Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng tây bắc...

Tài liệu Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng tây bắc

.PDF
118
63
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- AN THỊ THU HIỀN BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC Luận Văn Thạc sĩ Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- AN THỊ THU HIỀN BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học Mã số 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng Hà Nội - 2014 XÁC NHẬN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU CỦA HỘI ĐỒNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện luận văn An Thị Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS Đặng Thị Thu Hương người đã khuyến khích, tận tình chỉ dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã hợp tác, chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội ngày 30 tháng 11 năm 2014 Người thực hiện luận văn An Thị Thu Hiền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................4 1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .........................................................................8 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................11 7. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................12 CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÀY .................................................................................................13 1.1 Các khái niệm ..............................................................................................103 1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và con ngƣời Tây Bắc .......................147 1.3 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển bền vững vùng Tây Bắc ...............................................................................................................169 1.4 Đặc trƣng, thế mạnh của báo điện tử trong việc truyền thông về phát triển bền vững ....................................................................................................192 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC ..............................................................247 2.1 Giới thiệu các tờ báo điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp .........247 2.2 Kết quả khảo sát các tác phẩm báo điện tử thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc ......................................................................................31 2.3 Nội dung thông tin chính về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc.............347 2.4 Hình thức thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc.................48 CHƢƠNG 3: NHỮNG ƢU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ....................................636 3.1 Những ƣu điểm của báo điện tử trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc .....................................................................................636 3.2 Những hạn chế của báo điện tử trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc .....................................................................................681 3.3 Nguyên nhân thành công, hạn chế của báo điện tử trong việc thông tin phát triển bền vững vùng Tây Bắc.....................................................................77 3.4 Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin phát triển bền vững vùng Tây Bắc trên báo điện tử ..........................................................................................770 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................881 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................9495 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TN&MT Tài nguyên và Môi trường CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phát triển là vấn đề lớn và không dễ đối với các quốc gia, các dân tộc ở mọi thời đại. Trong suốt thế kỷ XX và những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, chúng ta đã chứng kiến sự thành công và những thất bại từ phạm vi quốc gia đến toàn cầu trong việc đi tìm lời giải bài toán mang tên phát triển này. Trong thời gian dài, tư duy về phát triển không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới bị chi phối bởi khuynh hướng duy kinh tế. Đúng là không thể nói đến phát triển nếu không giải quyết được vấn đề nền tảng là phát triển kinh tế nhưng thực tiễn thế kỷ XX đã cho thấy, bên cạnh bước tiến vượt bậc về kinh tế thì những hậu quả xấu, ngoài dự tính của chính quá trình phát triển ấy ngày càng lộ rõ và trở thành yếu tố đe dọa chính sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội và toàn nhân loại. Do đó, bài học rút ra là trong quá trình phát triển, con người cần phải giải quyết mối quan hệ giữa con người, xã hội và thiên nhiên mà bản chất của nó là phát triển bền vững. Ở Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thực hiện đường lối đổi mới. Trong đó, phát triển bền vững là yêu cầu đối với sự phát triển của cả nước nói chung và từng vùng nói riêng trong đó có Tây Bắc. Tây Bắc là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nhưng thực trạng tình hình kinh tế - xã hội ở đây còn rất nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (25,6% hộ nghèo); di cư tự do, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc Mông vẫn tiếp diễn phức tạp; hoạt động của các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định an ninh, trật tự... Nhận thức rõ vai trò quan trọng và thực trạng vùng Tây Bắc, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy vùng Tây Bắc phát triển bền vững nhưng kết quả bước đầu đặt được còn khá khiêm tốn. Muốn Tây Bắc tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh để có thể phát triển mạnh mẽ, hòa nhập, tiến tới góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước thì các cơ quan ban ngành cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó có việc đẩy mạnh, tối ưu hóa mạng 1 lưới thông tin, đảm bảo thông tin liền mạch, thông suốt, liên tục từ trung ương đến địa phương, giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc với các địa phương trong cả nước, giữa các cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách tới người dân, giữa các nhà đầu tư với người sản xuất và ngược lại. Báo chí có vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng, rộng khắp tới đông đảo công chúng, tạo nên dòng chảy tương tác, liên thông giữa các ngành, các lĩnh vực, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực khác nhau trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Báo chí thực hiện chức năng chính trị, tư tưởng, tác động vào ý thức xã hội để hình thành và củng cố một hệ tư tưởng, chính trị lãnh đạo đối với xã hội thông qua những định hướng cụ thể của hệ thống đó. Đồng thời, báo chí có khả năng truyền bá giáo dục, nâng cao dân trí để chính người dân tham gia quản lý xã hội, môi trường, kinh tế, văn hóa… nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của chính địa phương, quốc gia đó. Trong hệ thống báo chí, báo điện tử đang là loại hình tỏ rõ sức mạnh, vị trí của mình. Với những ưu điểm vượt trội, hội tụ những thế mạnh của báo in, báo phát thanh, báo hình cùng với việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ, báo điện tử đang chứng tỏ hiệu quả trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vô cùng hiệu quả. Tuy vậy, tại Hội nghị các Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tây Bắc và Tây Nguyên ngày 16/3/2013, tổ chức tại Cần Thơ, các đại biểu đã chỉ rõ các tuyến thông tin tuyên truyền về 3 vùng đặc biệt là Tây Bắc còn yếu, hạn chế và thiếu toàn diện. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống, khoa học và bài bản để đánh giá đúng thực trạng mạng lưới thông tin báo chí về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp kịp thời, khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển bền vững cho khu vực này. Phát triển bền vững là một bức tranh chung. Việc phát triển bền vững đòi hỏi phải tiến hành trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ… Cũng cần khẳng định rằng, không phải chỉ có báo điện tử mới tham gia vào việc thông tin phát triển bền vững mà các loại hình truyền thông khác cũng tham gia. 2 Tuy vậy với những ưu điểm vượt trội của mình, báo điện tử đang là loại hình lý tưởng và tỏ rõ thế mạnh của mình trong việc truyền tải thông tin nói chung và thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc nói riêng. Với những lý do trên chúng tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề tài Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tây Bắc là nơi có vị trí địa lý chiến lược, giàu tài nguyên thiên nhiên và có truyền thống lịch sử hào hùng. Chính vì vậy, khu vực này là đối tượng của rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Tây Bắc cho đến hiện tại chủ yếu là nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa lý, dân tộc, tôn giáo, lịch sử vùng Tây Bắc. Trong đó, nghiên cứu về lịch sử, các học giả trong và ngoài nước chủ yếu nghiên cứu về Điện Biên Phủ lịch sử, với một loạt các công trình như “The battle of Dien Bien Phu” (1963), “Hell in a very small place: The Seige of Dien Bien Phu” (2002), Dien Bien Phu: The Epic Battle America Forgot (2005),…hay “Tây Bắc – lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975‟ (1994), “Quân và dân Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ” (1999), „Chiến dịch tiến công Tây Bắc: thu đông 1952 (1992), “Tây Bắc – lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 -1975” (1994), “Chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc vàng lịch sử chân lý thời đại” (2004), … Ngoại trừ những nghiên cứu về lịch sử mà đặt biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, vùng Tây Bắc cũng được nghiên cứu, tìm hiểu trong chỉnh thể các công trình nghiên cứu về Việt Nam. Ví dụ, các học giả nước ngoài có các công trình cuốn „Vietnam” (2010) của nhóm tác giả Nick Ray và Yu-Mei Balasingamchow hay cuốn “Economic Growth, Poverty and Household Welfare in Vietnam”… Các học giả trong nước có các công trình nghiên cứu như: “Thiên nhiên Việt Nam” (2008), “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” (1978), “Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc” (1998), “Truyện cổ và dân ca Thái vùng Tây Bắc” (2001), “Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc” (2002), “Văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc: thực trạng và những vấn đề đặt ra” (2004)…. 3 Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, vùng Tây Bắc được quan tâm nghiên cứu nhiều dưới góc nhìn kinh tế học, nhân học và hoạch định chính sách. Một số tổ chức quốc tế như UNDP, UNESCO, WHO, WB… đã có các công trình nghiên cứu như „Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam” (UNDP, 2010). Công trình này đã chỉ ra những yếu kém về cơ sở hạ tầng ở vùng Tây Bắc đã hạn chế việc xóa đói giảm nghèo ở đây, hay dự án „Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em” của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đề cập đến vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em xuyên biên giới trong đó có biên giới Việt – Trung giai đoạn 2006-2008…Các nhà nghiên cứu trong nước có các công trình nghiên cứu như: “Vấn đề quản lý, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở các dân tộc thiểu số Việt Nam” (2003), hay cuốn „Phát triển con người vùng Tây Bắc nước ta‟ (2010), “Cơ chế chính sách đặc thù phát triển các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc (2010)… Về vấn đề vai trò, chức năng, nguyên tắc hoạt động và hiệu quả của báo chí cũng đã xuất hiện khá nhiều các nghiên cứu. Ví dụ như “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, đã tái bản nhiều lần), “Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội” (2008), “Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa xã hội” (2005), “Tác động của những phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị ở Việt Nam” (2006), bộ sách 8 tập „Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” do khoa Báo chí và Truyền thông (ĐH KHXH và NV) xuất bản… Xét về góc độ nghiên cứu phát triển, các học giả nước ngoài cũng có một số nghiên cứu về vai trò của báo chí đối với phát triển bền vững. Tuy vậy, đa phần các nghiên cứu này được thực hiện ở các nước đang phát triển. Ví dụ công trình „Vai trò của báo chí trong việc hỗ trợ xã hội phát triển bền vững” của Tim Bolt (2008) nghiên cứu trường hợp của Bhutan hay hệ thống bài viết về „Vai trò của báo chí trong phát triển bền vững” đăng trên tạp chí Tropical Coasts (12.2003) trong đó nhấn mạnh vai trò của báo chí truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục công chúng đẩy mạnh phát triển kinh tế cần quan tâm đến môi trường và các yếu tố văn hóa, xã hội… 4 Những công trình nghiên cứu về báo chí học trên địa bàn Tây Bắc cho đến nay, chỉ có một số công trình nghiên cứu ở bậc khóa luận hay luận văn Thạc sỹ là đề cập đến các địa phương trong khu vực này. Ví dụ khóa luận „Hiệu quả phát thanh bằng tiếng dân tộc của đài PT-TH Lai Châu” (Nguyễn Văn An, 2002), Bản sắc văn hóa dân tộc Mường (một số loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc Mường được phản ánh trên báo Hòa Bình) (Nguyễn Thị Phượng 2004), hay luận văn Cao học „Hệ thống phát thanh truyền hình Sơn La – thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng” (Lê Bá Quyên, 2010)… Theo tìm hiểu của chúng tôi cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về Tây Bắc dưới góc nhìn báo chí học, đặc biệt là nghiên cứu về vai trò, thành công và hạn chế của báo điện tử trong việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc, từ đó đề xuất giải pháp kiến nghị nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo điện tử đối với việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Do vậy, “Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc” là một đề tài thú vị, sẽ đem lại thông tin mới mẻ trong lĩnh vực nghiên cứu báo chí truyền thông nói chung và báo điện tử nói riêng, đồng thời có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích của đề tài - Khẳng định vai trò quan trọng của báo chí, đặc biệt là báo điện tử đối với việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế của báo điện tử hiện nay với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử đối với vấn đề này. Nhiệm vụ của đề tài - Hệ thống hóa lý luận về truyền thông phát triển, về định hướng của Đảng, Nhà nước đối với phát triển bền vững vùng Tây Bắc và vai trò của báo điện tử đối với vấn đề này. 5 - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các báo điện tử của Trung Ương, báo ngành và địa phương về các mặt nội dung, hình thức thông tin phát triển bền vững vùng Tây Bắc. - Đánh giá ưu, nhược điểm của báo điện tử đối với vấn đề thông tin phát triển bền vững vùng Tây Bắc và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo chí về vấn đề này. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các báo điện tử trong việc thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phạm vi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “Báo điện tử với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc”, chúng tôi chọn và tập trung nghiên cứu các tờ báo điện tử điển hình là: Nhân dân điện tử, Báo Đầu tư điện tử, Văn hóa điện tử, Sơn La điện tử và Lai Châu điện tử. Trong đó, Nhân dân điện tử là cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam. Báo Đầu tư điện tử là diễn đàn đầu tư và kinh doanh, cơ quan của Bộ kế hoạch và đầu tư. Báo Văn hóa điện tử là cơ quan của bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Báo Sơn La điện tử là Cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Sơn La, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La. Báo Lai Châu điện tử là Cơ quan của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Lai Châu, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lai Châu. Đặc biệt, để đảm bảo nghiên cứu thông tin vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc được toàn diện, chúng tôi đã quan tâm đến vấn đề môi trường vùng Tây Bắc. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại, nước ta chưa có tờ báo điện tử nào chuyên về Môi trường. Do đó, chúng tôi lựa chọn và bổ sung trang thông tin điện tử tổng hợp Tài nguyên và Môi trường vào phạm vi nghiên cứu. Đây là ấn phẩm của báo Tài nguyên và Môi trường – Cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 6 Về thời gian, chúng tôi tiến hành nghiên cứu 05 trang báo điện tử và 01 trang thông tin tổng hợp kể trên thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc từ tháng 1/2013 đến hết tháng 6/2014. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiê ̣n đề tài này , chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu li ̣ch sử và sử dụng các tài liê ̣u th ứ cấp. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành sưu tầ m các văn kiê ̣n , chỉ thị, tư liê ̣u của Đảng và Nhà nước liên quan đến việc xã hội hóa thông tin báo chí nhằm tìm hiểu chủ trương, đường lố i , đinh ̣ hướng của Đảng và Nhà nước về vấ n đề này . Đồng thời chúng tôi tâ ̣p hơ ̣p , hê ̣ thố ng tài liê ̣u lý luâ ̣n từ các sách, tạp chí, các công trình khoa học (trong và ngoài nước) có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu trường hợp . Đề tài nghiên cứu trường hợp báo điện tử Sơn La và Lai Châu là các cơ quan báo chí địa phương, đại diện cho báo chí các tỉnh vùng Tây Bắc thông tin về vấn đề phát triển bền vững ở địa phương. Đồng thời, đề tài khảo sát, nghiên cứu trường hợp một số tờ báo điện tử trung ương như Nhân dân điện tử và báo ngành, lĩnh vực như Đầu tư điện tử, Văn hóa điện tử và trang thông tin điện tử tổng hợp Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ, thúc đẩy, thực trạng phát triển trong từng ngành, từng lĩnh vực liên quan đến vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phương pháp phân tích nội dung: Đề tài sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích nội dung và hình thức tin, bài của một số báo điện tử tiêu biểu cho vùng Tây Bắc (Sơn La điện tử, Lai Châu điện tử) và đại diện cơ quan báo trung ương (Nhân dân điện tử), báo ngành, lĩnh vực (Đầu tư điện tử, Văn hóa điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp Tài Nguyên và Môi trường) để đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế của báo điện tử trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài phỏng vấn các phóng viên, chuyên gia về báo chí, về kinh tế, văn hóa, môi trường… để tổng hợp ý kiến đóng góp của các 7 chuyên gia đối với vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc và quan trọng hơn là vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của báo chí đối với vấn đề phát triển bền vững khu vực này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận Đề tài góp phần làm sáng rõ, và phong phú hơn lý luận về vai trò của báo chí, ảnh hưởng, tác động của báo chí tới việc phát triển bền vững ở địa phương. Đồng thời, đề tài cung cấp những luận điểm khoa học, hệ thống hóa cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về vai trò của báo điện tử đối với sự phát triển bền vững một địa phương, một khu vực. Bên cạnh đó, đề tài sẽ tổng kết, nêu rõ thực trạng, thành công và hạn chế của báo điện tử trong việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển bền vững một địa phương, cụ thể là Tây Bắc. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài khảo sát, đánh giá thành công và hạn chế của báo điện tử trong việc thông tin hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc, từ đó, đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí trong lĩnh vực này. Đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện cho khu vực Tây Bắc phát triển bền vững trong tương lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các địa phương cũng như các ngành khác trong việc khai thác, sử dụng báo chí trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững ở địa phương, ở ngành mình. Những đánh giá về thành công và hạn chế của báo điện tử và những đề xuất cụ thể của đề tài về việc nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của các sản phẩm báo chí hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững, sẽ tạo điều kiện để các cơ quan báo chí nâng cao được chất lượng và hiệu quả trong truyền thông. Đề tài là tài liệu tham khảo có ích trong các cơ sở đào tạo báo chí, để định hướng trách nhiệm cho những nhà báo tương lai trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển bền vững ở địa phương mình. 7. Cấu trúc luận văn 8 Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển bền vững vùng Tây Bắc và vai trò, nhiệm vụ của báo chí đối với vấn đề này Chương 2: Nội dung và hình thức thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc Chương 3: Những thành công, hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề phát triển bền vững vùng Tây Bắc trên các báo điện tử 9 CHƢƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NÀY 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Báo điện tử Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn là vấn đề đang được tranh cãi. Ở Việt Nam và trên thế giới, đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này như: Báo trực tuyến (Online Newpaper), Báo điện tử (Electronic Journal), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper), báo mạng điện tử.… Tuy vậy, báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan Đảng và Nhà nước. Mặt khác trong điều 3, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999, loại hình này được gọi là báo điện tử và được quy định: Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Cùng với việc quy định tên gọi và khái niệm báo điện tử, Chính phủ cũng ban hành nghị định số 97/2008/NĐ – CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Trong đó, Chính phủ quy định về một số khái niệm khác như sau: Thông tin điện tử trên Internet là thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng lưới thiết bị internet. Trang thông tin điện tử trên Internet là trang thông tin điện tử hoặc tổng hợp trang thông tin phục vụ cho việc cung cấp và trao đổi thông tin trên môi trường Internet bao gồm trang thông tin điện tử (website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác. 10 Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử trên Internet của tổ chức hoặc doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại thông tin từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Trang thông tin điện tử tổng hợp muốn hoạt động phải được cấp giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông [34] . 1.1.2 Phát triển và phát triển bền vững Phát triển: Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [37, tr.797]. Tuy vậy, xét về việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế, xã hội thì giới nghiên cứu có rất nhiều quan điểm và lý thuyết khác nhau như lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết sự phụ thuộc, lý thuyết đa dạng hóa…trong đó, không ít người thường đánh đồng phát triển là tăng trưởng kinh tế hoặc thịnh vượng về kinh tế. S.R. Melkote (Giáo sư tại Khoa Viễn thông, Đại học Bowling Green State, Mỹ) trong bài nghiên cứu khoa học “Lý thuyết truyền thông phát triển” cho rằng, người ta thường nhầm tưởng mức độ phát triển được đo bằng “Tổng thu nhập quốc nội GDP và mọi nhân tố trong nước được huy động để tăng cường và duy trì mức độ tăng trưởng GDP, nhất là trong những ngành tập trung nhiều vốn và công nghệ với nguyên tắc sở hữu tư nhân, tự do thương mại và thị trường tự do” [36, tr. 39]. Từ cách tiếp cận này, cả thế giới dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng loạt và tiếp theo là chủ nghĩa tiêu dùng. Việc làm này đã dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khi tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và môi trường bị hủy hoại. Bởi vậy, HĐH hay CNH không thể là lời giải cho bài toán phát triển bởi đời sống người dân hoặc mức sống của xã hội không thể được cải thiện nếu người dân không có nước sạch, không khí trong lành. Hơn nữa, tại các quốc gia nghèo đang áp dụng mô hình HĐH, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng và “truyền thống văn hóa sẽ bị hủy hoại nếu người dân các nước này muốn hiện đại hóa” [36, tr. 39, 40]. 11 S. R. Melkote đã đưa ra một khái niệm tổng quát: “phát triển là quá trình có thể đem lại cho con người các cơ hội thích hợp và bền vững để cải thiện cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác trong cộng đồng của mình” [36, tr. 40]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu vấn đề phát triển trong nhận thức chung bao gồm sự tiến bộ trong sự giàu có về vật chất được đo bằng sự gia tăng của GDP trên đầu người hay thu nhập thực nhưng nó cũng bao gồm sự biến đổi trong các chỉ số xã hội phản ánh chất lượng sống của con người như mức dinh dưỡng của người dân, tình trạng sức khoẻ, mức độ biết chữ, mức độ tham gia vào giáo dục, tiêu chuẩn của các dịch vụ an sinh xã hôi và dịch vụ công cũng như các chỉ số môi trường như chất lượng không khí và nước. Trong quan điểm này, phát triển con người và phát triển văn hoá đã thẩm thấu vào lý thuyết một cách đầy đủ hơn trong thế giới đang phát triển. Do đó, không có một mô hình phát triển mang tính phổ biến để có thể áp dụng toàn cầu. Sự phát triển là một quá trình tự thân, đa chiều và đối thoại, khác nhau trong các xã hội khác nhau. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải cố gắng để xác định cho mình chiến lược phát triển riêng phù hợp với những điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế, văn hoá và sinh thái của mình. Đối với Việt Nam, thuật ngữ “phát triển” cần được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau. Trước hết nó cần được hiểu là các nhu cầu cơ bản của người dân được đáp ứng. Khi trong xã hội vẫn còn người nghèo và đói, nhiệm vụ đầu tiên của phát triển là đem lại cho họ lương thực, y tế và giáo dục. Còn tại các khu vực thành thị và khu công nghiệp, phát triển cần được hiểu là bảo vệ môi trường và các giá trị truyền thống. Phát triển bền vững Để đưa ra khái niệm phát triển bền vững như ngày nay, nhân loại đã phải trải qua một quá trình nhận thức lâu dài. Có thể chia quá trình ấy làm hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất ( Từ thế kỷ XVIII đến năm 1987). Đây là quá trình tìm tòi và xác nhận nội hàm khái niệm. Từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đến sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ý tưởng phát triển bền vững đã hình thành. Ban đầu chủ yếu là vấn đề bảo vệ môi trường. Sau các thảm họa Bhopal (Ấn Độ - 1984) 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan