Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật việt na...

Tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo pháp luật việt nam

.PDF
128
443
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2011 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYÊT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2011 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BMKD Bí mật kinh doanh SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TRIPs Agreement on Trade Related – Hiệp định về các khía cạnh Aspects of liên quan đến thương mại của Intellectual Property Rights WTO quyền sở hữu trí tuệ World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi loài người xuất hiện trên trái đất thì đó cũng là lúc các hoạt động lao động sáng tạo của con người bắt đầu, và hoạt động đó không ngừng vận động, phát triển. Từ đó đến nay chúng ta đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, đã có nhiều phát minh, nhiều nền văn minh lớn ghi lại dấu ấn về khả năng sáng tạo vô cùng vô tận của con người. Cũng từ lao động, từ quá trình phát triển theo chiều hướng đi lên, con người tạo ra các sản phẩm tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Chúng ta gọi đó là các tài sản vô hình và chúng ngày càng chiếm vị trí quan trọng thậm chí không thể thiếu được trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người cũng như đối với toàn xã hội. Theo quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, muốn phát triển, con người buộc phải làm theo đúng những quy luật của nó. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, … và bí mật kinh doanh là tuân theo một trong các quy luật đó nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh góp phần quan trọng làm thay đổi vượt bậc và căn bản mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại. Khi loài người bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng hóa thì các thương nhân độc lập cũng bắt đầu biết tích luỹ những kinh nghiệm, những kỹ năng sản xuất, kinh doanh của mình để tạo nên những ưu thế nhất định nhằm cạnh tranh với những thương nhân khác. Và cũng để cạnh tranh, một trong những quy luật của kinh tế thị trường, các thương nhân bắt buộc phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu, tích lũy, phát triển bí quyết riêng. Điều quan trọng là các bí quyết đó phải được giữ bí mật, không thể tiết lộ cho người khác thì mới giữ được ưu thế trong kinh doanh. Chính những kinh nghiệm được tích lũy, 5 những kỹ năng đạt được, những bí quyết rút ra được trong quá trình sản xuất kinh doanh đó mà được chính chủ sở hữu của chúng giữ bí mật được gọi là “bí mật kinh doanh”. Ban đầu thì các thương nhân tự bảo vệ bí mật kinh doanh của mình, các bí mật đó có thể truyền từ đời này sang đời khác. Sau này do nhu cầu mở rộng kinh doanh, do cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hoặc do những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, việc bảo mật cho các BMKD gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải có sự góp mặt của công cụ hữu hiệu giúp các thương nhân bảo vệ bí mật của mình, đó là pháp luật. Nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh xuất hiện cùng với sự phát triển của giao lưu thương mại nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp này. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh vẫn không ngừng vận động và phát triển theo hướng mở rộng các quyền năng cho chủ sở hữu, mở rộng phạm vi đối tượng được bảo hộ. Việc bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không chỉ là vấn đề riêng lẻ của từng quốc gia mà nó từ lâu đã là vấn đề luôn mang tính toàn cầu trong bối cảnh tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại hiện nay. Trên thế giới, các BMKD có thể được hình thành, phát triển và tồn tại từ rất lâu đời nên BMKD đã được quan tâm từ sớm. Đã có nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương quy định về vấn đề này như Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1995 (TRIPS), và các hiệp định song phương như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ năm 2000… Các quốc gia hầu như đều có các quy định nhằm bảo hộ cho BMKD đặc biệt là các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… 6 Còn ở Việt Nam, để hội nhập với thế giới chúng ta cũng đã quan tâm nhiều và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh. Đây là một trong những động lực khuyến khích và thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh từ đó nó có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của các chủ thể đó và của cả nền kinh tế - xã hội. Bí mật kinh doanh đang ngày càng trở thành vấn đề được quan tâm. Một doanh nghiệp muốn phát triển phải nghĩ đến chuyện bảo vệ bí mật kinh doanh của mình. Đã có nhiều doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững vì có bí mật kinh doanh quý giá của riêng mình và biết bảo mật an toàn bí mật kinh doanh đó, một thứ vũ khí lợi hại cho sự tồn tại và phát triển trong thương trường. Thậm chí có những doanh nghiệp tồn tại được là nhờ có được bí quyết kinh doanh riêng của mình và coi việc giữ gìn bí quyết đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy rõ ràng rằng vai trò quan trọng của những bí mật trong kinh doanh và nó cần được quan tâm, bảo hộ bởi những quy định của pháp luật. BMKD cũng cần được coi trọng như một công cụ thúc đẩy kinh tế phát triển từ phía chính các doanh nghiệp, phía nhà nước và toàn xã hội. Cho đến nay, qua khảo sát hạn hẹp của tác giả luận văn, sự nghiên cứu về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam còn chưa được quan tâm tương xứng với vai trò của nó đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Những vấn đề về bí mật kinh doanh còn mới mẻ với đa số các chủ thể kinh doanh và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý. Mặt khác, khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề thời sự hấp dẫn còn ẩn giấu những điều mới của một công cụ đắc lực mà chúng ta chưa khai thác được nhiều công dụng của nó để phát triển sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nói chung. 7 Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến BMKD còn rất ít, hầu như không xảy ra trên thực tế, hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có tranh chấp nào xảy ra về BMKD. Điều đó chứng tỏ người dân của chúng ta nói chung cũng như các nhà kinh doanh nói riêng còn chưa quan tâm nhiều đến đối tượng này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho luận văn cao học của mình với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong nước về bảo hộ bí mật kinh doanh. Hy vọng rằng luận văn hoàn thành sẽ góp phần nhỏ cho việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 4 năm (Việt Nam gia nhập WTO chính thức từ ngày 11/1/2007), Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực được 5 năm ( luật này được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006). Luật Sở hữu trí tuệ đã có những quy định mới mẻ, cập nhật những quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, quyền tự bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bí mật kinh doanh… Là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh cũng đã được quan tâm đề cập nghiên cứu nhiều nhưng có thể do tính mới mẻ của chúng so với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp nên những nghiên cứu đó có thể chỉ là các khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc là các nghiên cứu mang tính riêng lẻ, ở một vài khía cạnh trong các bài viết trên các tạp chí trong nước hoặc 8 được đề cập đến trong hội thảo khoa học về bí mật kinh doanh … Ví dụ như bài viết “Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Quế Anh đăng trên tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Chuyên san Kinh tế – Luật số 3 năm 2004, hoặc trong cuốn sách “Quyền sở hữu trí tuệ” của TS. Lê Nết nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 có dành chương 7 để nói về bí mật kinh doanh… Trong bài viết nói trên của mình, TS. Nguyễn Thị Quế Anh cho rằng “BMKD với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là một trong những phạm trù còn ít được nghiên cứu”. Trong mấy năm trở lại đây hầu như không có nghiên cứu nào đáng kể về đối tượng sở hữu công nghiệp này. Do đó các khía cạnh của đối tượng vẫn chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, hoàn chỉnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có sự tham khảo việc bảo hộ đối với đối tượng này của một số nước trên thế giới. Về mục đích nghiên cứu của luận văn, trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, bản chất, nội dung của bí mật kinh doanh, vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ. Muốn vậy, chúng tôi đã có sự nghiên cứu về sự hình thành pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trên thế giới và ở Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:  Tiếp cận một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh; 9  Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, so sánh với các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, từ đó chỉ ra những định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quyền sở hữu công nghiệp; thành tựu của triết học, các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, lý luận nhà nước và pháp luật, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ … và những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên các tạp chí khoa học về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp duy vật biện chứng, Phương pháp duy vật lịch sử, Phương pháp lịch sử cụ thể, Phương pháp thống kê, Phương pháp luật học so sánh, Phương pháp phân tích - tổng hợp, Phương pháp điều tra xã hội học … 5. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bí mật kinh doanh cùng với việc đánh giá thực trạng bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam từ đó đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao kết quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này. 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn 10 Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu một cách tổng hợp về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Nghiên cứu một cách hệ thống về bí mật kinh doanh với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo Luật sở hữu trí tuệ 2005. Dựa vào việc phân tích thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong thời gian qua, luận văn chỉ ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục những từ viết tắt, Danh mục các tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương với kết cấu như sau: Chương I: Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh Chương II: Những quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh Chương III: Thực trạng hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh ở Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 11 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÍ MẬT KINH DOANH VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH 1.1. Khái niệm bí mật kinh doanh và quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 1.1.1. Khái niệm bí mật kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm Từ xa xưa con người đã biết giữ gìn các bí quyết nghề nghiệp của mình. Các bí quyết này chính là thế mạnh, là lợi thế để họ cạnh tranh với các đối thủ của mình. Là người kinh doanh ai cũng có bí mật thương mại hay bí quyết sản xuất riêng. Những bí mật hay bí quyết riêng đó đem lại lợi ích cho chủ sở hữu của nó nên chúng không thể chia sẻ cho người khác, chúng tồn tại dưới dạng thông tin và được bảo vệ để không bị lộ ra bên ngoài. Đơn giản là vì nếu người khác biết được nội dung của bí quyết đó thì có nghĩa là thông tin đó không còn bí mật, giá trị của nó hay khả năng cạnh tranh đã mất, lợi thế trong kinh doanh đã không còn. Việc tạo ra hay có được thông tin bí mật là rất quan trọng nhưng việc bảo mật chúng cũng quan trọng không kém. Lúc đầu các bí quyết đó là bí mật riêng của cá nhân và được giữ gìn bởi cá nhân, được tích lũy, phát triển từ đời này sang đời khác hoặc chỉ truyền cho những người thân thuộc nhất của họ. Sau này khi trình độ sản xuất phát triển cao hơn, chủ sở hữu các bí mật kinh doanh bên cạnh các biện pháp bảo mật của mình còn được nhà nước thông qua hệ thống pháp luật góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các bí mật đó. Chính các quy định của pháp luật trong việc chống lại những hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh được thiết lập một cách có hệ thống ở các nước hiện nay đã tạo nên sự bảo hộ của nhà nước đối với các bí mật kinh doanh, bảo hộ kết quả của một 12 loại hoạt động trí tuệ của con người – đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo của con người trong sản xuất, kinh doanh. Bí mật kinh doanh là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thuộc nhóm các đối tượng có tính thương mại. Thông thường bí mật kinh doanh được hiểu như một thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, được giữ bí mật và có một giá trị kinh tế nhất định bởi nó tạo cho người nắm giữ thông tin một lợi thế trước những đối thủ cạnh tranh. Trên thế giới, vấn đề bảo hộ BMKD đã được quy định đầu tiên trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, ra đời năm 1994 (TRIPS). Theo Hiệp định này thì một thông tin bí mật phải có tính chất bí mật với nghĩa là những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó nói chung không biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó; có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật; và được người kiểm soát hợp pháp thông tin đó giữ bí mật bằng những biện pháp phù hợp thực tế (Điều 39). Có một số thuật ngữ khác nhau có liên quan đến bí mật kinh doanh như: thông tin bí mật, thông tin không được tiết lộ. Thông tin bí mật gồm bí mật kinh doanh, thông tin đặc quyền và thông tin không bị tiết lộ khác chưa trở thành đối tượng phải bị tiết lộ công khai không hạn chế theo pháp luật (khoản 1 Điều 2 Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ). Thông tin không được tiết lộ khác như những thử nghiệm hoặc dữ liệu không được tiết lộ nhất định được đệ trình như là điều kiện để phê duyệt việc 13 tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hóa nông có sử dụng các thành phần hóa học mới ( Điều 39.3 Hiệp định TRIPs). Như vậy bí mật kinh doanh là một dạng của thông tin bí mật. Phần lớn các nước hiện nay đều có quy định về bảo hộ BMKD, phù hợp với Điều 10bis của Công ước Paris. BMKD có vai trò quyết định trong việc tạo ưu thế cạnh tranh giữa người nắm thông tin và những người khác. Để được bảo hộ, người sở hữu BMKD phải có ý định giữ BMKD và thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để giữ bí mật chúng trên thực tế. Tại Việt Nam, Nghị định 54/2000/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3-102000 cũng đã quy định về bảo hộ BMKD. Theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành, Khái niệm bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Trên thực tế kinh doanh ngày nay, các thương nhân có thể coi nhiều loại thông tin khác nhau là bí mật kinh doanh. Đó có thể là các thông tin khoa học như hướng nghiên cứu phát triển khoa học, các kết quả nghiên cứu khoa học…Hoặc đó có thể là thông tin công nghệ, kỹ thuật như các công thức pha chế, quy trình sản xuất, cấu trúc của sản phẩm, mã nguồn của các chương trình máy tính, sơ đồ kiến trúc…Hay đó có thể là các thông tin thương mại như danh sách khách hàng, nhu cầu, thái độ, cơ cấu tiêu dùng của khách hàng, phương án cung ứng, lưu trữ, chăm sóc khách hàng, kế hoạch, chiến lược kinh doanh tiếp thị, quảng cáo, ý tưởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu, khảo sát thị trường… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định các thông tin bí mật không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh gồm các loại thông tin sau: 14 các bí mật nhân thân, về quản lý nhà nước, về an ninh, quốc phòng, các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh. 1.1.1.2. Đặc điểm Bí mật kinh doanh là một đối tượng đặc biệt của quyền sở hữu công nghiệp, ngoài những tính chất chung của các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp như mang tính chất vô hình và là sản phẩm của hoạt động sáng tạo, trí tuệ của con người nó có các đặc điểm riêng cơ bản sau: Thứ nhất, bí mật kinh doanh là thông tin nên nó có chức năng thông tin. Chức năng này đem đến cho người có khả năng tiếp cận nó những hiểu biết, những nhận thức, kiến thức nhất định mà không phải ai cũng dễ dàng có được nó. Những thông tin này có thể được biểu hiện ở những dạng khác nhau như các ký tự, các ký hiệu, hình vẽ, công thức… và có thể được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như tài liệu, giấy tờ chứa đựng thông tin, mô hình, mẫu vật hay dưới dạng dữ liệu trong máy tính hoặc có khi còn tồn tại dưới dạng phi vật thể như kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của con người… và nó là kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Thông tin trong bí mật kinh doanh là những tri thức của con người nên con người muốn nhận thức được nó thì phải thông qua hoạt động nhận thức. Điều đó còn có nghĩa là thông tin đó phải là những kiến thức mà con người có thể nhận thức được. Thứ hai, bí mật kinh doanh là thông tin bí mật. BMKD là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Yếu tố bí mật trong BMKD có vai trò tạo ưu thế cạnh tranh giữa người nắm thông tin và những người khác. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của BMKD. BMKD một khi đã bị bộc lộ công khai sẽ mất hết giá trị, tính bí mật không còn thì thông tin đó không còn là ưu thế cạnh 15 tranh nữa. Do đó, để cho ý nghĩa của BMKD tồn tại thì nhất thiết phải làm cho BMKD luôn được giữ kín. Thí dụ điển hình nhất về BMKD là công thức pha chế nước ngọt của Công ty Coca – Cola đã được giữ bí mật hơn một trăm năm nay. Hoặc một ví dụ khác đó là công thức chế biến món gà rán KFC được một người Mỹ tên là Harland Sanders sinh năm 1890 nghĩ ra và được giữ bí mật tính đến nay đã được gần hai trăm năm. Đây là đặc tính “cần” của bí mật kinh doanh, là đặc điểm cơ bản nhất và mang tính chất quyết định của BMKD. Một khi tính bí mật không còn thì thông tin dù có giá trị đến mấy cũng không còn là BMKD và không còn là ưu thế của chủ sở hữu BMKD nữa. Do đó, trước tiên thông tin đó phải còn tồn tại trong tình trạng bí mật, thông tin hoặc phần quan trọng của thông tin đó phải không được dễ biết hoặc dễ suy đoán. Không cần thiết tất cả các phần của thông tin đều phải bí mật mà sự bí mật có thể chỉ là sự kết hợp của những điều đã biết. Những người quan tâm đến BMKD không thể dễ dàng có được chúng thông qua các phương tiện truyền thông thông thường như sách, báo, giáo trình hay các tài liệu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật … Phạm vi những người biết BMKD là rất hạn chế, chỉ những người được chủ sở hữu thông tin thực sự tin tưởng thì mới được phép sử dụng hoặc quản lý BMKD. Tất cả những người làm việc có liên quan đến BMKD đều phải có các cam kết về bảo mật thông tin, ví dụ như cam kết trong hợp đồng lao động về trách nhiệm giữ BMKD giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong Hiệp định TRIPS, tại khoản 2 Điều 39 đã nói về tính bí mật của BMKD như sau: “Có tính bí mật nghĩa là những người thường xuyên xử lý thông tin đó nói chung không thể biết đến hoặc không thể dễ dàng tiếp cận thông tin đó dưới dạng thông tin toàn bộ, tức là dưới dạng ghép nối theo trật tự chính xác mọi chi tiết của thông tin đó”. 16 Chính vì tính bí mật của thông tin mà bí mật kinh doanh có cơ chế xác lập quyền một cách tự động, tức là không cần phải đăng ký bảo hộ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp. Cũng có thể do thông tin trong bí mật kinh doanh quá quý báu đối với người tạo ra nó và với các đối thủ cạnh tranh nên không thể tiết lộ được tạo nên tính bí mật của thông tin. Điều này làm cho việc soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh trở nên phức tạp do bên chuyển giao không biết được bên nhận chuyển giao đã biết đến thông tin này hay chưa, họ cũng không thể mô tả cụ thể về thông tin đó rồi hỏi phía bên kia xem họ có muốn nhận chuyển giao hay không. Về phía người đi mua quyền sử dụng bí mật kinh doanh cũng không thể ký hợp đồng chuyển giao mà không biết sản phẩm mình giao dịch đó cụ thể như thế nào bởi vì nếu mô tả ra để biết được giá trị của sản phẩm trí tuệ là bí mật kinh doanh đó thì tính bí mật của thông tin không còn nữa. Thứ ba, bí mật kinh doanh là thông tin có giá trị thương mại. Đây cũng là một thuộc tính quan trọng, không thể thiếu của một thông tin được coi là BMKD. Điều này có nghĩa là thông tin đó phải đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Tính quyết định của BMKD thể hiện ở chỗ nó có giá trị và có khả năng sử dụng được và được chủ sở hữu áp dụng vào sản xuất kinh doanh tạo nên ưu thế cạnh tranh hoặc nâng cao vị trí của người nắm được BMKD đó. Thông tin được coi là BMKD phải có giá trị nhất định. Tính giá trị của thông tin thể hiện ở chỗ khi đưa vào sử dụng nó mang lại cho người nắm giữ thông tin một lợi thế hơn hẳn so với những người còn lại. Lợi thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, lợi thế về thị trường tiêu thụ … 17 Có thể thông tin được coi là BMKD có giá trị cao do chủ sở hữu nó phải bỏ ra một khoản tiền, một số vốn nhất định, một khoảng thời gian, công sức mới có được nó, hoặc tạo ra, thu thập được nó nhưng ở đây chúng ta chú trọng đến khía cạnh giá trị của thông tin là lợi ích mà người nắm giữ thông tin thu được khi sử dụng thông tin đó. BMKD phải là thông tin có khả năng sử dụng được. Khi đưa vào sản xuất kinh doanh, BMKD đó phải phát huy được lợi thế mà nó có thể mang lại. Nếu thông tin mà không có khả năng sử dụng được bởi chủ sở hữu hoặc người khác được chủ sở hữu cho phép thì đương nhiên nó không có giá trị gì cả, không có tính quyết định và không tạo ra ưu thế cạnh tranh và như vậy sẽ không được chủ sở hữu giữ bí mật. Một khi thông tin không có khả năng sử dụng, không tạo ra ưu thế cho chủ sở hữu nữa thì nó sẽ không còn là BMKD và không được bảo hộ. Như vậy, BMKD là loại thông tin có tính bí mật, tính giá trị và có khả năng sử dụng trong kinh doanh đem lại lợi thế nhất định cho chủ sở hữu. Đó là một trong những tài sản trí tuệ, là thành quả lao động, nghiên cứu, sáng tạo của con người cần được bảo vệ và phát triển khuyến khích sáng tạo trong kinh doanh và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ở nước ta, chúng ta cũng đã ý thức được vai trò quan trọng của các BMKD cũng như các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp nhưng phải đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 chúng ta mới chính thức bảo hộ đối tượng này. Trong Nghị định này, tại khoản 1Điều 6, BMKD được ghi nhận là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin và phải thỏa mãn các điều kiện mà Nghị định quy định. Với những quy định của Nghị định này thì thực chất pháp luật vẫn chưa đưa ra được khái 18 niệm của BMKD mà mới chỉ đề cập đến các điều kiện để một thông tin được bảo hộ như một BMKD. Năm 2005, khi Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, đánh dấu một sự phát triển mới trong khoa học pháp lý về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam một cách toàn diện, phù hợp với các điều ước quốc tế song phương và đa phương, thúc đẩy và bảo vệ cho các quan hệ sở hữu trí tuệ trong đó có những quy định tương đối đầy đủ về BMKD. Theo khoản 23 Điều 4 Luật này thì: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Khái niệm BMKD nói trên đã phản ánh được đầy đủ những đặc trưng mang tính bản chất của BMKD đó là tính thông tin, tính bí mật và tính có giá trị thương mại. 1.1.2. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh 1.1.2.1. Khái niệm Các sản phẩm khoa học, kỹ thuật do con người sáng tạo ra có đặc trưng khác biệt so với các sản phẩm thông thường đó là người sáng tạo ra nó không thể chiếm hữu nó một cách tuyệt đối mà nó rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng. Chính vì vậy việc bảo vệ thành quả của hoạt động sáng tạo, người ta đã sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau trong đó có công cụ bảo vệ hữu hiệu nhất vẫn là pháp luật. Ngày nay vấn đề này không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà nó đã mang tính toàn cầu. Khi nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đã làm xuất hiện các khái niệm như quyền tác giả, 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan