Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập (khảo sát báo du lịch, tạp c...

Tài liệu Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập (khảo sát báo du lịch, tạp chí du lịch việt nam, tạp chí heritage, giai đoạn 2007 - 2008)

.PDF
116
67
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ………………………………………………….. ĐĂNG THỊ ĐOAN Y BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP (Khảo sát báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 - 2008) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN …………………………………………………………………… ĐĂNG THỊ ĐOAN Y BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP (Khảo sát báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 - 2008) Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60. 32. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường Hà Nội – 200 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài: ............................................................... 7 2. Tinh hình nghiên cứu: ................................................................................ 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................ 10 5. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 4 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài: ...................................................... 11 7. Kết cấu của luận văn: ................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ................................................................ 13 1.2 Mét sè kh¸i niÖm…………………………………………………………. 7 1.1 VÞ trÝ vµ vai trß cña du lÞch vµ v¨n hãa du lÞch. ....................................... 15 1.3. Quan ®iÓm, chñ tr-¬ng cña ®¶ng vµ nhµ n-íc vÒ ph¸t triÓn du lÞch nãi chung vµ v¨n hãa du lÞch nãi riªng thêi kú héi nhËp. .................................... 24 1.4 Vai trß cña b¸o chÝ ®èi víi sù ph¸t triÓn v¨n hãa du lÞch viÖt Nam thêi kú héi nhËp........................................................................................................ 31 CHƢƠNG 2: VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUA PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ, GIAI ĐOẠN 2007 – 2008. ......................... 36 2.1 Vµi nÐt vÒ c¸c s¶n phÈm b¸o chÝ ®-îc kh¶o s¸t. ..................................... 36 2.2 C¸c vÊn ®Ò ph¸t triÓn cña v¨n hãa du lÞch thêi kú héi nhËp qua thÓ hiÖn cña c¸c s¶n phÈm b¸o chÝ ®-îc kh¶o s¸t. ............................................................ 33 2.3. H×nh thøc vµ nghÖ thuËt truyÒn t¶i v¨n hãa du lÞch trªn c¸c s¶n phÈm b¸o chÝ ®-îc kh¶o s¸t. ......................................................................................... 62 2.4. -u ®iÓm vµ h¹n chÕ cña c¸c s¶n phÈm b¸o chÝ trong viÖc qu¶ng b¸ v¨n hãa du lÞch thêi kú héi nhËp. ............................................................................... 74 2.5. T¸c ®éng vµ hiÖu qu¶ cña b¸o chÝ ®èi víi vÊn ®Ò v¨n hãa du lÞch thêi kú héi nhËp.............................................................................................................. 80 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HIỆU QUẢ CỦA 3 TỜ BÁO. ...................................... 785 3.1. Phương hướng phát triển của Du lịch Việt Nam nói chung và văn hóa du lịch nói riêng trong tiến trình hội nhập quốc tế. .......................................... 785 3.2. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập. ............................................................................................................ 87 3.3. Những thách thức liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập trên báo chí. .............................................. 92 3.4. Một số nhóm giải pháp. ....................................................................... 896 KẾT LUẬN ............................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................115 PHỤ LỤC…………………………………………………...……………..112 MỞ ĐẦU 1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài: Ngày nay, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bước xác lập, nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên trường quốc tế, khẳng định được vị trí quan trọng trong chính sách mở cửa và hội nhập góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại rất nhiều lợi nhuận. Trong đời sống văn hóa, du lịch đem lại cho con người sự hiểu biết lẫn nhau: khám phá văn hóa, phong tục tập quán bản địa, lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng. Cùng với du lịch, từ lúc đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, chưa bao giờ văn hóa dân tộc Việt Nam có những bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc như hiện nay. Đây là thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ cả về quan niệm, giá trị, chuẩn mực, cả về công nghệ kỹ thuật và cơ sở vật chất của văn hóa gắn với du lịch. Và nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa. Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình. Hướng đi mới, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa và cũng rất thời sự của văn hóa”. Trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa, khu vực khóa, được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã tác động vào nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia hết sức mạnh mẽ toàn diện và sâu sắc. Văn hóa du lịch đã và đang trở thành Ket-noi.com chia se món ăn tinh thần thiết yếu của con người, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc sống người dân tốt hơn. Có được những thành tích đó của ngành du lịch Việt Nam hiện nay phải kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành. Trong đó báo chí là một trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển văn hóa du lịch. Do đó việc phát triển du lịch nói chung và văn hóa du lịch nói riêng là đòi hỏi khách quan của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Với những lý do trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” (Trên cơ sở khảo sát Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage, 2007 đến 2008). Với đề tài này, tác giả luận án xin được góp phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ bảo tồn, chấn hưng, phát triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trên bước đường hội nhập. 2. Tình hình nghiên cứu: Vấn đề văn hóa du lịch trên báo chí nói chung và trên báo in nói riêng lâu nay đã được bàn luận nhiều. Đây không phải là một đề tài mới và trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, vấn đề văn hóa du lịch cũng được một số tác giả đề cập nhưng ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, chưa phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện. Có thể kể tên một số đề tài khoa học và khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án có liên quan đến du lịch như: + “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập”. Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thái Hà, năm 2007. (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội). + “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010”. Luận án Tiến sỹ kinh tế của Đoàn Liêng Diễm, năm 2004. + “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ Đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010”. Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2004. + “Báo chí Khánh Hòa tuyên truyền phát triển du lịch”. Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Lê Đình Thống, năm 2007. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). + “Vấn đề văn hóa - du lịch trên sóng truyền hình Huế thời kỳ đổi mới (1986 – 1999”). Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Công Toàn, năm 2000. (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ngoài ra một số Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch như: “Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm” (Năm 1997). “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay” (Năm 2002). “Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học – công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003). Trước tình hình đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Báo chí với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập”. Đây là một đề tài mới, đi sâu tìm hiểu tính liên ngành của hoạt động phát triển văn hóa du lịch. Và tuy có kế thừa, tham khảo nhưng luận văn này không trùng lặp với các công trình trước đó. Dù biết sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với những kiến thức được trang bị ở nhà trường, được các giáo sư, tiến sĩ, thầy giáo hướng dẫn quan tâm giúp đỡ, cùng với quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tiễn, bản thân người làm luận văn cảm thấy có đủ niềm tin về khả năng thực hiện đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối với các hoạt động phát triển văn hóa du lịch. Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ: - Nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa du lịch trong thời kỳ hội nhập. - Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc phát triển văn hóa du lịch. - Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa du lịch trên báo chí. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả “Vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát Báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage và các bài báo viết về văn hóa du lịch. Vì đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trong thời gian qua. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn thời điểm từ năm 2007 đến 2008 vì đây có thể coi là giai đoạn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010. Khoảng thời gian khảo sát hai năm tuy không nhiều nhưng cũng phần nào giúp người làm luận văn có được cái nhìn tổng thể, khái quát và toàn diện về bức tranh du lịch Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ thị, nghị quyết trung ương để xem xét đánh giá khách quan về phát triển văn hóa du lịch. Cùng với các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, đánh giá giúp tác giả thu thập đến mức tối đa thông tin nghiên cứu. Là sự hỗ trợ cần thiết để tìm hiểu tác động của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt nam, cũng như thấy được sự khác biệt trong cách thức tuyên truyền của các sản phẩm báo chí được khảo sát để từ đó tìm ra định hướng tuyên truyền khác nhau của các tờ báo. Phương pháp chuyên gia tư vấn: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm khai thác kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và báo chí phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài: Về mặt lí luận, luận văn làm nổi bật sự gắn kết hữu cơ, tác động lẫn nhau mang yếu tố hiện đại của khái niệm văn hóa du lịch và du lịch văn hóa. Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa du lịch của báo chí truyền thông. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển văn hóa du lịch trên báo chí. Đồng thời trên cơ sở phân tích những hạn chế trong công tác tuyên truyền, luận văn sẽ giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên viết về đề tài văn hóa du lịch có định hướng tuyên truyền phù hợp, nâng cao hiệu quả hơn, khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay, hấp dẫn và thiết thực. Luận văn còn rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền về phát triển văn hóa du lịch, giúp cho các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí đánh giá đúng, đầy đủ về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch phần nào thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa báo chí và du lịch. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1: Vị trí, vai trò của du lịch và văn hóa du lịch trong thời kỳ hội nhập. Chương 2: Vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập qua phản ánh của báo chí. (Khảo sát các báo: Báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 – 2008) Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của ba tờ báo. Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương, mục trên. CHƢƠNG 1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM. 1.1.1 khái niệm du lịch. Theo Tổ chức du lịch Thế giới: “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1, Hà Nội 1996) định nghĩa du lịch là: “một ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ”. Như vậy, du lịch là hoạt động xã hội của con người hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, văn hóa tinh thần là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người nhằm thỏa mãn trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết qua sự gặp gỡ, giao lưu, học hỏi. Từ đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước, sáng tạo, trong việc hoàn thiện nhân cách bản thân. 1.1.2 Khái niệm văn hóa. Mặc dù khoa học nghiên cứu văn hoá đã hình thành từ vài trăm năm nay và ngày càng phát triển, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm văn hoá chung nhất, được thống nhất cao nhất. Khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng: là tất cả sự sáng tạo của con người. Theo nghĩa hẹp: Văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị. Theo khái niệm này, có thể thấy văn hoá bao gồm cả vật chất và tinh thần, cả kinh tế lẫn xã hội. Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam: GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”. Trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản lần đầu năm 1938), học giả Đào Duy Anh quan niệm: "Văn hóa là cách sinh hoạt của người". Nhà văn hóa học Vũ Khiêu thì cho rằng: "Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội... Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người". Tóm lại văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau. Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa. 1.1.3 khái niệm văn hóa du lịch. Bên cạnh những loại hình văn hóa như văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa đọc, văn hóa ẩm thực, văn hóa gia đình, văn hóa trang phục… gần đây văn hóa du lịch được xem là một trong những sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Văn hóa du lịch chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì văn hóa du lịch là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Văn hóa du lịch được hiểu là khai thác văn hóa để làm du lịch và làm du lịch có văn hóa. Hay nói một cách khác, văn hóa du lịch nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực, những giá trị vật thể và phi vật thể từ góc độ du lịch nhằm phục vụ kinh doanh du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung. Đứng ở góc độ trao đổi, thì văn hóa du lịch cũng là một hoạt động thương mại. Khách du lịch trả tiền để khám phá văn hóa và người làm du lịch khai thác bản sắc văn hóa để đáp ứng nhu cầu đó. Du lịch vì thế tạo việc làm cho lao động, tạo nguồn thu nhập lớn cho đất nước. Nhờ vậy có thể nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân, qua đó đóng góp vào việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, thúc đẩy tiềm năng phát triển của các giá trị đó. Phần lớn hoạt động văn hóa du lịch được gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia các lễ hội văn hóa du lịch tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa du lịch được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền: Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận)... là những hoạt động của văn hóa du lịch, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc nhất Việt Nam. Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp. Đây là dịp để VN có cơ hội giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO công nhận, và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay. Như vậy, văn hóa du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động du lịch. 1.1.4 Khái niệm du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch được hình thành từ nhu cầu ham muốn hiểu biết của con người đối với cái đẹp, cái tinh túy của văn hóa một tộc người, một địa phương và một đất nước. Một cuộc du lịch thăm các công trình văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không chỉ là sự hưởng thụ vật chất qua các món ăn dân tộc, mua sản phẩm dân tộc, mà trên hết là sự thăng hoa về tinh thần khi nhận biết quá khứ của một di tích, cảm thụ được cái đẹp của thiên nhiên, của các công trình kiến trúc và con người. Như vậy du lịch văn hóa tức là các hình thức tổ chức cho du khách tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc thông qua những sản phẩm du lịch giàu bản sắc, có chất lượng văn hóa cao. Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch với nhiều hình thức như tham quan, nghiên cứu, hành hương, lễ hội, vui chơi giải trí… là hình thức hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa đặc thù. Du lịch văn hóa được sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch vì vậy nó có những đặc trưng cơ bản như: - Tính đa dạng: Sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao được tạo nên bởi sự khai thác nhiều đối tượng: như cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, các lọai hình văn hóa văn nghệ dân gian, bản sắc dân tộc, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. - Tính đa thành phần: Du khách tham gia du lịch văn hóa, cộng đồng địa phương gồm nhiều thành phần trong xã hội cũng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm cả tính xã hội hóa cao. - Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng. - Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách. - Tính mùa vụ: Thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ. Vì vậy, cần phải có những chương trình thu hút du khách ở những mùa còn lại nhằm khai thác nhiều hơn sản phẩm du lịch văn hóa. - Tính chi phí: Du lịch văn hóa mang lại giá trị văn hóa tinh thần cao cho du khách vì vậy phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa để du khách cảm thấy chi phí của họ khi tham gia du lịch là xứng đáng. Du lịch văn hóa là hoạt động có tính giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, qua đó tạo nên ý thức xã hội tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn hóa giúp cho du khách có sự nhận thức cao hơn về các giá trị văn hóa, từ đó làm thay đổi hành vi, có những ứng xử tích cực hơn trong việc bảo vệ, phát huy, phát triển những giá trị về tự nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa. Du lịch văn hóa hướng đến việc huy động sự tích cực, sự tự nguyện tham gia của cộng đồng địa phương, qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để người dân không còn phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên và nhận thấy lợi ích của việc phát huy tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn vào hoạt động du lịch văn hóa. Để từ đó chính họ sẽ là những người bảo vệ trung thành nhất các giá trị tự nhiên và văn hóa nơi họ sinh sống. Với những nội dung ý nghĩa như trên, du lịch văn hóa có mối quan hệ biện chứng với văn hóa du lịch, là kết quả, mục tiêu, trung tâm của văn hóa du lịch. Vì vậy, việc sử dụng văn hóa truyền thống dân tộc trong kinh doanh du lịch không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn nâng cao vị thế của dân tộc vì mục tiêu chính trị và hòa bình. 1.1.5 Mối quan hệ biện chứng. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn đối với khách nước ngoài. Do đó, để phát triển du lịch, chúng ta cần phải khai thác tốt hơn nữa yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc. Xét từ góc độ nhu cầu du lịch, văn hoá là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch, là nội hàm của khái niệm du lịch. Điều đó có nghĩa rằng, nếu chúng ta tước bỏ những yếu tố của văn hoá thì du lịch trở nên vô nghĩa. Hay nói cách khác, du lịch là hoạt động văn hoá của con người nói chung để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tìm hiểu, khám phá và thẩm nhận những giá trị của sứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên. Theo Giáo sư Hoàng Chương: “ Văn hóa là hồn của du lịch. Du lịch chỉ là một cái xác, nếu không có hồn không tồn tại được. Để phát triển du lịch chúng ta phải biết khai thác, phát huy những cái gì là đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Nếu chúng ta quên lãng đầu tư cho văn hóa thì du lịch phát triển không bền vững. Chúng ta làm du lịch phải có một định hướng rõ ràng, phải bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc vì đó chính là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Văn hóa và du lịch. Từ định nghĩa ngắn gọn, súc tích của viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”, chúng ta có thể khái quát mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch: Văn hóa vừa là đối tượng chủ yếu và quan trọng của du lịch, vừa là mục tiêu đạt đến của du lịch. Văn hóa tạo không gian đa chiều, đa sắc, đa dạng, đa tầng…cho du lịch thâm nhập, khai thác và phát triển. Vì vậy, tác động của văn hóa đến du lịch là rất rõ ràng, cụ thể và toàn diện. Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Văn hóa chính là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng văn hóa du lịch luôn chịu sự tác động chi phối của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Đất nước có hòa bình, thống nhất, độc lập thì nền kinh tế mới ổn định và phát triển. Nền kinh tế có tăng trưởng mạnh mẽ thì văn hóa du lịch mới có điều kiện để phát huy khả năng tiềm lực của mình. Bản thân văn hóa, ngoài sự gắn kết với du lịch, còn nhiều mối quan hệ, tác động khác như: văn hóa giáo dục, văn hóa lịch sử, văn hóa văn nghệ, văn hóa tôn giáo,….các mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động đến lĩnh vực văn hóa du lịch, đồng thời văn hóa du lịch cũng ảnh hưởng, tác động trở lại các mối quan hệ nói trên. Trong một chừng mực nào đó, có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa thông qua một số phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể mang đặc trưng của từng vùng, miền. Chẳng hạn văn hóa truyền thống của Việt Nam được khách du lịch nước ngoài biết tới nhiều chính là những làn điệu dân ca ở khu vực Trung du đồng bằng Bắc Bộ. Ở đó, người xem thấy được cuộc sống, thấy được tâm hồn của con người mỗi địa phương và cũng là nét đặc trưng để phân biệt văn hóa vùng, miền. Dân ca chính là một sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính biểu trưng, một phương tiện quảng bá cho hình ảnh Việt Nam, một tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình văn hóa du lịch và để lưu giữ tồn tại một nét riêng biệt của văn hóa Việt. Hay ai trong chúng ta một lần được đến với Huế mộng mơ có lẽ đều thích mua cho mình, bạn bè hoặc người thân một chiếc nón bài thơ. Mặc dù giá trị vật chất không lớn nhưng nó mang ý nghĩa bản sắc của một xứ sở riêng biệt. Từ những nhận định trên, có thể khẳng định văn hóa gắn bó với du lịch trong mối quan hệ hữu cơ, tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Du lịch và văn hóa. Thực ra, việc tách văn hóa để phân tích mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch là cần thiết, song khó có thể đề cập được một cách đầy đủ. Bởi vì văn hóa là một khái niệm rộng. Hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa xét trong mối tương quan với du lịch thể hiện ở tác phong, thái độ khi tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng với môi trường xung quanh, với thiên nhiên, với công việc, vui chơi, giải trí…Vì vậy khi đề cập đến sự ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa cũng chỉ mang tính chất tương đối. Du lịch tác động và ảnh hưởng đến văn hóa từ các yếu tố: - Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp xúc, giao lưu, hưởng thụ văn hóa. - Tạo nguồn thu nhập tài chính cho văn hóa để đầu tư vào việc bảo tồn, chỉnh trang và phát triển văn hóa. Tất nhiên, mặt trái của hoạt động du lịch nếu không được tổ chức, quản lý tốt sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường văn hóa, làm hư hại, xuống cấp các công trình văn hóa cổ. Bên cạnh đó, bản thân ngành văn hóa nếu không tự chủ mà chạy theo lợi nhuận, thương mại thì văn hóa sẽ phát sinh tiêu cực gây hậu quả xấu. Trong một cuộc Hội thảo quốc tế, ông Yamashita Shinsi đã phát biểu rằng: “Trong mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, du lịch thường được gắn với hình ảnh tiêu cực. Ý kiến chung bàn về vấn đề này là du lịch thường phá hỏng văn hóa truyền thống. Tuy vậy, có những trường hợp hoàn toàn không phải như thế. Chúng ta có thể nói rằng cả Bali (của Indonexia) và Tono (của Nhật Bản) đều phát huy tốt yếu tố văn hóa. Trong cả hai trường hợp này, du lịch thật sự đã làm sống lại truyền thống văn hóa chứ không phải phá hoại nó”. Vì vậy nếu mục tiêu du lịch chỉ nhằm đạt đến thu nhập kinh tế mà không đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, sẽ tạo ra sự mâu thuẫn xã hội, gây tác hại đến đời sống văn hóa tinh thần. Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đối với du lịch trong mối quan hệ với văn hóa thì: Du lịch một ngày đàng, học một “sàng văn hóa”. Và có thể nói thêm rằng, du lịch càng lâu, càng nhiều, càng hiểu biết sâu về văn hóa, sẽ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, cuộc sống sẽ có thêm phần sáng tạo. Đó chính là sự tác động tích cực và sâu sắc giữa du lịch và văn hóa, cũng như văn hóa với du lịch trong mối quan hệ tương hỗ. 1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH. 1.2.1 Vị trí của du lịch và văn hóa du lịch. Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế. Việt Nam là một đất nước giầu tiềm năng du lịch. Trong 40 năm hình thành và phát triển, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Mặc dù ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch với tư cách là một ngành công nghiệp xanh giữ một vị trí hết sức quan trọng. Nó mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hoá truyền thống riêng, được tích tụ từ lâu đời. Văn hóa du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu nền văn hoá với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hoá nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hoá dân tộc và văn hoá dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại. 1.2.2 Vai trò của du lịch và văn hóa du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan