………………………….51 2.1. Hệ thống phân bố các công trình kiến trúc thuộc địa…………………………51 2.1.1. Đô thị Đà Nẵng trước thời thuộc Pháp (Cuối thế kỷ XIX đến 1958)………... 51 2.1.2. Đô thị Đà Nẵng thời thuộc Pháp (1858-1950)……………………………….. 53 2.1.3. Đô thị Đà Nẵng (1950-1975)………………………………………………… 54 2.2. Lập hồ sơ kiến trúc các công trình thuộc địa…………………………………. 59 2.2.1. Tòa đốc lý (Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng hiện nay)……………….. 62 6 2.2.2. Bảo tàng Chăm………………………………………………………………. 64 2.2.3. Nhà hàng Đông Dương………………………………………………………. 66 2.2.4. Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố Đà Nẵng…………………………………… 68 2.2.5. Công ty cổ phần cung ứng tàu biển………………………………………….. 70 2.2.6. Tòa án phúc thẩm Thành phố Đà Nẵng……………………………………… 72 2.2.7. Tổ hợp công trình tại 38 Pasteur……………………………………………... 74 CHƯƠNG 3 - BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI ĐÀ NẴNG………………………... 77 3.1. Đánh giá giá trị các công trình thuộc địa……………………………………… 77 3.1.1. Bảng tiêu chí đánh giá……………………………………………………….. 77 3.1.2. Đánh giá và nhận xét………………………………………………………… 82 3.2. Nguyên nhân các công trình thuộc địa bị phá bỏ……………………………... 83 3.3. Xếp hạng và đưa vào danh sách bảo tồn………………………………………. 85 3.4. Đề xuất sử dụng trong giai đoạn mới (2018-2038)……………………………. 87 3.4.1. Quản lý……………………………………………………………………….. 87 3.4.2. Khai thác sử dụng……………………………………………………………. 87 3.4.3. Phương án cải tạo công trình kiến trúc dưới thời Pháp……………………… 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114 PHỤ LỤC 117 7 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thống kê tên đường phố Đà Nẵng từ năm 1888 đến nay 42 Bảng 1.2 Thống kê các công trình được xây dựng thời Pháp thuộc (1889-1950) 44 Bảng 2.1 Danh sách các công trình khảo sát và lập hồ sơ kiến trúc 61 Bảng 2.2 Phân tích công trình: Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng 62 Bảng 2.3 Phân tích công trình: Bảo tàng điêu khắc Chăm 64 Bảng 2.4 Phân tích công trình: Nhà hàng Đông Dương 66 Bảng 2.5 Phân tích công trỉnh: Hội liên hiệp phụ nữ Thành phố ĐN 68 Bảng 2.6 Phân tích công trình: Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 70 Bảng 2.7 Phân tích công trình: Tòa án phúc thẩm Thành phố Đà Nẵng 72 Bảng 2.8 Phân tích công trình: Tổ hợp công trình tại 38 Pasteur 74 Bảng 3.1 Bảng tiêu chí đánh giá các công trình kiến trúc theo thang 100 điểm 81 Bảng 3.2 Bảng điểm đánh giá các công trình 82 8 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Tòa thị chính (cơ quan làm việc của bộ máy cai trị thuộc địa tại Đà Nẵng) 15 Hình 1.2 v à 1.3 Cổ Viện Chàm những năm 1930 19 Hình 1.4 Không ảnh Thành Điện Hải vào những năm 1930 20 Hình 1.5 Nhà thờ và bệnh viên trong thành Điện Hải 20 Hình 1.6 Thành Điện Hải vào những năm 1930 21 Hình 1.7 Phòng Thương mãi, xây dựng 1903, hoàn thành 1904 23 Hình 1.8 Cảng Tourane tấp nập thuyền bè vào thế kỷ XIX 25 Hình 1.9 Bờ sông Hàn, ngay phía trước Cục Hải qua 26 Hình 1.10 Bến thuyền sông Hàn, bên kia sông là bán đảo Sơn Trà 26 Hình 1.11 Nhà ga chính Đà Nẵng 28 Hình 1.12 Đoạn đường sắt bên bờ sông Hàn-đi vào ga chợ Hàn (1912-1916) 28 Hình 1.13 Ga Chợ Hàn và đường Courbet 29 Hình 1.14 Đường sắt từ ga chính tới ga Chợ Hàn ven đường Bạch Đằng 29 Hình 1.15 Bản đồ quy hoạch tuyến phố và vị trí các công trình 34 Hình 1.16 Không ảnh Tourane vào những năm 1930 35 Hình 1.17 Chợ ngay ngã tư đường phố Đà Nẵng thời Pháp 38 H ình 1.18 Phía trước dãy cửa hiệu bách hóa 38 Hình 1.19 Đường phố Đà Nẵng vào những năm 1930 39 Hình 1.20 Chợ Cồn tấp nập người mua kẻ bán 39 Hình 1.21 Bến thuyền bên sông trước chợ Hàn và đường Verdun 40 Hình 1.22 Tòa nhà bưu chính và điện tín 40 9 Hình 1.23 Bưu điện thành phố 41 Hình 1.24 Trụ sở công ty SHELL bên Tòa thị chính trên đường Bạch Đằng 41 H ình 1.25 Đường Quai Courbet những năm 1930 42 Hình 1.26 Bản đồ giao thông Đà Nẵng năm 1931 46 Hình 2.1 Đà Nẵng (Tourane) qua bản đồ lập năm 1859 52 Hình 2.2 Đà Nẵng qua bản đồ được lập khoảng năm 1931 53 Hình 2.3 Bản đồ Đà Nẵng năm 1969 54 Hình 2.4 Bản đồ Đà Nẵng 1931 (sơ đồ hóa của tác giả) 55 Hình 2.5 Bản đồ Đà Nẵng 1969 (sơ đồ hóa của tác giả) 56 Hình 2.6 Bản đồ Đà Nẵng 2018 (sơ đồ hóa của tác giả) 57 Hình 2.7 Kết hợp bản đồ Đà Nẵng qua các năm 1931-1969-2018 58 Hình 2.8 Vị trí các công trình được khảo sát và lập hồ sơ 61 Hình 3.1 Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 90 Hình 3.2 và 3.3 Góc phối cảnh công ty cổ phần cung ứng tàu biển 90 Hình 3.4 Mặt bằng hiện trạng tầng 1 Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 92 Hình 3.5 Mặt bằng hiện trạng tầng 2 Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 92 Hình 3.6 Mặt bằng cải tạo tầng 1 Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 93 Hình 3.7 Mặt bằng cải tạo tầng 2 Công ty cổ phần cung ứng tàu biển 93 Hình 3.8 Mặt bằng tổng thể công trình 94 Hình 3.9 Phối cảnh mặt đứng công trình 94 Hình 3.10 và 3.11 Phối cảnh góc công trình 95 Hình 3.12 Phối cảnh mặt đứng toàn bộ công trình 95 Hình 3.13 Tiểu cảnh góc công trình 96 10 Hình 3.14 Tiểu cảnh góc công trình 96 Hình 3.15, 3.16 và Tham khảo không gian nội thất nhà hàng 3.17 97 Hình 3.18 Tham khảo không gian nội thất phòng ngủ 98 Hình 3.19 Không gian nội thất phòng ngủ theo phong cách cổ điển 98 Hình 3.20 Ngôi nhà chính nằm giữa tổ hợp công trình 100 Hình 3.21 Tòa nhà phía sau được xây bổ sung sau này 101 Hình 3.22, 3.23 và Hai khối nhà phía sau cũ kỹ, hoang tàn vì không được tu bảo 3.24 101 Hình 3.25 Mặt bằng hiện trạng tầng 1 102 Hình 3.26 Mặt bằng hiện trạng tầng 2 103 Hình 3.27 Mặt bằng công năng cải tạo tầng 1 105 Hình 3.28 Mặt bằng công năng cải tạo tầng 2 106 Hình 3.29 Mặt bằng tổng thể phương ám cải tạo 107 Hình 3.30 và 3.31 Phối cảnh ngôi nhà chính của khu tổ hợp 108 Hình 3.32 và 3.33 Tiểu cảnh khu cải tạo 109 Hình 3.34 và 3.35 Không gian vui chơi của trẻ nhỏ 110 Hình 3.36 Tiểu cảnh sân trong khu cải tạo 111 Hình 3.37 Khối nhà cải tạo Homestay 111 Hình 3.38 Tiểu cảnh cả hàng Souvenir 112 Hình 3.39 Tiểu cảnh sân trong 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn một nữa thế kỷ thuộc địa, ngày hôm nay sự hiện diện của một vài công trình cũ còn lại trên mảnh đất Đà Nẵng nhắc rằng: Kiến trúc địa phương nơi đây đã từng được ghi dấu ấn bởi người Pháp. Những công trình thuộc địa từng được ví như là biểu tượng của một sự thống trị, tuy nhiên ở khía cạnh khác chúng cũng cho thấy thành phố đã trải qua một thời kỳ phát triển hào hùng trong lịch sử hình thành. Quá trình tiếp biến của thời gian đã giúp cho Đà Nẵng có được một hình thái đô thị đặc trưng, trong đó kiến trúc thuộc địa Pháp là một bộ phận quan trọng góp phần tạo nên hình ảnh đặc trưng đó. Đô thị hóa đã khiến Đà Nẵng phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt là vấn đề về đất đai. Ngoài việc mở rộng thành phố ra những vùng đất mới thì khu trung tâm cũ luôn ở trong tình trạng khan hiếm quỹ đất. Có lẽ mật độ xây dựng được xem như là một phương thuốc hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Việc gia tăng mật độ xây dựng tại khu vực trung tâm cho phép thành phố đạt được lợi nhuận về kinh tế, giảm khoảng cách vật lý, tăng hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng đồng thời thúc đẩy tiếp cận dịch vụ cho cộng đồng. Lý do này khiến người ta phải cân nhắc đến việc xây dựng thành phố trên một thành phố, chính xác đó là sự khai thác các tiềm năng nội tại của thành phố, bao gồm cả những sự xây dựng “tiêu cực” và sự xây dựng ở những “không gian trống” thuộc quyền sở hữu công. Marie-Claude Roche đã nhận định về vấn đề này: “trong bối cảnh đô thị đương đại, di sản thường được xem như là một trở ngại cho sự phát triển, trách nhiệm mà chỉ duy nhất một cộng đồng khán giả mới đủ khả năng được giữ chúng. Hiện nay kinh nghiệm cho thấy rằng, trái ngược với những điều mà mọi người hay nghĩ thì di sản chính là công cụ cho sự tiến bộ, nó được xem là tác nhân của những tác động tăng trưởng đa dạng. Bởi vì di sản có mặt khắp mọi nơi”. Hiện nay chính quyền thành phố Đà Nẵng chưa có bất cứ kế hoạch hành động cụ thể nào đối với thể loại công trình thuộc địa cũ này. Bên cạnh đó, một vấn đề khá nhạy cảm là hầu hết những công trình này đều chiếm giữ những vị trí đắc địa của thành phố, chúng đang phải đối diện với rất nhiều sức ép từ các dự án tái phát triển đô thị, và số lượng công trình biến mất đi là rất nhiều (năm 2006 có khoảng 22 công trình, năm 2017 chỉ còn 8 công trình). Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau bàn về số phận của những công trình này là nên giữa lại hay phá bỏ? Nếu như Đà Nẵng phải phát triển một thành phố mới trên một thành phố cũ để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và quy mô dân số ngày càng gia tăng, vậy thì thành phố đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: làm thế nào để hợp nhất giữa 2 việc thiết kế đô thị hiện đại và các giải pháp bảo tồn các di sản kiến trúc trong những khu trung tâm cũ hay chưa? Mục đích của việc mong muốn triển khai nghiên cứu này nhằm: Khẳng định rõ giá trị về văn hóa – lịch sử và nghệ thuật của các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng; Những công trình này sẽ đóng góp điều gì cho sự phát triển đô thị Đà Nẵng trong giai đoạn mới? Khẩn trương đề xuất giải pháp phân loại và xếp hạng di sản để từ đó có những giải pháp ứng xử phù hợp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài nước a) Tình hình nghiên cứu kiến trúc thuộc địa Pháp trên thế giới. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc Pháp tại các nước thuộc địa. Và Việt Nam- một đất nước phát triển hơn một thế kỷ dưới nền thống trị của Pháp, là địa điểm lý tưởng cho các nhà nghiên cứu tìm đến. Nổi bật hơn hết đó là Nhà Việt Nam học người Pháp Christian Pedelahore de Loddis (công dân danh dự của tp Hà Nội) đã có hơn 32 năm nghiên cứu về Đô thị và kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam. Ông đặc biệt lưu tâm nghiên cứu tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Huế cũng có một số bài báo, tuyệt nhiên vẫn ông vẫn chưa tiến hành nghiên cứu tại Đà Nẵng. Ông đã có nhận định về sự phát triển đập cũ xây mới của dô thị :Như một người bạn của tôi nghiên cứu về kiến trúc Anh ở Ấn Độ, chúng tôi thống nhất một chân lý: Không phải đô thị kia, hay công trình nọ do người Anh hay người Pháp tạo ra, mà đô thị ấy, công trình ấy ở trên đất nước Ấn Độ nghiễm nhiên giờ đây là của người Ấn, ở VN là của người VN. Thực ra nhiều đô thị ở VN, công trình kiến trúc thời thuộc địa ở VN đã được các kiến trúc sư Pháp thời đó tự nguyện "bản địa hóa ", học hỏi ngay tại xứ VN (thiết kế trên nền kết hợp văn hóa kiến trúc Pháp với văn hóa kiến trúc Việt Nam, cùng điều kiện địa chất, khí hậu, thời tiết, thiên nhiên... của VN). Kiến trúc sư là tạo ra đô thị, công trình kiến trúc, ra văn hóa, còn chuyện "cai trị", hay thuộc địa là chuyện khác, chính trị, bỏ sang bên. Ngay như ngày nay, việc Kiến trúc sư một nước nào đó có công trình thực hiện ở nước khác là điều tự nhiên, làm sinh động và phong phú thêm cho quĩ văn hóa /kiến trúc ở nước đó. Và tại sao có trong tay những quĩ đô thị, quĩ kiến trúc, văn hóa đặc sắc ấy của một giai đoạn lịch sử mà không xài, không đưa vào khai thác du lịch để phục vụ phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân... Cũng như vậy, khu phố cổ 36 phố phường Hà Nội xưa thật quí, người ngày nay cũng yêu nó, là điều nhắc nhớ cho việc dựng xây ở hiện tại. Hãy tránh bài học các nước đang phát triển khác khi tự mình tạo ra xung đột, bởi chỉ lao vào kinh tế, nhằm "giải quyết" những trước mắt, mà sẵn sàng khước từ những quĩ giá trị đang nắm được từ quá khứ. 3 Những nhận định đó như thức tỉnh thế hệ trẻ của chúng ta cần làm gì đó, để Đà Nẵng- một thành phố trẻ đang trên đà phát triển. không vấp phải những sai lầm mà các thành phố đi trước thực hiện. Một số nghiên cứu của ông: [1]. Christian Pédelahore de Loddis, "Annuaire Général des Architecture de l'Indochine, 1880-1960", Paris, Axe Sud, 1989. (partiellement repris dans "Notices Biographiques", in Architectures Françasies Outre Mer, Liège, Mardage, 1992, pp.383-397 [2]. Christian Pédelahore de Loddis, "Inventaire Architecture du Patrimoine Colonial de Saigon, Ho Chi Minh-Ville", Instutut des projets Urbains, 1993, 130p [3]. Christian Pédelahore de Loddis, "Hanoi fabrique urbainem Les indes savantes", Paris, 350p [4]. Christian Pédelahore de Loddis, "Hue: du patrimoine monumental à l'Ecosystème urban", UBND TPH, Hue, 2010, 10p [5]. Christian Pédelahore de Loddis, "Hanoi-urban fabric", NXB The Gioi, Hanoi, 150p [6]. Christian Pédelahore de Loddis, "Hanoi, Miroir de l'architrcture indochinoise", in Architecture françaises Outre Mer, Liège, Mardaga, 1992 [7]. Christian Pédelahore de Loddis, "Fonds photogtaphique de Hanoi, sélection critique de documents d'Archives et chronologie historique, unstitut français d'architecture", 1997. Partiellement repris in decoster, François & Llouche, Djamel Hanoi. portrait de ville, Paris, I.F.A, 1997, 60p [8]. Christian Pédelahore de Loddis, "Hanoi, une histoire urbaine sigulière, 10102001", in Hanoi, le cycle des métamorphoses, Paris, 2001, 14p. (Exposition à l'institut français d'architecture, Paris (14 juin-16 septembre), Hanoi (14 novembre - 15 décembre 2001). Ngoài ra còn có một số học giả khác cũng có chung niềm đam mê kiến trúc Đông Dương như Arnauld Le Brusq, Claude Bourrin, Caroline Herbelin, Emmanuel Cerise, William steward Logan … [1]. Arnauld Le Brusq et Léonard De Selva, "Viet Nam à travers l'architecture coloniale", Patrimoine et Médias, Editions de l'Amateur, 1999. [2] Claude Bourrin, "Le vieux Tonkin, le théâtre, le sport, la vie modaine de 1884 à 1889", J.Aspar Editeur, Saigon 1935. [3] William steward Logan, "Hà Nội tiểu sử của một đô thị", traducteur: Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Hà Nội, 2010, 408 trang. 4 b) Tình hình nghiên cứu kiến trúc thuộc địa Pháp tại Việt Nam Đã có rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc thuộc địa Pháp tại Việt Nam, nhất là ở Hà Nội. Hầu như tất cả nghiên cứu đều tập trung tại thủ đô – nơi hiện hữu đầy đủ và rõ nét nhất một nền văn hóa kiến trúc Pháp thời kỳ thuộc địa. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ bộc lộ hết những tinh hoa và giá trị mà kiến trúc Pháp đã mang lại cho nền kiến trúc đất nước ta. Tại Đà Nẵng, từng là nơi ghi dấu chân của những con người Pháp, không chỉ thoáng qua mà là một nền thống trị lâu dài. Nghiểm nhiên không thể vắng bóng nền kiến trúc Pháp đồ sộ, mang tầm vóc một thời kỳ huy hoàng, bởi chính con người Pháp luôn tự hào về nền kiến trúc của chính họ. Tuy vậy các nghiên cứu về kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng lại rất hạn chế và hầu hết cũng chỉ dừng ở các bài báo khoa học. Ví dụ như TS. Lê Minh Sơn [2] và cộng sự đã có bài báo “Khảo sát và đề xuất phương án bảo tồn các công trình kiến trúc công cộng thời Pháp thuộc tại Đà Nẵng” trên tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN. c) Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu. Luận án tiến sĩ: Nguyễn Quốc Tuấn: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng Mã số: 62.58.01.02. Năm: 2014. Bài báo khoa học: [1] TS. Lê Minh Sơn (2017) Bài báo: Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp lên kiến trúc Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa - Phạm vi công trình Công cộng. Tạp Chí Xây Dựng - Bộ Xây Dựng. Số: 7/2017. Trang: 17-23. [2] TS. Lê Minh Sơn, Lương Lan Phương (2014) Bài báo: Khảo sát và đề xuất phương án bảo tồn các công trình kiến trúc công cộng thời Pháp thuộc tại Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Công nghệ ĐHĐN. Số: Số 3(76).2014. Trang: 56. [3] TS. Lê Minh Sơn (2017) Bài báo: Đà Nẵng xưa và nay: dấu ấn từ những công trình nghệ thuật cũ. Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam. Số: 3. Trang: 62-66. [4] Nguyễn Quang Minh (2015), “Giá trị kiến trúc của nhà phố Pháp trong khu phố Pháp tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng. [5] Trần Quốc Bảo (2015), “Hình thái kiến trúc khu phố Pháp ở Hà Nội và phương pháp bảo tồn”, Đăng tại Web: https://36hn. wordpress.com. [6] Phan Thuận An, Nguyễn Quốc Thông (1997), “Kiến trúc Pháp bên bờ sông Hương”, Tạp chí Huế xưa và nay, Số 21, tr 71,72. 5 [7] Nguyễn Đình Toàn (2003), “Kiến trúc thời thuộc địa ở Huế”, in trong Kỷ yếu Hội nghị chuyên gia Đánh giá quỹ kiến trúc đô thị Huế, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, UBND thành phố Huế, Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế, tr 111. [8] Trần Quốc Bảo, Nguyễn Mạnh Trí (2016), “Giải pháp bảo tồn bền vững kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội”, Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. [9] Hồ Thiệu Trị, “Thiết kế bảo tồn tôn tạo nhà hát lớn Hà Nội”, hội thảo quốc tế bảo tồn kiến trúc cổ và cận đại ở Hà Nội, 1996. [10] Trần Lê, “Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, dấu ấn một thời cần được bảo tồn”(Architecture française à Hanoi, la trace doit être préservée) , Thời báo kinh tế Việt Nam số 91, 12/1/1997. [11] Trần Quốc Bảo, “Phong cách kiến trúc Đông Dương” (style d'architecture indochinoise), Tạp chí kiến trúc Việt Nam , 5/96. 3. Mục tiêu đề tài Vẽ ghi, lập hồ sơ kiến trúc các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng (hiện nay tất cả các hồ sơ kỹ thuật kiến trúc các tòa nhà thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng đều bị thất lạc và xem như không có). Làm nổi bật các giá trị di sản về lịch sử và nghệ thuật của các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng. Lập thang điểm đánh giá công trình kiến trúc Pháp. Đề xuất đưa vào hạng mục các công trình cần bảo tồn và định hướng khai thác sử dụng trong giai đoạn mới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các công trình kiến trúc thời kì thuộc địa Pháp tại thành phố Đà Nẵng từ năm 1888-1950. b) Phạm vi nghiên cứu Để đảm bảo nghiên cứu đạt được kết quả chính xác và có chất lượng tốt, đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi thành phố Đà Nẵng. 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu a) Cách tiếp cận Đề tài nghiên cứu này sử dụng cách 2 tiếp cận: Từ thực tiễn - Khảo sát, thu thập tài liệu, lập hồ sơ bản vẽ kiến trúc – Làm nổi bật các giá trị kiến trúc. Đây là hướng tiếp cận trực quan và xác thực nhất các công 6 trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng, nhằm nêu rõ giá trị nổi bật của các công trình kiến trúc. Tiếp cận từ lý thuyết - ứng dụng và thực tiễn - thanh điểm đánh giá riêng dựa theo cơ sở khoa học các thanh điểm Việt Nam và trên thế giới. Đưa ra giải phảp bảo tồn và định hướng khai thác sử dụng. Hướng này đem lại cơ sở khoa học cho những nhận định và giải pháp, tạo tiền đề thuyết phục để đi đến ứng dụng thực tiễn trong công tác bảo tồn và hướng sử dụng công trình. b) Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp thống kê các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng, mô tả sơ lược một số đặc điểm công trình: năm xây dựng, tuổi công trình, lịch sử hình thành, công năng sử dụng…. Đề tài tập trung khảo sát thực tế, thu thập tài liệu bản vẽ kiến trúc các công trình có quy mô và giá trị lịch sử cao để từ đó lập bản vẽ chi tiết kiến trúc: - Khảo sát hiện trạng, đo vẽ tại hiện trường, chụp hình các chi tiết, các góc công trình. - Lên bản vẽ chi tiết mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình, các chi tiết hoa văn điêu khắc. - So sánh đối chiếu với các hồ sơ bản vẽ thu thập được của công trình. Các công trình còn lại có thể chụp ảnh và tìm hiểu khái quát đặc điểm kiến trúc, lịch sử. Từ đó làm nổi bật giá trị kiến trúc của các công trình thuộc địa Pháp so với các giá trị kiến trúc đã được công nhận, các tài liệu đã được công bố và chứng nhận bởi các nhà khoa học khác. Đánh giá giá trị kiến trúc dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá của một số nước hoặc tổ chức ví dụ đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá công trình của UNESCO hoặc các thanh đánh giá kiến trúc của nước Pháp, Ý… Dự kiến có thể đề xuất thanh đánh giá riêng cho công trình kiến trúc thuộc địa tại Việt Nam. Dùng phương pháp đối chiếu để đưa ra kết quả về mức độ toàn vẹn của công trình đã trải qua hơn 1 thế kỷ. Biểu đồ phản ánh mức độ hư hại của các công trình khảo sát. Để từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn thích hợp cho các mức độ hư hại khác nhau. Học hỏi các kinh nghiệm trong và ngoài nước từ đó đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả công trình, hướng tới mục đích công cộng, đem giá trị nền kiến trúc Pháp đến gần hơn với mọi người. Từ đó vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển thành phố mà vẫn gìn giữ được giá trị văn hóa - lịch sử kiến trúc thuộc đại Pháp. 7 6. Nội dung nghiên cứu MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề 2 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 5 Giới hạn đề tài NỘI DUNG Chương 1: Đà Nẵng thời thuộc Pháp (1888-1950) 1.1 Thành phố với tên gọi Tourane 1.2 Người Pháp tổ chức Đà Nẵng 1.2.1 Đạo dụ Mậu Tý (3/10/1888) 1.2.2 Tình hình kinh tế chính trị xã hội 1.3 Quy hoạch đô thị và xây dựng thành phố 1.3.1 Đồ án thiết kế thị xã 1.3.2 Xây dựng các công trình kiến trúc Kết luận chương 1 Chương 2: Khảo sát, lập hồ sơ các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng 2.1 Hệ thống phân bố các công trình kiến trúc thuộc địa 2.1.1 Đô thị Đà Nẵng trước thời thuộc Pháp (Cuối thế kỷ XIX đến 1958) 2.1.2 Đô thị Đà Nẵng thời thuộc Pháp (1858-1950) 2.1.3 Đô thị Đà Nẵng (1950-1975) 2.2 Lập hồ sơ kiến trúc các công trình thuộc địa 2.2.1 Tòa đốc lý (UBTP Hiện nay 2.2.2 Bảo tàng Chăm 2.2.3 Nhà hành Đông Dương 2.2.4 Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng 2.2.5 Công ty cung ứng tàu biển Đà Nẵng 2.2.6 Tòa án sơ thẩm thành phố Đà Nẵng 2.2.7 Tổ hợp công trình tại 38 Pasteur 8 Kết luận chương 2 Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp tại Đà Nẵng 3.1 Đánh giá giá trị các công trình thuộc địa 3.3.1 Bảng tiêu chí đánh giá 3.3.2 Đánh giá và nhận xét 3.2 Nguyên nhân các công trình thuộc địa bị phá bỏ 3.3 Xếp hạng và đưa vào danh sách bảo tồn 3.4 Đề xuất sử dụng trong giai đoạn mới (2018-2038) Kết luận chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - ĐÀ NẴNG THỜI THUỘC PHÁP (1888-1950) 1.1. Thành phố với tên gọi Tourane Tourane là tên chính thức, tên pháp định của Đà Nẵng từ năm 1888 cho đến hết thời Pháp thuộc, dù rằng trước đó danh xưng này đã có rồi. Danh xưng Tourane, chỉ thông dụng đối với người Pháp và những quan chức theo làm việc cho Pháp, còn trong dân chúng thì vẫn dùng từ Đà Nẵng hoặc Cửa Hàn, đất Hàn. Chúng ta có thể thấy từ Tourane qua các tài liệu, các sách của giáo sĩ thừa sai hoặc các thương gia đến Đà Nẵng thời Đà Nẵng thuộc Pháp. Cái tên Tourane được dùng từ khi nào? Điều có thể nói rằng danh xưng này chỉ mới thông dụng đối với người Pháp khoảng từ nửa sau thế ký XVIII trở đi khó mà sớm hơn được. Điều này được xác nhận qua các giáo sĩ, thương gia, các nhà hàng hải Pháp viết về Việt Nam từ khi họ tiếp xúc với nước ta cho đến đầu thế kỷ XIX. Vậy, trước khi cái tên Tourane xuất hiện, người Tây phương nói chung và người Pháp nói riêng gọi Đà Nẵng bằng gì? • Giáo sĩ Buzomi đến Đà Nẵng vào năm 1615 đã gọi nơi này là Porte de Kéan1 . Có lẽ chữ Kéan là tác giả nghe từ chữ Cửa Hàn hoặc Kẻ Hàn mà ra. • Bản đồ châu Á do Sanson d’Abbeville vẽ năm 1615 ghi Đà Nẵng là Turaon. • Giáo sĩ Christoforo Borri, đến Đà Nẵng năm 1618, khi viết hồi ký về xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã gọi Đà Nẵng là Touron. • Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, đến Đàng Trong năm 1624, từng lui tới Đà Nẵng nhiều lần, đã gọi nơi này là Turon. Còn trong các bản đồ do ông vẽ thì vị trí Đà Nẵng được ghi là Cuahan ou Chean ou Turon2 hoặc Cuahan3. Những danh xưng như Cuahan, Porte de Kéan, Turon, Touraon đều dần biến mất nhanh chóng. Đến nửa sau thế kỷ XVIII chỉ còn lại Touron và sự thịnh hành của Tourance. Chẳng hạn bản đồ Đông Dương do giáo sĩ Prévost vẽ năm 1752, vịnh Đà Nẵng được ghi là Baie de Touron4. Cái tên Touron cũng được nói đến trong lá thư đề ngày 12-2-1778 của Chevallier, thống đốc Chandernagor (Ấn Độ thuộc Pháp) gởi cho Toàn quyền Pháp ở Pondichéry. 1 TABOULET, La Geste Francaise en Indochine (Paris, 1956), t.II, tr.10 THÁI VĂN KIỂM, trong SDMN 3 NGUYỄN THẾ ANH, Bibliographie critiqué sur les relations entre le Vietnam et l’Occident (Paris, 1967), phụ bản I 4 TABOULET, Sđd, phụ bản kế trang 128 2 10 Cũng đáng kể là một điều khá “kỳ cục” khi có nhiều học giả bận tâm bàn luận hoặc xây dựng những giả thuyết về nguồn gốc cái tên Tourane mà không hề động gì đến những cái tên tiền thân của nó như Turaon, Turon hay Touron. Làm như trước sau cũng chỉ có một Tourane mà thôi, quên mất rằng cái tên này chỉ có khi Pháp qua chinh phục Việt Nam. Điều này sẽ được thấy rõ qua các thuyết sau đây: Thuyết của ông G. Cordier Ông G. Cordier, trong cuốn Cours de Langue Annamite, trang 40, đã giải thích về nguồn gốc chữ Tourane rằng: “Tourane, theo một vài người, là lối nói trại chữ Châu Ranh, theo vài người khác, là nói trại chữ Đà Nẵng mà người Trung Quốc ở Hải Nam phát âm thành Tou-nan, còn người bản xứ gọi là cửa Hàn”5 Bulletin de la Société d’ Enseignement Mutuel du Tokin(B.S.E.M.T.) là một tập san giáo dục. Khi ban biên tập trích dẫn kiến giải của Cordier để giải đáp thắc mắc cho độc giả có nghĩa là họ cũng tán đồng giải thích đó. Thực ra, giải thích ấy chỉ có vẻ hợp lý bề ngoài. Thử hỏi danh xưng Châu ranh đã đắc dụng vào thời nào để có thể là nguyên nhân biến hóa thành Tourane? Nếu cho rằng Châu Ranh là tên gọi của Hóa Châu (bao gồm vùng bắc Quảng Nam, trong đó có Đà Nẵng), một vùng lãnh thổ của Đại Việt giáp ranh với Chiêm Thành, vậy cái tên Hóa Châu quen thuộc trong sử sách đã không được người đương thời dùng đến hay sao? Mặt khác, khi Cordier nói Tourane là do người Pháp phiên âm từ hai chữ Tou-nan (đọc là Tu-nân) theo cách đọc của người Tàu Hải Nam thì rõ ràng ông ta đã không biết rằng từ bao đời nay người Trung Quốc không biết tới Đà Nẵng mà chỉ biết có Hiện Cảng. Vậy họ căn cứ vào đâu để đọc Đà Nẵng thành Tou-nan? Điều chúng tôi muốn bổ túc để làm vững thuyết này là giả thuyết rằng khi người Pháp đầu tiên đến Đà Nẵng, không biết nơi này gọi là gì theo cách ghi chú bằng chữ Hán trên bản đồ nên đã đưa bản đồ nhờ một Hoa kiều ở Đà nẵng đọc giúp. Tình cờ, người này lại là một Hoa kiều gốc Hải Nam, thấy bản đồ ghi hai chữ Đà Nẵng bèn đọc là “Tu-nân”, thế là ông Tây ghi thành Tourane. Chúng tôi nhấn mạnh là đưa bản đồ nhờ đọc hộ địa danh đã được ai đó ghi chú bằng chữ Hán, vì, nếu người Pháp hỏi miệng rằng “Nơi này gọi là gì?” thì câu trả lời sẽ là “Hành Càng” hay “Hàn Càng” chứ không phải là “Tou-nan”. Khi Cordier nói người Pháp gặp người Tàu Hải Nam chứ không phải Phúc Kiến hay Triều Châu ông đã làm mạnh thêm luận cứ chúng tôi nêu ở trước: Hoa kiều Hải Nam có mặt đông đảo hơn Hoa kiều các tỉnh khác nên người ta dễ dàng gặp gỡ, thế thôi.6 5 6 B.S.E.M.T.tome XIV (1934), tr.71: Quelle est l’origine des noms de Faifo, de Tourane et de Cochinchine? VÕ VĂN DẬT, Lịch sử Đà Nẵng, tr.31
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan